Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Hoa

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố những kiến thức đã học về hai loại biểu đồ.

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. Thực hành lập biểu đồ.

 - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động: (1) Hát.

 2. Bài cũ: (3) Biểu đồ (tt).

 - Sửa các bài tập về nhà.

 3. Bài mới: (27) Luyện tập.

 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.

 b) Các hoạt động:

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày29 tháng 109năm 20078
	 Tuần 6
TậP ĐọC: (tiết 11)
NỗI DằN VặT CủA AN - ĐRâY- CA
I. MụC TIêU:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
	- Có ý thức trách nhiệm với những người thân.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
	- Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Gà Trống và Cáo.
	- 2 em đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo, nhận xét tính cách 2 nhân vật này.
 3. Bài mới: (27’) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
 a) Giới thiệu bài:
	Câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-ca có phẩm chất rất đáng quý mà không phải ai cũng có. Đó là phẩm chất gì? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Giúp HS đọc đúng bài văn. 
*Làm mẫu, giảng giải, thực hành.
- Hướng dẫn phân đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu - mang về nhà.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 - 3 lượt.
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc, giải nghĩa các từ đó. 
- Luyện đọc theo cặp.
- Vài em đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Giúp HS cảm thụ bài văn.
*Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
-Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
-Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của em thế nào?
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
-Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
Nhóm.
- Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bài.
- Đọc đoạn 1.
- An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ, ông đang ốm rất nặng.
- An- đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay. 
- An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
- Đọc đoạn 2.
- An- đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
- An-đrây-ca òa khóc; cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết; kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe; cả đêm nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng; vẫn tự dằn vặt mình khi đã lớn.
- An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn. An- đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
*Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
*Làm mẫu, giảng giải, thực hành.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài: Bước vào phòng - ra khỏi nhà.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Sửa chữa, uốn nắn.
+ Em hãy đặt lại tên cho câu truyện theo ý nghĩa của truyện?
+ Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
Nhóm đôi.
- 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Vài tốp (tốp 4 em) thi đọc diễn cảm theo lối phân vai trước lớp.
* ý nghĩa: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
4. Củng cố: (3’)
	- Yêu cầu HS: 
+ Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của nó. (Chú bé trung thực/ Chú bé giàu tình cảm / Tự trách mình / Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân/ )
+ Nói lời an ủi của em với An- đrây-ca. (Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn )
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
-Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai.
-Chuẩn bị bài: Chị em tô
Toỏn:Tiết 26 Luyện tập
I. MụC TIêU:
	- Củng cố những kiến thức đã học về hai loại biểu đồ.
	- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. Thực hành lập biểu đồ.
	- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Biểu đồ (tt).
	- Sửa các bài tập về nhà.
 3. Bài mới: (27’) Luyện tập.
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố về cách đọc, phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ.
*Giúp HS làm được các bài tập.
*Trực quan, đàm thoại, thực hành.
 -Bài 1: SV:Theo dừi sửa sai
+ Hỏi thêm:
 - Cả 4 tuần, cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa?
 -Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa?
- 
Bài 2: SGK tr 34. 
+ Hỏi thêm: Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của ba tháng là mấy ngày?
Bài :3 gv treo bảng phụ
- Đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán. 
HS điền Đ vào ý 2, 4 điền S vào các ý còn lại.
- Một số em trả lời.
- Tìm hiểu yêu cầu bài toán, so sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm được yêu cầu về kĩ năng của bài này.
- 1 em lên bảng làm câu a, 1 em làm câu c, 1 em làm câu b, cả lớp làm vào vở.
A,Thỏng 7cú 18 ngày mưa
B,Thỏng 8 mưa nhiều hơn thỏng 9
15-3=12(ngày)
c,Trung bỡnh mỗi thỏng số ngày mưa(18+15+3):3=12(ngày)
-một hs lờn bảng làm, lớp làm vào vở
 4. Củng cố: (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa luyện tập.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Đọc lại các bài tập đã làm về biểu đồ, làm miệng lại các bài tập về biểu đồ
Chính tả (tiết 6)
NGườI VIếT TRUYệN THậT THà
I. MụC TIêU: 
	- Hiểu nội dung truyện ngắn Người viết truyện thật thà.
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn trên. Biết tự phát hiện lỗi và sử lỗi trong bài chính tả. Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s / x hoặc thanh hỏi / thanh ngã.
	- Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Vài tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT2.
	- Từ điển để HS làm BT3.
	- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3.
	- Vở BT Tiếng Việt 4.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Những hạt thóc giống.
	- 1 em đọc cho 2 bạn viết ở bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng l / n hoặc en / eng đã được luyện viết ở BT2 tiết trước.
	- 1 em đọc thuộc lòng câu đố ở BT3, viết lên bảng lời giải đố.
 3. Bài mới: (27’) Người viết truyện thật thà.
