Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2007-2008 (Bản mới)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2007-2008 (Bản mới)

1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm

- Cho HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.

+ KL: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết.

2- Hoạt động 2 : Trò chơi “Phóng viên” (bài tập 3, SGK)

- GV cho một số HS đóng vai phóng viên, GV HD trò chơi.

- Nhận xét chung và khen những HS biết xử lý tốt tình huống.

+ KL: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.

3 - Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (bài tập 4, Sgk)

- Giải thích yêu cầu bài tập.

- Cho một số học sinh trình bày các bài viết, tranh vẽ.

+ KL chung: - Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

4- Hoạt động tiếp nối: Cho HS thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành ” trong SGK.

 

doc 18 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2007-2008 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 06
Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2007
ĐẠO ĐỨC: Tiết : 6 BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( Tiết 2 )
I - Mục tiêu : (Như tiết 1)
II - Tài liệu và phương tiện : - SGK Đạo đức lớp 4
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
- Cho HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm. 
+ KL: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết.
2- Hoạt động 2 : Trò chơi “Phóng viên” (bài tập 3, SGK)
- GV cho một số HS đóng vai phóng viên, GV HD trò chơi.
- Nhận xét chung và khen những HS biết xử lý tốt tình huống.
+ KL: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
3 - Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (bài tập 4, Sgk)
- Giải thích yêu cầu bài tập.
- Cho một số học sinh trình bày các bài viết, tranh vẽ. 
+ KL chung: - Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
4- Hoạt động tiếp nối: Cho HS thực hiện các nội dung ở mục “ Thực hành ” trong SGK.
-Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập , sau đó lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS thực hiện trò chơi theo sự HD của GV
- Một số HS trình bày . Cả lớp trao đổi, nhận xét.
---------------------------------------------------
TẬP ĐỌC : Tiết : 11 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I - Mục tiêu bài học: 
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể. 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. 
II - Đồ dùng dạy - học :
Tranh minh hoạ bài
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Bài “Gà Trống và Cáo ” và trả lời câu hỏi 
+ GV nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét chung
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài đọc bằng tranh minh hoạ.
2/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc :
- Chia bài 2 đoạn và cho HS đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp hướng dẫn quan sát tranh , sửa lỗi về cách đọc, giúp các em hiểu một số từ ngữ được chú giải cuối bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Lần lượt HS đọc thầm từng đoạn kết hợp suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK (Nội dung tìm hiểu thực hiện như SGV ).
+ KL: An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bàn thân về lỗi lầm của mình.
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc tiếp nối 2 đoạn của bài.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn: “ Bước vào phòng .. từ lúc con vừa bước ra khỏi nhà ”.
4/ Hoạt động 4 : Củng cố khắc sâu ý chính của bài.
- Đặt câu hỏi ( Như SGK) để HS rút ra ý chính. 
- Lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối từ 2 - 3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc tiếp nối.
- HS luyện đọc và thi đọc .
- HS rút ý chính của bài.
---------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN : Tiết : 26 LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu : Giúp HS :
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên hai loại biểu đồ.
- Thực hành lập biểu đồ.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Cho học sinh lên đọc số liệu có trong biểu đồ trên bảng 
 - Nhận xét ghi điểm
 - Nhận xét chung.
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động 2: Luyện tập
- Tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài ( bài 1,2,3/ SGK) bằng bảng con, bảng lớp và vở.
- Hướng dẫn học sinh yếu kém cách làm và chữa bài.
3.Hoạt động 3: Gv tổng kết giờ học. 
- Lắng nghe.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
 ---------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC : Tiết: 11 MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I - Mục tiêu : Sau bài học HS có thể:
- Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
- Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bào quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản. 
II- Đồ dùng dạy - học :
