Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 11: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
*KNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Thể hiện sự thơng cảm.
- Xác định giá trị.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 6: NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 19/09/11 Thể dục Tốn Tập đọc Lịch sử SHĐT 11 26 11 06 06 Luyện tập Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Năm 40) Chào cờ Thứ 3 20/09/11 Chính tả Tốn Thể dục Anh văn LT & C Khoa học 06 27 12 12 11 11 Nghe – viết: Người viết truyện thật thà Luyện tập chung Danh từ chung và danh từ riêng Một số cách bảo quản thức ăn Thứ 4 21/09/11 Đạo đức Tốn Kể chuyện Mĩ thuật Địa lý Tập đọc 06 28 06 06 12 Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 2) Luyện tập chung Kể chuyện đã nghe, đã đọc Tây Nguyên Chị em tơi Thứ 5 22/09/11 Tốn TLV LT&C Khoa học Kĩ thuật 29 11 12 12 06 Phép cộng Trả bài văn viết thư Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng Phịng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (Tiết 1) Thứ 6 23/09/11 TLV Tốn SHL Âm nhạc Anh văn 12 30 06 06 12 Xây dựng đoạn văn kể chuyện Phép trừ Sinh hoạt cuối tuần TUẦN 6 Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011. Môn: Thể dục _________________________________ Môn: TOÁN Tiết 26: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. * Bài 3 dành cho Học sinh khá giỏi. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3 (chỉ vẽ lưới ô vuông) III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Giới thiệu bài: 2/ HD luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc đề bài - Đây là biểu đồ biểu diễn gì? - Y/c hs đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài - Chữa bài + Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu? + Điền đúng hay sai vào ý thứ năm? + Nêu ý kiến của em về ý thứ 5? Bài 2: Các em quan sát biểu đồ trong SGK - Biểu đồ biểu diễn gì? - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? - Các em hãy hoạt động nhóm đôi, bạn này hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại. - Gọi nhóm lần lượt hỏi và trả lời trước lớp (mỗi nhóm 1 câu) + Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa? + Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 bao nhiêu ngày? + Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa? * Bài 3: Gọi hs nêu tên biểu đồ. - Biểu đồ chưa biểu diễn số cá của các tháng nào? - Nêu số cá bắt được của tháng 2, tháng 3? - Y/c hs tự vẽ cột biểu diễn số cá của 2 tháng trên - Gọi 1 hs lên bảng vẽ + Tháng nào bắt được nhiều cá nhất? Tháng nào bắt được ít cá nhất? 3/ Củng cố, dặn dò: - Về tập đọc biểu đồ. - Bài sau: Luyện tập chung Nhận xét tiết học - 1 hs đọc y/c - Biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 - Dùng bút chì làm vào SGK + Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300 m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300 m - 200 m = 100 m vải hoa + Điền đúng +Hs nêu ý kiến riêng - Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004 - Tháng 7, 8, 9 - HS hoạt động nhóm đôi. - Các nhóm lần lượt hỏi, trả lời. + Có 18 ngày mưa + Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 12 ngày + Trung bình mỗi tháng có 15 ngày mưa (18 + 15 + 12 ) : 3 = 15 ngày ) - Các nhóm nhận xét câu trả lời của bạn. - Biểu đồ số cá tàu Thắng Lợi bắt được. - Tháng 2 và tháng 3 - Tháng 2: 2 tấn; Tháng 3: 6 tấn - HS tự vẽ vào SGK - Cả lớp nhận xét, đối chiếu với bài của mình. - Tháng 3 bắt được nhiều nhất. Tháng 2 bắt được ít nhất. __________________________________________________ Môn: TẬP ĐỌC Tiết 11: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca I/ Mục đích, yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ). *KNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. - Thể hiện sự thơng cảm. - Xác định giá trị. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa bài tập đọc - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gà Trống và Cáo - Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài. Nhận xét, chấm điểm B/ Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Cậu bé đang suy nghĩ về trận bóng đá mà cậu đã tham gia. Tại sao cậu bé này khóc? cậu ân hận về điều gì? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 2/ HD đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.(3 lượt) - HD luyện phát âm các từ khó: An-đrây-ca, hoảng hốt, vun trồng - Gọi hs đọc lượt 2 kết hợp giảng nghĩa từ - Y/c HS luyện đọc trong nhóm 4 - Gọi 2 hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm *KNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. b. Tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: + Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? + Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào? + An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? + Đoạn 1 kể với em chuyện gì? Chuyển ý: An-đrây-ca mải chơi nên mua thuốc về nhà muộn, chuyện gì sẽ xảy ra với cậu và gia đình, các em hãy đọc tiếp đoạn 2 - Gọi hs đọc đoạn: Bước vào phòng ...hết bài + Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà. + Thái độ của An-đrây-ca lúc đó thế nào? + An-đrây-ca tự vằn vặt mình như thế nào? - Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? - Đoạn 2 nói lên điều gì? -Nội dung bài này nói lên điều gì? *KNS: - Thể hiện sự thơng cảm. - Xác định giá trị. c. Đọc diễn cảm: - Gọi hs đọc 2 đoạn của bài - Y/c cả lớp theo dõi, nhận xét, tìm ra cách đọc đúng. - GV đọc mẫu , gọi 2 hs đọc đoạn luyện đọc - Y/c hs luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4 (theo cách phân vai:người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca) - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Thi đọc toàn truyện -Nhận xét, tuyên dương 3/ Củng cố, dặn dò: - Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì? - Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn? - Về nhà đọc lại bài, chú ý luyện đọc diễn cảm - Bài sau: Chị em tôi -Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học. - 2 hs lên bảng đọc thuộc lòng nêu nội dung: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo. - Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây, bên cạnh là các bạn đang đá bóng. - Lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc theo trình tự + Đoạn 1: An-đrây-ca ...mang về nhà + đoạn 2: Tiếp ...an ủi em + Đoạn 3: Phần còn lại - HS luyện phát âm - 3 hs đọc trước lớp, hs lần lượt giảng nghĩa từ ở phần chú giải. - HS luyện đọc trong nhóm 4 - 2 hs đọc cả bài - Lắng nghe. - HS đọc thầm đoạn 1 + An-đrây-ca 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng + nhanh nhẹn, đi ngay + Gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà. + An-đrây-ca mãi chơi quên lời mẹ dặn - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp + An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông của cậu đã qua đời. + cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. cậu òa khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe + An-đrây-ca òa khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình + Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc cây táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn dặt mình. + Rất yêu thương ông, cậu không thể ta thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất. Cậu rất có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình. Cậu rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. - Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. - 2 hs đọc 2 đoạn của bài - Cả lớp tìm ra cách đọc đúng: + Lời của ông đọc với giọng mệt nhọc, yếu ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, dịu dàng. ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt. + Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. - HS lắng nghe, 2 hs đọc. - HS đọc trong nhóm 4 - 3 nhóm thi đọc diễn cảm - 2 hs đọc -Bình chọn bạn đọc hay - Chú bé trung thực, Tự trách mình, Chú bé giàu tình cảm + Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc sẽ hiểu bạn mà + Mọi người hiểu cậu mà, đừng tự dằn vặt mình như thế. _____________________________________________ Môn: Lịch sử Tiết 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40) I/ Mục tiêu: - Kể ngắn gọn cuộpc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa): + Nguyên nhân khởi nghĩa: do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại. + Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. + Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau 200 năm nước ta bị triều đình Phong Kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II/ Đồ dùng dạy-học: - Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Hình minh họa trong SGK III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: H ... âu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường, một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải - Hai mảnh vải hoa giống nhau kích thước 20 cm x 30cm - Chỉ khâu, kim khâu, kéo, thước, phấn III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Giới thiệu bài: Tiết kĩ thuật hôm nay cô sẽ hd các em khâu ghép mép vải bằng mũi khâu thường để các em biết áp dụng vào cuộc sống. 2/ Bài mới: Hoạt động 1: HD hs quan sát và nhận xét mẫu - GV cho hs xem mẫu và nêu nhận xét - Cho hs xem một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. - Hãy nêu ứng dụng của khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường? Kết luận: Khâu ghép hai mép vải được dùng rất nhiều trong cụôc sống để khâu, may. Đường ghép có thể là đường cong, đường thẳng... Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật - Y/c hs quan sát hình 1,2,3/15,16 SGK - Hãy nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường? - Y/c hs quan sát hình 1 và nêu cách vạch dấu đường khâu - Y/c hs quan sát hình 2,3 và nêu cách khâu lược, khâu ghép hai mép vải. - Gọi hs lên bảng thực hiện các thao tác: vạch dấu, khâu lược, khâu ghép hai mép vải - HS khác nhận xét, chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/17 - Cho hs tập vê nút chỉ và khâu ghép 3/ Củng cố, dặn dò: - Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường được thực hiện mấy bước? - Về nhà tập khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường để tiết sau thực hành Nhận xét tiết học. - Lắng nghe - HS nêu nhận xét: + Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải. - Khâu quần áo cho búp bê, khâu túi, khâu áo gối,... - HS lắng nghe - HS quan sát sgk trang15,16 - Các bước khâu ghép: Vạch dấu đường khâu, Khâu lược ghép hai mép vải, Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Vạch dấu trên mặt trái của mảnh thứ nhất. Chấm các điểm cách đếu nhau 4-5mm trên đường dấu. - Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi thực hiện khâu lược - Khâu các mũi khâu thường cách đều nhau theo đường dấu. - 2,3 hs lên thực hiện - HS nhận xét - 3,4 hs đọc to trước lớp - Hs thực hiện Thứ sáu , ngày 23 tháng 09 năm 2011 Môn : TẬP LÀM VĂN Tiết 12: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I/ Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1). - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2).. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tờ phiếu viết sẵn câu trả lời của BT 2. - 6 tranh trong SGk phóng to - bảng lớp kẻ sẵn các cột Đoạn Hành động của nhân vật Lời nói của nhân vật Ngoại hình nhân vật Lưỡi rìu, vàng, bạc, sắt ..... ..... ..... ...... ..... III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/54 B. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng từng đoạn văn KC để hoàn chỉnh một câu chuyện. 2. HD làm bài tập: Bài 1: Gọi hs đọc đề bài - Dán 6 tranh lên bảng và nói: Đây là câu chuyện Ba lưỡi rìu gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh họa. Mỗi tranh kể một sự việc. các em hãy quan sát và đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh. - Truyện có những nhân vật nào? - Câu chuyện kể lại chuyện gì? - truyện có ý nghĩa gì? -Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. - Gọi hs đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. - Y/c hs dựa vào tranh minh họa kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Nhận xét, tuyên dương những hs nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. Bài 2 Gọi hs đọc y/c - GV: Để phát triển ý ghi dưới mỗi bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó các em tìm những từ ngữ miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. * làm mẫu tranh 1 - Y/c hs quan sát tranh và đọc thầm phần lời phía dưới + Anh chàng tiều phu làm gì? + Khi đó chàng trai nói gì? + Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? + Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? - Dán tờ phiếu đã viết sẵn câu trả lời. - Dựa vào các câu trả lời, các em hãy xây dựng đoạn 1 bằng lời kể của mình. - Y/c hs hoạt động nhóm 4 với 5 tranh còn lại - Gọi đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, thi toàn truyện - Y/c hs khác nhận xét sau mỗi lượt bạn kể - Nhận xét, tuyên dương. 3/ Củng cố, dặn dò: - Bạn nào hãy nêu các bước phát triển câu chuyện trong bài học? - Về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp. - 1 hs đọc: Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn Khi viết hết một đoạn văn cần phải chấm xuống dòng - HS lắng nghe - 1 hs đọc - HS quan sát tranh và đọc thầm. - Có 2 nhân vật: Chàng tiều phu và cụ già (tiên ông) - Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu - Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. - HS lắng nghe - 6 hs nối tiếp nhau đọc. - 3 hs kể - 1 hs đọc - HS lắng nghe - HS quan sát tranh + Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông + Chàng buồn bã nói: "Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. nay mất rìu thì sống thế nào đây? + Chàng tiều phu nghèo, ở ttần, quấn khăn mỏ rìu + Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng - Nhìn bảng - 2 hs kể: Ở gần khu rừng nọ, có 1 chàng tiều phu nghèo , gia sản ngoài một lưỡi rìu sắt chẳng có gì đáng giá. sáng ấy, chàng vào rừng đốn củi. Vừa chặt được mấy nhát thì lưỡi rìu gãy cán, văng xuống sông. Chàng tiều phu buồn rầu than: "ta chỉ có mỗi lưỡi rìu để kiếm sống, nay rìu mất thì biết sống sao đây!". - Hoạt động nhóm 4, 1 em hỏi, các bạn còn lại trả lời, xây dựng lần lượt từng đoạn văn theo y/c - 4,5 hs thi kể từng đoạn. 2 hs toàn truyện. - Bình chọn bạn kể hay. - Các bước phát triển câu chuyện: + Quan sát tranh, đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện + Phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hóa hành động, lời nói, ngoại hình của nhân vật + Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh. _______________________________________ Môn: TOÁN Tiết 30: PHÉP TRỪ I/ Mục tiêu Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. * Bài 4 dành cho HS khá, giỏi III/ các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Phép cộng - Muốn thực hiện phép cộng ta làm sao? - Ghi bảng: 56789 + 45934, y/c hs thực hiện. Nhận xét, cho điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Muốn thực hiện tính trừ ta làm sao? các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2/ Củng cố cách làm tính trừ: - Ghi bảng: 865279 - 450237 và 647253 - 285749 gọi 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính. - Y/c cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính. - Hỏi hs vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? - Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào? - Gọi hs nêu lại cách tính 3/ Thực hành: Bài 1: Y/c hs thực hiện đặt tính vào B. Gọi 1 em lên bảng tính và đặt tính. Bài 2: Y/c hs làm bài vào vở - Gọi hs nêu kết quả bài làm của mình. Bài 3: Gọi 1 hs đọc đề bài - Y/c hs quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM - Y/c hs làm bài vào vở nháp 3/ Củng cố, dặn dò: - Muốn thực hiện tính trừ ta làm sao? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập Nhận xét tiết học - Ta đặt tính, sau đó cộng theo thứ tự từ phải sang trái - 56 789 + 45 934 = 102723 - Lắng nghe - 2 hs lên bảng thực hiện - HS kiểm tra bài của bạn và nêu nhận xét. - HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: Viết 647253 rồi viết 285749 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm...Sau đó em thực hiện tính trừ theo thứ tự tự phải sang trái. - Muốn thực hiện phép trừ ta như sau: + Đặt tính: Viết số trừ dưới SBT sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau. Viết dấu "-" và kẻ gạch ngang. + Tính: Trừ theo thứ tự từ phải sang trái - 3 hs nêu lại - HS thực hiện vào Bảng a/ 987864 969696 b/839084 628450 -783251 -656565 -246937 - 35813 204613 313131 592147 592637 - Hs nhận xét bài của bạn trên bảng - HS thực hiện vào vở - HS lần lượt nêu kết quả a) 48600 - 9455 = 39145 b) 80000 - 48765 = 31235 - 1 hs đọc đề bài - HS quan sát và nêu: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang -TPHCM là hiệu quãng đường từ HN-TPHCM và quãng đường từ HN-NT - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM dài là: 1730 - 1315 = 415 (km) Đáp số: 415 km - HS đổi vở nhau để kiểm tra _____________________________________________________ Tiết 6: SINH HOẠT LỚP ____________________________________________________ Môn: ÂM NHẠC _______________________________________________ Tiết 12: Môn: ANH VĂN
Tài liệu đính kèm: