Tiết 1 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 2 TẬP ĐỌC
Nỗi dằn vặt của an-đrây-ca
I-MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Nỗi dằn vật của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân ( trả lời được các CH trong SGK )
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS: Sách vở môn học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TUẦN 6 Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2009 Tiết 1 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Tiết 2 TẬP ĐỌC Nỗi dằn vặt của an-đrây-ca I-MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu ND: Nỗi dằn vật của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân ( trả lời được các CH trong SGK ) II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc - HS: Sách vở môn học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 10’ 10’ 10’ 5’ 1. Bài cũ: -Gọi 2/HS đọc bài: “Gà Trống và Cáo” và trả lời câu hỏi -GV nhận xét - ghi điểm. 2-Bài mới: * Giới thiệu bài - Ghi bảng. a. Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài (?) Bài chia làm mấy đoạn? - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn - Kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải -Luyện đọc cặp - GV hướng dẫn cách đọc bài - Đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: (?) Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào? (?) Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào? (?) An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông. *Chạy một mạch: chạy thật nhanh, không nghỉ (?) Đoạn 1 nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: (?) Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? (?) Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào? *Oà khóc: khóc nức nở. (?) An-đrây-ca tự dằn vặt mình ntn? (?) Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? (?) Đoạn 2 nói lên điều gì? (?) Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An-đrây-ca? - GV ghi nội dung lên bảng c. Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV nhận xét chung. 3.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Chị em tôi” - 2 HS thực hiện yêu cầu - HS ghi đầu bài vào vở - HS đọc bài, cả lớp đọc thầm + Bài chia làm 2 đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK. -HS đọc nhóm đôi - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. + An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng. + Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay. + An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc, mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về. * An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi + An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã qua đời. + Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe. + Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng. + An-đrây-ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm. để ông mất * Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. =>Ý nghĩa: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. - HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung - HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Lắng nghe - Ghi nhớ ................................................................................... Tiết 3 TOÁN Luyện tập I-MỤC TIÊU: * Giúp học sinh:- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ - Thực hành lập biểu đồ. II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ bài 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 10’ 10’ 10’ 5’ 1. Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị cho tiết học 2-Bài mới: 1) Giới thiệu - ghi đầu bài 2) Hướng dẫn luyện tập * Bài tập 1: (?) Đây là biểu đồ biểu diễn số vải làm bài tập vào vở, 1 em lên bảng điền đúng sai - Nhận xét, chữa bài. * Bài tập 2:- Gọi HS nêu Y/c của bài. (?) Biểu đồ biểu diễn điều gì? (?) Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? - Gọi học sinh đọc bài trước lớp. - Nhận xét, chữa bài. * Bài tập 3:- Nêu y/cầu HD HS làm bài tập. (?) Nêu tên biểu đồ. (?) Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của tháng nào? (?) Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3? - Chúng ta sẽ vẽ cột biểu đồ biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3. - Gọi HS lên bảng vẽ. - Y/c HS đọc biểu đồ vừa vẽ. (?) Tháng nào bắt được nhiều cá nhất? (?) Tháng nào bắt được ít cá nhất? (?) Tháng 3 tàu Thắng Lợi đánh bắt được nhiều hơn tháng1, tháng 2 bao nhiêu tấn cá? - Nhận xét chữa bài. 3.Củng cố-dặn dò: (?) Ta làm quen với mấy loại biểu đồ? Đó là những loại biểu đồ nào? (?) Muốn đọc được số liệu trên biểu đồ ta phải làm gì? - Về nhà làm bài tập trong vở bài tập. HS đưa đồ dùng ra kiểm tra - HS ghi đầu bài vào vở - HS đọc đề bài. + Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 *Tuần 1: (sai). -Vì tuần 1 cửa hàng bán được 200m vải hoa và 100m vải trắng *Tuần 2: (đúng). -Vì 100m x 4 = 400m. *Tuần 3: (đúng). -Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m. (Đ) -Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán dược ít hơn tuần đầu là 100m. (S) - Nêu y/c bài tập. + Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004. + Là các tháng 7, 8, 9. - HS làm bài vào vở. a) Tháng 7 có 18 ngày mưa. b) Tháng 8 có 15 ngày mưa. Tháng 9 có 15 ngày mưa. Số ngày mưa của T/8 nhiều hơn T/9 là: 15 - 3 = 12 (ngày) c) Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (8 + 15 + 3): 3 = 12 (ngày) - Nhận xét - sửa sai. - Nêu y/cầu bài tập. + Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được. + Của tháng 2 và tháng 3. + Tháng 2 tàu bắt được: 2 tấn Tháng 3 tàu bắt được: 6 tấn - HS chỉ vị trí sẽ vẽ. - Nêu cách vẽ (bề rộng, chiều cao của cột). - 2 HS mỗi học sinh vẽ biểu diễn 1 tháng. - HS vừa chỉ vừa nêu. + Tháng 3 + Tháng 2 + Nhiều hơn tháng 1 là: 6 – 5 = 1 (tấn) Nhiều hơn tháng 2 là: 6 – 2 = 4 (tấn) + 2 loại biểu đồ. + Biểu đồ tranh vẽ. + Biểu đồ hình cột. + Ta phải quan sát xem biểu đồ biểu diễn nội dung gì. ....................................................................................... Tiết 4: ĐẠO ĐỨC Biết bày tỏ ý kiến(Tiết 2) I-MỤC TIÊU:Giúp HS biết được - Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến củ người khác. II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Mỗi HS chuẩn bị 3 thẻ: đỏ, xanh, trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 15’ 10’ 5’ 1. Bài cũ: (?) Trẻ em có quyền gì? Khi nêu ý kiến của mình phải có thái độ như thế nào? 2-Bài mới: -Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. a-Hoạt động 1: Tiểu phẩm + HS đóng vai các nhân vật trong tiểu phẩm và bày tỏ ý kiến của mình. -HS xem tiểu phẩm và trả lời các câu hỏi. *GV chốt lại ý chính b-Hoạt động 2: Trò chơi “Phỏng vấn” * Phỏng vấn về các vấn đề: +Tình hình vệ sinh trường em, lớp em (?) Những hành động mà em muốn tham gia ở trường lớp? (?) Những công việc mà em muốn làm ở trường. (?) Những dự định của em trong mùa hè này? Vì sao? (?) Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không? (?) Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì? => K/Luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những ĐKPT tốt nhất. 3.Củng cố-dặn dò: Gọi HS đọc lại ghi nhớ -Nhận xét tiết học-cb bài sau +Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc có liên quan đến mình cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ ý kiến mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng lễ độ. -Ghi đầu bài vào vở. -Tiểu phẩm: “Một buổi tối trong gia đình bạn Hải” -Do 3 bạn đóng: Các nhận vật: Bố Hoa, Mẹ Hoa và Hoa. -Có n/xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc HT của Hoa. (?) Hoa đã có ý kiến giúp đỡ g/đ như thế nào? (?)ý kiến cảu bạn Hoa có phù hợp không? -Làm việc theo cặp đôi (đổi vai: Phóng viên. Người phỏng vấn) (?) Mùa hè này em có dự định làm gì? -Mùa hè này em muốn đi thăm Hà Nội. +Vì em chưa bao giờ được đến Hà Nội. -Cảm ơn em. +Những ý kiến của mẹ rất cần thiết +Em bày tỏ ý kiến của mình để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn tạo điều kiện để các em phát triển tốt hơn. -HS đọc ghi nhớ -Chuẩn bị bài cho tiết sau. ............................................................................................................................................................ Thứ 3 ngày 29 tháng 9 năm 2009 Tiết 1: LYỆN TỪ VÀ CÂU Danh từ chung và danh từ riêng I-MỤC TIÊU: - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng ( ND Ghi nhớ ). - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu và ý nghĩa khái quái của chúng ( BT1, mục III ) nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế ( BT2 ) II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 15’ 2’ 15’ 3’ 1. Bài cũ: (?) Danh từ là gì? Cho ví dụ? (?) Tìm 5 danh từ chỉ người? - GV nxét, ghi điểm cho hs. 2-Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV ghi đầu bài lên bảng. b) Nhận xét: *Bài tập 1:- Gọi hs đọc y/c và ND. - Y/c hs thảo luận và tìm từ đúng. - GV n.xét và giới thiệu bản đồ tự nhiên Việt Nam, chỉ một số sông đặc biệt là sông Cửu Long. Giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi được giặc Minh, lập ra nhà hậu Lê ở nước ta. *Bài tập 2:- Y/c hs đọc đề bài. - Y/c hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. (?) Sông là từ chỉ gì? (?) Cửu Long là tên chỉ gì? (?) Vua là từ chỉ ai trong xã hội? (?) Lê Lợi chỉ người như thế nào? - GV chốt: +Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. + Những từ chỉ tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. Bài tập 3:- Gọi hs đọc y/c. - Y/c hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. *GV kết luận: Tên riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. c. Phần ghi nhớ: - Gọi hs đọc ghi nhớ. 3 ) Luyện tập: Bài tập 1:- Gọi hs đọc y/c và nội dung. - Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm y/c hs thảo ... Số cây cả hai năm trồng được là: 134 200 + 214 800 = 349 000 (cây) Đáp số: 346 000 cây - HS nhận xét, đánh giá. - Học sinh lắng nghe. ........................................................................ Tiết 3: LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện tập I/ MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức đã học trong tuần. Làm tốt các bài tập luyện kiến thức đã học. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1: Xếp các từ trong ngoặc đơn thành 2 nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung thu, trung điểm, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung tâm, trung bình, trung kiên) a) Trung có nghĩa là ở giữa: trung thu, trung bình, trung điểm, trung tâm b) Trung có nghĩa là một lòng một dạ: trung nghĩa, trung thực, trung thành, trung kiên, Bài 2: Chọn từ sau thích hợp để điền vào chỗ trống: tự hào, tự kiêu, tự lập, tự quản, tự ái. a) Tưởng mình giỏi nên sinh ra ..........( tự kiêu) b) Lòng ........dân tộc.( tự hào) c) Buổi lao động do HS .....( tự quản) d) Mới đùa một tí đã .........( tự ái) e) Mồ côi từ nhỏ, hai anh em phải sống ......( tự lập) Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: trung hiếu, trung hậu, trung kiên, trung thành, trung thực. a) .......với Tổ quốc.( trung thành) b) Khí tiết của một chiến sĩ ....( trung kiên) c) Họ là những người con ....... của dân tộc. ( trung hiếu) d) Tôi xin báo cáo ...... sự việc xảy ra.( trung thực) e) Chị ấy là người phụ nữ .......( trung hậu) Bài 4: Em hãy viết một bức thư ngắn gửi cho bạn để hỏi thăm sức khỏe và thông báo tình hình học tập đầu năm của em cho bạn biết. GV gợi ý HS viết đúng nội dung thư, viết đúng các phần của một bức thư. 2. Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung và chữa vào vở. Tiết 4: LUYỆN TOÁN. Luyện tập I/ MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học trong tuần về các phép tính với số tự nhiên. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Đặt tính rồi tính. 23875 + 21980 34096 + 2100 453098 + 609840 60043 + 76012 989898 + 123456 789865 + 34216 - Gv cho HS làm vào bảng con. - Nhận xét từng bài cụ thể của HS trên bảng con. - GV khen những HS làm tốt. Bài 2: Tìm x: a) x - 425 = 625 b) x - 103 = 99 c) 354 - x = 310 - Gv cho HS nhắc lại cách tìm số bị trừ và số trừ chưa biết. - Cho HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm. - GV cùng HS chữa bài. Bài 3: Trường tiểu học Thanh Đồng mua 45 123 quyến vở, trường tiểu học Thanh Phong mua 48 877 quyển vở. Hỏi trung bình mỗi trường mua bao nhiêu quyển vở? Bài giải Trung bình mối trường mua số vở là ( 45 123 + 48 877) : 2 = 47 000 ( quyển vở) Đáp số: 47 000 quyển vở Bài 4*. a. Trung bình cộng của a và 2009 là 2005. Tìm số a? Bài giải Số a là 2005 x 2 – 2009 = 2001 b. An có 15 hòn bi,Bình có 12 hòn bi. Cường có số bi hơn mức trung bình cộng của 3 bạn là 3 bạn là 3. hỏi Cường có bao nhiêu hòn bi? Bài giải Vì Cường có số bi hơn mức t rung bình cộng cả ba bạn là 3 nên Cương phải bù cho hai bạn kia 3 hòn bi thì mới đạt mức trung bình. Số bi trung bình cả ba bạn là (15 + 12 + 3 ) : 2 = 15 ( hòn) Số bi của Cường là: 15 + 3 = 18 ( hòn bi) 2. Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS nối tiếp lên bảng chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung và chưa vào vở nếu sai. ..................................................................................................................................................... CHIỀU Tiết 1 LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện viết bài 6 I. MỤC TIÊU:- Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, đúng độ cao từng con chữ. - Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - GV nhận xét chung 2. Giới thiệu nội dung bài học. 3. Hướng dẫn luyện viết. + Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài - Trong bài có những chữ viết hoa nào? - Yêu cầu HS nhắc lại lại quy trình viết? + Nêu một số chữ viết hoa và một số chữ khó. viết trong bài? - Yêu cầu HS viết vào vở nháp. - GV nhận xét chung 4. Hướng dẫn HS viết bài. - Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung. - Y/c HS viết bài - GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày 5. Chấm bài, chữa lỗi. - Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản - Nhận xét chung, HD chữa lỗi 6. Củng cố, dặn dò - HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét - 1 HS đọc bài viết. - HS nêu Cả lớp theo dõi - HS nhắc lại quy trình viết - HS trả lời - HS viết vào vở nháp - Lớp nhận xét. - HS trả lời - HS trả lời - Lớp nhận xét - 1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài - HS chữa lỗi ..................................................................................... Tiết 2 BDHSNK Môn Toán I. MỤC TIÊU: Củng cố nâng cao cho HS các kiến thức đã học. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hướng dẫn HS làm các bài tập sau: Gv chép đề bài lên bảng sau đó hướng dẫn cụ thể cách làm từng bài để HS làm vào vở Bài 1:Trung bình cộng hai số là số lớn nhất có 2 chữ số. Số thứ nhất là số bé nhất có 3 chữ số. Tìm số thứ hai? Bài giải Số lớn nhất có 2 chữ số là 99. Tổng hai số là: 99 x 2 = 198 Số bé nhất có 3 chữ số là 100. Số thứ hai là: 198 – 100 = 98 Đáp số : 98 Bài 2: Cho dãy số: 0; 3; 6; 9 ... a) Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số trên. b) Trong các số: 2007; 2008; 2009 có số nào thuộc dãy số trên? Vì sao? Nếu thuộc thì nó là số hạng thứ bao nhiêu của dãy số? c) Tìm số hạng thứ 2009 của dãy số trên. Gợi ý: Trước hết giúp HS nhận ra quy luật của dãy số là những số chia hết cho 3 -3 số tiếp của dãy là: 12; 15;18 -Số 2007 thuộc dãy trên vì 2007 chia hết cho 3 còn 2008; 2009 không thuộc dãy trên vì 2 số này không chia hết cho 3. -Ta thấy số thứ hai là 3 = 3 x 1, số thứ 3 là 6 = 3 x 2, số thứ 4 là 9 = 3 x 3 Nên số thứ 2009 trong dãy trên là 2008 x 3 = 6018 Bài 3. Cho trước một số, An lấy số đó nhân với 5; Bình lấy số đó nhân với 8, kết quả của An kém kết quả của Bình là 1467 đơn vị . Hỏi số cho trước là số nào? Gợi ý: Gọi số cần tìm là A ta có kết quả của Bình hơn kết quả của An là 8 – 5 = 3 ( lần ) số A Vậy 3 lần số A là 1467. Số A là: 1467 : 3 = 489 Bài 4. Cho biểu thức: 9 x 45 + 54 : 18 + 9 Điền dấu ( ) vào biểu thức đó để biểu thức có giá trị là: a. (9 x 45 + 54) : (18 + 9) = 17 b. 9 x (45 + 54 : 18 + 9) = 513 Bài 5: Tìm số có hai chữ số, biết rằng khi nhân số ấy lên 7 thì ta được một số có ba chữ số mà chữ số hàng trăm là 3 và chữ số hàng chục và hàng đơn vị chính là các chữ số hàng chục và hàng đơn vị của số phải tìm . Gợi ý: Gọi số cần tìm là ab , ta có ab x 7 = 3ab Phân tích theo cấu tạo số ta tìm được số ab là 50. 2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS lên bảng chữa bài, Gv nhận xét bổ sung nếu sai-HS chữa vào vở ...................................................................................................... Tiết 3 BDHSNK Môn Tiếng Việt I. MỤC TIÊU: Củng cố nâng cao cho HS các kiến thức đã học về môn Tiếng Việt. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức trong câu: Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng/ lớn/ lắm/() Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai /chân/lên/ vuốt/ râu. Bài 2: Các chữ in đậm dưới đây là 1từ phức hay 2 từ đơn: Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức) Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( là hai từ đơn) Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( là một từ phức) Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng.( là hai từ đơn) Bài 3: Nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở? nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở mang tính khái quát, tổng hợp. Còn nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở mang tính cụ thể so với các từ trên. Bài 4. Gạch bỏ từ không cùng nhóm với từ còn lại trong mỗi dãy từ sau: chân thật, chân thành, chân lí, chân tình, chân chất ( từ không cùng nhóm là từ chân lí vì các từ khác đều chỉ sự trung thực) thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật. ( ngay ngắn ý nói không xộc xệch còn các tư khác chỉ tính ngay thẳng của con người) thật thà, thật sự, thật lòng, thành thật, thật tình, thật tâm.( thật sự là điều có thật còn các từ khác chỉ tính cách con người thật thà không giả dối) Bài 5. a. Gạch chân dưới các danh từ trừu tương có trong đoạn văn sau. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại bà Trưng, bà Triệu,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. b.Chỉ ra chỗ sai trong hai câu sau, giải thích vì sao lại sai?: - Đường vào nhà em có 5 ngôi nhà cửa rất đẹp. ( Từ sai là từ nhà cửa ,dùng sai vì từ ghép tổng hợp không đi kèm từ chỉ số lượng) - Đầu năm học mẹ mua cho em nhiều quyển sách vở. ( từ sách vở không đi kèm danh từ chỉ đơn vị, nên bỏ chữ quyển.) 2- Hướng dẫn chữa bài: Gọi HS nối tiếp lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung thêm, chữa bài vào vở. ....................................................................................... Tiết 4: SINH HOẠT TUẦN 6 I-Nhận xét chung 1-Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. Song hiện tượng trêu chọc nhau vẫn còn. - Ăn mặc đồng phục chưa đúng qui định còn 1 số HS mặc áo phông không cổ, cộc tay đến lớp học - y/c ăn mặc đúng đồng phục. 2-Học tập: - Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn. - Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách, vở viết của một số HS : Đạt, Mạnh, Hải, Quỳnh, Ngọc - Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm, còn 1 số em làm việc riêng không chú ý nghe giảng: Hân, Quang, Quỳnh Anh - Viết bài còn chậm - trình bày vở viết còn xấu.. 3-Công tác thể dục vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: HS tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều em thiếu chổi quét. Y/c các em mang đầy đủ dụng cụ LĐ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ. II-Kế hoạch tuần tới *Đạo đức: + Giáo dục HS thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy - Nói lời hay làm việc tốt . * Học tập: + Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. Học bài làm bài ở nhà + Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho tuần sau.
Tài liệu đính kèm: