Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Xuân (Bản chuẩn 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Xuân (Bản chuẩn 2 cột)

I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- - Viết, đọc,So sánh được các số tự nhiên . Nêu được giá trị của chữ số trong một số.

- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột

- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào

II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, PHT

III.Hoạt động dạy và học:

 

doc 19 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Xuân (Bản chuẩn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
 TẬP ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA
I – MỤC TIÊU:
	1. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện
	Hiểu nội dung: nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm bản thân.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A BÀI CŨ
- GV kiểm tra 2 –3 HS học thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo, nhận xét về tính cách hai nhân vật gà trống và Cáo.
B BÀI MỚI: Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc 
GV đọc diễn cảm toàn bài
Cho HS nối tiếp đọc từng đoạn
- GV kết hợp hướng dẫn Hs quan sát tranh minh họa bài đọc; sửa về lỗi phát âm, cách đọc cho HS 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
- Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca như thế nào?
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người như thế nào?
-Hãy nêu nội dung chính của bài ?
Hoạt động 3 :Thi đọc diễn cảm toàn bài
- GV hướng dẫn một tốp HS (mỗi tốp 4 em) thi đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện, ông, mẹ, An-đrây-ca).
Hoạt động nối tiếp :củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS
+ Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện
+ Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca. - GV nhận xét tiết học.
2 Em lên bảng đọc và trả lời câu 1,2 SGK
Một vài HS đọc đoạn 1
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Một , hai HS đọc cả đoạn.
 Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- HS đọc thầm lại đoạn 1, trả lời các câu hỏi:
+ An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng.
+ An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
Tự nêu
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
+ An-đrây-ca òa khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ và mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
Tự nêu
- Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm thương yêu và ý thức trách nhiệm với người thân ,sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
Thi đua đọc diễn cảm
-Chú bé trung thực/ Chú bé giàu tình cảm / Tự trách mình / Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân./.
 -Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn
 Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Bài cũ: 1 HS lên bảng sửa bài tập làm thêm của tiết 25.
GV cho lớp nhận xét và sửa bài
2.Bài mới: gt ® ghi đề bài lên bảng
Hoạt động 1: Luyện tập:
Bài 1: yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- yêu cầu HS đọc kỹ biểu đồ và tự xác định đúng hay sai
- GV hỏi từng ý và yêu cầu HS giơ bảng đúng sai
Nêu hỏi vì sao đúng, vì sao sai để rèn kỹ năng phân tích được số liệu.
Bài 2: yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: 
- Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- yêu cầu HS lên làm tiếp ở bảng phần còn lại
- Hướng dẫn sửa bài
Hỏi thêm: Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của tháng 3 là mấy ngày? 
Bài 3: GV hướng dẫn HS và yêu cầu HS về nhà làm vào vở trường. 
Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố - nhận xét - dặn bài sau:
 “ Luyện tập chung ”
1 HS lên bảng
Cả lớp theo dõi và nhận xét
HS trả lời
HS tự quan sát
HS đưa bảng đúng hay sai
HS trả lời
HS trả lời
1 HS lên bảng làm 
Số còn lại làm vở nháp và nhận xét
1 HS lên bảng làm
 Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
 Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- - Viết, đọc,So sánh được các số tự nhiên . Nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, PHT
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng điền và vẽ tiếp biểu đồ ở bài 3, GV kiểm tra vở bài tập một số em
Nhận xét và sửa bài® ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới: gt® ghi đề bài lên bảng
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1: yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài
GV sửa bài và yêu cầu HS nêu lại cách tìm số liền trước , số liền sau của một số tự nhiên
Bài 2a,b: yêu cầu HS tự làm bài
GV sửa bài , yêu cầu HS giải thích cách điền trong từng ý.
Bài 3a,b,c: GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó sửa bài.
- GV hướng dẫn sửa bài.
Bài 4a,b: yêu cầu HS trả lời
Bài 5:Yêu cầu HS đọc đề và hỏi:
Hãy kể các số tròn trăm từ 500 đến 800
Trong những số trên, số nào lớn hơn 540 và bé hơn 870?
