Giáo án Lớp 4 Tuần 7 đến 11

Giáo án Lớp 4 Tuần 7 đến 11

TIẾT 13: TẬP ĐỌC

TRUNG THU ĐỘC LẬP

A. Mục tiêu:

1/ Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

2/ - Hiểu nội dung của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, ước mơ của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

* Đồ dùng dạy - học:

 GV : Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

B. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Hát.

2. Bài cũ:

 - Đọc bài "Chị em tôi" nêu ý nghĩa của bài.

 - Gv nhận xét đánh giá.

3. Bài mới:

a/ Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm bài học.

 

doc 71 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 7 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	 Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tiết 13: Tập đọc
Trung thu độc lập
A. Mục tiêu:
1/ Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
2/ - Hiểu nội dung của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, ước mơ của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
* Đồ dùng dạy - học:
 GV : Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
B. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Bài cũ:
	- Đọc bài "Chị em tôi" nêu ý nghĩa của bài.
 - Gv nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm bài học.
b/ Luyện đọc và tìm hiểu bài::
Luyện đọc:
- 1đ2 học sinh đọc cả bài.
- Gv tóm tắt nôi dung bài.
- Hs cả lớp đọc thầm bài.
+ GV cho hs đọc đoạn
Lần 1+ luyện phát âm.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lần 1
- bao la, trăng ngàn, độc lập, 
Lần 2 + giải nghĩa từ
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lần 2
* Trại, trăng ngàn, nông trường, 
vằng vặc.
-Luyện đọc nhóm đôi.
đHọc sinh đọc chú giải.
- 1đ2 nhóm đọc bài.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài: Giọng nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ.
- Hs nghe gv đọc bài.
* Tìm hiểu bài:
* Hs đọc thầm từng đoạn + trả lời câu hỏi:
- Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông, tự do, độc lập.
- Những từ ngữ nào nói lên điều đó?
- Trăng ngàn và ... trăng soi sáng ... trăng vằng vặc... khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
ị Nêu ý 1:
ý 1: Cảnh đẹp dưới đêm trăng trung thu độc lập.
- Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
- Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng; cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít; coa thẳm; rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn; vui tươi.
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại,giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
Nêu ý 2:
ý 2: Ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
- Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Có nhà máy thuỷ điện; có những con tàu lớn.
- Có nhiều điều trong hiện thực vượt quá cả ước mơ của anh.
VD: Có giàn khoan dầu khí; có xa lộ to lớn; khu phố hiện đại; vô tuyến truyền hình; máy vi tính....
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Hs tự nêu.
 ý nghĩa:
	Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sỹ với các em nhỏ và mơ ước của anh về một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
c/Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv tổ chức cho hs đọc diễn cảm ( đoạn Gv đọc mẫu đoạn văn.
- Học sinh thi đọc diễn cảm cá nhân. 
- Cho học sinh nhận xét cách diễn đạt từng đoạn
- Học sinh nêu cách thể hiện.
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cho học sinh bình chọn người đọc hay.
- Lớp nhận xét bổ sung
4. Củng cố - dặn dò:
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sỹ với các em ntn?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem trước bài "Vương quốc tương lai".
C. Rút kinh nghiệm giờ dậy:
 Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2009.
Tiết 13: Luyện tập từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
A. Mục tiêu:
1. Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
2. Biết vận dụng những quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ( Bài tập 1, bài tập 2, mục III), tìm và viết đúng một số tên riêng Việt Nam. ( BT 3 ).
 * Đồ dùng dạy - học:
 GV: 	Bản đồ tỉnh Lào Cai.
 Bảng phụ viết sẵn bảng sơ đồ họ tên, tên riêng, tên đệm của người. Thẻ Đ- S.
 Hs: Đồ dùng học tập.
B. Các hoạt động dạy - học:
1.ổn định tổ chức: hát 
