Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (có tăng buổi)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (có tăng buổi)

Tiết 1: TẬP ĐỌC.

 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc trơn toàn bài.Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận,dằn vặt của An-đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

2. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu n/dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm của mình với người thân, tính nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 - Tranh minh hoạ bài thơ .

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 38 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (có tăng buổi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6: Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Tiết 1: TẬP ĐỌC. 
 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU	
1. Đọc trơn toàn bài.Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận,dằn vặt của An-đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
2. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu n/dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm của mình với người thân, tính nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 - Tranh minh hoạ bài thơ .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Ổn định:
2/ KTBC : Gà Trống và Cáo
-Gọi HS lên trả lời.
 GV nhận xét ghi điểm. 
3/ Giới thiệu bài mới:
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các em bài TĐ :Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca .Theo Xu-khôm-lin-xki Trần Mạnh Hưởng dịch.
- GV ghi mục bài lên bảng.
a/ Luyện đọc bài mới
 GV :Bài tập đọc được chia thành mấy đoạn? 
Đoạn 1: Từ đầu đến mang về nhà.
Đoạn 2 : Phần còn lại.
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn theo lệnh gõ thước.GV khen HS đọc đúng. Sửa chữa HS phát âm sai. Các em phát âm lại các từ khó đọc 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- GV ghi từ cần giải nghĩa ngay sau đoạn HS vừa đọc.
 Đoạn 2- Đặt câu với từ hoảng hốt? 
Đoạn 3- Dằn vặt SGK giải nghĩa thế nào? 
 - Nghĩa trong bài tự trách mình.
- HS đọc theo cặp.
 Vài HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm thể hiện giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt. Ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn, day dứt. Lời mẹ- dịu dàng, an ủi. Nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
b/ Tìm hiểu bài mới
 Đ1 –An-đrây-ca bị dằn vặt từ việc ham chơi của mình. Các em đọc thầm Đoạn 1 và tìm hiểu xem
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
 Lúc đầu mẹ sai đi mua thuốc,thái độ của An-đrây-ca thế nào ? 
- Đoạn1 đã giới về thiệu điều gì ?
- Đoạn 2 – Các em đọc thầm đoạn 2 và cho biết- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
 H: Khi thấy ông đã mất, mẹ đang khóc, An-đrây-ca ntn ? 
- Qua lời nói, thái độ của An-đrây-ca em hiểu 
 Đoạn 2 ý nói gì ?
 Đoạn 3 – Mọi người hiểu và thông cảm cho An-đrây-ca nhưng An-đrây-ca vẫn luôn day dứt. Các em đọc thầm Đoạn 3 và cho biết :
 An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? 
H : Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là cậu bé như thế nào ? Các em QS tranh và cho biết tranh làm rõ ý cho đoạn nào ?
 Bạn nào có thể nêu được ý nghĩa của câu chuyện? 
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm
 Đoạn 1 – một HS đọc. HS nhận xét cách đọc.
 Lời ông :Bố khó thở lắm! – giọng mệt nhọc, yếu ớt.Nghỉ hơi kéo dài giọng. 
 Đoạn 2 –1HS đọc. Chú ý giọng của mẹ dịu dàng, an ủi. Ý nghĩ : Chỉ vì mìnhmà ông chết- giọng bồn, day dứt. Nhấn giọng :hoảng hốt, khóc nấc, qua đời, oà khóc, an ủi,không có lỗi, cứu nổi
 Đoạn 3 – 1 HS đọc. Nhấn giọng một số từ: nức nở, dằn vặt.
 GV đính lên bảng đoạn” Bước vào phòng ra khỏi nhà” hướng dẫn hs cách đọc như đã nêu ở từng đoạn. 
- Ba HS thi đọc diễn cảm đoạn trên bảng.
- HS đọc diễn cảm theo cặp đoạn hướng dẫn .
- Ba HS đọc diễn cảm nối tiếp nhau.Mỗi nhóm cử bạn đọc.
