Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu:

 1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: An - đrây – ca, vun trồng, qua đời, nấc lên Đọc đúng toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: dằn vặt, chạy một mạch, oà khóc

 3. Thấy được nỗi dằn vặt của An - đrây – ca, thể hiện trong tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 4. Giáo dục Hs có trách nhiệm với công việc được giao.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Bảng lớp viết sẵn đoạn cần luyện đọc

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn: 30 /9/2010 	 Ngày giảng: Thứ 2/ 03/10/2011
Tiết 1: Sinh hoạt đầu tuần
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
=========================================
Tiết 2: Tập đọc 
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
I. Mục tiêu:
	1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: An - đrây – ca, vun trồng, qua đời, nấc lênĐọc đúng toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: dằn vặt, chạy một mạch, oà khóc
	3. Thấy được nỗi dằn vặt của An - đrây – ca, thể hiện trong tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
	4. Giáo dục Hs có trách nhiệm với công việc được giao.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng lớp viết sẵn đoạn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS đọc bài : “ Gà Trống và - Cáo”, trả lời câu hỏi
- Nhận xét – ghi điểm 
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
* Luyện đọc: 
- Gọi hs đọc toàn bài
- Chia đoạn: bài chia làm 2 đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1 
- Luyện đọc từ khó
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- Nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài: 
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
+ An - đrây – ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
Chạy một mạch: chạy thật nhanh, không nghỉ 
+ Chuyện gì xảy ra khi An - đrây – ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An - đrây – ca lúc đó như thế nào?
Oà khóc: khóc nức nở.
+ An - đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây – ca là một cậu bé như thế nào?
- Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca?
- Ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm: 
- Đọc nối tiếp cả bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Luyện đọc theo cặp
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò: 
+ Qua bài vừa tìm hiểu, em rút ra được bài học gì?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chị em tôi”
1’
4’
1’
10
11’
10’
3’
-Hát đầu giờ.
- 2,3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc.
- HS đánh dấu từng đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Đọc CN - ĐT
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- 1 HS nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+ Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.
+ An - đrây – ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc, Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về.
+ An - đrây – ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng.
+ An - đrây – ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm, để ông mất.
- Thấy được nỗi dằn vặt của An - đrây ca, thể hiện trong tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- 2, 3 HS trả lời.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
==============================================
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP (33)
I. Mục tiêu:
	1. Củng cổ để HS nắm vững hơn về cách đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
	2. Rèn kỹ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
	3. Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Các biểu đồ trong bài học.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
 - Nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: (HĐCN – Miệng)
- Y/c HS suy nghĩ trả lời
+ Đây là biểu đồ biểu diễn điều gì?
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng đúng hay sai? Vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải đúng hay sai ?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất đúng hay sai? Vì sao?
+ Số mét vải hoa mà tuần 2 mà cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét?
Bài 2: (HĐCN – Bảng phụ, vở)
- Yêu cầu làm bài.
+ Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa?
+ Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là bao nhiêu ngày?
+ Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò: 
 - Củng cố và nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về học bài, ôn bài, làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau:
“ Luyện tập chung”
1’
4’
1’
16’
14’
4’
- Hát chuyển tiết.
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
- Ghi đầu bài vào vở
- Đọc y/c
- HS trả lời theo yêu cầu
+ Biểu đồ biểu diẫn số vải hoa và số vải trắng đã bán trong tháng 9.
+ Sai vì tuần 1 cửa hàng bán được 200m vải và 100m vải trắng.
+ Đúng vì: 100 x 4 = 400 (m)
+ Đúng vì tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán được 300m, tuần 3 bán được 400m, tuần 4 bán được 200m
+ Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là:
 300 – 200 = 100 (m)
+ Tuần 4 bán được ít hơn tuần 2 là:
 300 – 100 = 200 (m)
- Đọc y/c
- 1 HS thực hiện vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
a. Tháng bảy có 18 ngày mưa.
b. Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn số ngày mưa của tháng 9 là:
 15 – 3 = 10 ( ngày)
c. Trung bình số ngày mưa của mỗi tháng là:
 ( 18 + 15 + 3) : 3 = 10 ( ngày)
 Đáp số: 10 ngày
- HS chữa bài.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
========================================
Tiết 4: Kĩ thuật 
Bìa 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG 
MŨI KHÂU THƯỜNG (Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
 	 1. Biết quan sát và nhận xét cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .Nêu được các bước, vạch dấu, khâu lược, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.Biết cách khâu 2 mép vải bằng mũi khâu thường
2. Khâu được 2 mép vải bằng mũi khâu thường
 	3. HS rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
 II. Đồ dùng dạy học:
 	- Bài mẫu, một số sản phẩm có đường khâu ghép, vật liệu dụng cụ.
