Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Bùi Thị Hiếu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Bùi Thị Hiếu

$13: Trung thu độc lập

A. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 - Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

B. Đồ dùng dạy - hoc:

- Tranh minh hoạ SGK.

C. Các hoạt động dạy - học:

 I. Ổn định: Hát.

 II. Kiểm tra: 2 HS đọc bài: Chị em tôi + Trả lời câu hỏi SGK.

 III. Bài mới:

1) Giới thiệu chủ điểm và bài học: Ghi đầu bài.

2) Bài giảng.

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Bùi Thị Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: Toán
 $31: Luyện tập
A. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
- HS có ý thức làm bài tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: Nội dung bài tập.
	HS: Vở, bút, thước kẻ.
C. Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: Bài 2: 2 HS lên bảng làm.
	III. Bài mới.
1. GT bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
? Nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn làm mẫu.
- GV ghi 2416 + 5164
- Hướng dẫn HD cách thử lại
? Nêu cách thử lại phép tính cộng?
* Bài 1(T40) :
- Lớp theo dõi.
 2 416 TL: 7 580 
 5 164 2 416
 7 580 5 164 
- Thử lại
- Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính đúng.
- HS nhắc lại 
- Làm vào vở, 3 HS lên bảng 
 35 426 TL: 62 981 69 108 TL: 71 182
+ - + - 
 27 519 35 462 2 074 69 108
 62 981 27 519 71 182 2 074
 276 345 Thử lại: 299 370
 + - 
 31 925 267 435
 299 370 31 935
? Nêu yêu cầu bài tập.
- GV ghi bảng, Gv thực hiện mẫu.
6839 - 482 = ?
- Đặt tính rồi tính.
? Nêu cách thử lại phép trừ?
* Bài 2(T40) :
 - HS quan sát.
 6 839 TL 6 357
- +
 482 482
 6 357 6 839 
- Lấy hiệu + số trừ = số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- HS làm vở, 3 HS lên bảng.
 4 025 TL 3 713 5 901 TL 5 263 7 521 TL 7 423
- + - + - +
 312 312 638 638 98 98
 3 713 4 025 5 263 5 901 7 423 7 521
Nêu yêu cầu bài tập?
? Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
? Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV theo dõi nhận xét.
* Bài tập 3.
- HS nêu.
2 HS lên bảng làm bài.
a) x + 262 = 4848
 x = 4848 - 262
 x = 4584
b) x - 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
IV. Củng cố:
	- ? Nêu cách thử lại phép cộng, phép trừ?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn đò:
	- Về nhà học bài.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
	 ____________________________________________
Tiết 4: Âm nhạc
 GV chuyên dạy.
	____________________________________________
Tiết 5 :Tập đọc
$13: Trung thu độc lập
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
	- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
B. Đồ dùng dạy - hoc:
- Tranh minh hoạ SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: 2 HS đọc bài: Chị em tôi + Trả lời câu hỏi SGK.
 III. Bài mới:
1) Giới thiệu chủ điểm và bài học: Ghi đầu bài.
2) Bài giảng.
* Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
? Bài được chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn
- Lượt 1 GV sửa lỗi phát âm. 
- Lượt 2 kết hợp với giải nghĩa từ: 
Sáng trong, không một chút gợn, vằng vặc.
 ? Em hiểu thế nào là vằng vặc?
- Hướng dẫn HS đọc bài ngắt câu văn dài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. 
? Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
? Đối với thiếu nhi, tết trung thu có gì vui?
? Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
? Đoạn 1 ý nói gì?
=> Gv nhận xét chuyển ý.
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
? Vẻ đẹp trong tưởng tượng có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
? Đoạn 2 nói lên điều gì?
? Theo em cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
? Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
? ý chính của đoạn 3 là gì?
? Nội dung của bài nói lên điều gì?
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
? Em có nhận xét gì về bài đọc của bạn?
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Nhận xét cho điểm.
- 1 HS khá đọc bài.
- 3 đoạn
- Đ1: Từ đầu ......các em
- Đ2: Tiếp đến ...vui tươi
- Đ3: Còn lại
- Đọc nối tiếp: 3 lượt
- Nghe.
- Đọc theo cặp.
