Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Toán

Luyện tập

I .Mục tiêu

 Đọc được một số thông tin trên biểu đồ

II. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

Gọi hs làm lại bài 3

B. Dạy bài mới

Bài 1:

2 hs đọc, tìm hiểu yêu cầu của bài toán

Gọi hs trả lời, chữa bài:

? Tuần 1 bán được bao nhiêu m vải hoa? Bao nhiêu m vải trắng?

Làm tương tự: Có thể hỏi thêm

? Cả 4 tuần bán được bao nhiêu m vải hoa?

? Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu m vải hoa

Bài 2(a): Cho hs tìm hiểu yêu cầu của bài toán

Gọi 3 hs lên bảng làm 3 phần a, b, c

 

doc 21 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Trường Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6
 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Toán
Luyện tập
I .Mục tiêu
 Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi hs làm lại bài 3
B. Dạy bài mới
Bài 1:
2 hs đọc, tìm hiểu yêu cầu của bài toán
Gọi hs trả lời, chữa bài:
? Tuần 1 bán được bao nhiêu m vải hoa? Bao nhiêu m vải trắng?
Làm tương tự: Có thể hỏi thêm
? Cả 4 tuần bán được bao nhiêu m vải hoa?
? Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu m vải hoa
Bài 2(a): Cho hs tìm hiểu yêu cầu của bài toán
Gọi 3 hs lên bảng làm 3 phần a, b, c
Tháng 7 có 18 ngày mưa
Tháng 8 có 15 ngày mưa và mưa nhiều hơn tháng 9 là 12 ngày 
Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là
(18+15+3):8=12(ngày)
Bài 3(trên chuẩn): Hs làm vào vở 
Gọi hs làm trên bảng –nhận xét chữa bài 
Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Tập đoc : 
 Nỗi dằn vặt của An – đrây -ca
. Mục đích yêu cầu 
Đọc trôi chảy bài, với giọngkể chậm rãi, trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận dằn vặt của An - đrây – ca trước cái chết của ông, đọc phân vai
Hiểu nghĩa của các từ trong bài
Hiểu nội dung câu chuyện :Nỗi dằn  thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân lòng trung thực sự trung thực , sự nghiêm khắc với nỗi lầm của bản thân.(TL các câu hỏi trong SGK) 
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
2– 3hs đọc thuộc lòng đoạn thơ Gà trống và cáo
Nhận xét về tính cách của 2 nhân vật
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn hs luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc 
Gv đọc diễn cảm toàn bài
Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu  mang về nhà)
1 vài hs đọc đoạn 1
Gv hướng dẵn hs quan sát tranh
Gv sửa lỗi phát âm, cách đọc
Luyện đọc tên riêng nước ngoài: An - đrây – ca
Hướng dẵn cách ngắt nghỉ
Bố khó thở lắm!...//
Chơi một lúc  cửa hàng/  thuốc/  nhà
Từng cặp hs luyện đọc
1-2 hs đọc cả đoạn 
b. Tìm hiểu bài 
- Hs đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
? Khi câu chuyện xảy ra, An- đrây- ca mấy tuổi,hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? (lúc đó An- đrây- ca 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng )
? Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào? 
? An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
? Đoạn 1 kể với em chuyện gì? (An- đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn)
- Gọi hs đọc đoạn 2
Hs đọc thầm để trả lời câu hỏi 2 sgk
+ An- đrây- ca hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời
Câu 3: An- đrây- ca oà khóc khi biết ông qua đời. Cậu cho rằng đó là lỗi của mình 
An- đrây- ca kể hết cho mẹ nghe mọi chuyện 
Câu 4: An- đrây- ca rất yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình 
ý đoạn 2 là gì? 3 hs nhắc lại
c. Luyện đọc diễn cảm 
2 hs đọc cả bài
Tìm cách đọc hay
hs đọc lại hs khác nhận xét 
Đọc diễn cảm đoạn 2
Gv đọc mẫu nêu cách đọc
Hs luyện đọc theo cặp
Thi đọc diễn cảm : 3 – 5 em
Hướng dẵn đọc phân vai hs đọc – nhận xét
3. Củng cố dặn dò
? Hãy đặt tên khác cho truyện 
? Nếu em là bạn An- đrây- ca em sẽ nói gì 
Nhận xét giờ học. Về nhà học bài
_____________________________________________________________________
Đạo đức
 Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
 (Đã soạn thứ 2 tuần 5)
Khoa học
Một số cách bảo quản thức ăn
I. Mục tiêu
Hs có thể 
Kể tên một số cách bảo quản thức ăn:làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,...
Nêu VD về một số loại thức ăn và cách bảo quản
Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Nêu tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn 
Gv hướng dẵn hs quan sát hình /24, 25
? Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình
Hình 1 – phơi khô
2 - đóng hộp
3 – ướp lạnh
4 – ướp lạnh
5 – làm mắm (ướp mặn)
6 – làm mứt(cô đặc với đường)
7 – ướp muối ( muối cà)
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
Gv: Các loại thức ăn có nhiều nước và các chất dinh dưỡng đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển vì vậy chúng dề bị hư hỏng ôi thiu. Vậy muốn bảo quản được chúng ta phải làm như thế nào? 
- Lớp thảo luận câu hỏi
? Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì? ( làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được )
- Gv giúp hs rút ra nguyên tắc chung là (làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn)
- Gv cho hs làm bài tập: Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động, cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm
a. Phơi khô, nướng, sấy
b. Ướp muối ngâm nước mắm
c. Ướp lạnh
d. Đóng hộp
e. Cô đặc với đường
- Làm cho vi sinh vật  a, b, c
- Ngăn không cho  d,
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số các cách bảo quản thức ăn
Gv phát phiếu cho hs làm việc 
Một ssó hs trình bày 
5. Củng cố dặn dò 
Gv: Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định vì vậy khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trong vỏ hộp hoặc bao gói
Gv nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau
___________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tập đọc 
Chị em tôi
I. Mục đích yêu cầu
Đọc đúng trôi chảy cả bài, toàn bài đọc với giọng nhe nhàng,bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện ,thể hiện tính cách cảm xúc các nhân vật
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện là lời khuyên hs không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình(TL các câu hỏi SGK)
II. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
2-3 hs đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo
Trả lời câu hỏi 3-4
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2-3 lượt)
Kết hợp giúp hs hiểu các từ ngữ khó, sửa lỗi cho hs 
Luyện đọc theo cặp 
1-2 hs đọc toàn bài 
Gv đọc diễn cảm 
b. Tìm hiểu bài
- Hs đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi
? Cô chị xin phép ba đi đâu? (Đi học nhóm)
? Cô có đi học nhóm thật không? (không) Cô đi đâu? (đi xem phim)
? Cô nói dối ba đã nhiều lần chưa, vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy? (nói dối nhiều lần, vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô)
? Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận? (vì cô thương ba biết mình đẫ phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì đã quen nói dối)
- Hs đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2
? Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? (Cô em cũng trả vờ nói dối để chọc tức cô chị)
- Hs đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi
? Vì sao cách làm của cô em khiến chị tỉnh ngộ?
(Vì em nói dối hệt như chị khiến chị thấy thói xấu của mình chị lo em sao nhãng học hành và hiểu mình đã là gương xấu cho em. Ba biết truyện buồn rầu khuyên hai chị em bảo nhau. Vẻ buồn rầu của ba đã tác động đến chị 
? Cô chị đã thay đổi như thế nào? ( không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã chọc tức làm mình tỉnh ngộ)
? Câu chuyện nói với em điều gì? (không được nói dối)
Hãy đặt tên cho cô chị và cô em theo đặc điểm tính cách (em: cô em thông minh – cô bé ngoan chị: Cô chị biết hối lỗi – cô chị biết nghe lời )
c. Hướng dẵn đọc diễn cảm
hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
Gv hướng dẵn luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
Đoạn : “Hai chị em về nhà  cho nên người”
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét giờ học
Hs rút ra bài học cho mình để không bao giờ nói dối
__________________________________________________________
Toán 
Luỵện tập chung
I. Mục tiêu 
Giúp hs ôn tập , củng cố về :
Viết , đọc, so sánh các số tự nhiên 
đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian 
Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi hs làm bài tập 2
B. Bài mới 
Gv tổ chức hs tự làm bài rồi chữa bài
Bài 1:
Số tự nhiên liền sau: 2835918
Số tự nhiên liền trước: 2835916
Đọc giá trị của chữ số 2
Hs đọc gv khắc sâu: Vì sao em biết giá trị của chữ số 2 
Bài 2(a,b): Hs làm bài 
475936 > 475836 b. 903876 < 913000
5 tấn 750 kg > 5075 kg d. 2 tấn 750 kg = 2750 kg
Bài 3(a,b,c):
Hs dựa vào biểu đồ để viết tiếp vào chỗ chấm
Khối lớp 3 có 3 lớp: 3A, 3B, 3C
Lớp 3A có 18 hs giỏi Toán, Lớp 3B có 27 hs giỏi Toán và lớp 3C có 21 hs giỏi Toán
Bài 4(a,b):
Năm 2000 thuộc thế kỉ thứ XX
Năm 2005 thuộc thế kỉ thứ XXI
Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến 2100
Bài 5: Hs tự làm bài
C. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau
Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu
Hs có thể:
Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Kể tên các cách bảo quản thức ăn 
B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: 
Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Hs quan sát hình 1-2 theo nhóm nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ
Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên
Đại diện các nhóm trình bày 
Kết luận: Trẻ em nếu không ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm 
2. Hoạt động 2:
Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Hs trả lời các câu hỏi 
Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng gây nên?
Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
Kết luận: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng : quáng gà, khô mắt do thiếu vi–ta-min A, phù do thiếu vi-ta-min B, chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C
Để phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em 
3. Hoạt động 3:
Chơi trò chơi: : Thi kể tên một số bệnh 
Gv chia lớp thành 2 đội 
Cử đội trưởng rút thăm xem đội nào nói trước
Gv nêu cách chơi và luật chơi
VD: Đội 1 nói: Thiếu chất đạm thì đội 2 sẽ nói: Suy dinh dưỡng 
Đội 2 nói: Thiếu I – ốt thì đội 1 nói : Bị bướu cổ 
Nếu đội nào nói sai đội kia tiếp tục ra câu đố
Kết thúc trò chơi: gv tuyên bố đội thắng cuộc
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học
Về nhà xem lại bài
Chuẩn bị bài sau
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục đích yêu cầu
- Dựa vào gợi ý(SGK),biết chọn và kể lại được câu ...  Thực hành 
Cho hs tự làm bài rồi chữa bài
Bài 1-2(dòng 1,3):
Hs vừa viết vừa nói như bài học trong sgk
Bài 3:
Hs tìm hiểu yêu cầu của bài 
Hs làm bài 
Nhận xét chữa
Bài 4 trên chuẩn):
Gv yêu cầu hs nêu cách tìm số bị trừ chưa biết 
Hs tự làm bài
Lớp và gv nhận xét chữa
x – 363 = 975
x = 975 + 363
x = 1338
3. Củng cố dặn dò
1 hs nêu lại cách thực hiện phép cộng
Gv nhận xét giờ học
Tập làm văn 
Trả bài văn viết thư
I. Mục đích yêu cầu 
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý , bố cục bài cách dùng từ đặt câu , lỗi chính tả,...) tự chữa lỗi trong bài của mình 
Nhận thức được cái hay của bài cô giáo khen 
II. Các hoạt động dạy học 
1. Gv nhận xét chung về kết quả bài viết 
Gv viết đề tài 
Nhận xét về kết quả làm bài 
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề 
Bố cục 
ý diễn đạt 
+ Hạn chế : (nêu 1 vài vd , không nêu tên hs )
Thông báo điểm cụ thể 
2. Hướng dẵn hs chữa bài 
a. Hướng dẵn hs sửa lỗi : Gv phát phiếu cho từng hs , giao nhiệm vụ 
Đọc lời nhận xét của thầy cô 
Đọc những lỗi trong bài 
Viết vào phiếu các lời theo từng loại ( chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi
Đổi bài làm, phiếu chéo cho bạn để kiểm tra lại
Gv theo dõi, kiểm tra 
b. Hướng dẵn chữa lỗi chung
Gv chép các lỗi định chữa lên bảng 
1 – 2 hs lên bảng chữa từng lỗi, lớp tự chữa trên nháp
Trao đổi bài chữa trên bảng, hs chép bài chữa vào vở
Hướng dẵn học tập những đoạn thư, lá thư
Gv đọc thư (có thể ở trong lớp hoặc sưu tầm) hay
Hs trao đổi tìm ra cái hay rồi rút kinh nghiệm cho mình 
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét giờ học
Biểu dương những bạn viết thư hay
Hoàn thiện lá thư, dán tem gửi cho người thân, báo tường của trường 
Hs viết chưa đạt về nhà viết lại
Chuẩn bị bài sau
_____________________________________________________________________
Chính tả
Nghe – viết : Người viết truyện thật thà
I. Mục đích yêu cầu
Nghe viết đúng đẹp, Trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng lời đối thoại trong bài.
Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả
Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm s/x(Bài 2,bài 3a/b)
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 hs lên viết bảng lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên, lên non
Nhận xét chữ viết của hs
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung
2 hs đọc bài chính tả 
+ Nhà văn Ban – dắc có tài gì? (Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài)
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào? (Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn và đỏ mặt)
b. Hướng dẵn viết từ khó
Yêu cầu hs viết các từ khó trong truyện
Ban – dắc, truyện dài, truyện ngắn
Yêu cầu 1 hs đọc các từ vừa tìm được
c. Hướng dẵn trình bày 
Cho hs nhắc lại cách trình bày lời thoại
Nghe – viết:
Thu – chấm bài – nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 1: Yêu cầu hs đọc đề bài
Yêu cầu hs ghi lời giải và chữa vảo vở
Từ láy chứa âm đầu là s: săn sóc, sáng suốt, sáng sủa, sạch sẽ, sùi sụt, sàn sàn
Từ láy chứa âm đầu là x: xa xa, xinh xinh, xào xạc, xao xuyến
4. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
Dặn ghi nhớ các bài chính tả
Chuẩn bị bài sau
_____________________________________________________________________
Lịch sử
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng(năm 40)
I. Mục tiêu
Hs biết: Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(nguyên nhân,diễn biến,ý nghĩa)
- Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa
- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ
 Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Kể tên các cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm trong hơn một nghìn năm?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa
- Gv giải thích khái niệm quận Giao Chỉ 
Gv cho hs dựa vào kênh chữ
? Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
+ Do chính sách tàn ác của Tô Định 
+ Do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng
3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Gv: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính của cuộc khởi nghĩa
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa
Hs trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa
? Cuộc khởi nghĩa diễn ra vào thời gian nào?
? Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ đâu? (Hát Môn tỉnh Hà Tây)
? Nghĩa quân tiến đánh những đâu?
? Kết quả như thế nào?
Cho 5 – 7 hs chỉ lược đồ trình bày diễn biến trên lược đồ 
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
+ Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta dành được độc lập
+ Điều đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
5. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau
 Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Toán
Phép trừ
I. Mục tiêu
 Biết đặt tính và biết thự hiện phép trừ các sôcs đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ quá 3 lượt và khôn liên tiếp.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
1hs lên bảng làm bài tập 3
Lớp theo dõi nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Củng cố cách thực hiện phép trừ
Gv tổ chức các hoạt động tương tự phép cộng
Gv khuyến khích hs nêu cách thực hiện bằng cách đặt câu hỏi 
? Muốn thực hiện phép trừ ta làm như thế nào?
+ Đặt tính: viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột 
+ Tính: Trừ theo thứ tự từ phải sang trái 
Gọi vài hs nêu lại
2. Thực hành:
Gv tổ chức cho hs làm bài rồi chữa bài 
Bài 1 – 2(dòng1): 
Hs tự làm bài rồi chữa bài 
Khi chữa bài hs vừa viết vừa nóinhư bài học của sgk
Bài 3: 
Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
1 hs làm bảng lớp dưới lớp làm bài vào vở
Gọi 1 số hs trình bày miệng
Lớp và gv nhận xét chốt ý đúng 
Bài 4(trên chuẩn):
Thực hiện tương tự bài 3
Bài giải
Năm ngoái hs của tỉnh đó trồng được số cây là
214800 – 80600 = 134200(cây)
Cả hai năm hs của tỉnh đó trồng được số cây là
214800 + 134200 = 349000 (cây)
Đáp số: 349000 cây
3. Củng cố dặn dò
Về nhà xem lại bài 
Chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
I. Mục đích yêu cầu
 Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT1,2),bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo 2nhóm nghĩa (bT3) và đặt được câu với một từ trong nhóm(BT4)
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
1 hs viết 5 danh từ chung, 1 hs viết 5 danh từ riêng
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn hs làm bài tập 
Bài 1: Gv nêu yêu cầu của bài tập 
Hs đọc thầm đoạn văn làm bài tập vào vở bài tập 
Gv phát phiếu cho 3 – 4 hs
Hs dán phiếu lên bảng lớp
Gv nhận xét chữa bài 
“Ai cũng khen  tự trọng  tự kiêu  tự ti  tự tin  tự ái  tự hào  minh”
Bài 2:
Hs đọc yêu cầu của bài tập
Hs làm bài cá nhân, gv chuyển phiếu cho 3 – 4 hs làm 
Hs dán phiếu 
Gv nhận xét chữa bài 
Một lòng một dạ gắn với bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó: trung thành
Trước sau như một không gì lay chuyển nổi: trung kiên
Ăn ở nhân hậu, thành thật trước sau như một : trung hậu
Ngay thẳng thật thà: trung thực
Bài 3:
Hs đọc yêu cầu bài tập 
Gv hướng dẵn hs sử dụng ở sổ tay từ ngữ, từ điển 
Gv phát phiếu cho 3 – 4 hs lớp làm bài cá nhân
Hs dán phiếu 
Gv nhận xét chữa bài
Trung có nghĩa là giữa: trung thu, trung bình, trung tâm
Trung có nghĩa là một lòng, một dạ: trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung học, trung kiên
Bài 4:
Gv nêu yêu cầu bài tập 
Hs suy nghĩ đặt câu gv mời các tổ thi tiếp sức ( mỗi hs đặt 1 câu)
+ Bạn Lương là hs trung bình.
+ Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu.
+ Nhóm hài lớp em luôn là trung tâm của sự chú ý.
+ Các chiến sĩ luôn trung thành với Tổ quốc.
+ Lão Lộc là người rất trung nghĩa.
+ Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu.
+ Phạm Hồng Thái là một chiến sĩ Cách mạng trung kiên.
3. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học
Về nhà xem lại bài
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu
Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời đẫn giải dưới tranh hs kể lại được(BT1) cốt truyện,
Biết phát triển ý dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện(BT2) 
Hiểu nội dung ý nghĩa truyện
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
1 hs đọc thuộc lòng phần ghi nhớ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn hs làm bài tập
Bài 1:
Gv dán 6 tranh phóng to
1 hs đọc nội dung bài đọc phần lời dưới mỗi tranh, đọc giải nghĩa từ tiều phu
Lớp quan sát tranh, động tác gợi ý dưới tranh trả lời câu hỏi 
? Truyện có mấy nhân vật? (2 nhân vật tiều phu, cụ già - ông tiên)
? Nội dung truyện nói về điều gì? (chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà trung thực qua những lưỡi rìu)
6 hs nối tiếp đọc lời dẫn dưới tranh
2 hs thi kể lại cốt truyện 
Bài 2:
1 hs đọc nội dung bài
Lớp đọc thầm 
Gv hướng dẵn hs làm mẫu tranh 1
Lớp quan sát tranh1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi theo gợi ý a, b
- Hs phát biểu ý kiến,gv nhận xét chốt lại bằng cách dán bảng tờ phiếu đã trả lời câu hỏi
+ Nhân vật làm gì?
+ Nhân vật nói gì?
+ Ngoại hình nhân vật?
+ Lưỡi rìu như thế nào?
1 – 2 hs giỏi nhìn phiếu xây dựng đoạn văn, lớp và gv nhận xét
- Hs thực hành phát triển đoạn văn
+ Hs quan sát từng tranh 1-2-3-4-5-6 suy nghĩ tìm ý cho đoạn văn
+ Phát biểu ý kiến từng tranh, sau đó gv dán các phiếu về nội dung chính từng đoạn 
? Nhân vật làm gì?
Tranh 2 – Cụ già hiện lên
3 – Cụ già vớt dưới sông lên mội lưỡi rìu, đưa cho chàng trai 
4 – Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai 
5 – Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ ba 
? Nhân vật nói gì?
Tranh 2 – Cụ hứa vớt rìu cho chàng trai, chàng trai cảm ơn
3 – Cụ bảo lưỡi rìu của con đây
4 – Cụ hỏi  
Ngoại hình nhân vật?
Tranh 2 –Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ
3 – Chàng trai vẻ mặt thật thà
5 – chàng trai vẻ mặt hớn hở
6 – Cụ già vẻ hài lòng, chàng trai vẻ nặt vui sướng
? Lưỡi rìu như thế nào?
Tranh 3 – lưỡi rìu vàng sáng loá
4– Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh
5 – lưỡi rìu sắt
- Hs kể chuyện theo nhóm phát triển xây dựng đoạn văn
- Đại diện nhóm thi kể từng đoạn, toàn truyện
3. Củng cố dặn dò
1 – 2 hs nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học 
Về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp
Chuẩn bị bài sau
Ngày 14/10/2009
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6I.doc