Vậy x có thể là những số nào?
Cho về nhà làm
Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố - nhận xét tiết học
- Dặn dò bài sau: “ Luyện tập chung (tt) ”
1 HS vẽ trên bảng
Lớp theo dõi để nhận xét
1 HS làm trên bảng,
Cả lớp làm vào vở
1 HS làm trên bảng,
Cả lớp làm vào vở
4 HS trả lời cách điền chữ số vào số
HS trả lời
HS làm bài trên phiếu học tập
1 HS làm ở bảng phụ
HS trả lời
HS kể 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I – MỤC TIÊU 
 Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng.
	Nhận biết được danh từ (DT) chung và DT riêng dưạ trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.	Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long). Tranh (ảnh) vua Lê Lợi.
	III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A BÀI CŨ
- GV có thể tìm một đoạn văn, thơ khác để HS tìm từ chỉ sự vật.
B . BÀI MỚI
Hoạt động 1 : Phần nhận xét
Bài tập 1
- GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- GV dùng phiêu đã ghi lời giải đúng để hướng dẫn HS trả lời đúng.
Bài tập 3: 
Hoạt động 2:Phần ghi nhớ: 
- yc hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Phần luyện tập
Bài tập 1
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
DT chung: núi/ dòng/ dãy/ mặt/ sông/ ánh/ nắng/ đường/ dãy/ nhà/ trái/ phải/ giữa/ trước
DT riêng: Chung/ Lam/ Thiên Nhẫn/ Trác/ Đại Huệ/ Bác Hồ
Bài tập 2
- Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay riêng? Vì sao?
Hoạt động nối tiếp : Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
- 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC cuối tuần 5 (danh từ), sau đó làm BT1 (phần nhận xét). 
- Một HS làm BT2 (phần luyện tập).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- HS làm bài vào vở hoặc VBT theo lời giải đúng: SGK / 137.
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ (sông – Cửu Long; vua – Lê Lợi), trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau. 
- Hai ba HS đọc phần gi nhớ trong bài.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Một vài cặp HS tiếp tục làm bài trên phiếu. Những HS làm bài trên phiếu dán nhanh kết quả làm bài trên bảng lớp, trình bày kết quả.
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở (hoặc VBT) tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp (viết cả họ, tên, tên đệm).
- Họ và tên người là DT riêng và chỉ một người cụ thể. DT riêng phải viết hoa – viết cả họ, tên, tên đệm.
KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC TIÊU:
	- Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
	- Hiểu được nội dung ý nghĩa câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
	II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Một số truyện viết về lòng tự trọng ,truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4.
	 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A BÀI CŨ
- Gv kiểm tra 1 HS kể câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tình trung thực.
B BÀI MỚI: Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS kể chuyện
 Hướng dẫn Hs hiểu yêu cầu của đề bài
- GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (nghe qua ông bá, cha mẹ hay ai đó kể lại) hoặc được đọc (tự em tìm đọc được)– 
 - dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
+ GV nhắc HS: Với những truyện khá dài mà các em có thể kể 1, 2 đoạn truyện. VD: HS có thể kể đoạn 1,2 đoạn của truyện Ông lão ăn mày (tác giả Nguyễn Khắc Mẫn) để các bạn còn tò mò, muốn mượn truyện để đọc.
Hoạt động nối tiếp:Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở, giúp đỡ HS yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần kể chuyện.
- Dặn Hs về nhà xem trước tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng và gợi ý dưới tranh (tuần 7) để kể tốt câu chuyện trong tiết học tới.
- Một HS đọc đề bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1 –2- 3- 4 (Thế nào là “tự trọng” – Tìm truyện về lòng tự trọng – Kể chuyện câu chuyện trong nhóm, trong lớp – trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện). 
- 2 HS đọc lướt gợi ý 2.
- Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ đó là truyện về một người quyết tâm vươn lên, không thua kém bạn bè hay là người sống bằng lao động của mình, không ăn bám dựa dẫm, dối lừa người khácVD: SGK / 140.
- HS đọc thầm dàn ý của bài kể (gợi ý 3) trong SGK. 
- KC theo cặp: 
+ HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi KC trước lớp
+ Mỗi HS kể xong đều phải đối thoại với cô về ý nghĩa câu chuyện , cách kể, khả năng hiểu truyện của người kể. (HS tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm); bình chọn câu chuyện hay nhất, người (nhớ hoặc thuộc câu chuyện) KC hấp dẫn nhất. Bình chịn thêm người nêu câu hỏi hay nhất.
CHÍNH TẢ: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I – MỤC TIÊU:
	1. Nghe – viết lại đúng và trình bày bài chính tả sach sẽ. Trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
	3. Tìm và viết đúng CT các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/x hoặc có thanh hỏi / thanh ngã.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Từ điển (hoặc một vài trang từ điển phô tô) để HS làm BT (3).
	- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3a hay 3b đủ phát cho các nhóm thi tìm từ láy.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A BÀI CŨ
B BÀI MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết ... ừ ngữ hoặc từ điển (một vài trang phô tô) để HS làm BT2, 3.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A . BÀI CŨ
- Gv kiểm tra 2 HS: đồn thời lên bảng lớp:
- Một HS viết 5 DT chung là tên gọi các đồ dùng.
- Một HS viết 5 DT riêng là tên riêng của người, sự vật xung quanh.
B BÀI MỚI: Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV phát phiếu cho 3 –4 HS.
- Trọng tài và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: SGK / 145.
Bài tập 2
- Gv chuyển phiếu cho 3, 4 HS làm bài.
- cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: SGK / 145
Bài tập 3
 - GV phát phiếu cho 3, 4 HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV mời những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng:
 Bài tập 4
- GV nêu yêu cầu của BT.
- GV mời các nhóm (tổ) thi tiếp sức. Từng thanh viên trong nhóm (tổ) tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt với 1 từ ở BT3. Nhóm nào tiếp nối nhau đọc liên tục, đặt được nhiều câu đúng sẽ thẳng cuộc.
 Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại 2, 3 câu văn các em vưa đặt theo yêu cầu của BT4.
.
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở hoặc VBT – chọn từ thích hợp và chỗ trống.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- HS nêu yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, nối từ với nghĩa bằng.
- HS có thể dùng sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm lên trên bảng lớp, trìng bày.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài cá nhân. Chọn ra những từ cùng có nét nghĩa “ở giữa” xếp vào một loại, chọn những từ cùng nét nghĩa “một lòng một dạ” xếp vào một loại.
- HS phát biểu.
 HS suy nghĩ, đặt câu.
Đạo đức : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Biết được trẻ em đều có bày tỏ ý kến về những việc có liên quan đến trẻ em.
Bước đầu ý kiến của bản thân và lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giấy màu xanh – đỏ - vàng cho mỗi HS 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Em sẽ làm gì ? 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+Yêu cầu các nhóm đọc 4 tình huống.
Cho HS thảo luận và trả lời
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời câu hỏi tình huống của mình, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cách giải quyết.
+ Hỏi: Vì sao nhóm em chọn cách đó?
+ Vậy, trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì?
+ Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em?
- Kết luận
- HS đọc các câu tình huống.
 HS thảo luận theo hướng dẫn.
- HS làm việc cả lớp:
+ Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét.
- Em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẻ các mong muốn.
+ Việc ở khu phố, việc ở chỗ ở, tham gia các câu lạc bộ vui chơi, đọc sách báo
Hoạt động 3
BÀY TỎ THÁI ĐỘ
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Phát cho mỗi nhóm 3 miếng bìa màu xanh – đỏ - vàng.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận về các câu sau:
1. Trẻ em có quyền có ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Người lớn cần lắng ý kiến trẻ em.
4. Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng lần lượt đọc từng câu để các nhóm nêu ý kiến.
+ Lấy ví dụ về 1 ý muốn trẻ em mà không thể thực hiện.
+ Tổng kết, khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác.
- HS làm việc nhóm.
+ Các nhóm thảo luận, thống nhất ý cả nhóm tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu.
- Các nhóm giơ bìa màu thể hiện ý kiến của nhóm đối với mỗi câu.
- Lấy ví dụ: Đòi hỏi bố mẹ nuông chiều, đòi hỏi chiều quá khả năng bố mẹ
- 1- 2 HS nhắc lại.
Hoạt động nối tiếp
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
 Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2008
Toán PHÉP TRỪ
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Đồ dùng dạy học: Bảng con, SGK
Hoạt động d¹y vµ häc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bài cũ:
HS1: Muốn cộng hai số tự nhiên em làm thế nào?
Hãy đặt tính và tính kết quả:
 57854 + 6735
HS2: Tìm x:
Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
 x – 5354 = 6280
HS 3: Tìm x:
Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
 1730 + x = 8276
GV nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: Bài mới: gt® ghi đề bài lên bảng
1.Củng cố kỹ năng làm tính trừ 
GV viết lên bảng 2 phép tính và yêu cầu 2 HS đặt tính và tính:
 865279 - 450237 
 647253 – 285749
- Em hãy nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét và hỏi:
Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1: yêu cầu HS đặt tính và tính kết quả 
- Hướng dẫn sửa bài 
Bài 2(dòng 1): yêu cầu HS làm bài 2(a) vào vở
Bài 3: yêu cầu HS giải vào vở BT toán in sẵn
- Chấm vở một số em
Hướng dẫn sửa bài
Hoạt động nối tiếp: 
- Buổi thứ 2 làm bài: 2(b) và 4/40
- Nhận xét tiết học - Dặn dò bài sau: Luyện tập
HS trả lời 
HS đặt tính và tính 
Lớp nhận xét
HS trả lời và thực hiện
HS trả lời và thực hiện
Lớp nhận xét 
HS1 đặt tính và tính
HS2 đặt tính và tính 
Số còn lại đặt và tính ở vở nháp
Kiểm tra bài và nêu nhận xét
HS nêu lại
HS trả lời
2 HS lên bảng làm 
Số còn lại làm vở nháp
1 HS lên bảng làm
Số còn lại làm vào vở
TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I – MỤC TIÊU 
	1. Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện
	Biết phát triển ý nêu 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Sáu tranh minh họa truyện trong SGK phóng to, có lời dưới mỗi tranh (nếu có điều kiện).
	III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. BÀI CŨ
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài:
- Giờ học này các em xẽ tiếp tục luyện tập xây dựng từng đoạn văn KC để hoàn chỉnh một câu chuyện.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT
Bài tập 1 (Dựa vào tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu)
- GV dán lên bảng lớp 
- Truyện có mấy nhân vật?
- Nội dung truyện nói về điều gì?
GV chốt lại: Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
Bài tập 2(Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.)
 - GV hướng dẫn Hs làm mẫu theo tranh1:
+ Cả lớp quan sát kĩ tranh1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ trả lời các câu hỏi theo gợi ý a và b.
+ GV nhận xét, chốt lại bằng cách dán bảng tờ phiếu đã trả lời câu hỏi: SGK /148.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- Sau phát biểu của HS, GV dán bảng các phiếu về nội dung chình của từng đoạn văn:
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu 1- 2 Hs nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học
- GV nhận xét tiết học. về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp.
- 1 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong tiết TLV Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (tuần 5).
- Một HS làm lại BT phần luyện tâp (bổ sung phần thân đoạn để hoàn chỉnh đoạn b).
 1 HS đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh. Đọc giải nghãi từ tiều phu.
+ Hai nhân vật: chàng tiều phu và một cụ già chình là tiên ông.
+ HS phát biểu.
- 6 HS tiếp nối nhau, mỗi em nhìn một tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh.
