Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền

Kể chuyện:

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

*Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc .

I) MỤC TIÊU:

- Dựa vào gợi ý (sgk), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính câu chuyện.

II) ĐỒ DÙNG:

- Sưu tầm một số truyện về lòng tự trọng .

- Viết sẵn đề bài.Viết sẵn 3gợi ý SGK vào bảng phụ .

III) CÁC HĐ DẠY - HỌC:

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN -ĐRÂY–CA
I) MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rải, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây -ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân . (trả lời các câu hỏi sgk).
KN: øng xö lÞch sù trong giao tiÕp; thÓ hiÖn sù c¶m th«ng; x¸c ®Þnh gi¸ trÞ
II) ĐỒ DÙNG:
 - Tranh minh hoạ SGK 
III) CÁC HĐ DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KTBC:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao cậu bé An - đrây -ca này lại ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 55, gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
GV sửa lỗi phát âm, nhắt giọng cho từng HS (nếu có)
- 2 HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
* Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, Yết ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, diệu dàng. ýự nghỉ của An - đrây -ca đọc với giọng buồn day dứt.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhanh nhẹn, hoảng hốt, khóc nấc, oà khóc, nức nở, an ủi, tự dằn vặt,
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Khi câu chuyện xảy ra An - đrây -ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây -ca đi maua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An- đrây -ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Cậu bé An - đrây -ca mải chơi nên mua thuốc về nhà muộn. Chuyện gì sẽ xảy ra với cậu và gia đình, các em đoán thử xem.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An - đrây -ca mua thuốc về nhà?
+ Thái độ của An - đrây-ca lúc đó như thế nào?
+ An- đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây -ca là một cậu bé như thế nào?
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Đưa đoạn văn cần luyện đọc diĩân cảm.
 Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. An - đrây -ca oà khóc và kể hết mọi chuyệncho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
 -Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Oõng đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố - dặn dò:
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia.
- Lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+ Đoạn 1:An- đrây -ca đến mang về nhà.
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa.
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thầm và trả lời.
+ An- đrây -ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+ An- đrây -ca nhanh nhẹ đi ngay.
+ An- đrây -ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
- An- đrây -ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ An- đrây -ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. ông cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ An- đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+ An- đrây -ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+ Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An - đrây -ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình .
+ An- đrây -ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
+ An- đrây -ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+ An- đrây -ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- Nỗi dằn vặt của An - đrây -ca.
- 1 HS đọc thành tiếng.
Cậu bé An - đrây -ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay (như đã hướng dẫn).
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- 4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An- đrây -ca)
- 3 đến 5 HS thi đọc.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
	- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài.
III. CÁC HĐ DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. KTBC: 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học.
 b. Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao?
 - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai? Vì sao?
 - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao?
 - Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét?
 - Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
 - Nêu ý kiến của em về ý thứ năm?
Bài 2
 - GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì? 
 - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
 - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 - GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4 . Củng cố - Dặn dò:
- HS nghe giới thiệu.
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS dùng bút chì làm vào SGK.
- Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
- Đúng vì:100m x 4 = 400m
- Đúng, vì: tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có: 400m > 300m > 200m.
- Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là: 300m – 200m = 100m vải hoa.
- Điền đúng.
- Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.
- Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
- Tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào VBT.
- HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
....................................................................................................
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
*Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc .
I) MỤC TIÊU: 
- Dựa vào gợi ý (sgk), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính câu chuyện.
II) ĐỒ DÙNG: 
- Sưu tầm một số truyện về lòng tự trọng .
- Viết sẵn đề bài.Viết sẵn 3gợi ý SGK vào bảng phụ .
III) CÁC HĐ DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KTBC:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS .
- Những đức tính: trung thực, tự trong, không tham lam của con người đều rất đáng quý. Hôn nay lớp ta sẽ thi xem bạn nào kể chuyện về lòng tự trọng mới lạ và hấp dẫn nhất.
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- Hỏi: +Thế nào là lòng tự trọng?
+ Em đã đọc những câu truyện nào nói về lòng tự trọng?
+ Em đọc câu truyện đó ở đâu?
- Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích. Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con ngừơi.
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng:
+ Nội dung câu truyện đúng củ đề: 4 điểm.
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm.
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phốo hợp cử chỉ, điệu bộ: 3 điểm.
+ Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 2 điểm.
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
b/. Kể chuyện trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.yêu cầu HS kể lại theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể câu chuyện của mình.
- Gợi ý cho HS các câu họi:
* HS kể hỏi:
+Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
+ Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì?
* HS nghe kể hỏi:
+ Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
+ Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì?
 * Thi kể chuyện:
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
Lưu ý: GV nên dành nhiều thời gian cho HS kể chuyện. Khi HS kể GV ghi hoặc cử HS ghi tên chuyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể trả lời / đặt câu hỏi của từng HS vào cột trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Cho điểm HS .
- Bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có) cho HS đoạt giải.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
- Lắng nghe.
+ 1 HS đọc đề bài.
+ 1 HS phân tích đề bằng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
+ Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
* Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng “ta thà làm giặc nước Nam còn hớn làm vương xú Bắc”
* Truyện kể về cậu bé Nen -li trong câu truyện buổi học thể dục
* Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sự tích dưa hấu.
*Truyện kể về anh Quốc trong truyện cổ tích Sự tích con Cuốc.
+ Em đọc trong truyện cổ tích Việt Nam, trong truyện đọc lớp 4, SGK tiếng Việt 4, xem ti vi, đọc trên báo
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong lớp.
- Nhận xét bạn kể.
....................................................................................
T ... 
- Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
- Tiếp tục trồng và chăm só bån hoa
Chiều thứ 6
Luyện Tiếng Việt
DANH TỪ
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Xác định được danh từ trong câu, đặt biệt là danh từ chỉ khái niệm.
- Biết đặt câu với danh từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết sẵn bài 1 phần nhận xét.
- Giấy khổ to viết sẵn các nhóm danh từ + bút dạ.
- Tranh (ảnh) về con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
1/. Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
2/. Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn đã giao về nhà luyện tập sau đó nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ têngọi của đồ vật, cây cối xung quanh em.
-Tất cả các từ chỉ tên gọi của đồ vật, cây cối mà các em vừa tìm là một loại từ sẽ học trong bài hôm nay.
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
- Gọi HS đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ.GV gọi HS nhận xét từng dòng thơ.
GV dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật.
- Gọi HS đọc lại các từ chỉ sự vật vừa tìm được.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm HS.
Yêu cầu HS thảo luận và hoànthành phiếu.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luật về phiếu đúng.
- Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ.
- Hỏi: + Danh từ là gì?
 + Danh từ chỉ người là gì?
+ Khi nó đến “cuộc đời”, “cuộc sống”, em nếm, ngửi, nhìn được không?
+ Danh từ chỉ khái niệm là gì?
- GV có thể giải thích danh từ chỉ khái niệm chỉ dùng cái chỉ có trong nhậnthức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, sờ chúng được.
+ Danh từ chỉ đơn vị là gì?
 c. Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Nhắc HS đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về danh từ, GV ghi nhanh vào từng cột trên bảng.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đội vài tìm danh từ chỉ khái niệm.
- Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung.
- Hỏi; + Tại sao các từ: nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm.
+ Tại sao từ cách mạng là danh từ chỉ khái niệm?
- Nhận xét, tuyên dương những em có hiểu biết.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- Gọi HS đọc câu văn của mình. Chú ý nhắc những HS đặt câu chưa đúng hoặc có nghĩa tiếng Việt chưa hay.
- Nhận xét câu văn của HS.
3. Củng cố – Dặn dò:
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 3 HS đọc đoạn văn.
- Bàn ghế, lớp học, cây bàng, cây nhãn, cây xà cừ, khóm hoa hồng, cốc nước uống, bút mực, giấy vở
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Thảo luận cặp đôi, ghi các từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào vở nháp.
- Tiếp nối nhau đọc bài và nhật xét.
+ Dòng 1: Truyện cổ.
+ Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa.
+ Dòng 3: cơn, nắng, mưa.
+ Dòng 4: con, sông, rặng, dừa.
+ Dòng 5: đời. Cha ông.
+ Dòng 6: con sông, cân trời.
+ Dòng 7: Truyện cổ.
+ Dòng 8: mặt, ông cha.
- Đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
Từ chỉ người: ông ch, cha ông.
Từ chỉ vật: sông, dừ, chân trời.
Từ chỉ hiện tượng: nằng, mưa.
Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời.
Từ chỉ đơn vị: cơn. Con, rặng.
- Lắng nghe.
+ Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tựng, khái niệm, đơn vị.
+ Danh từ chỉ người là những từ dùng để chỉ người.
+ Không đếm, nhìn được về “cuộc sống”, ”Cuộc đời” vì nó không có hình thái rõ rệt.
+ Danh từ chỉ khái niệm là những từ chỉ sự vật không có hìanh thái rõ rệt.
+ Là những từ dùng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được.
- 3 đễn 4 HS đọc thành tiếng.
- Lấy ví dụ.
+ Danh từ chỉ người: học sinh, thầy giáo, cô hiệu trưởng, em trai, em gái
+ Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bút, bảng, lọ hoa, sách vở, cái cầu
+ Danh từ chỉ hiện tượng: Gió, sấm, chớp, bão, lũ, lụt
+ Danh từ chỉ khái niệm: tình thương yêu, lòng tự trọng, tính ngay thẳng, sự quý mến
+ Danh từ chỉ đơn vị: Cái, con , chiếc.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động theo cặp đôi.
- Các danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghịệm, cách mạng
+ Vì nước, nhà là danh từ chỉ vật, người là danh từ chỉ người, những sự vật này ta có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được.
+ Vì cách mạng nghĩa là cuộc đấu trang về chính trị hay kinh tế mà ta chỉ có thể nhận thức trong đầu, không nhìn, chạmđược.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đặt câu và tiếp nối đọc câu của mình.
+ Bạn An có một điểm đáng quý là rất thật thà.
+ Chúng ta luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức.
+ Người dân Việt nam có lòng nồng nàn yêu nước.
+ Cô giáo em có nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi.
+ ông em là người đã từng tham gia Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Lụyện Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS: Làm quen với biểu đồ hình cột.
- Bước đầu biết cách đọc biểu đồ hình cột.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Giới thiệu biểu đồ hình cột – Số chuột 4 thôn đã diệt: 
 - GV treo biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt.
 - GV giúp HS nhận biết các đặc điểm của biểu đồ bằng cách nêu và hỏi: Biểu đồ hình cột được thể hiện bằng các hàng và các cột (GV chỉ bảng), em hãy cho biết:
 + Biểu đồ có mấy cột?
 + Dưới chân các cột ghi gì?
 + Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
 + Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
 *Nếu HS không nêu được các đặc điểm này thì GV nêu cho các em hiểu.
 - GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ:
 + Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào?
 + Hãy chỉ trên biểu đồ cột biểu diễn số chuột đã diệt được của từng thôn.
 + Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột?
 + Vì sao em biết thôn Đông diệt được 2000 con chuột?
 + Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng.
 + Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn?
+ Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất? Thôn nào diệt được ít chuột nhất?
 + Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột?
 + Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông bao nhiêu con chuột?
+ Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng bao nhiêu con chuột?
 + Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột? Đó là những thôn nào?
 c. Luyện tập, thực hành:
 - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong VBT và hỏi: Biểu đồ này là biểu đồ hình gì? Biểu đồ biểu diễn về cái gì?
 - Có những lớp nào tham gia trồng cây?
 - Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp.
 - Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là những lớp nào?
 - Có mấy lớp trồng được trên 30 cây? Đó là những lớp nào?
 - Lớp nào trồng được nhiều cây nhất?
 - Lớp nào trồng được ít cây nhất?
 -Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là bao nhiêu cây?
Bài 2
 - GV yêu cầu HS đọc số lớp 1 của trường tiểu học Hòa Bình trong từng năm học.
 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 - GV treo biểu đồ như SGK (nếu có) và hỏi: Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì?
 - Trên đỉnh cột này có chỗ trống, em điền gì vào đó? Vì sao?
 - Cột thứ 2 trong bảng biểu diễn mấy lớp?
 - Năm học nào thì trường Hòa Bình có 3 lớp Một?
 - Vậy ta điền năm học 2002 – 2003 vào chỗ trống dưới cột 2.
 - GV yêu cầu HS tự làm với 2 cột còn lại.
 - GV kiểm tra phần làm bài của một số HS, sau đó chuyển sang phần b.
- GV yêu cầu HS tự làm phần b.
- HS quan sát biểu đồ.
- HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của GV để nhận biết đặc điểm của biểu đồ:
+ Biểu đồ có 4 cột.
+ Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn.
+ Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã được diệt.
+ Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó.
+ Của 4 thôn là thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn Thượng.
+ 2 HS lên bảng chỉ, chỉ vào cột của thôn nào thì nêu tên thôn đó.
+ Thôn Đông diệt được 2000 con chuột.
+ Vì trên đỉnh cột biểu diễn số chuột đã diệt được của thôn Đông có số 2000.
+ Thôn Đoài diệt được 2200 con chuột. Thôn Trung diệt được 1600 con chuột. Thôn Thượng diệt được 2750 con chuột.
+ Cột cao hơn biểu diễn số con chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diễn số con chuột ít hơn.
+ Thôn diệt được nhiều chuột nhất là thôn Thượng, thôn diệt được ít chuột nhất là thôn Trung.
+ Cả 4 thôn diệt được:
2000 + 2200 + 1600 + 2750 = 8550 con chuột.
+ Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông là:
2200 – 2000 = 200 con chuột.
+ Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng là:
2750 – 1600 = 1150 con chuột.
Có 2 thôn diệt được trên 2000 con chuột đó là thôn Đoài và thôn Thượng.
- Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp 4 và lớp 5 đã trồng.
- Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
- Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được 28 cây, lớp 5A trồng được 45 cây, lớp 5B trồng được 40 cây, lớp 5C trồng được 23 cây.
- Khối lớp 5 có 3 lớp tham gia trồng cây, đó là 5A, 5B, 5C.
- Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là lớp 4A, 5A, 5B.
- Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất.
- Lớp 5C trồng được ít cây nhất.
- Số cây của cả khối lớp Bốn và khối lớp Năm trồng được là: 
35 + 28 + 45 + 40 + 23 = 171 (cây)
- HS nhìn SGK và đọc: năm 2001 – 2002 có 4 lớp, năm 2002 – 2003 có 3 lớp, năm 2003 – 2004 có 6 lớp, năm 2004 – 2005 có 4 lớp.
- Điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi.
- Biểu diễn số lớp Một của năm học 2001 - 2002.
- Điền 4, vì đỉnh cột ghi số lớp Một của năm 2001 – 2002.
Biểu diễn 3 lớp.
- Năm 2002 – 2003 trường Hòa Bình có 3 lớp Một.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp dùng bút chì điền vào SGK.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý của bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số lớp Một của năm học 2003 – 2004 nhiều hơn của năm học 2002 – 2003 là:
6 – 3 = 3 (lớp)
Số học sinh lớp Một của trường Hòa Bình năm học 2003 – 2004 là:
35 x 3 = 105 (học sinh)
Số học sinh lớp Một của trường Hòa Bình năm học 2004 – 2005 là:
32 x 4 = 128 (học sinh)
Số học sinh lớp Một của trường Hòa Bình năm học 2002 -2003 ít hơn năm học 2004 – 2005 là:
Đáp số: 3 lớp
105 học sinh; 26 học sinh
- GV chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
- HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 T6 1112.doc