Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Theo chương trình giảm tải)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Theo chương trình giảm tải)

A.Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết đặc điểm của vùng Tây Nguyên.

- Học sinh hiểu bài, nắm kỷ nội dung bài.

- Giáo dục học sinh có ý học tập, tinh thần đoàn kết các dân tộc.

B. Đồ dùng dạy học:

- Gv: Bản đồ vùng Tây Nguyên.

- Hs:

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Theo chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 11
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-DRÂY-CA
SGK/ 55 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Hs hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài tập đọc: “Nỗi dằn vặt củ An-drây-ca”.
- Hs đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ trong học tập. 
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Gà Trống và Cáo)
* Hs đọc bài, TLCH:
+ Nêu ý nghĩa của bài
+ Gv nhận xét, chấm điểm 
II. Bài mới: GTB (Nỗi dằn vặt của An-drây-ca).
1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 2 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầumang về nhà 
+ Đoạn 2: Còn lại
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: An-drây-ca, nhập cuộc
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Tìm hiểu bài 
* Gv nêu câu hỏi, Hs đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk/56:
+ Câu 1: (An-drây-ca mải chơi đá bóng, quên lời mẹ dặnmang thuốc về)
+ Câu 2: (An-drây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc, ông đã qua đời)
+ Câu 3: (An-drây-ca hối hận về việc làm của mình) 
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu Hs nhắc lại.
3. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
* Giáo viên gọi 2 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Bước vào phòngra khỏi nhà”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
 2 em 
Hs khá, giỏi.
Gv 
gợi ý, HD
HS 
Nhóm
2
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Thể hiện tình cảm đối với người thân và ý thức trách nhiệm.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
 TOÁN 	 Tiết bài: 26
LUYỆN TẬP
 SGK/ 33- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
C.Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Biểu đồ - TT)
* Hs dựa vào biểu đồ Sgk/32, TLCH.
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Luyện tập)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng các bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Dựa vào biểu đồ TLCH:
+ Tuần 1: Bán được 200 m vải hoa và 100 m vài trắng.
+ Tầun 3: Bán được 100 m vải hoa
+ Tuần 4: Bán được 700 m vải hoa.
+ Tuần 3 bàn nhiều hơn tuần 1 là 300 m vải trắng
* Cả lớp làm bài tập, gọi Hs nêu kết quả 
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Biểu đồ dưới đây nói về số ngày có mưa trong một tháng:
+ Số ngày có mưa thang 7 nhiều hơn tháng 9 là: B. 15 ngày
+ Số ngày có mưa cả 3 tháng: B. 36 ngày
+ Trung bình mỗi tháng co số ngày có mưa: C. 12 ngày
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 4/sgk - 34 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: ....
 	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 06	
 BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 2)
 Sgk / -Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh biết bày tỏ ý kiến, giải quyết một số tình huống.
- Học sinh hiểu và biết bày tỏ ý kiến của mình.
- Giáo dục học sinh mạnh dạn, tự tin.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: 
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Biết bày tỏ ý kiến)
* Hs nhắc lại ghi nhớ 
II. Bài mới: GTB (Biết bày tỏ ý kiến -Tiết 2) 
1 Hoạt động 1: Đóng vai.
a. Mục tiêu: Học sinh đóng vai tình huống trong gia đình nhà Hoa.
b. Cách tiến hành:
* Học sinh thảo luận nhóm 4, phân vai. 
* Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm.	
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt lại: Các em phải cùng bố mẹ thảo luận, tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống. 
2. Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên
a. Mục tiêu: Hs biết giới thiệu một bài thơ hay, bài hát hay, kể một câu chuyện mà em thích.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên giao nhiệm vụ.
* Hs đóng vai và phỏng vấn các bạn trong lớp.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh: Mỗi người đều có quyền có suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
 III. Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 06
 TÂY NGUYÊN
 Sgk/ 82 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết đặc điểm của vùng Tây Nguyên.
- Học sinh hiểu bài, nắm kỷ nội dung bài.
- Giáo dục học sinh có ý học tập, tinh thần đoàn kết các dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: Bản đồ vùng Tây Nguyên.
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Trung du Bắc Bộ)
* Hs nêu nội dung bài học
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Tây Nguyên)
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được đặc điểm của vùng Tây Nguyên.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đặt câu hỏi, Hs trả lời.
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Học sinh biết được đặc điểm của các cao nguyên.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên phát cho mỗi nhóm một giấy khô lớn.
* Các nhóm thảo luận, trình bày.
* Đại diện các nhóm báo cáo.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Cao nguyên Lâm Viên có đại hình phức tạp, nhiều núi caokhí hậu mát mẻ. Tây nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
. III. Củng cố - dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
....................................................................................................................................................
 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 11
TẬP HỌP HÀNG NGANG, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI
 TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
 Sgv/ 60 - Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Hs nâng cao kỹ thuật về đội hình đội ngũ, trò chơi “Kết bạn”.
- Học sinh tham gia nhiệt tình, nghiêm túc.
- Giáo dục học sinh ý thức chấp hành nội quy. 
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Hs chạy nhẹ nhàng trên sân.
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản
1.Hoạt động1: Ôn lại đội hình đội ngũ.
a. Mục tiêu: Học sinh ôn lại một số động tác
b.Cách tiến hành:
* Giáo viên hướng dẫn Hs tập lại một số động về đội hình đội ngũ: tập họp, dóng hàng, dồn hàng
+ Cả lớp tập, Gv sửa sai cho Hs.
+ Từng tổ tập.
* Các tổ trình diễn, cả lớp nhận xét
2. Hoạt động 2: Trò chơi.
a. Mục tiêu: Học sinh gia trò chơi “Kết bạn”.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tên trò chơi.
* Giáo viên phổ biến luật chơi.
* Giáo viên cho học sinh tập chơi thử.
* Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức.
* Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ.
* Cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào thắng cuộc.
25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
* Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Động tác hồi tỉnh.
* Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
 D. Phần bổ sung:
	 CHÍNH TẢ(Nghe - viết)	 Tiết bài: 06
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ 
SGK/ 56 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Học sinh nghe và viết đúng chính tả bài “Người viết truyện thật thà”
- Học sinh luyện viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập. 
- GD Hs ngồi đúng tư thế khi viết bài, rèn luyện chữ viết đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
I. KTBC (Những hạt thóc giống)
* Hs viết bảng con: 5 tiếng bắt đầu l/n
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Người viết truyện thật thà).
1. Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a. Mục tiêu: Hs nghe và viết đúng chính tả bài: “Người viết truyện thật thà”.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đọc bài viết.
* Gọi 1 Hs đọc lại bài viết.
* Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý.
* Gv phân tích từ khó, yêu cầu học sinh đọc các từ khó: dự tiệc, tưởng tượng
* Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con.
* Gv đọc bài, Hs viết bài vào vở.
* Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi.
* Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Mục tiêu: Học sinh làm đúng bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
* Cả lớp làm bài tập.
* Gọi một em học sinh nêu kết quả: Lỗi nhầm lẫn S / X và đấu hỏi, dấu ngã
Viết sai
Viết đúng
Xắp lên xe, tưỡng tượng
Sắp lên xe, tưởng tượng
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập.
+ Từ láy có tiếng chứa S: se sẽ, su su
+ Từ láy có tiếng chứa X: xôn xao, xa xôi
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
III. Củng cố-dặn dò 
* Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
* Về nhà xem bài mới.
D. Phần bổ sung:.
....
 	 	 TOÁN	Tiết bài: 27
LUYỆN TẬP CHUNG
 Sgk /36 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong làm toán.
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Luyện tập)
* Gọi Hs lên bảng giải BT: 3/ 34
* Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh, chấm điểm.
II. Bài mới: GTB (Luyện tập chung) 
1. Thực hành.
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập.
* Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo câu trả lời A, B, C, D
+ D. 20020020 + B. 3000 + C. 725936 + C. 2075 + C. 150 giây
* Hs nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét
Bài 2: Hs đọc đề toán, Gv hướng dẫn Hs làm bài tập.
* Biểu đồ dưới đây nói về số Hs tập bơi.
* Gv hướng dẫn Hs làm bài tập
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Giải toán
+ Quãng đường chạy giờ thứ 2: 40 + 20 = 60 (km)
+ Quãng đường chạy hai giờ đầu: 40 + 60 = 100 (km)
+ Quãng đường ôtô chạy giờ thứ 3: 100 : 2 = 50 (km)
 Đáp số: 50 km
c. Kết luận: Gv chấm điểm, hướng dẫn Hs sửa sai.
III. Củng cố-dặn dò
* Học sinh nhắc lại lý thuyế ...  đạm: suy dinh dưỡng, thiếu vitamin D: còi xương.
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
a. Mục tiêu: Hs biết được cách phòng bệnh
b. Cách tiến hành: 
* Hs đọc thông tin Sgk, TLCH:
+ Khi phát hiện bệnh thiếu dinh dưỡng cần điều chỉnh thức ăn cho phù hợp và đưa trẻ đến khám bác sĩ.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chốt lại ý và tuyên dương các nhóm. 
III. củng cố-dặn dò
* Gọi học sinh nêu lại mục bạn cần biết.
* Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
D. Phần bổ sung: 
 	 MĨ THUẬT	 Tiết bài: 06
 VẼ THEO MẪU: VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
 SgK/ 16 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu, cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vật mẫu.
- Học sinh biết cách sắp xếp bố cục bài vẽ hợp lý, vẽ đậm nhạt.
- Học sinh có ý thức yêu cái đẹp thông qua môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Tranh mẫu (Sgk)
+ Hs: Bút chì, màu 
C. Các hoạt động dạy học: 
 I. KTBC (TTMT: xem tranh phong cảnh)
* Giáo viên nhận xét.
II. Bài mới: GTB (Vẽ theo mẫu: Quả có dạng hình cầu)
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
a. Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh mẫu.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên giới thiệu tranh mẫu.
* Học sinh quan sát tranh, nhận xét:
+ Hình dáng của quả như thế nào?
+ Màu sắc và độ đậm, nhạt như thế nào?
c.Kết luận: Gv chốt lại ý. Hs nắm kỷ mẫu.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu cách vẽ. 
b. Cách tiến hành: 
* Gv hướng dẫn học sinh cách vẽ:
+ Nhìn mẫu để ước lượng chiều cao, ngang để vẽ khung hình chung.
+ Tìm tỷ lệ từng bộ phận của vật mẫu để phát nhẹ bằng nét thẳng.
+ Hoàn chỉnh giống mẫu, vẽ màu.
c.Kết luận: Giáo viên chốt lại, hướng dẫn học sinh kỷ cách vẽ.
3. Hoạt động 3: Thực hành
a. Mục tiêu: Hs hiểu bài vẽ đúng mẫu.
b. Cách tiến hành:
* Cả lớp thực hành.
* Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh.
c. Kết luận: Gv nhận xét và sửa sai cho Hs.
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò 
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh.
* Dặn dò: Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.
D. Phần bổ sung:
......................................................................................................................................................
.
 	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 11
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
SGK / 64 - Thời gian dự kiến: 40 phút 	
 A.Mục tiêu:
- Giúp Hs biết cách xây dựng cốt truyện
- Hs luyện tập xây dựng cốt truyện.
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Trả bài văn viết thư).
* Giáo viên nhận xét chung bài văn. 
II. Bài mới: GTB (Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện). 
1. Thực hành
Bài 1:
* Dựa vào tranh kể lại câu chuyện “Ba lưỡi rìu”.
+ Truyện có mấy nhân vật? (2 nhân vật: anh tiều phu và ông tiên)
+ Nội dung truyện nói lên điều gì? (Tính trung thực của anh tiều phu)
* Hs nối tiếp nhau đọc lời của 6 bức tranh.
Bài 2: Phát triển ý dưới mỗi bức tranh thành đoạn văn.
* Hs thảo luận nhóm, xây dựng từng đoạn theo ý của mỗi bức tranh.
* Các nhóm trình bày
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Nhân vật làm gì? Nhân vật nói gì?
c. Kết luận: Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai.
 III. Củng cố - Dặn dò
 * Hs trình bày một đoạn tự chọn.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
..
 TUẦN 7
	 TOÁN	 	 Tiết bài: 30
PHÉP TRỪ	
 Sgk/ 39 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
 I. KTBC (Phép cộng)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập:
+ Tính: 24647 + 62179; 1726 + 302.
* Giáo viên nhận xét và chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Phép trừ).
1. Phép trừ
a. Mục tiêu: Hs biết cách thực hiện phép trừ
b. Cách tiến hành:
* Gv giới thiệu hướng dẫn Hs cách thực hiện phép trừ tương tự như phép cộng.
+ VD: 865279
 - 450237
 415042
2. Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành. 
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập: 
* Đặt tính rồi tính:
 62975 39700 100000
 - 24138 - 9216 - 9898