- Hai HS dựa vào tranh và dẫn giải dưới tranh, thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Khi kể các em có thêm những từ ngữ của mình những không nói quá chi tiết vì đây mới là cốt truyện.
- 1 HS đọc nội dung BT. Cả lớp đọc thầm.
 HS phát biểu ý kiến.
- Một, hai HS giỏi nhìn phiếu, tập xây dựng đoạn văn.
- HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn KC:
+ HS làm việc cá nhân. Các em quan sát lần lượt từng tranh 2, 3, 4, 5, 6, suy nghĩ, tìm ý cho các đoạn văn.
+ HS phát biểu ý kiến từng tranh. 
- HS kể chuyện theo cặp, (nhóm), phát triển ý kiến, xây dựng từng đoạn văn.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện (liên kết các đoạn).
 Chủ điểm: Truyền thống nhà trường
 EM YÊU TRƯỜNG EM
i/Mục tiêu: Gíao dục sự hiểu biết về trách nhiệm của người học sinh với truyền thống của nhà trường
 Rèn luyện nề nếp , thói quen của người học sinh tiểu học
II/Nội dung hoạt động:
Hoạt động trò
Hoạt động thầy
-Hát ổn định
Ôn nội quy:
-Trong các điều nội quy nhà trường, điều nào nói về việc bảo vệ trường lớp ?
Nêu những việc làm cụ thể bảo vệ trường lớp?
-Là HS em có nhiệm vụ gì để bảo vệ trường ta luôn sạch đẹp ?
-Để xứng đáng là một học sinh của trường em cần thể hiện qua những việc làm cụ thể như bảo vệ môi trường trường học, bảo vệ cây xanh trong sân trường, cách ứng xử với bạn bè, thầy cô, với người lớn tuổi.
+Dọn vệ sinh:
Phân công tổ dọn vệ sinh quanh sân trường
GV theo dõi, nhắc nhở
Nhận xét cá nhân, nhóm tích cực
Dặn dò chung
HS nêu
-Bảo vệ truyền thống tốt đẹp:Vệ sinh môi trường, lớp học, giữ gìn của công, nơi công cộng,không xả rác
Các nhóm chia nhau dọn vệ sinh
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I.Mục tiêu : Củng cố nề nếp lớp qua 1 tuần học tập và sinh hoạt
 Giúp HS nhận biết được ưu điểm và tồn tại trong tuần đầu để phát huy và khắc phục
 Phân công cán sự lớp chịu trách nhiệm kiểm tra giờ tự học
II.Nội dung :
 Lớp trưởng ổn định, giới thiệu nội dung sinh hoạt tuần đầu tiên
 Lần lượt các cán sự lớp nhận xét chungvề tình hình học tập, nề nếp, vệ sinh,sinh hoạt trong tuần qua
 Các tổ trưởng nhận xét, đánh giá từng cá nhân trong tổ.
 Các cá nhân mắc sai lầm lên nhận khuyết điểm.
 Lớp trưởng đánh giá chung và xếp loại thi đua từng tổ. Tuyên đương cá nhân thực hiên tốt trong tuần . Thông qua phương hướng cho tuần đến
 GVCN : Nhận xét chung trong tuần qua và nhận xét sự đánh giá của các cán sự, tổng kết và phương hướng của lớp trưởng đưa ra
 Nhắc nhở chung : Tập trung vào nề nếp lớp khi không có GVCN Cán sự lớp cần theo dõi chặt chẽ tình hình trong lớp trong thời gian học với GV bộ môn
 Tập trung lo truy bài đầu giờ, việc tự học ở nhà , kiểm tra đồ dùng học tập.
 Cán sự lớp kiểm tra tự hoc của độ viên: Thùy Hà Thanh, Tú Vĩnh Phước . Cụm Hà Nha tự quản theo sự giúp đỡ của Tuyền.
 Nhận xét chung giờ sinh hoạt .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nguyen_thi_xuan_ban_chuan_2_cot.doc