- HS nghe.
- HS đọc thầm trả lời.
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. 
- Trung thu là tết của thiếu nhi ...rước đèn, phá cỗ ...
- Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em ... 
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam ... núi rừng.
* ý1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.
- Dưới ánh trăng, dòng thác nước.... núi rừng.
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
* ý 2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai của đất nước. 
- Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã thành hiện thực: Nhà máy thuỷ điện, con tàu lớn... 
- Nhiều điều trong hiện tại qua cả ước mơ của anh chiến sĩ: giàn khoan dầu khí, đường xá mở rộng, ti vi , máy vi tính ....
- HS nêu
- Nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới
* ý3: Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi.
* ND: HS nêu.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
- HS nêu
- Đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
IV. Củng cố:
	 - Bài văn cho ta thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà đọc lại bài.
 	- Đọc trước vở kịch: ở Vương quốc tương lai.
 _______________________________________________________________ 
 Ngày soạn: 4 / 10 / 2009.
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 / 10 / 2009.
Tiết 3:Toán
 $32: Biểu thức có chứa hai chữ
A. Mục tiêu: 
Giúp HS :
- Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. 
- Biết tính giá trị của một biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ .
- HS có ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ kẻ sẵn VD như SGK
 - 1 bảng theo mẫu SGK(T42) chưa ghi số và chữ.
C. Hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. KT bài cũ: - 2 HS lên bảng: tính rồi thử lại
 4 325 TL 7 786 9 786 TL 4 461
 3 461 4 325 5 325 5 325	
 7 786 3 461 4 461 8 786
 ? Nêu cách thử lại phép tính cộng? Tính trừ?
 III. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2/ Bài giảng:
a, Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ:
 - GV nêu VD đã viết sẵn ở bảng phụ và giải thích cho HS biết mỗi chỗ "..." chỉ số con cá do anh (hoặc em, hoặc cả hai anh em) câu được . Hãy viết số ( hoặc chữ) thích hợp vào mỗi chỗ chấm đó.
- Nghe và quan sát 
 - Nêu lại nhiệm vụ cần giải quyết 
số cá của anh
số cá của em
Số cá của hai anh em
3
2
3 + 2
4
0
4 + 0
0
1
0 + 1
...
....
...
a
b
a + b
b.Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ:
 a + b là biểu thức có chứa hai chữ .
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b =3 + 2 =5; 5 là một giá trị số của a + b 
- Nếu a = 4 và b = 0 thì a + b =4 + 0 = 4; 4 .............................a + b
- Nếu a = 0 và b =1 thì a + b =0 + 1 = 1; 1 ................................a + b
? Qua VD trên em rút ra kết luận gì? 
c.Thực hành:
 ? Nêu yêu cầu? 
- Gọi HS lên bảng làm bài. 
 ? Nêu yêu cầu? 
- GV gọi HS lên bảng.
- GV nhận xét.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính 
được một giá trị số của biểu thức. a+b 
* Bài1(T42).
a) Nếu c = 10 và d = 45 thì c + d = 10 + 25 = 35 
b) Nếu c = 15cm và d = 45 cm thì
 c + d = 15cm + 45 cm = 60 cm
* Bài2(T42) : 
Tính giá trị biểu thức a - b
- Lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng
a)Nếu a = 32 và b = 20 thì a - b = 
 32 - 20 = 12 
b. Nếu a = 45 và b = 36 thì a - b = 
 45 - 36 = 9 
Bài 3(T42) : ? Nêu yêu cầu? 
- Gọi HS lên bảng làm bài. 
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
a x b
36
112
360
700
a : b
4
7
10
7
IV. Củng cố:
 ? Hôm nay học bài gì?
 ? Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính đợc mấygiá trị số của biểu thức. 
 	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà xem lại bài và làm bài tập ở vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau. 
Tiết 2: Kể chuyện 
 $7: Lời ước dưới trăng. 
A. Mục đích yêu cầu:
 - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ ( SGK ) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng ( do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cao đẹp cho mọi người.
- HS có ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy - học: 
	Dự kiến: Làm việc theo nhóm và cá nhân.
	 - Tranh minh hoạ SGK.
 - Chuẩn bị câu chuyện kể
C. Hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. KT bài cũ: 1HS kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em được nghe, 
được đọc?
	III. Bài mới:
1. GT bài: ....Cô kể cho các em nghe chuyện: Lời ước dưới trăng.
2. Bài giảng.
a. GV kể chuyện:
" Lời ước dưới trăng" Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong chuyện tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng.
- Kể lần 1.
- Kể lần 2 vừa kể vừa kết hợp chỉ tranh.
- Kể lần 3(Nếu cần thiết)
b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Kể trong nhóm:
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
* Thi kể trước lớp:
? Cô gái mù trong chuyện cầu nguyện điều gì?
? Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào?
? Em hãy tìm kết cục vui cho chuyện ? 
=> Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét - ghi điểm.
- Quan sát tranh minh hoạ (T69) SGK đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện.
- Nghe
- Nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu.
- Các nhóm HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
 - HS kể trước lớp.
- Cầu nguyện cho bác hàng xóm nhà bên được khỏi bệnh.
- Nhà bên cô là người nhân hậu sống vì người khác.
- Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn 
mười năm tuổi .... Năm ấy chị ngàn đã sáng mắt trở lại sau mội ca phẫu thuật. Giờ chị sống rất hạnh phúc. Chị đã có một gia đình: Một người chồng tốt bụng và cô con gái hai tuổi rất xinh xắn, bụ bẫm. 
- 2 HS kể.
IV. Củng cố 
	? Qua câu chuyện trên , em hiểu điều gì?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
	- Chuẩn bị bài tuần 8.
Tiết 3: Luyện từ và câu
$ 13: Cách viết tên người,
 tên địa lí Việt Nam
A. Mục đích yêu cầu:
 - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
 - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ( Bài tập 1, 2 mục III ), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam ( BT 3 ).
	- HS có ý thức học bài.
B. Đồ dùng dạy - học:
 - 1 tờ phiếu ghi sẵn sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm của người. 
C. Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. KT bài cũ: Đặt câu với từ trong BT3 , 3 HS lên bảng.
	- GV nhận xét sửa sai.
 III . Bài mới :
1.GT bài: Ghi đầu bài.
2. Nội dung bài.
a, Phần nhận xét.
- GV nêu nhiệm vụ: Nhận xét cách viết ...  Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở.
 VD: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình 
IV.Củng cố:
 ? Hôm nay học bài gì?
 ? Khi viết tên người, tên địa lý VN phải viết như thế nào? 
 - Nhận xét giờ học. 
V. Dặn dò:
	- Về nhà làm bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết 5: Kĩ thuật 
$6: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu
Thường (T2)
A. Mục tiêu:
	- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
	- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
	- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy - hoc:
 - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và 1 số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải ( áo, quần ,vỏ gối ....)
- 2 mảnh vải hoa, kích thước 20cm x 30cm
- Chỉ khâu, kim khâu, kéo thước, phấn vạch.
C. Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: HS chuẩn bị đồ dùng.
	III. Bài mới.
1) Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2) Bài dạy.
a/ Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại quy trình khâu ở tiết 1.
- GV hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV quan sát uốn nắn.
b/ Đánh giá kết quả học tập của HS: 
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS nêu lại
- HS thực hành khâu.
-HS trưng bàysản phẩm.
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
IV. Củng cố:
	- Nhận xét giờ học.
	- Tuyên dương HS.
V. Dặn dò:
	- Về nhà thực hành khâu thêm cho đẹp.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
 ________________________________________________________________
 Ngày soạn: 7 / 10 / 2009.
 Ngày giảng: Thứ sau ngày 9 / 10 / 2009.
Tiết1:Tập làm văn
 $14 : Luyện tập phát triển câu chuyện
A. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
