Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)

1.Kiểm tra bài cũ:

-Khi học bài trên lớp hoặc khi sinh hoạt tập thể em cần làm gì ? Vì sao ?

-Nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới: Giới thiệu bài.

+Hoạt động 1. Cho HS đóng tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình Hoa.

* Nêu câu hỏi:

-Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?

-Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?

-Nếu là Hoa em giải quyết thế nào?

KL: Mỗi gia đình đều có những khó khăn riêng. Là con, các em phải biết tìm cách giải quyết giúp bố mẹ, nhất là các vấn đề có liên quan đến các em.

+Hoạt động 2: Trò chơi: “Tập làm phóng viên”

-Nêu cách chơi:1 em đóng vai người phóng viên, đến phỏng vấn các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó mà em quan tâm (ví dụ: về học tập, về môi trường, )

 

doc 46 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Thứ
 Ngày
Môn
Đề bài giảng
Thứ hai
26/9
Đạo đức
Bài 3 (tiết 2): Bày tỏ ý kiến.
Tập đọc
Những hạt thóc giống.
Chính tả
Truyện cổ nước mình.
Toán
Luyện tập
Thể dục
Bài 11
Thứ ba
27/9
Toán
Luyện tập chung
Luyện từ và câu
Từ ghép và từ láy.
Âm nhạc
Tập đọc nhạc ....
Kể chuyện
Một nhà thơ chân chính.
Khoa học 
Một số cách bảo quản thức ăn.
Thứ tư
28/9
Tập đọc
Tre Việt Nam
Tập làm văn
Cốt chuyện
Toán 
Kiểm tra cuối chương một
Lịch Sử
Nước ta dưới ách độ hộ của các triều đại phong kiến phương bắc
Kĩ thuật
Thứ năm
29/9
Toán 
Phép cộng
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ ghép và từ láy
Khoa học 
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Kĩ Thuật
Thể dục 
Bài 12
Thứ sáu
30/9
Toán
Phét trừ.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt chuyện.
Mĩ Thuật
Vẽ theo mẫu: vẽ quả dạng hình cầu.
Địalí 
Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
Tuần 6 Ngày soạn 19 tháng 9 năm 2009
Ngày dạy thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
ĐẠO ĐỨC (tiết 6)
Biết bày tỏ ý kiến ( tt )
I.Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần được bày tỏ ý kiền về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân va2 lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
 - Biết:Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
II.Đồ dùng dạy – học.
-HS tập tiểu phẩm:Một buổi tối trong gia đình Hoa.
-Mi- crô.
III.Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Khi học bài trên lớp hoặc khi sinh hoạt tập thể em cần làm gì ? Vì sao ?
-Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
+Hoạt động 1. Cho HS đóng tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình Hoa.
* Nêu câu hỏi:
-Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
-Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
-Nếu là Hoa em giải quyết thế nào?
KL: Mỗi gia đình đều có những khó khăn riêng. Là con, các em phải biết tìm cách giải quyết giúp bố mẹ, nhất là các vấn đề có liên quan đến các em.
+Hoạt động 2: Trò chơi: “Tập làm phóng viên”
-Nêu cách chơi:1 em đóng vai người phóng viên, đến phỏng vấn các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó mà em quan tâm (ví dụ: về học tập, về môi trường,)
-Tổ chức cho HS chơi.
-Gợi ý giúp đỡ khi HS lúng túng.
-Nhận xét, kết luận: Mỗi người đều có quyền có suy nghĩ, có ý kiến và bày tỏ ý kiến riêng của mình.
+Hoạt động 3.Bài tập 4. Cho HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm bài và trình bày.
-Nhận xét , kết luận: Ngoài việc cần tham gia ý kiến, mỗi em cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác.
3.Củng cố-Liên hệ: Trong học tập và sinh hoạt tổ, nhóm, cá em đã tích cực tham gia ý kiến chưa? Vì sao?
-Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò: Thực hiện vận dụng những điều đã học vào thực tế.
-HS phát biểu.
-1 HS nêu ghi nhớ.
-Tập đóng tiểu phẩm trong nhóm.
-Các nhóm trình bày trước lớp.
-HS phát biểu ý kiến.
-Nêu cách giải quyết của cá nhân, lớp nhận xét.
-Chơi trò chơi.
-Nghe phổ biến cách chơi.
-Một số HS thực hiện làm phóng viên. 
Ví dụ:
-Bạn hãy giới thiệu bài hát, bài thơ mà bạn biết. 
-Bạn thấy tình hình học tập của lớp ta như thế nào ? Bạn có biện pháp học tập nào hay cùng giới thiệu cho cả lớp cùng học tập ?
1HS đọc yêu cầu bài tập 4.
-Viết bài.
-Trình bày bài viết.
-HS liên hệ và phát biểu.
 TẬP ĐỌC (tiết 11)
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
I.Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An -đrây -ca thể hiện tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm bản thân( trả lời các câu hỏi SGK).
-Có ý thức trách nhiệm với bản thân.
II.Đồ dùng dạy – hocï: Bảng phụ ghi sẵn đoạn 2 và 3.Tranh minh họa SGK
III.Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài: Gà Trống và Cáo.
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:Câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-ca có phẩm chất rất đáng quý mà không phài ai cũng có. Đó là phẩm chất gì? Bài học này giúp các em hiểu điều đó.
+Hướng dẫn luyện đọc.
-Gọi 1 HS đọc bài.
-Chia 3 đoạn:Đ1:Từ đầu...về nhà
 Đ2:Tiếp đến khỏi nhà
 Đ3:Còn lại
-Cho HS đọc nối tiếp kết hợp sửa lỗi đọc và giải nghĩa từ ngữ.
-Cho HS đọc theo cặp.
- Hướng dẫn cách đọc: Nghỉ hơi đúng, nhanh, tự nhiên giữa các cụm từ không có dấu câu văn sau: chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng/ mua thuốc/ rồi mang về nhà. Đọc giọng trầm, buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt. Ý nghĩ của An-đrây- ca đọc với giọng buồn, day dứt. Lời mẹ dịu dàng, an ủi. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả: hỏng hốt , khóc nấc, nức nở, tự dằn văt
-GV đọc mẫu đoạn văn.
+Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
*An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
*Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
*An-đrây-ca đã dằn vặt mình như thế nào?
*Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ?
-Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
-Ghi bảng ( như phần mục tiêu )
+Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
* Đọc đoạn: Bước vào phòng ông nằmra khỏi nhà.
-Gọi 3 em đọc 3 đoạn
 -Treo bảng hướng dẫn đọc đoạn 2.
-GV đọc diễn cảm đoạn 2.
-Cho HS luyện đọc.
- Học sinh đọc theo nhóm( 4 phút)
-Nhận xét, đánh giá. 
3.Củng cố: Nêu ý nghĩa câu chuyện? 
-Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho mình?
- Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện. - Giáo dục: 
4.Dặn dò: Về nhà luyện đọc lại bài.
-xem bài tiếp theo.
-3 HS lên bảng đọc bài.
-1em đọc, lớp theo dõi.
-HS nối tiếp nhau đọc bài.(3 lượt )
-Luyện đọc từ khó- giải nghĩa từ.
-Luyện đọc theo cặp.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
-Nghe đọc mẫu.
+Tìm hiểu bài.
-Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
*An-đrây-ca đã gặp mấy đứa bạn và cùng chơi đá bóng .
*Ông của An-đrây-ca đã qua đời. 
*Cả đêm đó, em ngồi khóc bên gốc táo ông trồng, mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt mình.
.+Phát biểu ý nghĩa:Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
-3 em đọc, lớp nhận xét cách đọc từng đoạn.
-Theo dõi cách đọc.
-Nghe đọc mẫu.
-Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
-1 em nhắc ý nghĩa.
-HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
(Cần phải có trách nhiệm với bản thân và với mọi người )
- VD: Chú bé trung trực, Chú bé giàu tình cảm.
 CHÍNH TẢ (tiết 6)
Người viết truyện thật thà( nghe- viết)
I.Mục tiêu:
-Nghe- viết đúng chính tả bài :sạch sẽ, trình bày đúng lời đối thoại cảu nhân vật trong bài.
- Làm đúng BT2( CT chung), BTCT phương ngữ 3a,b hoặc BTdo GV soạn .
- Rèn tính cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
II.Đồ dùng dạy- học.
-Bảng phụ ghi sẵn bài tập chính tả.
III.Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Đọc cho HS viết bảng con: nô nức, dõng dạc, lâu nay, áo len.
-Nhận xét, sửa lỗi.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
+Hướng dẫn nghe - viết.
+ GV đọc 1 lượt bài chính tả:” Người viết truyện thật thà”.
+ Hs đọc phần chú giải SGK.
-Gọi 1 em đọc bài viết.
-Nội dung mẩu chuyện nói gì?
-Cho HS viết các từ: Pháp, Ban-dắc, lên xe, nói dối.
-Nhắc nhở HS trước khi viết.
*Đọc cho HS viết chính tả.
Hướng dẫn sửa lỗi.
 -Mời 1 em đọc yêu cầu bài 2.
-Cho HS tự soát lỗi và sửa lỗi bài của mình..
-Theo dõi, kiểm tra HS sửa lỗi
+Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
-Mời HS nêu yêu cầu bài 3.
-Cho HS làm theo nhóm 2 câu a.
-Nhận xét sửa lỗi.
3.Củng cố: chấm một số bài- nhận xét kết quả.
-Nhận xét giờ học.
4.Dặn dò: Về nhà luyện viết cho đẹp.
-Em nào sai nhiều lỗi về viết lại bài.
-Làm bài 2b vào vở.
-HS viết bảng con.
-Nhận xét.
- HS lắng nghe.
-1 em đọc, lớp theo dõi.
-HS phát biểu.( Ban- dắc là nhà văn nổi tiếng thế giới  nhưng lại rất thật thà, không bao giờ biết nói dối.)
-Cả lớp viết bảng con.
-Nhận xét, sửa lỗi.
- Ghi tên vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dong2phai3 viết hoa, viết lùi vào 1 dòng 1 ô li; lời nói trực tiếp của các nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng: viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định( VD: Ban- dắc)
+Nghe - viết chính tả.
Bài 2. 1 em đọc yêu cầu,
+Giở sách và soát lại lỗi, sửa lỗi vào sổ tay chính tả.( theo mẫu )
Bài 3. 1 em nêu yêu cầu.
-Làm nhóm 2 theo mẫu .
-Trình bày kết quả.Lớp nhận xét.
a)Ví dụ: xanh xao, xào xạc, xanh xanh, xôn xao,
sum sê, sung sướng, sạch sẽ, sạch sành sanh,..
b) đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, khẩn khoản, khủng khỉnh, nhảy nhót, nhảm nhí, ngủ nghê, phe phẩy, thỏa thuê, thấp thỏm, tỏ tường, tua tủa, van vỉ, vớ vẩn, sấn sổ, sởn sơ, xủng xoảng, suôn sẻ, xà xẻo.
c) Từ láy có chứa thanh ngã: bỡ ngỡ, dỗ dành, mũm mĩm, mẫu mực, màu mỡ, nhễ nhại, nghĩ ngợi, ng ... ường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
-Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy-học
-Bài mẫu cho HS quan sát.
-Vật liệu, dụng cụ: Hai mảnh vải hoa giống nhau kích thước:20 x 30 cm
 Len, chỉ khâu.
 Kim khâu, phấn, kéo, thước.
III. Hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
+Hoạt động 1. Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
-Cho HS quan sát bài mẫu và nêu nhận xét: Đường khâu, mũi khâu, măït vải.
-Đường khâu ghép hai mép vải được ứng dụng làm gì ?
-Nhận xét kết luận:Khâu ghép hai mép vải để ứng dụng nhiều trong khâu may như: tay áo, cổ áo, túi, gối,
+Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
-Cho HS quan sát hình 1,2,3 SGK và nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Thao tác mẫu bằng len cho HS theo dõi.
-Gọi HS lên bảng thực hiện lại.
-Nhận xét chỉ rõ chỗ được và chỗ chưa được.
-Cho HS tập trên giấy. Theo dõi HD
3.Củng cố, dặn dò: Gọi 1 em đọc ghi nhớ 
-Nhận xét giờ học.
-Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để thực hành.
+Quan sát, nhận xét.
-Đường khâu là các mũi khâu thường cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau, đường khâu nằm ở mặt trái của hai mảnh vải.
-Ứng dụng trong khâu may.
-Dựa vào SGK nêu các bước khâu
+Bước 1:Vạch dấu ở mặt trái của một mảnh vải.
Bước 2:Úùp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và khâu lược lại.
Bước 3: Khâu thường từ phải sang trái.
-1-2 em lên bảng thực hiện các thao tác.
-Lớp nhận xét.
-Cả lớp tập khâu trên giấy.
+Một em đọc ghi nhớ SGK
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (tiết 11)
	Tìm hiểu an toàn giao thông bài 2 (t1)
	Sơ kết lớp tuần 5
A / Tìm hiểu an toàn giao thông bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn.
+Hoạt động 1. Nhắc lại các biển báo giao thông đường bộ.
-Cho HS nhắc và mô tả lại các biển báo đã học.
+Hoạt động 2. Giới thiệu : Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn là những tín hiệu giao thông đường bộ.
+ Hoạt động 3. Tìm hiểu vạch kẻ đường.
-Em đã bao giờ thấy vạch kẻ trên đường chưa ?
-Em thấy những loại vạch kẻ nào ?
-Cho HS quan sát tranh và nêu câu hỏi:
*Các vạch kẻ đường ngang ở gần trường học, ngã ba, ngã tư, có tác dụng gì ?
*Muốn đi bộ qua đường ở các nơi đông xe cộ em cần đi như thế nào ?
*Ngoài các vạch kẻ ngang em còn thấy vạch kẻ dọc, vậy vạch kẻ dọc có tác dụng gì ?
*Vạch kẻ ngang lền nhau có tác dụng gì 
-Nhận xét kết luận.
-Nhằc nhở HS thực hiện đúng các tn1 hiệu chỉ dẫn trên đường.
-HS phát biểu.
-Có vạch kẻ ngang, vạch kẻ dọc, các vạch ngang dầy liền nhau.
-Các vạch kẻ ngang ở các ngã ba, ngã tư, cổng các trường học, cơ quan,.. là vạch dành cho người đi bộ qua đường và vạch dừng xe(vạch liền )
- Cần phải đi trên vạch ngang dành cho người đi bộ khi có tín hiệu đèn xanh.
-Vạch kẻ dọc liền trên đường để phân làn xe, xe không được lấn qua vạch sang phần đường bên kia.
-Các vạch ngang dầy liền nhau để báo hiệu ô tô, xe máy phải đi chậm lại.
B / Sinh hoạt lớp.
-Cho các tổ sinh hoạt, bình xét tuyên dương.
-Lớp trưởng báo cáo, nhận xét, đề nghị tuyên dương.
-GV nhận xét chung:
+Nề nếp lớp: Ra vào lớp đúng giờ, đi học đầy đủ.
 Giữ vệ sinh lớp khá tốt.
+Học tập: Nhiều em học chậm, chưa chăm chỉ học tập.
 Chữ viết xấu, sai lỗi quá nhiều.
+Yêu cầu :chấm dứt tình trạng không học bài cũ. Hăng hái, tích cực hơn trong học tập.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ( tiết 11)
Bài: Sinh hoạt văn nghệ, đăng kí thi đua. 
Hoạt động làm sạch đẹp môi trường lớp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
Mỗi học sinh kiểm điểm bản thân về mọi mặt học tập, nề nếp của mình trong tuần qua
Tổ trưởng nhận xét từng bạn trong tổ: về học tập, đạo đức.
Lớp trưởng nhận xét chung về các mặt làm được và chưa làm được .
Giáo viên nhận xét chung:
 + Đạo đức: Đa số các bạn ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo.
 + Học tập: Đa số học sinh làm bài và học bài trước khi đến lớp. Tuy nhiên còn một số học sinh chưa học bài và làm bài. Trong lớp còn làm việc riêng
 +Thể dục: các em xếp hàng nhanh, còn một số học sinh còn nghịch trong khi tập .
+ Vệ sinh: Vệ sinh chân tay cũng như vệ sinh lớp sạch sẽ.
Phương hướng tuần 7:
Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Thực hiện tốt các mặt của Đội cũng như của nhà trường đề ra.
Giáo viên cho học sinh sinh hoạt văn nghệ 
Các cá nhân lên trình bày tiết mục văn nghệ của mình
- Tập thể lên trình bày tiết mục văn nghệ của mình
Đăng kí thi đua cá nhân, tổ nhóm, lớp.
Cho học sinh hoạt động làm sạch đẹp môi trường.
Ngaỳ soạn ngày 1 tháng 10 năm 2008
Ngaỳ dạy thú sáu ngày 3 tháng 10 năm 2008
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (Tiết 12 )
	Tìm hiểu an toàn giao thông bài 2 (tt)
A / Tìm hiểu an toàn giao thông bài 2.
+Hoạt động 1. Nhắc lại tác dụng các vạch kẻ đường.
Gọi HS kể các và nêu tác dụng các vạch kẻ đường tiết trước đã học.
Nhận xét.
+Hoạt động 2. Tìm hiểu về cọc tiêu và hàng rào chắn.
1)Cọc tiêu: Cho HS quan sát tranh có cọc tiêu.
-Cọc tiêu được cắm ở đâu, trên những đoạn đường nào ? Cọc tiêu có tác dụng gì ?
-Cọc tiêu được làm như thế nào ?
2)Cho HS quan sát hàng rào chắn.
-Có những loại hàng rào chắn nào ? được đặt ở đâu ?
-Rào chắn có tác dụng gì ?
-Nhận xét, kết luận.
-Nhắc lại các vạch kẻ đường và tác dụng.
-Nhận xét, bổ sung.
+Quan sát và nhận xét.
-Cọc tiêu được cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để chỉ dẫn cho người đi đường biết phạm vi nền đường an toàn và hướng đi.
-Cọc tiêu cao khoảng 60 cm, sơn trắng, trên đầu có sơn đỏ.
-Có hàng rào chắn cố định và rào chắn di động.
-Rào chắn cố định đặt ở những nơi đường hẹp đường cấm, đường cụt, bên đường có vực sâu nhằm chỉ hướng và bỏa đảm an toàn cho phương tiên giao thông.
-Rào chắn di động thường đặt ở các đường giao nhau với đường sắt, các công trình đang thi công,.. nhằm không cho xe đi qua trong thời gian nhất định.
B / Sinh hoạt lớp tuần 6.
-Cho các tổ sinh hoạt, đề nghị tuyên dương.
-Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung.
-GV nhắc nhở, tuyên dương.
-Giao nhiệm vụ tuần 7: +Tích cực, chủ động trong học tập.
 + Giúp đỡ nhau trong học tập ở lớp, ở nhà.
 + Thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh.
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều vòng phải,
vòng trái. Trò chơi: Kết bạn.( Tiết 11)
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng, điểm số và quay sau cơ bản đúng. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
-Rèn tính kỉ luật, tự giác trong học tập.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Còi
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Trò chơi: Diệt các con vật có hại
-Đứng hát và vỗ tay.
B.Phần cơ bản.
1)Đội hình đội ngũ.
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
-Chia tổ tập luyện. Do tổ trưởng điều khiển, gv quan sát nhận xét sửa chữa.
+Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. Gv quan sát nhậnn xét.
2)Trò chơi vận động.
-Trò chơi: “Kết bạn”
-Nêu tên trò chơi .
-Cho HS nhắc lại cách chơi và luật chơi.
-Nhắc nhở HS trước khi chơi.
-1tổ HS chơi thử- cả lớp thực hiện chơi
-Quan sát nhận xét sử lí tình huống.
C.Phần kết thúc.
-Cho HS làm một số động tác thả lỏng tại chỗ.
-Nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5 – 6 ‘
10 -12’
7 -8’
4 -6’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
THỂ DỤC (tiết 12 )
 Đi đều vòng phải, vòng trái.
Trò chơi: Ném trúng đích
I.Mục tiêu:
- Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
-Rèn tính kỉ luật, tự giác trong học tập.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Còi, 4-6 quả bóng, vật làm đích, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Xoay các khớp 
-Chạy nhẹ theo địa hình tự nhiên
-Đi thường thành một vòng tròn và hít thở sâu.
-Trò chơi: Thi đua xếp hàng
B.Phần cơ bản.
1)Đội hình đội ngũ.
-Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đúng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+GV điều khiển lớp tập.
+Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, gv quan sát và nhận xét.
+Tập hợp cả lớp – từng tổ thi đua trình diễn, GV quan sát nhận xét.
+Tập cả lớp do GV thực hiện.
2)Trò chơi vận động.
Trò chơi: Ném trúng đích.
-Nêu tên trò chơi – giải thích cách chơi và luật chơi
1-Tổ HS chơi thử
-Lớp thực hiện chơi. GV quan sát và nhân xét.
C.Phần kết thúc.
- Tập một số động tác thả lỏng.
-Đứng hát và vỗ tay theo nhịp.
Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
-Cùng HS hệ thống bài.
6-10’
12-14’
8-10’
4-6’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ 
CB 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 06.doc