Một HS đọc diễn cảm cả bài.
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 Tiết tập đọc hôm nay giúp em có bài học ? 
 An-đrây-ca là một cậu bé ntn ?
 HS đọc lại ý nghĩa của câu chuyện.
 GV giáo dục hs :khi bố, mẹ sai bảo việc gì chúng ta cần làm ngay để khỏi phải ân hận.
 Về luyện đọc lại bài . Chuẩn bị bài tuần tới .
- K/tra cá nhân
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
-HS nhắc .
-Hs trả lời
-Học sinh nhắc lại.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc .
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
-HS thực hiện.
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc cả bài.
- Học sinh lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS đọc thầm và trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
- HS nêu ý nghiã câu chuyện. 
-1 HS đọc diễn cảm.
- 2 HS đọc 
-1 HS đọc.
 – 1 HS đọc lại
Ba HS thi đọc diễn cảm đoạn trên bảng.
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Ba HS đọc diễn cảm nối tiếp nhau.
- 1 Học sinh đọc diễn cảm cả bài.
-Trả lời.
-Nghe .
Tiết 2: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
 Giúp hs:
ØRèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí 1 số số liệu trên hai loại biểu đồ ở SGK. 
 ØThực hành lập biểu đồ.
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Biểu đồ: SGK phóng lớn BT 3.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1/ ỒN ĐỊNH:
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ
-Gọi HS nêu ND của một biểu đồ cụ thể(vẽ một biểu đồ, có ghi số liệu cụ thể).
GV nhận xét .
2/ BÀI MỚI: 
*Giới thiệu bài: Luyện tập.
¯ Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Y/c HS đọc đề
-Đây là biểu đồ biểu diễn gì? 
-Y/ c HS quan sát và đọc kĩ đề bài rồi tự làm
- Lớp làm vở sau đó cho HS lên bảng làm bài tiếp sức.
Theo dõi,giúp đỡ.
Hỏi thêm: Cả bốn tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa?
-Tuần thứ hai bán được nhiều hơn tuần thứ nhất bao nhiêu mét vải hoa?
Theo dõi, nhận xét, sửa bài.
Bài 2:
Cho HS đọc đề bài 2.
Cho HS nêu y/c của bài.
Cho HS quan sát biểu đồ SGK.
- Biểu đồ hình gì, biểu diễn về gì? 
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? 
-Cho HS tự làm bài
Gọi 1 em lên bảng trình bày.
-Y/c HS khác trình bày bài của mình vừa làm.
Theo dõi, nhận xét.
Qua bài tập 1 và 2 các em ôn tập được kiến thức gì?
- Nx- kết luận: Củng cố về cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ cột. 
Bài 3: Y/c HS đọc đề bài .
Cho HS nêu y/c của bài.
Cho HS quan sát biểu đồ SGK 
-Y/c HS nêu tên biểu đồ.
- Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của những tháng nào?
- Nêu số cá bắt được trong tháng 2 và tháng 3.
- Nhận xét chỉ vị trí đúng:Cột biễu diễn số cá bắt được của tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng một ô.
-Nêu bề rộng của cột và chiều cao của cột.
Gọi 1 em lên bảng vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2, cho hs cả lớp theo dõi và nhận xét.
Nx khẳng định lại cách vẽ.
- Y/c hs vẽ cột tháng 3.
Cho 1 hs lên bảng vẽ.
Theo dõi, nhận xét.
Qua bài tập 3 các em củng cố được kiến thức gì?
- Nx- kết luận: Thực hành lập biểu đồ.
Thu chấm một số bài.
3/CỦNG CỐ,DẶN DÒ: 
-Nhìn vào biểu đồ ta biết được điều gì?
-Y/c 2 hs đọc lại nội dung của tiết học.
Xem lại bài 3 và chuẩn bị bài sau.
2 em lên bảng nhìn vào biểu đồ đẻ trả lời.
- HS nhắc mục bài
- HS Đọc đề
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và trắng bán trong tháng 9 
- HS QS, Làm vở, đại diện lên bảng
Nêu, nhận xét 
- HS 1em hỏi, 1em trả lời đúng hay sai.
- HS khác nhận xét
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
-Là các tháng 7 , 8 , 9.
- HS tự làm bài vào vở , 1 em lên bảng, 
- HS Trình bày
- HS nêu
- HS Nhắc lại
- HS Đọc đề
- HS nêu
 -HS nêu
- 2 em lên bảng chỉ 
- Lớp theo dõi
- HS nêu
-1 em lên bảng 
-Lớp theo dõi
- HS Nêu 
- HS Nhắc lại
-HS trả lời.
...............................................................................................
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC :
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (t2).
I/ MỤC TIÊU:
Như tiết trước.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi tình huống.
Bìa 2 mặt xanh – đỏ .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổ n định :
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nhận xét bài cũ.
3/ Bài mới : Giới thiệu bài ghi bảng .
* HOẠT ĐỘNG 1
TRÒ CHƠI :’’ có – không”
- Giáo viên tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu HS ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 miếng bìa 2 mặt xanh -đỏ .
+ GV lần lượt đọc các tình huống yêu cầu các nhóm nghe và thảo luận cho biết bạn nhỏ ở trong tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không.
CÁC TÌNH HUỐNG
Bạn Tuân lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì? 
anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết .
bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An.
Bố mẹ quyết định cho Mai sang ở nhà bác mà Mai không biết .
em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam.
bố mẹ quyết định chuyển Mai sang học tập ở trường khác nhưng không cho Mai biết.
- Lớp hát.
- 2 học sinh lên trình bày.
 - Học sinh nhắc lại.
- Nhóm nhận miếng bìa.
- Nhóm học sinh sau khi nghe GV đọc tình huống thảo luận xem câu đó là có hay không – sau đó hiệu lệnh sẽ giơ biển : mặt xanh: (sai) , mặt đỏ (đúng).
Giáo viên nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm.
+ Yêu cầu HS trả lời : Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
+ Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 2
Em sẽ nói như thế nào?
- GV yêu cầu hs làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận cách giải quyết một tính huống trong số các tình huống sau:
1/ bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
2/ Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
3/ Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc cặp mới , em muốn dùng số tiền đó đểủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em nói như thế nào.
4/ Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống . Em sẽ nói như thế nào các tổ trưởng tổ dân phố .
- GV tổ chức làm việc cả lớp .
+ Yêu cầu các nhóm lần lượt lên thể hiện.
+ Yêu cầu các nhóm nhận xét .
 + Khi bày tỏ ý khiến , các em phải có thái độ như thế nào?
+ Hãy kể 1 tình huống trong đó em đã nêu ý kiến của mình.
+ Khi nêu ý kiến đó , em có thái độ như thế nào?
 - GV chốt hoạt động 2
* HOẠT ĐỘNG 3
TRÒ CHƠI:” PHÓNG VẤN”
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi.
+ Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các bạn đề là:
Tình hình vệ sinh lớp em, trường.
Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường lớp.
Những công việc mà em muốn làm ở trường.
Những nơi mà em muốn đi thăm.
Những ý định của em trong mùa hè này.
 - GV cho HS làm việc cả lớp.
 + Gọi một số cặp HS lên lớp thực hành phỏng vấn trả lời cho cả lớp theo dõi.
+ Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
+ Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có điều kiện phát triển tốt nhất.
4/ Củng cố : Học sinh nêu lại bài học.
5/ Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Xem trước bài tuần tới.
HS trả lời.
-Các nhóm tự chọn 1 trong 4 tình huống mà GV đưa ra , sau đó cùng thảo luận để đưa ra các ý kiến 
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS làm việc theo đôi: lần lượt HS này là phóng viên – HS kia là ngưòi phóng vấn .
- 2 Học sinh nêu bài học.