- HS có ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: Đọc truyện : Vào nghề ( 2 em đọc lại chuyện đã víêt hoàn chỉnh)
	III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Bài giảng.
a. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV treo bảng phụ, đọc đề bài.
- Đọc phần gợi ý
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Trả lời 3 gợi ý. 
? Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước?
? Em thực hiện điều ước như thế nào?
? Em nghĩ gì khi thức giấc?
* Kể chuyện trong nhóm
- Thi kể chuyện.
- Nhận xét bổ sung.
- Viết bài vào vở 
- Đọc bài viết 
- 2 HS đọc 
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm
- Giấc mơ, bà tiên cho 3 điều ước, trình tự thời gian.
- Mẹ đi công tác xa, bố ốm nặng phải vào bệnh viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. EM mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em...
- Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ 2 em mong con người thoát khỏi bệnh tật...
- Em thức giấc và rất tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
- Tạo nhóm, kể lại câu chuyện (theo đúng trình tự.
- Đại diện nhóm 
- Viết bài
- 3 - 4 HS đọc bài theo đúng trình tự thời gian.
IV. Củng cố:
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
 ___________________________________________
Tiết 2: Thể dục
	GV chuyên dạy
	 ___________________________________________
Tiết3:Toán
 $35: Tính chất kết hợp của phép cộng
A. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
	- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. 
	- HS có ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp, bảnh phụ.
C. Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: Bài 2. 2 HS lên bảng làm bài.
	GV nhận xét - ghi điểm.
	III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Nội dung bài.
a. Nhận biết tính chất của phép cộng:
- GV kẻ bảng
? Nêu giá trị cụ thể của a,b,c
? Tính giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả.
- Nêu quy tắc?
- Lưu ý:
a + b + c = (a + b ) + c = a + ( b + c )
2) Thực hành.
- Làm bài cá nhân
Gv hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV theo dõi nhận xét.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
GV hướng dẫn tóm tẵt bài toán.
Tóm tắt
Ngày đầu: 75 500 000 đ
Ngày 2: 86 950 000 đ ? đồng
Ngày 3: 14 500 000 đ 
- HS đọc tên biểu thức: (a + b ) + c; 
a + ( b + c )
VD: a = 5; c = 4; c = 6.
(a + b ) + c = a + ( b + c) vì ( 5 + 4) + 6 = 5 + ( 4 + 6 )
" 2,3 học sinh nêu quy tắc
* Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài
- áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng. 
a) 4367 + 199 + 501
 = 4367 + ( 199 + 501 )
 = 4367 + 700
 = 5067
4400 + 2148 + 252
 = 4400 + ( 2148 + 252 )
 = 4400 + 2400
 = 6800
b) 921 + 898 + 2079
 = ( 921 + 2079) + 898
 = 3000 + 898
 = 3898
467 + 999 + 9533
 = ( 467 + 9533) + 999
 = 10000 + 999
 = 10999
* Bài 2. HS đọc bài toán.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên bảng giải bài toán.
Bài giải
Hai ngày đầu nhận được số tiền là:
75500000 + 8695 0000 =
 16245 0000(đ)
Cả 3 ngày nhận được số tiền là:
16245 0000 + 145 00000 = 
 17695 0000(đ)
 Đáp số: 176 950 000 đồng
IV. Củng cố:
	- Nhắc lại quy tắc?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà làm bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
	___________________________________________
Tiết 2: Khoa học
$14: Phòng một số bệnh
 lây qua đường tiêu hoá.
A. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
	- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Tiêu chảy, tả, lị,...
	- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
	- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
	+ Giữ vệ sinh ăn uống.
	+ Giữ vệ sinh cá nhân
	+ Giữ vệ sinh môi trường.
	- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
B. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 30, 31 SGK.
C. Các hoạt động dạy- học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: Giờ trước ta học bài gì?
	? Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
	III. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2) Bài giảng.
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
? Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy?
? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?
? Kể tên các bệnh lây truyền qua 
đường tiêu hoá mà em biết?
- GV giảng về triệu chứng của một số bệnh: Tiêu chảy, tả, lị.
- GV kết luận.
* HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
? Chỉ và nói về nội dung từng hình?
? Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây qua đường tiêu hoá ? Tại sao?
? Việc làm nào của các bạn trong hình có thể phòng được các bệnh lây qua 
đường tiêu hoá ? Tại sao?
? Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
? Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
=> Liên hệ: Bảo vệ môi trường.
? Để con người được sống trong môi trường trong lành, không bị bệnh tật chúng ta cần phải làm gì?
- Gv nhận xét, bổ sung.
1) Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- 1, 2 HS trả lời.
- Lo lắng, khó chịu, mệt, đau, 
- Tả, lị.
2) Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- HS quan sát các hình trang 30, 31, 
- Nhóm 2 trả lời: Hình 1, 2 các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Hình 3 uống nước sạch đun sôi. Hình 4 rửa chân tay sạch sẽ, hình 5 đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6 chôn lấp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.
- ... do ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn....
- Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- Chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, không vứt rác thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến không khí trong lành.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
3) Bài học: HS đọc bài.
IV. Củng cố:
	- Nhắc lại bài học.
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà học bài.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.	
 ___________________________________________
Tiết 5: Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chủ đề: Em là Học sinh ngoan.
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là học sinh ngoan.
- Biết kể tên một số học sinh ngoan.
- Biết múa hát một số bài theo chủ đề.
B . Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị ý kiến nhận xét.
C. Các hoạt động dạy học
	 I. ổn định lớp: Hát.
	II. Nội dung hoạt động.
1. Giới thiệu bài:
- Bắt nhịp cho học sinh hát tập thể bài'' đi học"
2. Giới thiệu chung.
Người học sinh ngoan là người học sinh biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ. Đoàn kết giúp đỡ bạn bè, chăm chỉ học tập.....
3. Học sinh phát biểu cảm nhận của mình về gương người tốt, việc tốt.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Văn nghệ.
- Tổ chức cho học sinh múa hát bài " Mẹ của em ở trường".
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh muă hát.
III.Củng cố- Dặn dò.
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh về nhà phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ. Biết giúp đỡ những người xung quanh mình khi họ gặp khó khăn.
	_____________________________________
Tiết 6: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt tuần 7
A. Mục tiêu:
	- Nhận xét ưu - nhược điểm trong tuần qua.
	- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 8.
B. Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị ý kiến.
C. Nội dung hoạt động.
	I. ổn định: Hát.
	II. Nội dung.
1/ Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần qua.
2/ GV nhận xét chung.
a) Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ.
- Hăng hái tham gia các hoạt động của trường, của lớp
- Có ý thức trong học tập. 
- Đã có nhiều cố gắng trong mọi hoạt động.
- chuẩn bị bài tương đối chu đáo, đạt hiệu qủa
- Lớp học sôi nổi, tiếp thu bài tương đối nhanh.
- Làm bài nhanh, trình bày bài tiến bộ hơn các tuần trước.
b) Tồn tại:
	- Còn một số em chưa có ý thức tự giác trong học tập và chưa có ý thức rèn chữ viết: Đánh, Lử,...
	- Còn một số HS chưa tích cực lao động còn để cô giáo phải nhắc nhiều: Sài, Của, Đàng, Sang.
3/ Phương hướng tuần 8.
 - Duy trì tỉ lệ chuyên cần 100%
	- Thi đua học tập đạt nhiều hoa điểm tốt.
	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng khi đến lớp.
	- Thường xuyên dọn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_bui_thi_hieu.doc