 	- Vải, kim chỉ, phấn may.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy của thầy
TG
Hoạt động học của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ đồ dùng của H.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài:
*Hoạt động 1: Giới thiệu mẫu 
- Giới thiệu sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải
- Nêu nhận xét.
* KL: 
 - Khâu ghép hai mảnh vải được ứng dụng nhiều trong khâu may các sản phẩm. Đường ghép mép vải có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo... có thể có đường thẳng như đường khâu túi, chăn gối.
*Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật.
- Treo quy trình thực hiện: H1,2.3
- Hãy nêu cách vạch đường khâu.
- Khâu lược ghép 2 mép vải có tác dụng gì? Nêu cách làm?
- HD H một số điểm cần lưu ý (sgk)
- HS thực hành khâu
- Nhận xét đánh giá 
=>Ghi nhớ
4. Củng cố dặn dò:	
- Tổng kết bài.
- Nhận xét tiết học
- CB bài sau.
1’
3’
1’
10’
17’
3’
- Quan sát và nhận xét vật mẫu.
- Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải.
- Vạch đường khâu, quan sát hình 1.
- Vạch đường khâu trên mặt trái của mảnh vải thứ nhất có thể chấm các điểm cách đều nhau 5mm trên vạch dấu để khâu cho đều.
- HS nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường 
- 1H thực hành vừa nói vừa làm.
* Khâu lược mép 2 mép vải 
- Quan sát hình 2.
- Khâu lược để cố định 2 mép vải 
- Cách thực hiện:
+ Đặt mảnh vải thứ hai lên bàn, mặt phải ở trên.
+ Đặt mảnh vải thứ nhất lên mảnh vải thứ hai sao cho hai mặt phải của 2 mảnh vải 
úp vào nhau.Đường vạch dấu ở trên và 2 mép vải chuẩn bị khâu bằng nhau.
- Khâu lược các mũi khâu thường dài khoảng 1cm để cố định 2 mép vải. Đường khâu lược cách đường khâu khoảng 2mm
- 1, 2 H thực hiện thao tác.
- Nhận xét bài bạn làm.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ. 
===============================================
Tiết 5: Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Biết thực hiện tham gia ý kiến của mình trong quộc sống ở gia đình, nhà trường.
2. HS vận dụng kiến thức trong cuộc sống, kiến thức đã học vào làm bài tập.
3. Biết tôn trọng ý kiến người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Đồ dùng để đóng tiểu phẩm, vở các môn
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Trẻ em có quyền gì. Khi nêu ý kiến của mình phải có thái độ như thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Tiểu phẩm 
*Mục tiêu: Biết đóng vai đúng các nhân vật trong tiểu phẩm qua tiểu phẩm biết cách bày tỏ ý kiến cảu mình.
- HS xem tiểu phẩm và trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa.
- Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gđ như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
*KL: 
*Hoạt động 2: Trò chơi: Phỏng vấn. 
*Mục tiêu: Biết bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình đối với những vấn đề có liên quan đến cuộc sống.
 Phỏng vấn về các vấn đề.
- Làm việc theo cặp.
+ Tình hình vệ sinh trường em, lớp em.
+ Những công việc mà em muốn làm ở trường.
+ Những dự định của em trong mùa hè này.
+ Việc nêu ý kiến câu các em có cần thiết không ? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
KL: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những ĐKPT tốt nhất.
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại ghi nhớ
 - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau
1’
4’
1’
13’
14’
3’
+ Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc có liên quan đến mình cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ ý kiến mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng lễ độ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Tiểu phẩm: “Một buổi tối trong GĐ bạn Hải”
- Do 3 bạn đóng: Các nhận vật: Bố Hoa, mẹ Hoa và Hoa.
- Trả lời.
- Làm việc theo cặp đôi (Đổi vai: Phóng viên. Người phỏng vấn)
+ Mùa hè này em có dự định làm gì?
+ Mùa hè này em muốn đi thăm Hà Nội Vì sao? Vì em chưa bao giờ được đến Hà Nội. ... ài học 
- Về nhà học bài –CB bài sau.
1’
4’
1’
12’
14’
3’
+ Trung du Bacư Bộ là vùng đồi với đỉnh tròn....
+ Người dân nơi đây trồng rừng bao phủ đồi, ngăn tình trạng đất bị xấu đi...
- HS quan sát và nhận biết.
- HS lên xác định các cao nguyên bản đồ.
- Cao nguyên Kom tum -> Cao nguyên Plây ku.....
- HĐ nhóm đôi.
- HS nhận biết.
- Lâm viên -> Di Linh -> Kom Tum -> Đắc Lăk.
- HS đọc mục 2 và quan sát bảng số liệu.
- Hs lên xác định vị trí Buôn – ma - thuật
+ Mùa mưa vào tháng 5,6,7,8,9,10.
+ Mùa khô vào tháng 1,2,3,4, 11,12.
+ Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mư và mùa khô.
+ Mùa mưa thường có kéo dài liên miên.....
- 1, 2 HS mô tả.
- 2, 3 HS đọc bài học.
==========================================
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
	1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: “ Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giả dưới tranh, học sinh nắm được cốt truyện “ Ba lưỡi rìu”, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện “ Ba lưỡi rìu”.
	2. Kể được các đoạn văn dựa theo tranh.
	3. GD HS hãy trung thực thật thà trong cs.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 + Đọc ghi nhớ: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện
- Quan sát tranh trong Sgk
 + Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truỵên có ý nghĩa gì?
*G/V: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Đọc lời gợi ý dưới tranh
- Kể lại cốt truyện.
Bài 2: Phát triển ý nêu dượi mỗi tranh
- G/V: Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kỹ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào? Chiếc rìu trong tranh là rìu gì? Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.
*VD: Tranh 1.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? 
- Nêu kết quả thảo luận
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
( GV đặt câu hỏi gợi ý )
- Nhận xét, cho điểm học sinh
4. Củng cố dặn dò
+ Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Nx tiết học
- Viết lại câu chuyện vào vở. Chuẩn bị bài sau.
1’
4’
1’
8’
20’
3’
- Hát chuyển tiết..
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nhắc lại đầu bài.
 - 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh và đọc phần lời.
+ Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già ( tiên ông ).
+ Kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- 6 HS đọc tiếp nối 
- 3 - 5 HS kể cốt truyện. 
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Quan sát và đọc thầm.
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Chàng trai nói: “ Cả gia tài ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết lấy gì để sống đây?”.
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- 2 HS kể đoạn 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
* Các nhóm khác nêu các tranh còn lại.
- Mỗi nhóm cử 1HS thi kể 1 đoạn.
- 1 – 2 HS thi kể toàn chuyện. 
* Đoạn 2: 
- Cụ già hiện lên.
- Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai, chàng chắp tay cảm ơn.
- Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ.
* Tương tự HS kể đoạn 3, 4, 5, 6.
- 2, 3 HS trả lời
===============================================
Tiết 4: Chính tả: ( Nghe - viết )
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu:
	1. Nghe viết chính tả truyện ngắn “Người viết truyện thật thà" . Tìm và viết chính tả các từ láy có chứa các âm đầu: s/ x, thanh hỏi, thanh ngã.
 	2. Nghe viết đúng chính tả truyện ngắn “Người viết truyện thật thà", trình bày đúng, đẹp bài viết. Tự phát hiện được lỗi và sửa lỗi. Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có chứa các âm đầu :s/ x, thanh hỏi, thanh ngã. 
	3. GDHS tính cẩn thận khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Vở bài tập TV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp .
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe-viết 
- Đọc một lượt bài chính tả 
- Nhắc HS viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định 
- Đọc từng câu (từng bộ phận )
- Đọc lại bài chính tả 
*Hướng dẫn HS làm bài . 
Bài 2: Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em 
- Tập phát hiện và sửa lỗi chính tả)
+ Viết tên bài cần sửa
+ Sửa tất cả các lỗi có trong bài 
- Phát phiếu riêng cho 1 số HS 
- Nhận xét –chấm chữa 
- Nhận xét chung 
 Bài 3: Tìm các từ láy
- Làm bài cá nhân.
a, Có tiếng chứa âm s. 
 Có tiếng chứa âm x
- Tương tự với phần b.
- Phát phiếu cho một số HS 
- Nhận xét – chốt lại lời giải đúng 4. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng kết bài
- Nhận xét ý thức viết bài, ý thức học.
- Nhắc HS chuẩn bị bản đồ có tên quận, huyện, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ... 
1’
4’
1’
23’
8’
3’
- Chen, leng keng 
- 1 HS đọc thuộc lòng câu đố .
- HS lắng nghe, suy nghĩ 
- Cả lớp đọc thầm lại chuyện.
- Thực hành (tự viết trên nháp ) Pháp, Ban-dắc .
- HS viết bài vào vở 
- Soát lại bài .
- 1 HS đọc y/c và nội dung. Cả lớp đọc thầm .
- Tự đọc bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi
- Từng cặp HS đổi vở để sửa chéo.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng 
- 1 HS đọc y/c (M), lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở 
- Chim sẻ, chia sẻ...
- Xe máy, xình xịch, xôn xao
- HS làm bài trên phiếu dán kết quả.
- Lắng nghe, ghi nhớ
============================================
Tiết 5: An toàn giao thông
Bài 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. Mục tiêu:
	1. Học sinh biết giải thích so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn. Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường bộ an toàn ĐBAT đi tới trường ...
	2. Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường. Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn
	3. Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn
II. Đồ dùng day - học:
	- Phiếú thảo luận, thước để chỉ, sơ đồ bằng giấy lớn.
III. Các hoạt dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi đi xe đạp ra đường thì phải thực hiện ntn?
- Nx, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Ôn bài trước 
*Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài đi xe đạp an toàn
*Cách tiến hành:
Hoạt động cá nhân
+ Em muốn đi ra đường bằng xe đạp để bảo đảm an toàn em có những điều kiện gì ?
+ Khi đi xe đạp ra đường em cần thực hiện tốt những qui định gì ?
*Kết luận : Nhắc lại kiến thức đi xe đạp trên đường.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn: 
*Mục tiêu: HS hiểu ntn là con đường đi an toàn. Có ý thức và cách lựa chọn con đường đi an toàn để đi học .
*Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm đôi.
+ Theo em con đường hay đoạn đường ntn là an toàn ?
+ Theo em con đường ntn là con đường không an toàn ?
- Nhận xét.
 *Kết luận : Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn .
*Hoạt động 3: Chọn con đường đi an toàn đến trường 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn để đi học hay đi chơi. HS xác định được những điểm, đoạn đường kém an toàn .
*Cách tiến hành :
- Đưa ra sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có 2 - 3 đường đi để học sinh quan sát.
- Chọn 2 điểm trên sơ đồ
- Gọi 1- 2 học chỉ ra con đường đi an toàn từ A-B và phân tích.
* Kết luận:
- Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường đi an toàn dù phải đi xa hơn.
* Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ 
*Mục tiêu: Biết vận dụng vào thực tế con đường đi học của các em ...
- Luyện cho HS biết tự vạch cho mình đường đi học an toàn nhất .
*Cách tiến hành:
- Gọi 1-2 em học sinh lên giới thiệu con đường từ nhà em đến trường.
+ Em có thể đi đường nào khác đến trường? Vì sao em không chọn con đường đó ?
*Kết luận:
- Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lí và bảo đảm an toàn: Ta chỉ đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn .
4. Củng cố - dặn dò:
+ Em có thể chọn con đường đi qua sông suối để đi gần hơn không ?
- NX tiết học
- Dặn HS về thực hiện vận dụng bài học vào cs, huẩn bị bài sau.
1’
3’
1’
3’
12’
10’
7’
3’
- 2 HS trả lời
+ Xe phải đúng là xe dành cho trẻ phải còn tốt có phanh ...
+ Em phải đội mũ bảo hiểm đi sát về bên phải ...
- HĐ nhóm đôi, báo cáo.
+ Mặt đường phẳng, trải nhựa hoặc bê tông....
+ Đường gồ gề, hẹp , có nhiều vật cản trở.....
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm, báo cáo.
- Hs quan sát
+ Đường phẳng thẳng, đường một chiều, có đèn chiếu sáng, có biển báo hiệu giao thông ...
+ Đường gồ ghề, có nhiều khúc ngoặt, qua sông suối, có nhiều dốc 
- HS nhận xét
- HS quan sát hình vẽ.
+ Em không chọn con đường đó vì đó là con đường không an toàn 
- HS lắng nghe
+ Em có con đường đi qua suối gần hơn nhưng em không đi vì con đường này rất nguy hiểm .
===========================================
Tiết 6: Sinh hoạt 
NHẬN XÉT TUẦN 6
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp.
- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức 
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên.
II. Nội dung:
1. Tổ chức : Hát
2. Nhận định tình hình chung của lớp:
	- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt.
	- Nề nếp: Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
	- Học tập: Các em chăm học, có ý thức tương đối tốt trong học tập, trong lớp tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp, nhưng hiệu quả chưa cao. 
	- Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gang
3. Phương hướng:
	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.	
- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra
==================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 6.doc