+ Lắng nghe.
 Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Tiết 1: THỂ DỤC
TẬP HỢP HÀNG NGANG.
I/ MỤC TIÊU 
Củng cố ... câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
B. Kể chuyện trong nhóm
Chia nhóm 4 HS.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể câu chuyện của mình.
HS kể và hỏi nhau
C . Thi kể chuyện
Tổ chức cho học sinh thi kể.
- Khi HS kể GV ghi tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể trả lời / đặt câu hỏi của từng học lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
+ Bạn có câu chuyện hay nhất .
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
4/ Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học.
Về nhà đọc thêm truyện và chuẩn bị bài sau.
 - HS trả lời.
-HS nhắc tựa.
-HS đọc,phân tích đề.
-HS quan sát.
- HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý
-HS trả lời .
-HS trả lời .
-HS theo dõi.
-HS kể chuyên theo nhóm.
- Học sinh thi kể.
Nhận xét bạn kể.
 - HS lắng nghe.
LỊCH SỬ:
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
 ( năm 40)
I-MỤC TIÊU: 
- Kiến thức -HS biết :
-Nguyên nhân vì sao hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa .
-Tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩatrên lược đồ .
-Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa .
-Kĩ năng :Biết đọc bản đồ LS,biết trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ , biết kể chuyện LS.
-Thái độ -Căm thù quân xâm lược .
-Tự hào về tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc .
-Biết ơn ,ghi nhớ công lao to lớn của Hai Bà Trưng.
II- ĐỒDÙNG HỌC TẬP:
-Lược đồ ND chính bài học.
-Một số tư liệu , đoạn thơ nói về khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1- Ổn định
2- KTBC: 
-GV NX ghi điểm
3- Bài mới :
-Giới thiệu ,ghi tựa bài.
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Vì sao cuộc khởi nghĩa bùng nổ:
- GV trình bày những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa
* Hoạt động 2:Phát phiếu
-Dựa vào kênh hình và kênh chữ ở SGK trang/19 các em cùng thảo luận để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa “ Có hai ý kiến cho rằng: 
a-Do ách thống trị tàn bạo của nhà Hán nên nhân dân ta ,tiêu biểu là Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa.
b-Do Thi Sách ( chồng Bà Trưng Trắc ) bị Thái thú Tô Định giết hại nên Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa.
Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao? 
-GV thống nhất –giải thích
-Yêu cầu HS nhắc lại, ghi bảng”Do lòng yêu nước , căm thù giặc của Hai Bà Trưng”.
* Hoạt động 3
* Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra như thế nào? 
-Cho HS đọc SGK, quan sát lược đồ sau đó lên trình bày .
-GV nhận xét ,tuyên dương 
-GV sử dụng tư liệu LS và kết hợp lược đồ ,tường thuật cuộc khởi nghĩa .
-Hỏi :Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm nào ? 
-Được bao lâu thì cuộc khởi nghĩa thành công ? 
+Năm 40 cuộc khởi nghĩa bùng nổ .
+Chưa đầy một tháng ,khởi nghĩa giành thắng lợi .
* HOẠT ĐỘNG 4:
* Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
-Yêu cầu HS đọc SGK‘
-GV nhận xét , Kết luận :
+Lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Hán ,giành lại độc lập cho dân tộc . 
+Thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng và truyền thống bất khuất của dân tộc .
Hỏi:Ýnghĩa lớn nhất trong cuộc khởi nghĩa là gì?
+Giành độc lập cho dân tộc .
+ Nêu cao truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc .
-Cho HS đọc bài học SGK/20
4 Củng cố : 
-GV đọc bài thơ nói về Hai Bà Trưng trích trong “Đại Nam Quốc sử diễn ca”
5-Dặn dò : Về nhà học lại bài và chuẩn bị cho bài học sau .
-HS trả lời 
-HS nhắc lại 
-HS nghe.
-HS làm vào phiếu.
-HS thảo luận.
-HS trình bày theo nhóm, nhóm khác nhận xét
-HS trả lời.
-HS nhắc lại.
-HS trả lời.
-HS đọc SGK, quan sát lược đồ sau đó lên trình bày .
-HS trả lời 
-Hoạt động nhóm 
-HS đọc SGK , thảo luận theo nhóm tím ý trả lời 
-Từng nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung .
-HS trả lời .
-3-4 HS đọc bài học 
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2006.
Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2006.
Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006.
THỂ DỤC
ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI
ĐỔI CHÂN KHI ĐI SAI NHỊP
I/ MỤC TIÊU 
Củng cố và nâng cao kỹ thuật Đi đều, vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu, không xô lệch hàng, chen lấn nhau.. Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
Trò chơi “Ném trúng đích”. Yêu cầu HS tập trung chú ý, khéo léo,ném chính xác vào đích . 
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN 
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị một còi.6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi. 
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG 
ĐỊNHLƯỢNG 
PHƯƠNGPHÁP TỔCHỨC 
1.Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện:
-Xoay các khớp cổ chân,cổ tay,đầu gối,hông,vai.
 -Chạy nhẹ trên sân trường 100-200 m rồi đi thành vòng tròn hít thở sâu . 
* Trò chơi “Thi đua xếp hàng ” : 
2.Phần cơ bản : 
a.Đội hình đội ngũ : 
-Ôn đi đều vòng phải vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
GV điều khiển lớp tập luyện .
-Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. GV quan sát nhận xét sửa chữa cho HS. 
-Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV viên quan sát, nhận xét sửa chửa sai sót, biểu dương thi đùa. 
-Cả lớp tập luyện. Do GV điều khiển để củng cố 
b.Trò chơi vận động: 
-Trò chơi “Ném trúng đích”
-GV nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và luật chơi 1-2 lần.
-GV cho một tổ học sinh lên chơi thử. Sau đó cho cho cả lớp cùng và thi đua. GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ HS,HS tích cực trong chơi. 
3.Phần kết thúc: 
-Cho HS tạp một số động tác thả lỏng : 
-Cho HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp: 
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
6-10 phút
1-2 phút
1 -2 phút
2-3 phút
18-22 phút
10-12 phút
1-2 phút
2-3 phút
6-8 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 theo Y/c của GV.
-Hs tham gia chơi. 
-Lớp trưởng điều khiển. 
-Các tổ thực hiện .
-Lớp trưởng điều kiển. 
-Cả lớp tập. 
-Từng tổ tập luyện 
-Cả lớp tập 
-Một tổ chơi thử
-Cả lớp tham gia chơi.
-Lớp trưởng điều khiển.
-HS thực hiện. 
ĐỊA LÍ:
BÀI 5: TÂY NGUYÊN
 I-MỤC TIÊU:
 - Học xong bài này, HS biết :
 - Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
 - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí ,địa hình,khí hậu ).
 - Dựa vào lược đồ (bản đồ),bảng số liệu ,tranh, ảnh để hiểu bài.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh,ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên .
III-HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Oån định : 
2-KTBC :
3-Bài mới:-Giới thiệu bài:
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam .
- Yêu cầu HS chỉ vị trí các tỉnh có vùng đồi trung du trên bản đồ.
- GV nhận xét và chỉ tiếp vào vị trí các vùng cao nguyên ở Tây Nguyên .Hôm nay cô trò ta tìm hiểu về các cao nguyên ở:” Tây Nguyên “ (ghi bảng).
HOẠT ĐỘNG 1:
Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
- GVnói tiếp :Tây Nguyên là vùng đất cao,rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Cho HS quan sát lược đồ SGK ,đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam .?
- Gọi HS lên bảng chỉ trên lược đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ?
- Dựa vào dữ liệu ở SGK ,mục rồi xếp thứ tự các cao nguyên từ thấp đến cao ?
