Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2005-2006

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức :

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài .

- Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .

2. Kĩ năng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An- đrây - ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lới nhân vật với lời người kể chuyện .

3. Thái độ : Giáo dục HS tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 51 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 6
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2005
tập đọc
nỗi dằn vặt của an - đrây - ca
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài .
- Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
2. Kĩ năng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An- đrây - ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lới nhân vật với lời người kể chuyện .
3. Thái độ : Giáo dục HS tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người .
ii. đồ dùng dạy học .
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
iii. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 2 HS đọc bài Gà Trống và Cáo . Nhận xét tính cách hai nhân vật .
B. Dạy bài mới .
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luỵện đọc và tìm hiểu bài .
a, GV đọc diễn cảm toàn bài : 
b, Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- Một vài HS đọc đoạn 1 . GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh , sửa lỗi phát âm , cách đọc cho HS. 
+ Luyện cho cả lớp phát âm tên người nước ngoài An - đrây -ca .
+ đọc lời ông với giọng mệt nhọc , nghỉ hơi dài sau dấu chấm than và 3 chấm .
+ Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ dù không có dấu câu .
- Giúp HS hiểu nghĩa từ "dằn vặt ".
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Một , hai HS đọc lại cả đoạn .
- Tìm hiểu nội dung đoạn văn :
- HS đoanh thầm lại đoạn 1 và trả lời cân hỏi: 
? Khi câu chuyện xảy ra An -đrây - ca mấy tuổi , hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
? Mẹ bảo An - đrây - ca đi mua thuốc cho ông , thái đọ của An - đrayy - ca thế nào ? 
- GV hướng dẫn tìm giọng đọc và luyện đọc diễn cảm toàn đoạn .
c, Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
- Hai , ba HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2 .
- Từng cập HS luyện đọc .
- Một , hai em đọc lại cả đoạn .
- Tìm hiểu nội dung đoạn văn .
? Chuyện gì xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà ? 
? An - đrây - ca tự dằn vặt như thế nào ? 
? Câu chuyện cho thấy An - đrây -ca là một cậu bé như thế nào ? 
- GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc , luyện đọc và thi đọc diễn cảm một vài câu trong đoạn .
d, Thi đọc diễn cảm toàn bài 
- GV hướng dẫn một vài tốp thi đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai .
4. Củng cố dặn dò.
? Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện? 
? Nói lời an ủi với An - đrây - ca ? 
- GV nhận xét tiết học.
chính tả ( Nhge viết )
người viết truyện thật thà
phân biệt s/x , dấu hỏi / dấu ngã
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng .
- Nghe, viết đúng chính tả , trình bày đúng truyện ngắn " Người viết truyện thật thà "
- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả .
2.Kiến thức.
- Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa âm đầu s/ x , dấu hỏi / dấu ngã .
3. Thái độ : Có ý thức rèn chữ đẹp và giáo dục ý thức thật thà trong mọi lĩnh vực .
ii. đồ dùng dạy học 
- VBT Tiếng Việt .
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 .
- Bảng phụ chép bài tập 3.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi một , hai HS lên bảng viết bắt đầu bằng l/n , vần en / eng .
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS nghe- viết 
- GV đọc một lượt bài chính tả " Người viết truyện thật thà " 
- Gọi một HS đọc lại truyện . Lớp đọc thàm suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện .
- Cả lớp đọc thầm lại truyện , chú ý những từ dễ viết sai .
- HS viết bài .
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt . HS soát lại bài .
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 : 
- Một HS đọc nội dung bài tập 2 . Cả lớp đọc thầm lại để biét cach ghi lỗi và sửa lỗi trong bài .
- GV gọi HS lên bảng chữa bài .
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài tập 3:
- GV nêu yêu cầu của bài tập , chọn bài cho HS .
- Một HS đọc yêu cầu của bài đọc cả mẫu . Cả lớp theo dõi trong SGK .
? Thế nào là từ láy ? 
- GV chỉ vào VD và giải thích từng phần của bài tập .
- Gọi HS lên bảng trình bày kết quả .
- GV nhận xét , chữa bài .
3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau : Tuần 7
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2005
luyện từ và câu
danh từ chung và danh từ riêng
I. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
- Nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế.
2. Kĩ năng 
- Viết đúng danh từ riêng trong khi viết bài. Xác định đúng danh từ chung và danh từ chung.
3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả.
ii. đồ dùng dạy học 
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1.
iii. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: 
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước .
- Một HS làm bài tập 2 .
B. Dậy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Phần nhận xét 
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của bài . Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp .
- Gọi 2 HS lên bảng làm . GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
- HS làm bài vào VBT
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài . Lớp đọc thầm , so snhs sự khác nhau giữa nghĩa của các từ sông.
- GV đưa ra lời giải .
- GV chốt lại : + Những tên chung của một loại sự vật như sông ,vua được gọi là danh từ chung .
+ Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long , Lê Lợigọi là DT riêng .
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ , so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau :
+ Tên chung của dòng nước chảy tương đối lớn ( sông ) không viết hoa . Tên riêng của một dòng sông cụ thể ( Cửu Long ) viết hoa .
+ Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến ( vua ) không viết hoa . Tên riêng của một vị vua cụ thể ( Lê Lợi ) viết hoa .
3. Phần ghi nhớ 
- Một , hai HS đọc lại phần ghi nhớ .
4. Phần luyện tập 
Bài tập 1 
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài .
- HS làm việc theo cặp .
- Hai HS lên bảng làm bài .
- GV nhận xét , chữa bài .
+ Danh từ chung : núi , sông , dòng , dãy mặt , ánh , nắng, đường , dãy , nhà , trái , phải , giữa , trước .
+ Danh từ riêng : Chung , Lam , Thiên Nhẫn , Trác , Đại Huệ , Bác Hồ .
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- Lớp làm bài vào vở .
- GV thu một số vở chấm . Nhận xét bài làm của HS.
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : trung thực - tự trọng 
Kể chuyện
kể chuyện đã nghe đã đọc
i. mục đích, yêu cầu
1. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nói: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình câu chuyện mình đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Rèn kỹ năng nghe: học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Kiến thức:
- Hiểu chuyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
II. đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK.
- Một số truyện viết về lòng tự trọng.
III. các hoạt động dạy học.
A. KTBC.
- Gọi một học sinh kể một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một học sinh đọc đề bài. GV gạch dưới những từ ngữ sau trong đề bài: kêt một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe ( nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể) hoặc được đọc ( tự em tìm đọc được)- giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề.
- Bốn học sinh nối tiếp nhau đọc những gợi ý 1, 2, 3, 4.
- HS đọc lướt gợi ý 2
+ GV nhắc HS: những chuyện được nêu làm ví dụ( Buổi học thể dục, Sự tích dưa hấu) là những chuyện trong SGK. khuyến khích HS chọn truyện ngoài SGK.
+ Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện của mình
- HS đọc thầm dàn ý của bài kể ( Gợi ý 3) trong SGK. GV dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
b, HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- KC theo cặp
+ HS kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
+ GV nhắc HS:với những truyện dài, các em có thể chỉ kể 1, 2 đoạn.
- Thi kể chuyện trước lớp
+ Mỗi HS kể một câu chuyện xong đều cùng đối thoại với cô ( thầy), với các bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn chuyện).
+ Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa chuyện, cách kể, khả năng hiểu chuyện của người kể.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung về tiết học. Nhắc nhở, giúp đỡ những HS còn yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần KC.
- Dặn HS xem trước các tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng và gợi ý dưới tranh ( tuần 7) để kể tốt câu chuyện trong tiết học tới.
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2005
Tập đọc
Chị em tôi
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng 
- Đọc trơn cả bài. Chú ý đọc đọc đúng những từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm. Biiết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hón hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật.
2. Kiến thức
- Hiểu nghĩa các từ trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học
A. KTBC: - Hai, ba HS thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo, và trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- HS tiếp nhau đọc đọc từng đoạn - 2,3 lượt.
Đoạn 1: Từ đầu đến tặc lưỡi cho qua.
Đoạn 2: Tiếp theo đến cho nên người.
Đoạn 3: Phần còn lại
- GV kết hợp giúp HS hiểu những từ mới và khó đã được chú thích ở cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b, Tìm hiểu bài
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô có đi học nhóm thật không?
+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2 và trả lời các câu hỏi:
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao cách làm của cô em lại giúp cô chị tỉnh ngộ?
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với các em những điều gì?
+ Hãy đặt tên cho cô chị và cô em theo đặc điểm tính cách?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. GV nhắc nhở và hướng dẫn các em tìm giọng đọc và thể hiện diễn cảm đoạn văn ( theo gợi ý ở mục 2.a: phần đọc diễn cảm)
- GV hướng dẫn cả lớp luyện và thi đọc diễn cảm 1 đoạn chuyện theo ... au dài bằng nhau và nối liên tiếp nhau giồng như các mũi may bằng mày khâu . ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước .
- GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm khâu đột mau .
- Hướng dẫn HS quan sát so sánh và rút ra nhận xét về độ khít ,độ chắc chắn của đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột mau với đường khâu ghép hai mép vaỉ bằng mũi khâu thường . Từ đó , GV nêu ứng dụng của khâu đột mau là khâu được đường khâu chắc , bền .
3. Hoạt động 3: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV treo tranh qui trình khâu đột mau , và tranh qui trình khâu đột thưa , HS quan sát rút ra sự giống và khác nhau .
- HS quan sát hình 2 để trả lời câu hỏi về cách vạch đường dấu khâu đột mau .
- Gv hướng dẫn HS quan sát hình 3a ,3b , 3c để trả lời câu hỏi trong SGK .
- Gvhướng dẫn cách khâu mũi thứ nhất , thứ hai như cáh hướng dẫn khâu đột thưa , sau đó gọi HS lên thực hiện mũi khâu thứ 3, thứ 4 .
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 4 trả lời câu hỏi trong SGK , sau đó GV hướng dẫn HS thực hiện kết thúc đường khâu đột mau .
- GV lưu ý một số điểm sau:
+ Khâu theo chiều từ phải sang trái .
+ Khâu đột mau theo qui tắc lùi 1, tiến 2 .
+ Khâu đúng theo đường vạch dấu .
+ Khâu rút chỉ chặt quá .
- GV hướng dẫn nhanh làn 2 toàn bộ thao tác .
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Khâu đột mau ( tiết 2 ) 
kĩ thuật
khâu đột mau ( tiết 2 )
i. mục tiêu 
Đã soạn ở tiết 1 .
ii. đồ dùng dạy học 
Tương tự tiết 1 .
iii. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Khâu đột mau ( tiết 2) 
2. HS thực hành khâu đột mau 
- Gv gọi HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu đột mau 3-4 mũi .
- Gv nhận xét và hệ thống lại các bước khâu đột mau :
+ Bước 1 : Vạch dấu đường khâu .
+ Bước 2 : Khâu các muũi khâu đột mau theo đường vạch dấu .
- Gv nhắc lại một số điỉem cần lưu ý .
- GV kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS .
- HS thực hành khâu đột mau.
3. Đánh giá kết quả học tập của HS 
- GV tổ chức ch HS trưng bày sản phẩm .
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm .
+ Khâu đúng theo đường vạch dấu .
+ Các mũi khâu tương đối bằngnhau và khít nhau .
+ Đường khâu thẳng , không bị dúm .
+ Hoàn thành sản phẩm theo đúng thời gian qui định .
- HS tự đánh giá sản phẩm .
- GV nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
kĩ thuật
khâu viền đường gấp mép vải
bằng mũi khâu đột ( tiết 1 )
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
- HS nắm được cách gấp mép vải và khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
2. Kĩ năng 
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đôtj thưa hoặc đột mau theo đúng qui trình , đúng kĩ thuật .
3. Thái độ : Tính cẩn thận , yêu thích sản phẩm mình làm được .
ii. đồ dùng dạy học 
- Mẫu đường gấp mép vải được kkâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn .
- Một mảnh vải trắng có kích tước 20x 30 cm 
- Len hoặc sợi khác màu với vải .
- Kim khâu len , kéo , bút chì , thước .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV gới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu của bài .
2. Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- GV giới thiệu mẫu , HS quan sát yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu .
- Gv nhận xét và nêu tóm tắt đặc điiểm của đường khâu viền gấp mép vải .
3. Hoạt động 3 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- HS quan sát hình 1, 2,3, 4 , yêu cầu HS nêu các bước thực hiện .
- HS đọc mục 1 SGK , quan sát hình 1 , hình 2b , 2a để nêu cáh gấp mép vải .
- Gọi HS thực hiện thao tác vach hai đường dáu lên mảnh vải được ghim trên 
bảng . Một HS thực hiện thao tác gấp mép vải .
- GV nhận xét thao tác thực hiện của HS . Sau đó hướng dẫn các thao tác như SGK .
- HS đọc mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4 để nêu các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .
- Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược , khau viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Bài 7 ( Tiếp theo )
đạo đức
biết bày tỏ ý kiến ( tiết 1 )
i.mục tiêu 
1. Kiến thức : Nhận thức được các em có quyền có ý kiến , có quyền trình bày ý kiến của mình vè những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
2. Kĩ năng : Biết thực hiệnquyền tham gia ý kiến cảu mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường .
3. Thái độ : Giáo dục ý thức tôn trọng ý kiến của những người khác .
ii. đồ dùng dạy học 
- SGK Đạo đức lớp 4 
- Mỗi HS chuẩn bị ba tấm thẻ màu đỏ , xanh . vành .
- Một chiếc mỉcô không dây để chơi trò chơiphóng viên .
- Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm .
iii. các hoạt động dạy học 
A KTBC : ? Em đã biết quan tâm , chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hay chưa ?
B. dạy bài mới 
1. Khởi động : Trò chơi : " Diễn tả "
- Cách chơi : GV chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn lần lượt từng thành viên lên nhận xét về đồ vật của mình.
- Thảo luận : ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không ?
- GV kết luận : Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
2. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (câu 1, 2 trong SGK).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Thảo luận lớp : Thảo luận câu hỏi 2.
- GV kết luận : Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
	Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 1 SGK)
- HS thảo luận và báo cáo kết quả.
- GV kết luận : Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
4. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2 SGK)
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2. HS biểu lộ thái độ.
- GV yêu cầu HS giải thích lý do.
- Thảo luận chung cả lớp.
- GV kết luận : Các ý kiến a,b,c,d là đúng. ý kiến đ là sai.
* HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiểu phẩm : Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 2)
I. Mục tiêu :
Đã soạn ở tiết 1
II. Đồ dùng học tập :
Tường tự tiết 1
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của bài.
2. Hoạt động 1 : Tiểu phẩm "Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa"
- HS cả lớp xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
+ Các nhân vật : Hoa, Bố Hoa, Mẹ Hoa.
+ Nội dung : Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
- HS thảo luận : 
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không ?
+ Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào ? 
- GV kết luận.
3. Hoạt động 2 : Trò chơi "Phóng viên"
- Cách chơi : Một số bạn xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo câu hỏi ở bài tập 3.
- GV kết luận : Mỗi người đều có quyền có suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
4. Hoạt động 3 : HS làm bài tập 4 SGK.
- GV đưa ra kết luận chung.
5. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
sinh hoạt
kiểm điểm nề nếp thể dục, vệ sinh
i. Mục đích yêu cầu :
- Kiểm điểm nề nếp thể dục, vệ sinh trong tuần vừa qua.
- Khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điểm đã đạt được.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Nội dung
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung của lớp trong tuần vừa qua.
2. GV nhận xét
a. Ưu điểm :
- Toàn lớp đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh, thẳng.
- Vệ sinh, ăn mặc sạch sẽ. Đồng phục 100% vào các ngày qui định.
- Xếp hàng tập thể dục ngay, thẳng. Tập thể dục đều, động tác đẹp.
b. Nhược điểm : 
- Bên cạnh những ưu điểm còn một số những mặt tồn tại : 
+ Hà xếp hàng còn chậm
+ Vinh chưa tập trung trong giờ tập thể dục
+ Giữ vệ sinh lớp học không để nước đổ ra nền nhà.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục dứt điểm những mặt còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
- Tập trung cao độ vào học tập để đạt kết quả cao.
sinh hoạt
kiểm điểm nề nếp học tập
i. Mục đích yêu cầu :
- Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần vừa qua.
- Khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điểm đã đạt được.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Phát động thi đua chào mừng ngày 15/10-Ngày Bác Hồ gửi thư cho Ngành giáo dục.
II. Nội dung
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung của lớp trong tuần vừa qua.
2. GV nhận xét
a. Ưu điểm :
- Nhìn chung cả lớp học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Sách vở đóng bọc, dán nhãn 100%.
- Truy bài có chất lượng. Lớp có phong trào giúp đỡ nhau trong học tập.
b. Nhược điểm : 
- Bên cạnh những ưu điểm còn một số những mặt tồn tại : 
+ Một số bạn còn hay quên sách vở ở nhà : Phương, Hà, Hùng.
+ Trong lớp còn hay làm việc riêng : Thắng, Long
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục dứt điểm những mặt còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
- Tập trung cao độ vào học tập để đạt kết quả cao. 
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 15/10.
STT
Họ và tên
Toán
Tiếng Việt
Khoa
Sử
Địa
1
Trương Thuỳ Dung
2
Lưu Văn Dũng
3
Trần Minh Giang
4
Trần Văn Giang
5
Đặng Thu Hà
6
Trần Thị Hảo
7
Trần Khắc Hùng
8
Đinh Hoài Linh
9
Nguyễn Thị Loan
10
Trần Văn Long
11
Bùi Thành Luân
12
Hoàng Văn Nhì
13
Trần Nam Nhung
14
Trần Bích Ngọc
15
Đặng Văn Phương
16
Nguyễn Thu Phương
17
Mai Văn Tân
18
Trương Quang Thắng
19
Phạm Hoài Thương
20
Phùng Thị Vân
21
Vũ Thế Vinh

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc