Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 (Tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 (Tổng hợp)

Tập đọc

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. Mục tiêu

 - Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật

 - Giáo dục cho HS tính trung thực, dũng cảm

II. Đồ dùng dạy học

- GV: tranh minh hoạ sgk

- Bảng phụ ghi câu cần hướng dẫn đọc.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1, Ôn định tổ chức:

2, Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài : Cây tre Việt Nam . Nêu ý nghĩa bài thơ.

3, Dạy bài mới :

* Giới thiệu bài

* Nội dung:

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 (Tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 4 /10 / 2009
Giảng: Thứ hai ngày 5 / 10/ 2009
Chào cờ
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu- Giúp HS:
 - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và của năm không nhuận. 
- Chuyển đổi được các đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào?
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Bảng phụ, nội dung BT 1
 - HS: Bảng, nháp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
1, Ôn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS làm bài: 2 phút = .giây
 9 thế kỉ = .năm
3, Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1( 26 ).
- GV yêu cầu HS làm miệng
- GV yêu cầu HS nhắc lại những tháng nào có 30 ngày, những tháng nào có 31 ngày, tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- GV giới thiệu năm thường và năm nhuận cách tính năm thường và năm nhuận
* Bài 2( 26 ).
- Yêu cầu HS làm vở 
- Gọi HS làm bài, giải thích cách đổi
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 (26) 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay
- Phần b làm tương tự
Bài 4. Gọi HS đọc bài
- Cho HS trao đổi theo cặp 
- Gọi một số cặp trình bày
- HS nối nhau TL:
a, Tháng có 30 ngày là: tháng 4,6 9, 11.
- Tháng có 31 ngày là: tháng 1,3,5,7,8,10,12.
Tháng 2 có 28ngày (năm không nhuận), 29 ngày là năm nhuận)
b, Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày (cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận)
- HS nhắc lại
- Cả lớp làm vở
- 3 HS lên bảng
*Kết quả :
+ 72 giờ,240 phút,480 giây,8 giờ,15 phút,30 giây, 190 phút,125 giây, 260 giây. 
- HS đọc 
- HS nêu cách tính
lời giải :
a, Thế kỉ XVIII
b, Nguyễn Trãi sinh năm1980 – 600 = 1380 Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV
- HS đọc 
- HS trao đổi theo cặp
- 1 số cặp trình bày
* Kết quả:
a, B ; b, C.
 4, Củng cố :
 - Một năm thường có bao nhiêu ngày?
 - HS nêu
5, Dặn dò :
 - GV nhận xét giờ học
 - Hướng dẫn CB cho bài sau. 
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tập đọc
Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu
 - Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật
 - Giáo dục cho HS tính trung thực, dũng cảm
II. Đồ dùng dạy học 
GV: tranh minh hoạ sgk
Bảng phụ ghi câu cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Ôn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài : Cây tre Việt Nam . Nêu ý nghĩa bài thơ.
3, Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc 
- Yêu cầu HS nối nhau đọc 3 lượt 
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng - gọi HS đọc chú giải
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và TLCH:
+ Nhà vua tìm cách nào để tìm người trung thực?
+ Theo em, hạt thóc giống đó có nảy mầm không? Vì sao?
+ Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được. Vậy mà nhà vua ra lệnh, nếu không có thóc sẽ bị trừng trị. Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này?
+ Đoạn 1 ý nói gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2 
+ Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
 + Hành động của cậu bé Chôm có gì khác mọi người?
- Gọi HS đọc đoạn 3
+Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói?
- GV chuyển đoạn
+ Nhà vua đã nói như thế nào?
+ Vua khen cậu bé Chôm những gì?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
+ Đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì?
- GV ghi ý chính đoạn 2,3,4 
- Yêu cầu cả lớp đọc cả thầm bài 
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- Ghi nội dung chính của bài
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc bài, cả lớp theo dõi nêu cách đọc
- GV giới thiệu đoạn văn và đọc mẫu
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc sắm vai theo nhóm
- HS đọc theo trình tự
- Đọc thầm và nối nhau TLCH
- Trung thực để truyền ngôi.
- Không thể nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ rồi.
- Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức.
- Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- HS nhắc lại ý 1
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
- Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc 
- Mọi người nô nứcnảy mầm được.
- Mọi người không dám trái lệnh vua..sẽ bị trừng trị.
-1 HS đọc 
- Mọi người sững sờđược sự trừng phạt.
- HS đọc thâm đoạn 4
- Vua nói cho mọi người biết rằng..hạt giống vua ban.
- Vua khen Chôm trung thực dũng cảm
- Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
- Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì ích lợi của mình mà nói dối, làm hỏng việc trung.
- Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lến sự thực.
- HS nhắc lại ý 2
- HS đọc nội dung chính
- 4 HS nối nhau đọc
- HS nêu cách đọc
- 2 nhóm thi đọc theo vai.
4, Củng cố:
- Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- HS nêu
5, Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
Chính tả ( Nghe- viết)
Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu
-Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l / n (BT 2)
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: bảng phụ chép sẵn BT 2a
 - HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Ôn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết : rạo rực, gióng giả. 
- Nhận xét.
3, Dạybài mới:
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và viết bảng con
- Gọi HS dọc các từ vừa tìm được (VD :luộc kĩ, thóc giống, dõng dạc, truyền ngôi )
- GV đọc cho HS viết 
- Yêu cầu HS đổi vở chữa lỗi
- GV thu bài chấm. Nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 2. 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- GV phát bảng phụ yêu cầu HS làm bài theo nhóm 
- GV nhận xét
- 1 HS đọc
-Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- Vì người trung htực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
- HS viết từ khó vào bảng con, 2 HS lên bảng
- 2 HS đọc các từ vừa tìm được
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc
- HS hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm treo và đọc kết quả
Lời giải: nộp bài lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản,làm bài.
4, Củng cố:
+ Khi viết lời trực tiếp của nhân vật phải viết như thế nào?
 - HS nêu.
5, Dặn dò: 
-Nhận xét giờ học.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Ngày soạn: 4 /10 / 2009
Giảng:Thứ ba ngày 6/ 10/ 2009
Đạo đức :
Biết bày tỏ ý kiến 
I. Mục tiêu : Học xong bài này ,HS có khả năng :
1. Biết được: Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
2. Bứơc đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
II. Tài liệu - Phương tiện :
- Một vài bức tranh dùng cho HĐ khởi động .
-Mỗi HS 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ , xanh và trắng . SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1, Ôn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Nhận xét.
3, Dạybài mới:
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động : Trò chơi diễn tả 
-Phát cho mỗi nhóm một bức tranh .
-Lần lượt từng em trong nhóm NX về bức tranh đó 
? ý kiến của cả nhóm về bức tranh có giống nhau không ?
*KL: Mỗi người cóthể có ý kiến ,nhận xét khác nhau về một sự vật .
* HĐ1:THảo luận nhóm 
-GV giao việc mỗi nhóm thảo luận về một tình huống .
 1. Em sẽ làm gì khi em được phân công làm một công việc không phù hợp với khả năng ?
 2.Em sẽ làm gì khi em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình ?
 3.Em sẽ làm gì chủ nhật này bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên,nhưng em lại muốn đi xem xiếc ?
 4.Em sẽ làm gì nếu em muốn tham gia vào một HĐ nào đó của lớp ,của trường nhưng chưa được phân công ?
? Điều gì sẽ xảy ra khi em không được bày tỏ ý kiến của mình về những việc có liên quan đến bản thân em đến lớp ?
 * HĐ2: Thảo luận nhóm 2
-GV nêu yêu cầu của bài tập 
 * Gv kết luận :-Việc làm của Dung là đúng .
-Việc làm của Hồng và Khánh là không đúng .
 * HĐ3:Bày tỏ ý kiến 
-GV phổ biến cách bày tỏ ý kiến thông qua các tấm bìa .
 -Màu đỏ : Tán thành 
 - Màu xanh : Phản đối 
 -Màu trắng : Phân vân ,lưỡng lự 
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2.( Giảm tải ý: a,b)
.
* KL:ý kiến :- c,d là đúng .
 -đ là sai 
-Thảo luận nhóm 6
-QS tranh ,NX 
-Không 
TL nhóm 4 câu hỏi 1,2(T9)
-Báo cáo kết quả 
- Em sẽ có ý kiến với người phân công ...
-Em sẽ bày tỏ ý kiến để cô hiểu về em 
-Em có ý kiến xin mẹ cho đi xem xiếc 
-Em có ý kiến xung phong tham gia vào hoạt động đó . 
-Nếu em không được bày tỏ ý kiến của mình về những công việc liên quan sẽ ảnh hưởng tới bản thân em và lớp em .
-Thảo luận bài tập 1(T9)
- 1số nhóm trình bày
-Các nhóm khác NX bổ sung
-Nghe 
-Thảo luận chung cả lớp 
- HS giải thích lí do
-2 HS đọc ghi nhớ .
*HĐnối tiếp: 
 - NX giờ học .
 - Thực hiện y/c bài 4 SGK (T10).Tập tiểu phẩm .Một buổi tối trong gia đình bạn Mai.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Toán
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu : - Giúp HS :
 - Bước đầu hiểu biết số trung bình cộng của nhiều số.
 - Biết tìm số trung bình cộng của 2,3,4 số
 - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Hình vẽ và đề toán a,b, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Ôn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
+ Cho HS làm bài: - 6 giờ 30 phút =.phút.
 - Năm 1817 thuộc kỉ nào ?
3, Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng
a) Bài toán 1: GV yêu cầu HS đọc đề toán
+ Có bao nhiêu lít dầu tất cả?
+ Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải
- GV giới thiệu: 5 được gọi là số TB cộng của 4 v ... ết luận chốt lời giải đúng
Bài 2. + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?
-GV kết luận và giới thiệu cách viết xuống dòng
Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và TLCH:
- Gọi HS TLCH, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV kết luận về các sự việc của bà văn KC
3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và lấy VD về đoạn văn và nêu sự việc trong đoạn văn đó
4. Luyện tập 
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì?
+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+ Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm
1 HS đọc
1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
HS thảo luận
HS nhận xét, bổ sung
HSTL
1HS đọc
HS thảo luận
HSTL, lớp nhận xét, bổ sung
2 HS đọc và lấy VD
1 hS đọc
HSTL
HS tự làm bài cá nhân
2 hS trình bày
4,Củng cố:
 - Gọi HS đọc ghi nhớ của bài.
5, Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
 - Dăn HS về nhà viết đoạn 3 câu chuyện vào vở
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Thể dục
Quay sau đi đều vòng phải, vòng trái.
Trò chơi" bỏ khăn"
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay sau, đi đến vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh. 
- Trò chơi " Bỏ khăn" . Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn, khéo léo, đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Sân trường, một cái còi, khăn sạch để bịt mắt( 6 cái)
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung 
Định lượng
Phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung, chấn chỉnh đội ngũ.
- Chạy theo hàng dọc quanh sân.
- Trò chơi"Làm theo hiệu lệnh" 
2. Phần cơ bản: 
a, Ôn đội hình, đội ngũ
- Ôn quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại,
 - GV điều khiển
- HS thực hành
- GV điều khiển, cả lớp tập.
- Tập theo tổT 2 điều khiển
-Từng tổ thi đua trình diễn
b, Trò chơi vận động: 
- Trò chơi " Bỏ khăn" 
- Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Cả lớp cùng chơi cán sự điều khiển.
- GV quan sát nhận xét
3. Phần kết thúc
- Cả lớp hát kết hợp vỗ tay.
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học: ôn bài
6
2'
2'
2
22'
12'
8'
6'
 X
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
 x
 x x
 x
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
Sinh hoạt lớp – Tuần 5
I. Sơ kết tuần 5
1. Nền nếp:
- Thực hiện tốt thi đua đợt 1
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
- Một số bạn cần thực hiện nghiêm túc hơn trong giờ truy bài : Tiến, Đức, Nhung, Ly.
2.Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Uyên, T.Anh, Mai.
- Trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: Lý, My, Hậu, Trang.
3. Vệ sinh:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt	
II. Hoạt động, kế hoạch tuần 6:
1. Nền nếp 
- Tiếp tục thực hiện tốt thi đua đợt 1.
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần trước.	
2. Học tập:
- Tổ 2 ( có bạn Mạnh còn nghịch ) cần cố gắng nhiều trong học tập
- Duy trì lịch luyện viết
3. Vệ sinh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.
4. Các hoạt động khác :
-Duy trì hoạt động múa hát tập thể 
- Duy trì hoạt động sao, Đội.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Ngày soạn:6 /10 / 2009
Giảng:Thứ sáu ngày 9/ 10/ 2009
Buổi chiều
Kĩ Thuật:
Khâu thường( Tiết2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau 
- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu
- Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận.
II. Đồ dùng: - Quy trình khâu đột mau 
	 - Mẫu khâu đột mau
	 - Vải, chỉ màu, kim,thước kẻ, phấn vạch
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị ở nhà.
- Nhận xét chung.
3, Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1:GVhướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- GT mẫu khâu đột mau
- GT đường may bằng máy
? So sánh sự giống nhau , khác nhau giữa đường khâu đột mau và đường khâu bằng máy khâu?
? Em có nhận xét gì về mũi khâu đột mau với mũi khâu thường ?
* Hoạt động2:HD thao tác KT : 
- Treo qui trình khâu đột mau
? So sánh sự giống nhau và khác nhau trong qui trình và KT khâu đột mau và khâu đột thưa?
? Cách vạch đường dấu khâu đột mau? 
- GV HD mũi khâu thứ 1,2,3.
? Nêu cách khâu mũi thứ 4?
? Nêu cách kết thúc đường khâu đột mau
?Khâu đột mau khâu theo chiều nào?
? Khâu đột mau khâu theo qui tắc nào?
* Lưu ý: Khâu đúng đường vạch không rút chỉ qúa lỏng hoặc quá chặt
- GV HD lần 2: Gv thực hành trên vải vừa thực hành và HD
- Q/S mặt phải, mặt trái kết hợp quan sắt hình 1a ,b( T 23) SGK
- Q/Sát
- Giống nhau mặt phải là mũi khâu đột dài bằng nhau
- Khác nhau: ở mặt trái đường khâu bằng tay mũi khâu sau lấn lên 1/ 2 mũi khâu trước ở mặt trái ở đường may giống mặt phải
- Khâu đột mau khít và chắc chắn hơn mũi khâu thường đường khâu chắc chắn, bền- Treo qui trình khâu đột mau
- Quan sát
* Giống nhau: 
- Qui trình khâu
- Khâu mũi 1 và lùi lại 1 mũi để xuống kim
* Khác nhau: 
Khâu đột thưa lên kim khoảng cáh 3 mũi. Khâu đột mau lên kim khoảng cách 2 mũi
- Q/S hình 2
- Vuốt phẳng vải, kể 1 đường thẳng trên vải, chia khoảng cách 0,5cm...
- Q/S hình 3a,b,c
- Xuống kim ở điểm 4 lên kim ở điểm thứ 6
- Q/ S hình 4
- Lại mũi, thắt chỉ và cắt chỉ.
- Trái sang phải
- Lùi 1 tiến 2 
- Q/Sát
- 2HS đọc ghi nhớ SGKS
4, Củng cố:
- Vì sao phải an toàn khi sử dụng kim khâu?
 5, Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
- CB đồ dùng để giờ sau thực hành.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
Khoa học
Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
I. Mục tiêu
- Giúp HS:
- Giải thích được vì sao cần ăn phối hợp các chất béo có nguồn gốc thực vật và 
chất béo có nguồn gốc động vật
 - Nêu được ích lợi của muối i- ốt
 - Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn
 - HS có ý thức ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Hình minh hoạ Sgk, sưu tầm tranh ảnh thực phẩm chứa muối i-ốt