 38837 39484 90102
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Gi ải toán
+ Ngày thứ 2 bán được: 2632 – 264 = 2368 (kg)
+ Cả 2 ngày bán đ ược: 2632 + 2368 = 5000 (kg) = 5 (t ấn)
 Đ áp s ố: 5 tấn
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
 D. Phần bổ sung: 
.....................................................................................
..
 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 06
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
Sgk/ 19 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp Hs hiểu đươc diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Hs kể sơ lược về cuộc khởi nghĩa.
- Giáo dục học sinh ham muốn tìm hiểu về môn học. 
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ. 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc)
* Hs nêu bài học, trả lời câu hỏi:
+ Bị áp bức nhân dân ta đã làm gì?
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng)
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa. 
b. Cách tiến hành: 
* Gv đặt câu hỏi, Hs thảo luận nhóm, TLCH.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý: Do nhân dân ta căm thù quân giặc, đặt biệt là thái thú Tộ Định; do Thi Sách-chồng của Trưng Trắc bị Tô Định giết hại.
2. Hoạt đ ộng 2: Làm việc cá nhân. 
a. Mục tiêu: Học sinh biết được diễn biến cuộc khởi nghĩa.
b. Cách tiến hành: 
* Hs làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:
+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv chốt lại ý: Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân làm chủ Mê Linhtrốn về Trung Quốc.
3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. 
a. Mục tiêu: Học sinh biết được kết quả của cuộc khởi nghĩa.
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm và TLCH:
+ Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi và mang lại kết quả, ý nghĩa như thế nào?
* Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
c.Kết luận: Gv chốt ý: Sau hơn 200 nămhoàn toàn thắng lợi.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 D. Phần bổ sung:
............................................................................................................................................................ 
	 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 06
TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1 - GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
 Sgk / 10 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp Hs tập đọc nhạc số 1 và nhận biết một số nhạc cụ dân tộc.
- Hs đọc được độ dài các nốt đen, trắng
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe, giới thiệu hình nột trắng, bài tập tiết tấu)
II. Bài mới: GTB (Tập đọc nhạc số 1-Giới thiệu một vài 
nhạc cụ dân tộc)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc cao độ. 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập bài hát. 
b. Cách tiến hành: 
* Hs nói tên các nốt trên khuông nhạc.
* Gv đọc mẫu.
* Gv hướng dẫn Hs đọc đúng cao độ
* Cả lớp đọc đồng thanh bài tạp cao độ. 
* Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có)
c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 1
a. Mục tiêu: Hs tập đọc nhạc số 1.
b. Cách tiến hành: 
* Nói tên nốt
* Gõ theo tiết tấu
* Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
* Ghép lời ca.
* Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có)
c. K ết luận: Gv chốt lại ý.
3. Hoạt động 3: Giới thiệu nhạc cụ
a. Mục tiêu: Hs nhận biết một số nhạc cụ dân tộc.
b. Cách tiến hành: 
* Gv giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
* Hs nhận biết và nhắc lại.
c. K ết luận: Gv chốt lại ý, nhận xét.
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
D. Phần bổ sung:
 SHTT: 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 06 Tiết: 06
A. Mục tiêu:
- Nhằm đánh giá, nhận xét tình hình hoạt động trong tuần vừa qua. 
 	- Đồng thời đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong hoạt động tuần vừa qua, nhìn chung các em Hs đều có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. 
2. Khuyết điểm:
Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng, còn làm việc riêng trong giờ học. Chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Tham gia công tác lao động chưa tốt. Tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. 
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở cho Hs hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp; về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
2. Học tập: 
 Thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. 
3. Các hoạt động khác:
Ngoài ra, các em còn phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh. Tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_theo_chuong_trinh_giam_tai.doc