- Tranh, hình trong SGK .
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn, và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét ghi điểm từng HS.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Thực hiện mục tiêu bằng hình thức thảo luận nhóm: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành : Cho HS quan sát các hình trong SGK trang 24, 25 và nói cách bảo quản thức ăn của từng loại thực phẩm. 
+ Kết luận : Như mục Bạn cần biết trang 25 SGK.
3. Hoạt động 3 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức HS làm việc cá nhân: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
 Cho HS tìm hiểu và trả lời: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
+ KL : Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
4. Hoạt động 4 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức làm việc cả lớp: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
Cách tiến hành: GV cho HS làm việc với phiếu học tập kể tên 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản thức ăn đó ở gia đình em.
+ KL: Khi mua thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói. 
5. Hoạt động 5: Củng cố 
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài.
- Liên hệ ngoài thực tế.
- Chia nhóm quan sát tranh và thảo luận 
- Lần lượt các nhóm trình bày 
- HS sử dụng Sgk tìm hiểu và trình bày. HS khác nhận xét bổ sung.
- HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày kết quả trước lớp.
- HS trả lời. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2007
CHÍNH TẢ : Tiết 6 ( Nghe - viết ) NGƯỜI VIẾT CHUYỆN THẬT THÀ 
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn..
2. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh,vần dễ viết lẫn.
II - Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn bài tập 3a 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 1HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp từ khó bài trước. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài viết
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết : 
- Cho 1 HS đọc bài chính tả, nhắc HS chú ý cách trình bày bài, cách viết tên riêng và những từ ngữ dễ viết sai.
- GV đọc cho HS viết 
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .HS soát lại bài
- GV thu chấm 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập ( bài 3a):
 - GV nêu yêu cầu bài, cho HS tự làm
 - GV nhận xét, chữa bài ( nếu có ).
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm
- HS gấp SGK.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở và làm bài trên bảng.
----------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết : 27 LUYỆN TẬP CHUNG 
I - Mục tiêu :Giúp HS ôn tập về :
 - Củng cố về viết, đọc và so sánh các số tự nhiên.
 - Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
 - Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II - Đồ dùng dạy học :
III - Các hoạt động dạy - học : 
A) Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh lên đọc số liệu trên bảng 
 - Nhận xét ghi điểm
 - Nhận xét chung.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
 2.Hoạt động 2: Thực hành
- Cho HS đọc nối tiếp các số tự nhiên từ1 đến 100 và 100, 200,cho đến 1000.
- GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài và chữa bài trên bảng, bảng con và vở ( bài 1,2,3,4,5/35SGK )
- Giúp đỡ HS yếu kém và HD sửa chữa bài.
3.Hoạt động 3: Gv tổng kết giờ học.
- HS theo dõi và nối tiếp nhau đọc.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
--------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 11 DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG 
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. 
2. nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II - Đồ dùng dạy học:
- Viết nội dung cần ghi nhớ và nội dung BT1 (phần Luyện tập).
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài Danh từ và đặt câu.
- Nhận xét và ghi điểm.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: HD học sinh cách tìm danh từ chung và danh từ riêng.
- GV làm việc với cả lớp, kết hợp vấn đáp và giảng giải
a) Phần nhận xét:
- GV cho HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét và làm bài.
b) Phần ghi nhớ: 
- Kết luận SGK. 
3 - Hoạt động 3: Luyện tập
Cách tiến hành: Cho HS làm theo nhóm, cá nhân
- Bài tập 1: HS trao đổi và làm bài vào vở , phát biểu ý kiến, GV ghi lại kết quả đúng
- Bài tập 2 : HS tên 3 bạn trong lớp (viết cả họ, tên, tên đệm).
 Kèm cặp HS yếu kém.
 GV cùng cả lớp nhận xét.
4 - Hoạt động 4: Củng cố - Tổng kết
- Đặt câu hỏi để HS nêu lại phần ghi nhớ trong SGK 
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm
- HS sử dụng Sgk tự tìm hiểu và thực hiện các yêu cầu của bài.
- HS trả lời.
---------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN : Tiết: 6 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I- Mục đích, yêu cầu :
1.Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện nói về tính trung thực.
- Hiểu truyện, trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2.Rèn kỹ năng nghe: 
- Lắng nghe,nhận xét đúng lời kể của bạn.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : HS kể lại câu chuyện em đã đọc về tính trung thực.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
2. Hoạt động 2 : HD học sinh kể chuyện
 ... chỉ là một cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà.
3) Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân trình bày lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Yêu cầu HS đọc SGK và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
- GV nhận xét.
 + KL: Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, và các nơi khác rồi tiến đánh đến trung tâm của chính quyền đô hộ, làm cho đám tàn quân trốn về Trung Quốc.
4) Hoạt động 4 : Thảo luận cả lớp tìm hiểu Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- HS đọc sách và trả lời: Khởi nghĩa hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì? 
 + KL: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. 
5) Hoạt động 5 : Tổng kết:
- Đặt câu hỏi để rút ra KL như SGK . 
- HS thảo luận .Đại diện nhóm trình bày kết quả. Sau đó các nhóm khác bổ xung
- HS tự đọc trong SGK và trình bày. Các em khác bổ xung
- HS thảo luận .Đại diện nhóm trình bày kết quả. Sau đó các nhóm khác bổ xung.
- Trả lời , ghi nội dung chính.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết : 29 PHÉP CỘNG
I - Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:
- Cách thực hiện phép cộng (không nhớ và có nhớ) 
- Kỹ năng làm tính cộng.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét bài kiểm tra.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Củng cố cách thực hiện phép cộng
Hình thức : theo lớp bằng SGK
Phương pháp: Đàm thoại
- GV nêu phép cộng ở trên bảng trang 38 SGK: đặt câu hỏi cho HS tính kết quả. 
- Rút ra KL: 
+ Đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu “ + ” và kẻ gạch ngang.
+ Tính: Cộng theo thứ tự từ phải sang trái.
3.Hoạt động 3: Thực hành
 GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1,2,3,4/trang 29 bằng bảng lớp, bảng con, vở. 
+ Kèm cặp HS yếu kém biết cách giải và hướng dẫn sửa chữa bài.
4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- Tìm hiểu ví dụ, cách tính và tính kết quả.
- HS nêu lại.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
---------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN : tiết : 11 TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I - Mục đích, yêu cầu :
1. Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình.
2. Biết tham gia cùng các bạn chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu.
3. Nhận thức được cái hay của bài được GV khen
II - Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu nội dung nhận xét những lỗi trong bài.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: 
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Những ưu điểm chính.
- Những thiếu sót, hạn chế.
- Thông báo điểm số cụ thể. 
3. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS chữa bài
- HD từng HS sữa lỗi.
- HD chữa lỗi chung.
4. Hoạt động 4: HD học tập những đoạn thư, lá thư hay.
- GV đọc một số đoạn thư, lá thư hay cho HS thảo luận tìm ra cái hay của đoạn thư, lá thư đó. 
5. Hoạt động 5: Củng cố
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe 
- HS đọc trao đổi và chữa lỗi bài của mình 
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự HD của GV.
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU: VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
Mục tiêu:- Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại quả dạng hình cầu.
- Biết cách vẽ và vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
- Yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
đồ dùng dạy học:
các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
dạy bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- Giới thiệu các loại quả: cam, táo,...
- Đây là quả gì?
- Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của từng loại quả ra sao?
- So sánh hình dáng, màu sắc của các loại quả ?
- GV tóm tắt SGK
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV đặt mãu quả bí đỏ.
- Hướng dẫn hs cách vẽ:
+ Quan sát kĩ hình dáng,so sánh chiều cao với chiều ngang.
+ Vẽ khung hình và phác hoạ đường trục H.a
+ Vẽ nét chính của quả bằng nét mờH.b
+ Vẽ chi tiết
+ Sửa và vẽ hoàn chỉnh giống mẫu H.c
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu và theo dõi.
Hoạt động 4: Đánh giá và nhận xét
- GV nêu yêu cầu đánh giá.
- HS đặt lên bàn .
- HS nghe.
- Hs theo dõi và quan sát các loại quả đó.
- HS trả lời và nhận xét
- HS tìm thêm các loại quả có dạng hình cầu.
- HS quan sát và thực hành vẽ.
- HS vẽ.
- GV và hs chọn một số bài vẽ để đánh giá, nhận xét.