 - HS: Sưu tầm tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Ôn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao cần ăn phối hợp thức ăn đạm động vật và đạm thực vật?
3, Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Trò chơi : Kể tên các món rán hay xào
- GV chia lớp thành 2 nhóm
- Yêu cầu các thành viên trong nhóm lên bảng ghi tên các món ăn rán hay xào
- GV tổng kết chọn đội thắng
+ Gia đình em thường rán xào thức ăn bằng dầu thực vât hay mỡ động vật?
- GV chuyển hoạt động
* Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- Việc1: GVcho HS thảo luận theo 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 20 Sgk và đọc kĩ các món ăn trên bảng để TLCH:
+ Những thức ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật va chất béo thực vật?
- Gọi 2 HS trình bày ý kiến của nhóm
- GV hướng dẫn lớp nhận xét
- Việc 2:
Gv yêu cầu HS đọc phần thứ nhất của mục Bạn cần biết
- GV kết luận
* Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i- ốt và không nên ăn mặn?
- việc 1: GV yêu cầu HS Giớí thiệu tranh ảnh về tác dụng của muối i-ốt 
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh và TLCH:
+ Muối i-ốt có tác dụng gì cho con người?
- Gọi HS trình bày ý kiến, GV ghi 1 số ý kiến lên bảng
- Gọi HS đọc phần thứ hai mục Bạn cần biết
- Việc 2: GV hỏi HS : + Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn có tác hại gì?
- GV ghi ý kiến lên bảng và kết luận
- HS cử trọng tài
- HS lên bảng ghi tên các món ăn
- 4 HS TL
HS tiến hành thảo luận nhóm 
2 HS trình bày
1 HS đọc
HS trình bày tranh ảnh
- HS thảo luận theo cặp đôi
- Trình bày ý kiến
- 1 HS đọc
- HS TL
4, Củng cố:
- Vì sao phải sử dụng hợp lí các chất béo và chất muối ăn?
 5, Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
 - CB rau và đồ hộp cho tiết sau
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
An Toàn Giao Thông: Bài 5
Giao thông đường thuỷ
 và phương tiện giao thông đường thuỷ
I. Mục tiêu:
- Các em hiểu được giao thông đường thuỷ và những phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Biết cách chọn con đường an toàn, và tham gia giao thông an toàn.
- Đi đúng phần đường dành cho phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Không đi quá đông trên phương tiện giao thông khi chưa cho phép phép.
II. Hoạt động dạy-học.
1.ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ.
 -Vì sao cần đi xe an toàn khi tham gia giao thông?
 -HS nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
b.Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động.
 HS tham gia trò chơi: đường dành cho ai?
- GV nêu tên trò chơi. Luật chơi.
- HS chơi thử .
- HS chơi thật.
- GV làm trọng tài.
- Tổng kết trò chơi :Phân thắng bại.
Hoạt động 2: Đường thuỷ và phương tiện giao thông đường thuỷ.
-GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 15 và thảo luận nhóm đôi: Đường thuỷ là đường đi ở đâu?
-Các nhóm nêu ý kiến.
-GV chốt ý đúng:
+ Vậy đường thuỷ là: Đi lại trên sông, trên kênh rạch, sông, hồ...
+Phương tiện giao thông đường thuỷ là: Tàu thuỷ, ca nô, phà tự hành, xà lan tự hành, xuồng máy, thuyền (ghe) gắn máy.
 Hoạt động 3 : Biển báo hiệu giao thông đường thuỷ.
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 16, 17 và trả lời câu hỏi : Biển báo nào thường gặp, biển nào báo cấm, biển nào chỉ dẫn?
- HS suy nghĩ và trả lời.
* GV chốt lại.
* HS đọc phần ghi nhớ.
-HS chuẩn bị.
-HS nghe.
-4 hs tham gia .HS khác nhận xét.
- Cả lớp cùng tham gia.
-Tuyên dương tổ thắng cuộc.
HS thảo luậnHS quan sát tranh suy nghĩ và trả lời.
HS nêu ý kiến.
HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS nối tiếp nhau trả lời :
+ Biển báo cấm: 
 Có đặc điểm: Hình vuông, viền màu đỏ, ở giữa có chữ kí hiệu biểu thị điều cấm.
+ Biển chỉ dẫn: 
Có đặc điểm : Hình vuông, nền màu xanh thẫm, ở giữa có chữ kí hiệu biểu thị điều chỉ dẫn.
- Thống nhất ý kiến đúng.
 3HS đọc.
4. Củng cố:
-Khi đi ra đường cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò:
 - Dặn CB cho giờ sau.
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_tong_hop.doc