- Cho HS đọc chú giải trên lược đồ 
HOẠT ĐỘNG 2:
Nhận xét về đặc điểm của cao nguyên
- Phát cho mỗi nhóm ,một số tranh,ảnh tư liệu về 1 cao nguyên.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên mà nhóm mình có . 
+ Cao nguyên Đắc Lăc là cao nguyên thấp nhất ở Tây Nguyên ,bề mặt khá bằng phẳng ,nhiểu sông suối,đồng cỏ .Đây là nơi đất đai phì nhiêu nhât,đông dân nhất ở TN .
 Cao nguyên Kon Tum là 1 cao nguyên rộng lớn .Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng có chỗ giống như đồng bằng ,thực vật chủ yếu là cỏ.
+ Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông .Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng được phủ lớp đất đỏ ba-dan dày,tuy không phì nhiêu như ở cao nguyên Dăc Lăc Mùa khô vẫn có mưa nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh.
+ Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp ,nhiều núi cao ,thung lũng sâu,sông ,suối có nhiều thác ghềnh .có khí hậu mát quanh năm .
HOẠT ĐỘNG 3:
Khí hậu Tây Nguyên .
- Cho HS đọc SGK ,mục 2 cho biết :
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng năm nào ? Mùa khô vào những tháng nào?
+ Khí hậu ở TN có mấy mùa? là những mùa nào?
- Mô tả cảnh mùa khô và mùa mưa ở TN ?
- Cho HS đọc bài học SGK.
4 -Củng cố :Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa hình và khí hậu ở TN .
5Dặn dò :Về nhà học bài chuẩn bị bài :”Một số dân tộc ở TN .
- Hát . 
-HS trả lời.
- HS lên chỉvị trí Thái Nguyên,Phú Thọ,Vĩnh Phúc,Bắc Giang.
-HS nhắc lại tựa bài.
-Hoạt động cả lớp .
-HS đọc tên các cao nguyên 
- HS lên chỉ trên lược đồ các cao nguyên .
- HS đọc bảng dữ liệu xếp từ thấp đến cao..
- HS đọc chú giải 
- Hoạt động nhóm ,thảo luận ,đại diện các nhóm trình bày .
-HS quan sát và nhận xét về đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên mà nhóm mình có . 
- HS đọc SGK ,mục 2 trả lời câu hỏi.
-Hoạt động cá nhân
- Có 2 mùa :mùa mưa và mùa khô.
- HS mô tả .
- HS đọc bài .
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT:
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (T 2)
 I-MỤC TIÊU:
 - Như tiết 1.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Như tiết trước.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định : 
2/ KTBC : 	- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị cho tiết học
	- GV nhận xét bổ sung.
3/ Bài mới :
- GV gọi HS nhắc lại qui trình khâu ghép hai mép vải ?
* Hoạt động 3 :
HS thực hành khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường
+ Vạch dấu đường khâu
+ Khâu lược
+ Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS trước khi thực hành.
- GV chia lớp thành 4 tổ
- GV quan sát hướng dẫn, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng
- Lưu ý HS trình bày sản phẩm theo tổ của mình
- Nhận xét bổ sung thêm.
* Hoạt động 4 :
Đánh giá kết quả các sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá
- Nêu các ưu khuyết từng bài ở các tổ
- Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải như thế nào ? -- Lưu ý ra sản phẩm của các thành viên trong tổ để hỏi.
- Các mũi khâu như thế nào ?
* GV nhận xét chốt.
- 4/ Củng cố - Dặn dò :
- Gọi HS nêu lại ND bài học.
- Xem trước bài : Khâu đột thưa.
-Về nhà chuẩn bị bài : Khâu đột thưa.
-HS Lớp hát.
-HS thực hiện .
- HS nêu
- Nhận xét
- HS mang vật liệu dụng cụ ra bàn
- HS học tổ.
- Tổ nào xong trình bày sản phẩm.
- Nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
HS nêu
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGAn 4T6 Co tang buoi.doc