2. Bài cũ: Gọi 1 hs lên viết 3 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng.
- Hs nêu miệng bài tập 2 về nhà.
3. Bài mới: Vào bài trực tiếp. 
+ Gv ghi bài lên bảng.
+ Phần nhận xét.
* Cho hs nhận xét cách viết tên người, tên địa lí đã cho.
- Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng?
- Gồm 2 đ 3 tiếng
- Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết như thế nào?
- Đều được viết hoa.
Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam ta viết như thế nào để tạo thành tên đó?
- Cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng để tạo thành tên đó.
Ghi nhớ (SGK):
- 4 đ5 học sinh nhắc lại
- Tên người Việt thường gồm những phần nào?
- Gồm họ đ tên đệm (tên lót) đ tên riêng (tên)
VD: Nguyễn Hồng Nhung.
c/ Luyện tập:
Bài số 1:
- Hs đọc bài thảo luận theo cặp.
- 2 đ 3 cặp trình bầy.
Bài tập yêu cầu gì?
- Gv gọi hs lên bảng viết.
- Hs dưới lớp làm bài vào vở.
- Gv nhận xét chữa bài.
- Viết tên em và địa chỉ gia đình.
- 2 h s lên bảng viết
VD:Nguyễn Hồng Hà, số nhà 50, phố Hoa Ban, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ.
- Lớp nhận xét - bổ sung
- Gv đánh giá, nhận xét.
Bài số 2:
- Hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập.
- Viết tên 1 số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em?
VD: phường Bình Minh; Bắc Lệnh; Nam Cường;Pom Hán; Pú Trạng; Cầu Thia;
- Thị trấn: Sa Pa; Bắc Hà; Liên Sơn,
Bài số 3:
- 1 hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập
- Viết tên và tìm trên bản đồ thành phố, tỉnh của em?
- Hs tìm trên bản đồ
- VD: huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu,
Lớp nhận xét - bổ sung.
4.Củng cố - dặn dò:
- Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài sau.
C. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 7: Kể chuyện 
Bài: Lời ước dưới trăng
A. Mục tiêu:
1/ - Nghe, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng ( do Gv kể)
2/ - Hiểu được ý nghiã câu chuyện truyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
 * Đồ dùng dạy học:
 	GV: 	- Tranh - SGK phóng to.
 Hs: 	- Đồ dùng học tập.
B. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: hát
2. Bài cũ:
- Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài.
b/ Giáo viên kể chuyện:
- Gv kể cho hs nghe truyện Lời ước dưới trăng lần 1.
- Lần 2: Gv vừa kể vừa chỉ vào từng tranh
- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé tò mò hồn nhiên
- Hs nghe truyện
- Hs quan sát và ghi nhớ nội dung truyện.
c/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Kể chuyện trong nhóm.
- Hs kể nhóm 4 - trao đổi nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
+ Cô gái mù trong truyện cầu nguyện điều gì?
- Cầu cho mẹ chị Yên .... bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.
+ Hành động của cô gái cho thấy cô gái là người như thế nào?
- Là người nhân hậu, sống vì người khác.
+ Tìm kết cục cho câu chuyện.
+ Gv nhấn mạnh vẻ đẹp của ánh trăng, của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Đem đến niềm hy vọng tốt đẹp
- Hs tự nêu
VD: Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn mười năm tuổi. Đúng đêm trăng rằm tháng giêng, cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngàn sáng lại.
* Thi kể chuyện trước lớp.
- Gv cho hs kể chuyện theo nhóm.
- Hs thực hiện, mỗi hs kể một sự việc.
- 1 đ3 học sinh kể toàn chuyện, kết hợp trả lời câu hỏi ở yêu cầu.
- Gv cho hs bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất, dự đoán kết cục hợp lí, thú vị nhất.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
4.Củng cố - dặn dò:
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì? Liên hệ thực tế bài học?
- Nhận xét giờ học: 
- Dặn dò: Về nhà xem trước nội dung tuần 8.
C. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Thứ tư, ngày 23 tháng 9 năm 2009
Tiết 14: Tập đọc 
ở vương quốc tương lai
A. Mục tiêu:
1/ Đọc rành mạch một đoạn kịch, bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
2/ Hiểu nội dung của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
* Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
Hs : Đồ dùng học tập.
B. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức: hát.
2. Bài cũ:
- Đọc bài: Trung thu độc lập.
- Nêu ý chính của bài. Gv nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hs quan sát tranh minh họa