 a) Giới thiệu bài:
	Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
*Giúp HS nghe để viết đúng truyện ngắn.
*Làm mẫu, trực quan, thực hành.
- Đọc toàn bài.
- Nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li. Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. Viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định.
- Đọc bài cho HS viết.
- Đọc lại bài một lượt.
- Theo dõi.
- 1 em đọc lại truyện.
- Cả lớp lắng nghe, suy nghĩ, nói về nội dung mẩu truyện. (Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới, ông có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối).
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày truyện.
- Viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Giúp HS làm đúng các bài tập.
*Động não, đàm thoại, thực hành
- Bài 2: 
+ Nhắc HS: Sửa tất cả các lỗi có trong bài, không phải chỉ sửa lỗi âm đầu s / x hoặc hỏi / ngã.
+ Phát riêng phiếu cho một số em viết bài mắc lỗi chính tả.
+ Mời những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp.
+ Chấm, chữa 7 - 10 bài.
+ Nhận xét chung.
- Bài 3: (lựa chọn)
+ Nêu yêu cầu BT, chọn bài cho HS.
+ Giải thích thêm qua mẫu.
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy.
Nhóm.
- 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi và sửa lỗi.
- Tự đọc bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi chính tả trong bài của mình thoe mẫu SGK 
- Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo.
- 1 em đọc yêu cầu BT, cả lớp theo dõi.
- 1 em nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dụng giải BT này.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS tính trung thực, thật thà.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai Chuẩn bị bản đồ có tên các quận, huyện, thị xã, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em
ÃÄÅặầẩẫấ
Đạo đức (tiết 6)
BIếT BàY Tỏ ý KIếN (tt)
I. MụC TIêU:
- Nhận thức được: Các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Biết bày tỏ ý kiến.
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
 3. Bài mới: (27’) Biết bày tỏ ý kiến (tt).
 a) Giới thiệu bài: 
	- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
*Giúp HS rút ra được kết luận xác đáng qua tiểu phẩm được xem.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến mình. ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
- Xem tiểu phẩm do một số bạn đóng:
+ Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
+ Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
- Thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình thế nào? ý kiến đó có phù hợp không?
+ Nếu là Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
Hoạt động 2: Trò chơi Phóng viên.
*Giúp HS hiểu được: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng, quyền được bày tỏ ý kiến của mình.
*Động não, đàm thoại, thực hà ... 2.
	- Bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh 2, 3, 4, 5, 6.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: Trả bài văn viết thư.
 3. Bài mới: (27’) Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
 a) Giới thiệu bài:
	Tiết học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng từng đoạn văn KC để hoàn chỉnh một câu chuyện. 
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Dựa vào tranh, kể lại cốt truyện. 
*Giúp HS dựa vào tranh kể lại được cốt truyện Ba lưỡi rìu.
*Thực hành, đàm thoại, trực quan.
Câu chuyện Ba lưỡi rìu gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh họa, mỗi tranh kể về một sự việc.
- 1 em đọc nội dung bài, phần lời dưới mỗi tranh, giải nghĩa từ tiều phu.
- Quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện, trả lời các câu hỏi sau:
+ Truyện có mấy nhân vật? (2 nhân vật 2: chàng tiều phu, cụ già)
+ Nội dung truyện nói về điều gì? (Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu)
- 6 em nối tiếp nhau, mỗi em nhìn 1 tranh đọc câu dẫn giải dưới tranh 
- 2 em dựa vào tranh và dẫn giải dưới tranh thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
Hoạt động 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
*Giúp HS phát triển được cốt truyện thành một đoạn văn kể chuyện.
*Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Nói: Để phát triển ý thành một đoạn văn KC, các em cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc.
- Hướng dẫn làm mẫu theo tranh 1:
+ Cả lớp quan sát tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi theo gợi ý a, b 
+ Nhận xét, chốt lại bằng cách dán bảng tờ phiếu đã trả lời câu hỏi.
- Dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn.
Nhóm đôi.
- 1 em đọc nội dung BT2, cả lớp đọc thầm.
+ Phát biểu ý kiến.
+ Vài em giỏi nhìn phiếu, tập xây dựng đoạn văn. 
+ Lớp nhận xét.
- Thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn KC:
+ Làm việc cá nhân, quan sát lần lượt từng tranh 2, 3, 4, 5, 6 suy nghĩ, tìm ý cho các đoạn văn.
+ Phát biểu ý kiến về từng tranh.
- Kể chuyện theo cặp, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện.
4. Củng cố: (3’)
	- Yêu cầu 1, 2 em nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học:
	+ Quan sát tranh, đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện.
	+ Phát triển ý dưới mõi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hóa hành động, lời nói, ngoại hình của nhân vật.
	+ Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh.
 5. Dặn dò: (1’) 
	- Nhận xét tiết học, biểu dương những em xây dựng tốt đoạn văn.
	- Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp.
Kĩ thuật (tiết 5)
KHâU THườNG (tt)
I. MụC TIêU:
	- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
	- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. Rèn tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
	- Có ý thức an toàn trong lao động.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh quy trình khâu thường.
	- Mẫu khâu thường bằng len trên bìa, vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	+ Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20 x 30 cm.
	+ Len hoặc sợi khác màu vải.
	+ Kim khâu, thước, kéo, phấn vạch.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Khâu thường.
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp.
 3. Bài mới: (27’) Khâu thường (tt).
 a) Giới thiệu bài: 
	- Nêu mục đích bài học.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thực hành khâu thường.
*Giúp HS thực hiện được mũi khâu thường đúng kĩ thuật.
*Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Nhận xét thao tác của HS.
- Nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu.
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành: Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu.
- Quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng.
- Nhắc lại về kĩ thuật khâu thường.
- Vài em lên bảng thực hiện thao tác.
- Thực hành mũi khâu thường trên vải.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
*Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn.
*Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ Các mũi khâu tương đối đều bằng nhau, không bị dúm, thẳng theo đường vạch dấu.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động lớp.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
 4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức an toàn trong lao động.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
	- Dặn về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “ Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ”.
IV. rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 12)
PHòNG MộT Số BệNH
 DO THIếU CHấT DINH DưỡNG
I. MụC TIêU:
	- Giúp HS nắm cách phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
	- Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Nêu cách phòng tránh các bệnh này.
	- Có ý thức ăn uống đủ chất để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Hình trang 26, 27 SGK.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Một số cách bảo quản thức ăn.
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
 3. Bài mới: (27’) Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
*Giúp HS mô tả được đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ và nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh này.
*Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
- Kết luận: 
+ Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng, đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
+ Nếu thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
Nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn:
+ Quan sát hình 1, 2 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ.
+ Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
*Giúp HS nêu được tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
*Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ, các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A; bệnh phù do thiếu vi-ta-min B; bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C.
+ Cần ăn đủ lượng, đủ chất. Đối với trẻ em, cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi.
*Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
*Trực quan, thực hành, đàm thoại.
- Chia lớp thành 2 đội, cử đội trưởng lên bốc thăm xem đội nào nói trước.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi:
+ Đội 1 nói: Thiếu chất đạm.
+ Đội 2 nói: Sẽ bị suy dinh dưỡng.
+ Đội 2 nói: Thiếu i-ốt.
+ Đội 1 nói: Sẽ bị bệnh bướu cổ.
(Đội nào không trả lời được thì đội kia được quyền tiếp tục nêu bệnh mới )
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
Nhóm.
- Hai đội bắt đầu chơi cho đến khi có đội thắng cuộc.
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng. 
 5. Dặn dò: (1’)
	- Xem trước bài Phòng bệnh béo phì.
Toán (tiết 30)
PHéP TRừ
I. MụC TIêU:
	- Giúp HS củng cố về: cách thực hiện phép trừ, kĩ năng làm tính trừ.
	- Làm các phép tính trừ thành thạo.
	- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Phấn màu.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Phép cộng.
	- Sửa các bài tập về nhà 1b, 2b, 4b tr 39.
 3. Bài mới: (30’) Phép trừ.
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép trừ.
*Giúp HS nắm lại cách thực hiện phép tính trừ. 
*Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Tổ chức các hoạt động tương tự tiết Phép cộng bài trước.
- Hỏi: Muốn thực hiện phép trừ, ta làm thế nào?
- Muốn thực hiện phép trừ, ta làm như sau:
+ Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu trừ và kẻ gạch ngang.
+ Tính: Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
- Vài em nêu lại như trên.
Hoạt động 2: Thực hành.
*Giúp HS làm được các bài tập.
*Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Bài 1, 2: câu a SGK tr. 40.
- Bài 3: SGK tr 40.
Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? 
Gợi ý HS nêu cách làm (phép trừ)
- Bài 4: SGK tr. 40.
- Tự làm bài vào vở. Khi chữa bài, vừa nói vừa viết như phần bài học.
- Tự làm bài rồi chữa bài.
Giải
Độ dài đường xe lửa Nha Trang - TPHCM là:
 1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km 
- Tự làm bài rồi chữa bài.
Giải
Số cây năm ngoái trồng được là:
214 800 - 80 600 = 134 200 (cây)
Cả hai năm trồng được là:
214 800 + 134 200 = 349 000 (cây)
 Đáp số: 349 000 cây 
4. Củng cố: (3’)
	- Nêu lại cách thực hiện phép tính trừ.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Làm các bài tập 1b, 2b tr 40.
Sinh hoạt
Tuần 6
I. MụC TIêU: 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. CHUẩN Bị:
- Kế hoạch tuần 7.
- Báo cáo tuần 6.
III. HOạT ĐộNG TRêN LớP:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Báo cáo công tác tuần qua: (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến.
 3. Triển khai công tác tuần tới: (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội.
- Tham dự Đại hội chi Đội.Lớp4b.Nguyễn Thị Minh Khai 
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội.
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội.
 4. Sinh hoạt tập thể: (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới: Rạng ngời trang sử Đội ta.
- Chơi trò chơi: Tìm bạn thân.
 5. Tổng kết: (1’)
- Hát kết thúc.
- Chuẩn bị: Tuần 7.
- Nhận xét tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nguyen_thi_hoa.doc