I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An -đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong sgk)
GDKNS: -Ứng xử lịch sự trong giao tiếp
-Thể hiện sự cảm thông
-Xác định giá trị
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh sgk
Bảng phụ viết đoạn cần rèn đọc
TUẦN 6 ?&@ Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011 Tiết 1: TẬP ĐỌC: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA I.MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An -đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong sgk) FGDKNS: -Ứng xử lịch sự trong giao tiếp -Thể hiện sự cảm thông -Xác định giá trị II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh ảnh sgk Bảng phụ viết đoạn cần rèn đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 hs lên đọc bài “Gà Trống và Cáo”, TLCH. - Gv nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a) GVđọc mẫu toàn bài Đọc với giọng trầm ,buồn ,xúc động b) Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 Luyện đọc đoạn 1 ,phát âm đúng ,trôi chảy các tên riêng nước ngoài Đọc phân biệt lời của nhân vật : đọc lời ông với giọng mệt nhọc -Đọc theo cặp ,vài hs đọc lại cả đoạn Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi +Khi câu chuyện xảy ra, An –đrây –ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? +Mẹ bảo An-đrây –ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An –đrây –ca thế nào? +An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? c) Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2: - HS đọc nối tiếp đoạn 2 - Luyện đọc theo cặp - Vài em đọc cả đoạn - Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi +Chuyện gì xảy ra khi An-đrây ca mua thuốc về nhà? +An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? +Câu chuyện cho thấy An –đrây-ca là một cậu bé như thế nào? d)Luyện đọc diễn cảm: - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Thi đọc diễn cảm một đoạn - Đọc theo cách phân vai ,phân biệt lời nhân vật - GV nhận xét, bình chọn, tuyên dương. - Bài văn này nói lên điều gì? 3.Củng cố và dặn dò: Đặt tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện? Nhận xét tiết học Về đọc lại bài và xem trước bài Chị em tôi - HS đọc và trả lời câu hỏi - Lớp theo dõi nhận xét. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - Hs luyện đọc -An –đrây –ca lúc ấy mới 9 tuổi, em sống với mẹ và ông .Ông đang ốm rất nặng. -An-đrây –ca nhanh nhẹn đi ngay. -An-đrây –a được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc .Mãi chơi nên quên lời mẹ dặn .Mãi sau em mới nhớ ra ,chạy đến cửa hàng mua thuốc về cho ông. - HS đọc nối tiếp đoạn 2 - HS luyện đọc theo cặp - Vài HS đọc cả đoạn - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi -An-đrây –ca hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên .Ông đã qua đời - An –đrây –ca oà khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mãi chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết... Cả đêm bạn nức nở dưới gốc cây táo do trồng .Mãi khi đã lớn bạn vẫn tự dằn vặt mình -An-đrây-ca rất yêu thương ông ,không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mãi chơi bóng ,mang thuốc về nhà muộn .An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm ,trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm bản thân - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - HS thi đọc diễn cảm một đoạn, lớp nhận xét. - Đọc theo cách phân vai ,phân biệt lời nhân vật, lớp nhận xét. +Bài văn nói lên nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương ,ý thức trách nhiệm với người thân ,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân - Chú bé trung thực- Chú bé tình cảm... - Nghe thực hiện ở nhà. Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: -Đọc được một số thông tin trên biểu đồ II. Đồ dùng dạy học: Các biểu đồ trong bài học. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: -Treo bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt của tiết trước , yêu cầu 1 hs lên chỉ biểu đồ -Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài lên bảng 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: -Yêu cầu hs đọc đề, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì? -Yêu cầu hs đọc kỹ biểu đồ và làm bài, sau đó chữa bài trước lớp +Tuần 1 cửa hàng bán được 2 m vải hoa và 1 m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao? +Tuần 3 cửa hàng bán 400 m vải, đúng hay sai? Vì sao? +Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều nhất, đúng hay sai? Vì sao? +Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét? +Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư? + Nêu ý kiến của em về ý thứ năm? Bài 2: Yêu cầu hs quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì? +Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? -Yêu cầu hs tiếp tục làm bài -Gọi hs đọc bài trước lớp, cho cả lớp nhận xét. Sau đó chấm chữa bài trên bảng. 3. Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học , -Dặn hs CBB: Luyện tập chung. -1 hs thực hiện, cả lớp nhận xét. -Hs nghe. +Biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9. -Hs làm bài vào vở. +Sai, vì tuần đầu cửa hàng bán được 200 m vải hoa và 100 m vải trắng. +Đúng, vì 100 x 4 = 400 +Đúng, vì tuần 1 bán được 300 m, tuần2 bán 300m, tuần 3 bán 400 m , tuần 4 bán 200m. So sánh ta có 400 m> 300m > 200 m +Tuần 2 bán được 100 x 3 = 300 m vải h oa. Tuần1 bán được 100 x 2 =200 m vải hoa. Vậy tuần 2 bán nhiều hơn tuần1 là : 300 m – 200 m = 100 m +Điền đúng. +Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m là sai.Vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần4 bán ít hơn tuần 2 là 300m –100m = 200 m vải hoa. +Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004 +Là những tháng 7, 8, 9. -Hs làm vào vở, 1 em làm bảng a .Tháng 7 có 18 ngày mưa b. Tháng 8 có 15 ngày mưa Tháng 9 có 3 ngày mưa Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15 – 3 = 12 (ngày) c. Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: ( 18 + 15 + 3): 3 = 12 (ngày) -Hs đổi vở chấm chéo - Nghe thực hiện ở nhà. Tiết 4: KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I-Mục tiêu: -Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng. -Hiểu câu chuyện và nói được nội dung chính của truyện II-Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp viết sẵn đề tài. -Gv và hs chuẩn bị những câu chuyện nói về lòng tự trọng. III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1-Bài cũ: -Gọi hs kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện. -Nhận xét và cho điểm. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng 2.2- Hướng dẫn kể chuyện: a- Tìm hiểu đề bài: -Gọi hs đọc đề bài và phân tích đề. -Gv gạch chân những từ ngữ quan trọng lòng tự trọng đã nghe, đã đọc. -Gọi hs đọc nối tiếp nhau phần gợi ý. -Hỏi: +Thế nào là lòng tự trọng? + Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng? +Em đọc câu chuyện đó ở đâu? - Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích. Chúng đêm lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người. -Y/c hs đọc kĩ phần 3: -Gv ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. b- Kể chuyện trong nhóm; -Gv chia nhóm 4 hs, cho hoạt động nhóm. - Gv gợi ý cho hs các câu hỏi + Trong câu chuyện tớ kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất? + Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì? + Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quí? + Câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì? c- Thi kể chuyện: -Gv tổ chức cho hs thi kể chuyện. -Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. -Gv ghi điểm hs. -Bình chọn: +Bạn có câu chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. -Tuyên dương, khen thưởng cho hs vừa đoạt giải. 3-Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học và khuyến khích hs đọc truyện. -Dặn hs về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. -2 hs kể chuyện và nêu ý nghĩa. - HS nghe. -1 hs đọc đề. - 1 hs phân tích đề bằng cách.nêu những từ ngữ quan trọng trong đó. - 4 hs nối tiếp nhau đọc. + Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá không để ai coi thường mình. + Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng. + Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sực tích dưa hấu. + Truyện kể về cậu bé Nen-li trong câu chuyện Buổi học thể dục. + Em đọc trong truyện cổ tích VN, trong truyện đọc lớp 3, lớp 4, trên báo -Lớp lắng nghe. -2 hs đọc thành tiếng. -Kể chuyện trong nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. -Hs thi kể chuyện -Hs khác lắng nghe và đặt câu hỏi lại cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn -Lớp nhận xét. - Nghe thực hiện ở nhà. BUỔI CHIỀU Tiết 1: KĨ THUẬT: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG I/ Mục tiêu: - Biết các khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm II/ Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành kỷ thuật 4 III/ Các hoạt động dạy – học: HĐ giáo viên H Đ của HS 1- Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ, kim, chỉ, vải. 2- Bài mới: G/t ghi đề bài lên bảng. - H/s để dụng cụ trên bàn. - Học sinh thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. -Yêu cầu h/s nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải. - G/v nhận xét và nêu các bước + Bước 1: Vạch dấu đường khâu. + Bước 2: Khâu lược. + Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s nêu thời gian, yêu cầu thực hành - H/s thực hành, g/v quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng. - Một h/s nhắc lại phần ghi nhớ. - H/s quan sát và nhận xét. - H/s nhắc lại các bước. - H/s thực hành theo nhóm Đánh giá kết quả học tập của h/s. - Tổ chức h/s trưng bày sản phẩm. - G/v nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - G/v nhận xét đánh giá kết quả học tập của h/s. 3/ Nhận xét dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Kim khâu, chỉ khâu, thước, bút chì, kéo, 1 tờ giấy. - H/s trưng bày. - H/s tự đánh giá. - Nghe thực hiện ở nhà. Tiết 2: LUYỆN VIẾT: BÀI 6 I/ Mục tiêu. 1/ Giúp học sinh rèn luyện chữ viết + Viết đúng mẫu chữ hoa: N,B,S,H,C,T,K + Viết đều nét. Bài Núi Ngự Bình với 2 mẫu chứ đứng và nghiêng + Viết đúng khoảng cách giữa các chữ. + Trình bày sạch- đẹp. II/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1) Giáo viên đọc . + Yêu câu HS đọc 2. Tìm hiểu đoạn viết. - Số lượng câu trong đoạn viết. - Các chữ được viết hoa. 3. Tìm hiểu cách viết. - Độ cao của các nhóm con chữ. - Độ rộng của các con chữ. - Khoảng cách giữa các chữ. 4. Cách trình bày. - bài viết được trình bày trên mấy mẫy chữ viết. - Mỗi mẫu viết bao nhiêu lần? 5 ) Luyện viết các chữ hoa Mẫu đứng N,B,S,H,C,T,K Núi Ngự Bình,Bằng Sơn,, Huế Kinh Huế, Cố đô Huế Mẫu nghiêng N,B,S,H,C,T,K Núi Ngự Bình,Bằng Sơn,, Huế Kinh Huế, Cố đô Huế 6. Viết bài ... Tính: 48600 80000 - 95455 - 48765 39145 31235 3/ HS đọc yêu cầu rồi thực hiện và chữa bài. Quảng đường từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh là : 1730 – 1315 = 415(km) 4/ 1hs đọc đề bài, sau đó làm bài vào vở, 1em làm bảng. - Cả lớp nhận xét chữa bài. - Nghe thực hiện ở nhà. Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I-Mục tiêu: -Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện “Ba lưỡi rìu” và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1) -Biết phát triển ý nêu dưới hai ba tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2) II-Đồ dùng dạy học: -Tranh minh học cho truyện. -Bảng lớp kẻ sẵn các cột III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1-Bài cũ: -Gọi 2 hs kể lại phân thân đoạn và 1 hs kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. -Nhận xét và cho điểm hs. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu: Giới thiệu, ghi đầu bài. 2.2-Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Yêu cầu hs đọc đề bài. - Yêu cầu hs quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi. +Truyện có những nhân vật nào? +Câu chuyện kể lại những chuyện gì? +Truyện có ý nghĩa gì? -Y/c hs đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. -Yêu cầu hs dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Gv sữa chữa cho từng hs. -Nhận xét, tuyên dương những hs nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. Bài 2: -Gọi hs đọc y/c. Y/c hs quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. +Anh chàng tiều phu làm gì? +Khi đó chàng trai nói gì? +Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? +Lưỡi rìu của chàng trai ra sao? +Tả ngoại hình nhân vật trong đoạn2? +Đoan 3: Nhân vật