b/ Luyện đọc và tìm hiểu màn 1: Trong công xưởng xanh
* GV đọc mẫu
- Cho hs quan sát tranh và nêu tên 2 nhân vật.
-Hs đọc thầm
- Tin-tin (nam); Min-tin (nữ)
- Cho hs đọc bài.
- Gv nghe kết hợp luyện phát âm.
- Hs đọc tiếp nối ị 3 hs.
- Tin- tin, Min- tin, xưởng xanh,
- Gv cho hs đọc nối tiếp.
- Hs đọc tiếp nối lần 2.
- Gv giải nghĩa từ.
+ Cho hs đọc thầm để trả lời.
- Hs đọc thầm màn 1. 
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 đ 2 hs đọc cả màn kịch.
- Tin-tin và Min-tin đến đâu và gặp những ai?
- Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
- Các em nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
- Đến vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Vì những người sống trong vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời.
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một loại ánh sáng kì lạ.
+ Một cái máy biết bay trên không như một con chim.
+ 1 cái máy biết dò tìm những kho báu còn dấu kín trên mặt trăng.
- Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?
- Được sống hạnh phúc, sống lâu trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục vũ trụ.
 ị Nêu ý 1
+ Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm theo cách phân vai ( 5 vai, 1hs đóng vai người dẫn chuyện )
ý1: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
+ Hs đọc theo cách phân vai.
+ 2 tốp hs thi đọc
- Gv đánh giá chung
c/ Luyện đọc và tìm hiểu màn 2:
+ Gv đọc mẫu.
+ Gv nghe hướng dẫn luyện phát âm.
"Trong khu vườn kì diệu"
- 3 hs đọc tiếp nối lần 1.
- 3 hs đọc tiếp nối lần 2.
- Gv kết hợp giảng từ.
- Hs đọc theo nhóm 2.
- 1 đ2 học sinh đọc cả màn 2.
- Những trái cây mà Tin-tin và Min-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường.
- Em thích những gì ở vương quốc Tương Lai?
- Chùm nho quả to tưởng là quả lê
- Quả táo đỏ tưởng là quả dưa đỏ.
- Quả dưa tưởng là quả bí đỏ.
- Cái gì cũng thích vì cái gì cũng diệu kì, khác lạ với thế giới của chúng ta.
ị Nêu ý 2:
ý2: Những điều kì diệu ở vương quốc Tương Lai.
- Gv cho hs luyện đọc theo cách phân vai (7 hs đọc theo các vai, 1 hs vai người dẫn chuyện).
- Hs đọc theo cách phân vai.
- Hs nhận xét bình chọn.
ý chính: 
 Vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phụ ... .
- Gọi 4 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý SGK
- Hs cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1: Gv nhắc Hs
- Những nhân vật được nêu trong gợi ý ( Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, ) Các em có thể kể về những nhân vật đó, nếu kể chuyện ngoài SGK các em sẽ được cộng thêm điểm.
- Hs nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình
VD: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về vua tàu thủy Bach Thái Bưởi. Đây là câu chuyện tôi đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4. 
VD: Tôi muốn kể câu chuyện “ Rô-bin-xơn ở đảo hoang ” tôi đã nghe ông kể chuyện này.
- Hs đọc thầm gợi ý 3
- Gv dán dàn ý và tiêu chuẩn bài kể chuyện lên bảng.
b. Hs thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Hs thực hành kể theo cặp
- Hs thi kể trước lớp. Hs nối tiếp nhau kể chuyện.
+ Mỗi hs kể xong nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
+ Cả lớp và Gv nhận xét tính điểm bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
4. Củng cố – dăn dò: 
- Gv nhận xét giờ học. Liên hệ thực tế với bài học.
- Về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe
- Chuẩn bị tốt cho bài sau.
C. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
tiết 23: Tập làm Văn
Kết bài trong bài văn kể chuyện
A. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được hai cách kết bài ( kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng ) trong bài văn kể chuyện ( mục 1 và BT1, BT2 mục III ).
 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng ( BT3, mục III )
* Đồ dùng dạy học: 
 Gv: - Bảng phụ kẻ bảng so sánh hai cách kết bài ( BT4 ) in đậm đoạn thêm vào.
 - Bút dạ, phiếu khổ to viết nội dung bài 1 ( một số cách kết bài ) để hs làm bài.
 Hs: Đồ dùng học tập
B. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức : Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs nêu ghi nhớ bài trước 
 1 hs đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp
 3. Bài mới: vào bài trực tiếp.
1. Nhận xét:
Bài 1, 2: 1hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập
 - Hs cả lớp đọc thầm truyện Ông trạng thả diều, thảo luận theo cặp tìm phầm kết bài của chuyện.
 - Đại diện các nhóm trình bầy, Gv chốt lại lời giải đúng.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới có 13 tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Bài 3: 1 hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập
 - Hs suy nghĩ nối tiếp nhau nêu ý kiến, Gv nhận xét chốt lại ý đúng
 - Ví dụ: Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông: Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
+ Ông đã nêu một tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em noi theo.
Bài 4: 1hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập
 - Gv dán tờ phiếu viết 2 cách kết bài, hs suy nghĩ, so sánh nêu ý kiến
 - Gv chốt lại ý đúng
a. Kết bài của truyện Ông Trạng thả diều - Đây là kết bài không mở rộng.
b. Cách kết bài khác: Là cách kết bài mở rộng.
- Hai hs trình bầy bài trên phiếu.
- Gv cùng hs cả lớp chữa bài.
2. Ghi nhớ: SGK
 - Gọi 2hs nêu ghi nhớ ( SGK )
3. Luyện tập
Bài 1: 5 hs tiếp nối nhau đọc bài.
 - Từng cặp hs trao đổi trả lời câu hỏi SGK
 - Gv dán phiếu lên bảng mời đại diện 2 nhóm lên trình bầy.
+ Hs đánh kí hiệu: ( - ); với cách kết bài không mở rộng, ( + ); với cách kết bài mở rộng.
+ Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Đoạn a: ( - ) kết bài không mở rộng. - Đoạn c: ( + ) kết bài mở rộng.
Đoạn b: ( + ) kết bài mở rộng. - Đoạn d: (+ ) kết bài mở rộng.
Đoạn e: ( + ) kết bài mở rộng.
Bài 2: 2 hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập.
Hs cả lớp mở SGK, tìm kết bài của các truyện Một người chính trực và Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi, cả lớp và gv nhận xét – chốt lại lời giải đúng.
Tên truyện
 Kết bài
 Kiểu kết bài
a, Một người chính trực
Tô Hiến Thành tâu: “ Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.” 
Kết bài không mở rộng
b, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới .Mãi sau này, khi đã lớn. “Giá mình mua thuốc về kịp. được ít năm nữa!"
Kết bài không mở rộng
Bài 3: Hs đọc yêu cầu của bài lựa chọn viết kết bài theo lối mử rộng cho một trong hai truyện trên.
- Hs suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở 
- Gv gọi một số em trình bày, giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm bài làm tốt.
- Ví dụ: Truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca 
( thêm ): An-đrây-ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất yêu thương ông. Em đã trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
5. Tổng kết dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học, dặn dò hs chuẩn bị tốt cho bài sau ( giấy bút để làm bài kiểm tra )
- Hoàn thiện bài tập 3 vào vở viết kết bài mở rộng cho một trong hai câu truyện trên.
C. Rút kinh nghiệm
 Tiết 24: Luyện từ và câu
Tính từ ( tiếp theo )
A.Mục tiêu: 
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ( nội dung ghi nhớ )
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất ( BT, mục III ) bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất và tập đặt câu với từ tìm được ( bài 2, bài 3, mục III ).
* đồ dùng dạy học: Bút dạ + giấy khổ to viết nội dung BT1, từ điển hs .
 - Bảng phụ, phấn màu, thẻ Đ - S
B. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs nêu ghi nhớ bài trước, 1 hs đọc bài tập 4 tiết LTVC trước
3. Bài mới: vào bài trực tiếp.
* Nhận xét
Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến
- Cả lớp và Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a Tờ giấy này trắng – mức độ trung bình – tính từ trắng 
b.Tờ giấy này trăng trắng – mức độ thấp – từ láy trăng trắng
c.Tờ giấy này trắng tinh – mức độ cao – từ ghép trắng tinh
* Gv kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép ( trắng tinh ) hoặc từ láy (trăng trắng ) từ tính từ trắng đã cho.
Bài 2: Hs đọc bài suy nghĩ làm bài cá nhân.
- Hs nối tiếp nhau nêu ý kiến, gv chốt lại lời giải đúng.
 - ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
 - Thêm từ rất vào trước tính từ trắng – rất trắng
 -Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất – trắng hơn, trắng nhất.
* Ghi nhớ: SGK
4. Luyện tập
Bài 1: 1 hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn làm bài tập vào vở.
 - Gv gọi một số hs trình bày, cả lớp cùng gv nhận xét đánh giá.
* Đó là các từ: thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà, trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn.
Bài 2: 2 hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập
- Gv phát phiếu + một vài trang từ điển cho các nhóm làm bài
- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả
- Gv khen nhóm tìm được đúng, nhiều từ. Hs thực hiện tương tự với các phần còn lại.
VD: Đỏ
 Cách 1: ( Tạo từ láy, từ ghép với tính từ đỏ ) : đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chon chót,
 Cách 2: ( thêm các từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau đỏ ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá,
 Cách 3: ( tạo ra phép so sánh ): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son,
Bài 3:
Hs đọc bài, suy nghĩ tiếp nối nhau đặt câu.
Cả lớp và gv nhận xét nhanh bằng thẻ Đ - S
VD: Quả ớt đỏ chót./ Mặt trời đỏ chói. / Bầu trời cao vời vợi. /
5.Củng cố dặn dò: 
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Về nhà viết lại vào vở những từ ngữ vừa tìm được. Chuẩn bị tốt bài sau.
C. Rút kinh nghiệm 
Tiết 24: Tập làm văn
Kể chuyện ( Kiểm tra viết )
A.Mục tiêu:
 - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc ).
 - Diễn đạt thành câu, trình bầy sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu )
B. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức : Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs nêu ghi nhớ bài trước 
 1 hs đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp
3. Bài mới: vào bài trực tiếp.
 Đề Bài: ( lựa chọn một trong ba đề bài sau )
Đề 1: Em hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên.
Đề 2: Kể lại chuyện Ông trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
Đề 3: Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
4.Luyện tập: 
- Hs suy nghĩ làm bài vào vở, giáo viên nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc.
- Hs làm bài xong giáo viên thu bài về nhà chấm điểm.
5. Củng cố- dặn dò: - Gv nhấn mạnh nội dung bài, thu bài làm hs
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị tốt cho bài sau.
C. Rút kinh nghiệm 
Tiết 21: Luyện tập từ và câu 
MRVT: ý chí- Nghị lực
A.Mục tiêu: 
- Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí nghị lực của con người.
- Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.
* Đồ dùng dạy học: bảng phụ, thẻ Đ- S
B. Các hoạt động dạy học.
	1. ổn định tổ chức : Hát tập thể.
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs trình bày miệng bài 3 tiết trước
	3. Bài mới: vào bài trực tiếp.
* hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: Hs đọc bài trao đổi theo cặp
 Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Gv chốt lại lời giải đúng.
Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất )
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
- chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
- ý chí, chí khí, chí hướng, quyết c3hí.
Bài 2: Hs đọc bài suy ngĩ làm bài cá nhân vào vở.
 Hs phát biểu ý kiến- Gv chốt lại lời giải đúng.
Dòng b ( sức mạnh tinh thần làm cho con người . trước mọi khó khăn ) – Nêu đúng nghĩa của từ nghị lực.
Bài 3: 1 hs đọc bài, nêu yêu cầu của bài tập.
Hướng dẫn: cần điền 6 từ đă cho vào 6 chỗ trống trong đoạn văn sao cho hợp nghĩa.
Hs đọc thầm đoạn văn suy nghĩ làm bài vào vở.
Gv gọi hs nối tiếp nhau trình bày bài. Gv nhận xét chưã bài.
Thứ tự các từ cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
Gv gọi một số hs đọc đoạn văn đã được điền hoàn chỉnh
Bài 4: 2 hs đọc bài nêu yêu cầu bài tập 
Hs cả lớp đọc thầm 3 câu tục ngữ suy nghĩ về lời khuyên ở mỗi câu.
Gv giải thích nghĩa đen của từng câu tục ngữ
Hs nối tiếp nhau trình bày- Gv chốt lại ý đúng.
Câu a: Lửa thử vàng, gian nan thử sức: đừng sợ vất vả gian nan. Qua gian nan thử thách giúp con người vững vàng hơn 
Câu b: Nước lã mà vã nên hồ
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Khuyên: Đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Những người bắt đầu bằng hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp mới đáng khâm phục
Câu c: Có vất vả mới thanh nhàn
 Không dưng ai dễ cầm tàn che cho
Khuyên: Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
4. Củng cố – dăn dò: 
- Gv nhận xét giờ học
- Về học thuộc 3 câu thành ngữ trên.
C. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 711.doc