Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Tiết 2: TẬP ĐỌC.

NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA

I - MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa

- Bảng phụ

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên Hăng hái phát biểu XD bài 
c. Phương hướng:
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
 - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.
*Phần bổ sung: .
*********************************************************************
TUẦN 6
THỨ HAI NGÀY 20/9/2010
Tiết 1: CHÀO CỜ.
LỚP 4B.
---------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP ĐỌC. 
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
I - MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa 
Bảng phụ
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ 4’
- Gọi HS Học thuộc bài thơ “Gà Trống và Cáo”
- Nhận xét cho điểm 
- 2 học sinh
B-Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu và ghi đầu bài 
2) Luyện đọc: 10’
- Gọi 1 hs đọc toàn bài 
- Cho hs đọc nối tiếp từng đoạn
+ Lần 1: Đọc kết hợp đọc từ khó 
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Cho hs luyện đọc theo nhóm 
3) Tìm hiểu bài 11’
* Gọi 1 hs đọc toàn bài 
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 – lớp đọc thầm – trả lời câu hỏi
H: Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? 
H: Khi mẹ bảo đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào?
H: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc?
GV chốt lại
*)An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn
- GV chuyển ý:
HS đọc đoạn 2 – lớp đọc thầm
H: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
H: Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
H: An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
H: Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
 *) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
- Gọi hs đọc toàn bài -> GV đặt câu hỏi -> đưa ra nội dung chính
H: Qua bài này em học được điều gì ở An-đrây-ca?
Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân 
- 1 hs đọc 
- 3 HS đọc
- Đọc 2 lượt
- Luyện đọc theo nhóm 
- 1 hs đọc 
- Vài hs trả lời 
- Lúc đó 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ. ông đang ốm nặng.
- Cậu nhanh nhẹn đi ngay 
- Nhập cuộc chơi đá bóng 
- HS đọc
- An -đrây –ca thấy mẹ khóc bên giường ông, ông đã qua đời .
- Cậu ân hận vì mải chơi, mang thuốc về muộn mà ông mất 
- An - đrây –ca oà khóc khi biết ông qua đời 
- An-đrây –ca rất yêu thương ông 
- Có trách nhiệm với lỗi lầm của mình 
c, Đọc diễn cảm 12’
- Đọc mẫu 
- HD hs nêu giọng đọc 
Lời ông: đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt
ý nghĩ của An-đrây-ca: đọc với giọng buồn, day dứt.
Lời mẹ: dịu dàng, an ủi
Nhấn giọng những từ ngữ: hoảng hốt, khóc nấc, òa khóc, nức nở, tự dằn vặt.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
- Thi đọc toàn truyện -> nhận xét cho điểm
2 HS
- Mỗi HS đọc 1 đoạn bài – lớp nhận xét, tự tìm ra cách đọc hay
- Đọc phân vai
- Nhóm 4 HS
3. Củng cố, dặn dò:3’
H: Nếu đặt tên khác cho truyện em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì?
H: Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học
- Đọc lại bài và chuẩn bị bài “Chị em tôi”
- Chú bé An - đrây- ca 
- Tự trách mình 
- Bạn đừng ân hận nữa ông bạn chắc cũng sẽ hiểu mà .
----------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN.
Bài 25 : BIỂU ĐỒ ( tiếp theo).
I) MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết về biểu đồ cột.
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột.
Bài 1, bài 2 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- GV : Giáo án, SGK, các biểu đồ trong bài học
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
* Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm 
2. Dạy bài mới:
a. Gtb(1’)
– Ghi bảng.
b. Làm quen với biểu đồ hình cột(10’)
- GV cho HS quan sát biểu đồ : “ số chuột bốn thôn đã diệt được”
- Gv đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời 
 + Hãy nêu tên của 4 thôn được nêu trên bản đồ? Thuộc hàng nào?
+ Các số ghi ở bên trái biểu đồ cho em biết điều gì?
+ Mỗi cột biểu diễn điều gì? ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ?
+ Hãy nêu số huột đã diệt ở mỗi thôn?
+ Trong biểu đồ cột cao hơn, cột thấp hơn biểu diễn số chuột như thề nào?
c Thực hành,:
Bài 1: (10’)
- HS nêu yêu cầu của bài toán và trả lời câu hỏi :(bảng phụ)
? Những lớp nào đã tham gia trồng cây?
? Lớp 4A trồng được bao nhiêu cây?
? Lớp 5B trồng được bao nhiêu cây?
? Lớp 5C trồng được bao nhiêu cây?
? Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia , là những lớp nào?
? Có mấy lớp trồng được trên 30 cây? là những lớp nào?
? Lớp nào trồng được nhiều cây 
nhất?
? lớp nào trồng được ít cây nhất?
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 2( 8’) 
Yêu cầu HS đọc đầu bài , sau đó làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
 4. Củng cố – dặn dò:3’
- GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về học bài , làm bài tập (VBT) 
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS quan sát
- Bốn thôn đó là: Thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn thượng thuộc hàng dưới.
- Các số ở cột bên trái chỉ số chuột.
- Mỗi cột biểu diễn số chuột của thôn đó đã diệt. Số ghi ở đỉnh cột chỉ số chuột biểu diễn ở cột đó.
- Thôn Đông 20000 con, thôn Đoài 2200 con, thôn Trung 1600 con, thôn Thượng 2750 con.
- Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp biểu diễn số chuột ít hơn.
*1,2 hs nêu
+ HS theo dõi và nhắc lại.
- Các lớp : 4A, 4B, 5A, 5B, 5C 
 -Lớp 4A trồng được 35 cây
- Lớp 5B trồng được 40 cây
- Lớp 5C trồng được 23 cây
- Khối lớp 5 có ba lớp tham gia đó là 5A, 5B, 5C
- Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là các lớp 4A, 5A, 5B
- Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất.
- Lớp 5C trồng được ít cây nhất.
- HS chữa bài.
- HS làm bài theo nhóm
Bài giải:
Trong năm học đó trường Tiểu học Hoà Bình có:
35 x 3 = 105 (học sinh)
Năm học 2004 - 2005có số học sinh 
32 x 4 = 128( học sinh )
Năm học 2002 - 2003có số học sinh là:
35 x 3 = 105 ( học sinh)
Năm học 2002 – 2003 ít học sinh hơn năm học 
2004 – 2005 là: 
128 – 105 = 23 ( học sinh)
 Đáp số: 23 HS
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
--------------------------------------------------------
Tiết 4: KHOA HỌC
Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I) Mục tiêu
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II) Đồ dùng dạy - học
- Các hình trang 24, 25 sách giáo khoa.
- Vài loại rau: rua muống, rau cải,xu hào, cá khô.
- 10 tờ phiếu học tập khổ A2 và bút dạ.
III) Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định TC1’
B. Kiểm tra bài cũ3’
? Thế nào thực phẩm sạch và an toàn? 
? Chúng thức ăn cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ?
? Vì sao hàng ngày chú thức ăn cần ăn nhiều rau và quả chín ?
C. Dạy học bài mới28’
Thức ăn cần phải chú ý đến điều gì trước khi bảo quản thức ăn và khi sử dụng thức ăn đã bảo quản, các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
 Hoạt động 1: Cách bảo quản thức ăn.
Chia học sinh thành nhóm và tổ chức quan sát các hình trang 24, 25 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: 
1. Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
 2. Gia đình em thường sử dụng cách nào để bảo quản thức ăn ?
3. Cách cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?
- Nhận xét 
- Kết luận: Có nhiều cách để giữu thức ăn được lâu mà không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Cho vào tử lạnh, phơi khô hoặc ướp muối. 
 Hoạt động 2: Những chú ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. 
- Cho học sinh chia nhóm, đặt tên.
1. Nhóm: Phơi khô 
2. Nhóm: ướp muối
3. Nhóm: ướp lạnh
4. Nhóm: Cô đặc với đường.
1) Kể tên một số thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ? 
2) Chúng thức ăn cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ? 
 Kết luận:+ Trước khi đưa thức ăn (thịt, cá, rau, củ, quả) vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần dập nát, úasau đó rửa sạch và để ráo.
+ Trước khi dùng để nấu nướng cần rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (laọi bỏ ướp muối).
Hoạt động 3 Trò chơi “Ai đảm đang nhất”
- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và một chậu nước.
- Mỗi tổ cử hai bạn tham gia cuộc thi. Một học sinh làm trọng tài.
- Sau 7p các học sinh phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
- Giáo viên và các học sinh trong tổ làm trọng tài.
+ Nhận xét và công bố nhóm được giải.
 Hoạt động kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà học mục bạn cần biết trang 25 sách giáo khoa.
- Dặn sưu tầm tranh, ảnh về các loại bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Hát
- 3 học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe.
 - Tiến hành thảo luận.
1. các cách: Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh.
2. Cách phơi khô và ướp bằng tủ lạnh, ướp muối, ngâm nước mắm, đóng hộp, làm mứt,
3. Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu.
- Nhận xét, bổ sung.
 - Thảo luận, đại diện trình bày kết quả.
- Nhóm cùng tên bổ sung kết quả.
 - Nhóm: Phơi khô
1. Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng miến, bánh đa, mộc nhĩ.
2. Trước khi bảo quản cá tôm, mực cần rửa sạch, bỏ phần ruột. Các loại rau cần chọn các loại rau tươi, bỏ pần dập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.
- Nhóm: ướp muối
1. Tên thức ăn: Thịt, cá, tom, cua, mực
2. Trước khi bảo quản cần chọn loại còn tươi loại bỏ phần ruột. Trước khi sử dụng cần rửa lại hoặc ngâm nước cho bớt mặn.
- Nhóm: ướp lạnh
1. Tên thức ăn: Cá, thị, tôm, cua, mực, các loại rau.
2. Trước khi bảo quản cần lựa chọn loại còn tươi, rửa sạch oại bỏ phần dập nát, hang, để ráo nước.
- Nhóm: đóng hộp
1. Tên thức ăn:Thịt, cá, tôm
2. Trước khi bảo quản cần lựa chọn loại còn tươi, rửa sạch, loại bỏ ruột.
- Nhóm: Cô đặc có đường
1. Tên thức ăn: Mứt dâu, mứt nho, mứt cà rốt, mứt khế
2. Trước khi bảo quản cần chọn quả tươi không bị dập, rửa sạch, để ráo. 
 - Tiến hành trò chơi.
- Mỗi nhóm cử hai người.
- Than gia thi.
------- ... của mình.
GV nxét, ghi những ý chính lên bảng.
- Tổ chức cho hs thi kể từng đoạn.
- Nxét sau mỗi lượt hs kể.
- Tổ chức cho hs thi kể toàn chuyện.
- Nxét, cho điểm hs.
4) Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại cách kể chuyện.
- Qua câu chuyện em thấy chàng tiều phu là người như thế nào?
- Em học tập được ở chàng tiều phu đức tính gì đáng quý?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà ôn bài, làm bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Cả lớp hát, lấy sách vở môn học
- 1 Hs đọc ghi nhớ.
- 2 hs thực hiện y/c.
- 1 hs kể lại.
- Ghi đầu bài vào vở.
- 1 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Quan sát, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Truyện có hai nhân vật: Chàng tiều phu và cụ già (tiên ông).
- Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
- Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
Lắng nghe.
- 6 hs nối tiếp nhau đọc, mỗi hs đọc một bức tranh.
- 3 ® 5 hs kể cốt truyện.
HS kể:
Ngày xua có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên mọt lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cảm ơn cụ. Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả 3 lưỡi rìu.
- 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c thành tiếng.
Lắng nghe
- Quan sát, đọc thầm.
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì chằng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
- Chàng nói: Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.
- Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
- Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- 2 Hs kể chuyện đoạn 1.
- Nxét câu trả lời của bạn.
- Hoạt động trong nhóm.
- Đọc phần trả lời câu hỏi.
- Mỗi nhóm cử 1 hs kể một đoạn.
- 2, 3 hs kể toàn truyện.
- Hs nêu lại.
- Chàng tiều phu là người tốt bụng và thật thà không tham lam.
- Học đức tính thật thà, chăm chỉ...
- Ghi nhớ.
Tiết 3: CHÍNH TẢ.
Nghe viết
Bài 6. NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I/ MỤC TIÊU 
- Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng BT 2 (CT chung), BTCT phương ngữ (3) a/b hoặc BT do GV soạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV:Giáo án , sgk , phiếu học tập .
- HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/KTBC (2 phút )
Kiểm tra bài học trước 
II/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1p)
- GV giới thiệu và ghi đầu bài 
1.HD viết bài. (20 phút)
- Đọc mẫu đoạn cần viết 
- Gọi 2 hs đọc lại đoạn viết .
- Cho hs tìm các từ khó viết .
- HD viết từ khó .
- Cho hs viết từ khó.
- Cho hs tìm hiểu nôị dung đoạn viết.
- Đọc từng câu cho hs viết bài + soát lỗi.
- Thu bài chấm (10 bài )
- Nhận xét.
2.Bài tập 
Bài 2a, (7phút)
- Gọi hs đọc yêu cầu :
- Cho hs nêu miệng .
- Nhận xét chữa bài .
Bài 2b : (7 phút )
- Gọi hs đọc yêu cầu :
- Tổ chức thi tiếp sức 
- Nhận xét ,chữa bài .
III/Củng cố – dặn dò (1p)
- Gọi hs nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học .
- 2 học sinh
- Luyện viết một số từ khó 
- Ghi đầu bài 
- 2 hs đọc đoạn viết .
- Tìm các từ khó viết .
- Viết từ khó bảng lớp + bảng con. 
- Nêu nội dung đoạn viết .
- Nghe viết bài + soát lỗi.
- 2 hs đọc.
- Làm bài tập theo nhóm .
Đáp án : Suôn sẻ, sàn sàn , sanh sánh , săn sóc , sáng suốt , sầm sập , sần sùi , sòng sòng ...
- Đọc yêu cầu .
Đáp án :
- xám xịt , xa xôi, xao xuyến , xào xạc ...
- Nêu lại nội dung bài.
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Bài 12: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I - MỤC TIÊU:
Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực-Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4).
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Giấy phiếu to viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 3 từ điển (nếu có)
- Học sinh: Sách vở môn học.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC - CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) KIỂM TRA BÀI CŨ(4P)
- Gọi 2 hs lên bảng.
- Một hs viết 5 danh từ chung - Một hs viết 5 danh từ riêng 
- GV nxét bài và ghi điểm cho hs.
3) DẠY BÀI MỚI:
a) Giới thiệu bài:GV ghi đầu bài lên bảng
b) Tìm hiểu, HD làm bài tập:
Bài tập 1(8p)
* Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Y/c hs thảo luận cặp đôi và làm bài.
-Gọi đại diện lên trình bày.
- GV và các hs khác nxét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Gọi hs đọc bài đã hoàn chỉnh.
Bài tập 2(10p)
*Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Gv phát phiếu cho hs làm bài theo nhóm
- Y/c đại diện các nhóm trình bày.
- Gv và cả lớp nxét, chốt lại lời giải đúng:
+ Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng tổ chức hay với người nào đó là:
+ Trước sau như một không gì lay chuyển nổi là:
+ Một lòng một dạ vì việc nghĩa là.
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là:
+ Ngay thẳng, thật thà là:
Bài tập 3(8p)
*Gọi hs đọc y/c của bài.
- Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm và y/c các nhóm làm bài.
- Y/c nhóm nào làm xong trước lên dán phiếu và trình bày.
- Y/c các nhóm khác nxét, bổ sung.
GV kết luận lời giải đúng.
a) Trung có nghĩa là “ở giữa”.
b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”.
Bài tập 4(8p)
- Gọi hs đọc lại hai nhóm từ.
- GV nêu y/c của bài tập.
- HS tiếp nối đặt câu theo nhóm của mình. Nhóm nào đặt được nhiều câu đúng là thắng cuộc.
4) CỦNG CỐ - DẶN DÒ(2P)
- GV nxét, tuyên dương những hs đặt câu hay.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs lên bảng thực hiện
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- 1 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Đại diện 3 nhóm lên trình bày bài.
- Nxét, bổ sung.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng những từ điền đúng: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
- 1 hs đọc lại bài làm.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Nhận phiếu và làm bài theo nhóm.
- Các nhóm trình bày phiếu của mình.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
Trung thành.
Trung kiên
Trung nghĩa
Trung hậu.
Trung thực.
- 1 hs đọc y/c.
- Hoạt động trong nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nxét và bổ sung.
- Các nhóm so sánh và chữa bài.
- Trung thu, trung bình, trung tâm.
- Trung thành, trung kiên, trung thực, trung hậu, trung kiên.
- 1 hs đọc lại.
- Hs suy nghĩ, đặt câu.
+ Bạn Tuấn là học sinh trung bình của lớp.
+ Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu.
.
Lắng nghe và ghi nhớ.
--------------------------------------------------------
Tiết 5: ĐỊA LÍ.
BÀI 4. TRUNG DU BẮC BỘ
I, Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ:Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
HS khá, giỏi: Nêu được qui trình chế biến chè.
II, Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tranh,ảnh vùng trung du Bắc Bộ
III, Phương pháp: quan sát,đàm thoại,giảng giải,luyện tập
IV, Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Ổn định tổ chức
2, KTBC
- Gọi H trả lời
- G nhận xét
3, Bài mới
- Giới thiệu bài
1, Vùng đồi với đỉnh tròn,sườn thoải
*Hoạt động : Làm việc cá nhân
- G hình thành cho H biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào? đỉnh, sườn, các đồi được sắp xếp ntn?
+ Mô tả sơ lược vùng trung du?
+ Hãy kể tên một vài vùngtrung du ở Bắc Bộ?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ
- Gọi H trả lời
- G sửa chữa giúp H hoàn thiện câu trả lời
2, Chè và cây ăn quả ở vùng trung du
*Hoạt động 2:làm việc theo nhóm
- Bước 1:
- G y/c dựa vào kênh chữ và kênh hình mục 2 trong SGK thảo luận trong nhóm các câu hỏi sau:
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
+ Hình 1, 2cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
+ Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ địa lý TNVN?
+ Em biết gì về chè Thái Nguyên?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì?
+ Trong những năm gần đây trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây gì?
+ Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè?
- Bước 2:
- G nhận xét và hoàn thiện câu trả lời
3, Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
+ Hoạt động 3:làm việc chung
- G cho cả lớp quan sát tranh ảnh
- Y/c H trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc?
+ Để khắc phục tình trạng này người dân ở đây đã trồng những loại cây gì?
- G liên hệ thực tế để giáo dục H bảo vệ rừng
4, Củng cố dặn dò
- Củng cố nội dung bài 
- Gọi H đọc bài học 
- Chuẩn bị bài sau
- Người dân ở HLS làm những nghề gì?nghề nào là nghề chính?
- Ở HLS có những loại khoáng sản nào?
- Y/c H đọc mục 1 SGK quan sát tranh ảnh
- Vùng trung du là vùng đồi
- Được xếp cạnh nhau như bát úp với các đỉnh tròn,sườn thoải
- Nằm giữa miền núi và đồng bằng BB là một vùng đồi với các đỉnh tròn,sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.Nơi đó được gọi là vùng trung du
- Thái Nguyên,Phú Thọ,Vĩnh Phúc,Bắc Giang
- Vùng trung du ở Bắc Bộ có nét riêng biệt mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. Đây là nơi tổ tiên ta định cư sớm nhất
- H trả lời
- H nhận xét
- Nhóm đôi 
- H quan sát thảo luận
 – Thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp (nhất là chè)
- H1:chè Thái Nguyên
 H2:ở Bắc Giang trồng nhiều vải thiều 
- H lên chỉ vị trí trên bản đồ
- Chè Thái Nguyên nổi tiếng là thơm ngon
- Chè được trồng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Xuất hiện trang trại trồng cây vải
- H quan sát và nêu quy trình chế biến chè
- Đại điện nhóm trả lời
- H nhận xét
- H quan sát và đọc phần 3
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi...
- Người đân ở đây đã trồng các loại cây công nghiệp dài ngày: keo, trẩu, sở... và cây ăn quả
- H nhận xét
- H đọc bài học
====================================
THỨ SÁU NGÀY 24/9/2010
HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2010_2011_dinh_phan.doc