củng cố và dặn dò : Nhắc lại nội dung bài học và chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2007.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 12 MỞ RỘNG VỐN TỪ : 
 TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG 
I- Mục đích, yêu cầu :
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
- Sử dụng những từ đã học để đặt câu.
II - Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết nội dung BT1, 2, 3
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài “ Danh từ chung và danh từ riêng ” và cho HS viết tên gọi của người, các đồ vật, sự vật xung quanh. 
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
2 .Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm
Bài tập 1,2: - Cho HS thảo luận nhóm .
 + Cả lớp và GV nhận xét
Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của BT3 và cho HS thi làm bài đúng
 + GV nhận xét 
Bài tập 4: GV nêu yêu cầu của bài tập, HS suy nghĩ đặt câu. 
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc yêu cầu BTvà thảo luận , đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS chia nhóm và thực hiện.
- HS suy nghĩ và làm bài.
---------------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ : Tiết 6 TÂY NGUYÊN
I - Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).
II - Đồ dùng dạy học :
- Tranh, ảnh trong SGK.
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài “ Trung du Bắc Bộ ” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét ghi điểm cho từng hS.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Tây Nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng. Hình thức làm việc theo cặp.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ đọc tên các cao nguyên. 
- Yêu cầu HS dựa vào mục 1 SGKvà xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
+ KL: Vùng đất Tây Nguyên cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. 
3. Hoạt động 3: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Hình thức theo nhóm.
- Yêu cầu HS đọc mục 2 và bảng số liệu trong SGK và tả lời câu hỏi: 
- Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào?
- Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên?
+ KL: Ở Tây Nguyên, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. .
4. Hoạt động 4: Củng cố.
- Đặt câu hỏi để rút ra kết luận như phần ghi nhớ Sgk trang 83
- HS tìm hiểu theo cặp và trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- HS đọc
- HS tự đọc trong Sgk và thảo luận trả lời các câu hỏi . Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS đọc
- Trả lời, ghi nội dung vào vở.
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết : 30 PHÉP TRỪ 
I - Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:
- Cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ) 
- Kỹ năng làm tính trừ.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - Nêu phép tính cho HS thực hiện tính trên bảng.
+ Nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Củng cố cách thực hiện phép trừ
Hình thức : theo lớp bằng SGK
Phương pháp: Đàm thoại
- GV nêu phép trừ ở trên bảng trang 39 SGK: đặt câu hỏi cho HS tính kết quả. 
- Rút ra KL: 
+ Đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu “ - ” và kẻ gạch ngang.
+ Tính: Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
3.Hoạt động 3: Thực hành
 GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1,2,3,4/trang 39 bằng bảng lớp, bảng con, vở. 
+ Kèm cặp HS yếu kém biết cách giải và hướng dẫn sửa chữa bài.
4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- Tìm hiểu ví dụ, cách tính và tính kết quả.
- HS nêu lại.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
-------------------------------------------------------------------------
 TẬP LÀM VĂN: Tiết : 12 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN 
 KỂ CHUYỆN
I - Mục đích, yêu cầu :
1. Dựa vào tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu
II - Đồ dùng dạy học :
 - Vở BT Tiếng Việt 4/1 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc lại nội dung ghi nhớ tiết TLV trước.
+ Nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
+ Nhận xét chung.
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: Dựavào tranh, kể lại cốt truyện
- Cho HS đọc phần lời dưới mỗi tranh và đọc thầm những câu hỏi gợi ý trong SGK, trả lời.
- Cho HS thực hành kể. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện
- Cho HS đọc và làm theo yêu cầu của bài và thi kể theo nhóm. 
- Gv kèm cặp và hướng dẫn HS yếu kém. Nhận xét một số bài kể hay. 
3. Hoạt động 3 : Củng cố
- Nhận xét tiết học
- HS đọc trao đổi và trả lời câu hỏi trước lớp
- HS làm theo yêu cầu của bài tập và trình bày bài trước lớp sau khi làm xong. các nhóm khác bổ xung (nếu có)
---------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
- Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua.
 - Nêu phương hướng tuần tới.
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 06.doc