làm gì và nói gì? -Gọi hs xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu hỏi. -Gọi hs nhận xét. Đoạn 4: -Lần thứ hai vớt lên nhân vật nói gì và làm gì? -Đoạn 5: -Lần thứ 3 cụ già vớt lên cái gì và nói gì? -Đoạn 6: -Kết thúc câu chuyện thế nào? -Y/c hs hoạt động nhóm với 5 tranh còn lại -Gv phát phiếu học tập. (mỗi nhóm một tranh, đọc kĩ phần dươí của tranh và xây dựng thành một đoạn văn kể chuyện). -Y/c 2 hs kể lại toàn câu chuyện. -Nhận xét ,ghi điểm 3- Củng cố và dặn dò: -Hỏi: +Câu chuyện nói lên điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau. -2 hs lên thực hiện yêu cầu. - Lớp nhận xét. -Hs lắng nghe. 1/ 1 hs đọc thành tiếng. +Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + Chàng tiều phu và cụ già +Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. +Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. -Lắng nghe. - 6 hs nối tiếp nhau đọc, mỗi hs đọc một bức tranh. -3 – 5 hs kể lại cốt truyện. - Lớp nhận xét, bình chọn. 2/ 2 hs đọc nối tiếp nhau y /c. -Hs quan sát, đọc thầm. + Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông. + Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này .Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây”. + Chàng trai nghèo ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. +Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng. - Một cụ già râu tóc bạc phơ ,vẻ mặt hiền từ hiện lên .Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai .Chàng chắp tay cảm ơn +Cụ già vớt dưới sông lên một lưỡi rìu bằng vàng sáng loá rồi đưa cho chàng trai và bảo: “Luỡi rìu của con đây”. Chàng trai ngồi trên bờ vẻ mặt thật thà bảo “Đây không phải là rìu của con” +Lần thứ hai cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh cụ hỏi: Đây có phải là rìu của con không? Chàng trai lắc đầu đáp “Đây không phải là rìu của con” +Lần thứ 3 cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt, cụ hỏi lưỡi rìu này có phải của chàng trai không. Chàng trai hớn hở giơ tay nói “Đây mới là rìu của con” +Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡic rìu. -Hs nhận phiếu học tập. - Nhóm trình bày kết quả của mình lên bảng. - Y/c đại diện nhóm lên kể đoạn văn của nhóm mình. -Lớp nhận xét sau khi bạn kể từng đoạn. -2 hs kể lại toàn câu chuyện. - Nghe thực hiện ở nhà. BUỔI CHIỀU Tiết 1: Tiếng việt: ÔN LUYỆN CHỦ ĐỀ: MĂNG MỌC THẲNG (Tiết 2) I/ Mục tiêu: -Dựa vào tranh minh hoạ truyện “Sáu tuổi hay bảy tuổi” và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1) -Biết phát triển ý nêu dưới hai tranh để tạo thành 2 đoạn văn kể chuyện (BT2) II-Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp kẻ sẵn các cột III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1-Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Yêu cầu hs đọc đề bài. - Yêu cầu hs quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi. +Truyện có những nhân vật nào? +Câu chuyện kể lại những chuyện gì? +Truyện có ý nghĩa gì? -Y/c hs đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. -Yêu cầu hs dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Sáu tuổi hay bảy tuổi. Gv sữa chữa cho từng hs. -Nhận xét, tuyên dương những hs nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. Bài 2: -Gọi hs đọc y/c. Y/c hs quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. +Ông bố dẫn hai người con đi đâu? +Đến cửa rạp xiếc ba bố con làm gí? -Tả ngoại hình nhân vật trong đoạn1. + Đoạn 2: Cạnh quầy vế có một tấm biển viết gì? +Đoan 3: Nhân vật làm gì và nói gì? +Đoạn 4: Kết thúc câu chuyện thế nào? -Gọi hs xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu hỏi. -Gọi hs nhận xét. -Y/c hs hoạt động nhóm mỗi nhóm hai tranh, đọc kĩ phần dưới của tranh và xây dựng thành một đoạn văn kể chuyện). -Y/c 2 hs kể lại toàn câu chuyện. -Nhận xét ,ghi điểm 2- Củng cố và dặn dò: -Hỏi: +Câu chuyện nói lên điều gì? -Nhận xét tiết học. 1/ 1 hs đọc thành tiếng. +Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + Ông bố, hai người con, người bán vé, onng khách. +Câu chuyện kể lại việc ông bố mua vé xem xiếc.. +Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. - 4 hs nối tiếp đọc, mỗi hs đọc một gợi ý dưới tranh. -3 – 5 hs kể lại cốt truyện. - Lớp nhận xét, bình chọn. 2/ 2 hs đọc nối tiếp nhau y /c. -Hs quan sát, đọc thầm. + Ông bố dẫn hai người con đi xem xiếc. + Đến cửa rạp xiếc ba bố con đơngs xếp hàng mua vé. ................ - 1 HS xây dựng lại đoạn 1 của truyện dựa vào các câu hỏi. - Lớp nhận xét. - Nhóm trình bày kết quả của mình lên bảng. - Y/c đại diện nhóm lên kể đoạn văn của nhóm mình. -Lớp nhận xét sau khi bạn kể từng đoạn. -2 hs kể lại toàn câu chuyện. - HS phát biểu, lớp nhận xét bổ sung. - Nghe thực hiện ở nhà. Tiết 2: KHOA HỌC: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG I. MỤC TIÊU: - Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. - Đưa trẻ đi khám và chữa trị cho kịp thời II. CHUẨN BỊ: +Tranh ảnh minh hoạ SGK +Tranh ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn? Trước khi bảo quản và sử dụng cần lưu ý điều gì? GV nhận xét 2 .Bài mới: *Giới thiệu bài: -GV ghi đề lên bảng *Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và tranh ảnh sưu tầm được trả lời câu hỏi +Người trong hình bị bệnh gì? +Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải? -Gọi HS lên chỉ vào tranh ảnh sưu tầm của mình và nói như các hình trên. GV kết luận *Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng -Nguyên nhân nào gây nên bệnh suy dinh dưỡng? -Nêu cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng? -Nguyên nhân nào gây nên bệnh bướu cổ? -Nêu cách phòng tránh bệnh bướu cổ? GV phát phiếu học tập GV nhận xét *Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. -2HS tham gia trò chơi.1 em đóng vai bác sĩ. 1 em vai bệnh nhân Gọi HS xung phong đóng vai, -Vì sao trẻ nhỏ 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng? -Làm thế nào để biết trẻ có suy dinh dưỡng hay không? 3. Củng cố, dặn dò: Làm thế nào để biết trẻ có suy dinh dưỡng hay không? Nhận xét dặn dò chuẩn bị bài sau. -2HS lên bảng trả lời -HS nghe, nhắc lại đề - HS quan sát TLCH: +Em bé ở hình 1 bị bệnh suy dinh dưỡng.Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. +Cô gái ở hình 2 bị bệnh bướu cổ, cổ của cô bị lồi to. - HS lên thực hiện. - HS nghe, khắc sâu kiến thức. + Nguyên nhân do ăn thức ăn thiếu chất dinh dưỡng như :chất bột đường,chất đạm ... + Nên ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món như : cá ,thịt,tôm ,trái cây,các loại rau,trứng , .... + Nguyên nhân do ăn thiếu i-ốt +Nêm thức ăn bằng muối có i-ốt HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày.lớp bổ sung -HS tham gia chơi Ví dụ: BN: Cháu chào bác! Cổ cháu có1 cục thịt nổi lên, cháu thấy khó thở và mệt. BS: Cháu bị bệnh bướu cổ, vì ăn thiếu i-ốt. Cháu phải chữa trị và đặc biệt hàng ngày phải sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn. -Do cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cho cơ thể, cũng như các chất khác để cho cơ thể phát triển bình thường +Cần theo dõi cân nặng thường xuyên của trẻ.Nếu thấy 2, 3 thángliền trẻ không tăng cân nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị kịp thời. - HS phát biểu. - Nghe thực hiện ở nhà. Tiết 3: TOÁN: ÔN LUYỆN (Tiết 2 – T6) I-Mục tiêu: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép tính cộng, tính trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1-Yêu cầu bài1 là gì? - Cho HS nêu cách đặt tính rồi tự làm vào vở. - Gọi 3 HS lên làm ở bảng lớp. - GV nhận xét chấm chữa bài. Bài 2 Yêu cầu của bài 2 là gì? -Gọi hs đọc đề. -Y/c hs làm bài -Chữa bài Bài 3: Gọi 1em đọc đề bài -Yêu cầu hs tự làm bài vào vở - Hướng dẫn chấm chữa 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, Dặn hs về nhà ôn tậpvà chuẩn bị bài sau. 1/ Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. 367428 483925 593746 + 281657 + 294567 + 64528 649085 778492 658274 . 649072 86154 608090 - 178526 - 40729 - 515264 470546 45425 92826 2/ HS đọc và phân tích đề bài rồi giải. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. Chữa bài. Bài giải: Lan tiết kiệm được là : 365 800 + 42 600 = 408400(đồng) Cả hai bạn tiết kiệm được là: 365 800 + 408400 = 774200(đồng) Đáp số: 774200(đồng) 3/ HS thực hiện rồi chữa bài. 0 1 0 0 0 0 9 9 9 9 9 + 1 = - Nghe thực hiện ở nhà.
Tài liệu đính kèm: