Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Đặng Văn Hùng - Trường Tiểu học Cương Chính

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Đặng Văn Hùng - Trường Tiểu học Cương Chính

TẬP ĐỌC

Trung thu độc lập

I. Mục tiêu:

 1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng vủa anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

 Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh hoạ bài học.

 - Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn HS đọc

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 30 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Đặng Văn Hùng - Trường Tiểu học Cương Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai, ngày13 tháng 9 năm 2009
Chào Cờ
------------------------------------------------
Tập đọc
Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
 1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng vủa anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài. 
 Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh hoạ bài học.
	- Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn HS đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Kiểm tra
- GV kiểm tra bài Chị em tôi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- GV hướng dẫn HS luyện đọc tiếp nối.
- GV khen ngợi những em đọc đúng; kết hợp nhắc nhở nếu Hs phát âm sai...
- Giúp HS hiểu các từ ngữ mới được chú thích cuối bài học.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
+ Đoạn 1: - Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Trung thu độcc lập có gì đẹp?
+ Đọc đoạn 2 và cho biết:
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
- Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của 
anh chiến sĩ năm xưa?
- Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
*GV chốt lại những ý kiến hay của HS.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm .
C. Củng cố, dặn dò
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS xem trước bài tiết sau.
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát minh hoạ .
- HS đọc nối tiếp 2, 3 lượt.
Đoạn 1: Năm dòng đầu.
Đoạn 2: Từ Anh nhìn trăngđến to lớn, vui tươi.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt, trao đổi , thảo luận quanh các câu hỏi cuối bài.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - 2,3 lượt.
- HS luện đọc diễn cảm theo cặp.
- 3 HS thi đọc đoạn 2- 3.
- HS cả lớp nhận xét
- Hs phát biểu
- HS ghi bài.
------------------------------------------------------- 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố:
Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách thực hiện phép cộng và phép trừ.
- Chữa bà i tập 1 phần b.
- GV, HS nhận xét- cho điểm.
B. Bài mới:
Bài 1:- Đặt tính rồi thực hiện phép tính.
 - GV nêu phép cộng:
 2416 + 5164
- Thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính cộng đã làm đúng.
Bài 2: Làm tương tự như bài 1
Bài 3: - Tìm x
- Nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết.
 - GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
 Bài 4 : Có thể trình bày bài giải như sau:
 Ta có: 3143 > 2428. Vậy: Núi Phan- xi- păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh.
 Núi Phan- xi- Păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
 3143 – 2428 = 715 (m)
 Đáp số: 175 m
Bài 5: Nêu số lớn nhất có năm chữ số và số bé nhất có năm chữ số rồi tính nhẩm hiệu của chúng.
C. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài tập trong VBT Toán.
Hoạt động của HS
- 1 Hs trả lời.
- 2 HS làm 2 phép tính.
*Phương pháp luyện tập- thực hành.
- HS lên bảng đặt tính và tính.
- HS tự nêu cách thử lại phép cộng (như SGK).
- HS tự làm phần b) vào vở.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- HS tự làm vào vở.
- 1 HS chữa bài.
- HS tự làm.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Hs tự làm vào vở, 1 hs lên bảng trình bày.
Hs khác nhận xét.
----------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của ( Tiết 1)
 I - Mục tiêu:
 Học xong bài này , HS có khả năng :
 1. Nhận thức được:
 Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
 2. HS biết tiết kiệm , giữ gìn sách vở , đồ dùng , đồ chơi,... trong sinh hoạt hằng 
 3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm ; không đồng tình, ủng hộ những hành vi , việc làm lãng phí tiền của.
 II- Đồ dùng dạy học:
 - SGK đạo đức 4 
 - Đồ dùng để chơi đóng vai.
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : xanh, đỏ , trắng.
 III- Hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra:
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Đóng vai tiểu phẩm.
- GVđánh giá, cho điểm
B. Bài mới
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- ở nhiếu cơ quan hiện nay có thông báo:" Ra khỏi phòng nhớ tắt điện"
Người Đức có thói quen ăn hết không để thừa thức ăn.
Người Nhật có thói quen chi tiêu tiết kiệm hàng ngày.
+ Theo em có phải do nghèo nên các nước trên mới tiết kiệm như vậy không?
- GV kết luận
Kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
Ghi nhớ:
 ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng
* Hoạt động 2 : 
Bày tỏ ý kiến, thái độ.
Thảo luận bài tập 1
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1
GV kết luận:
- Các ý kiến đúng:
c.Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền vào những việc có ích một cách có hiệu quả.
d. Tiết kiệm vừa ích nước vừa lợi nhà.
đ. Tiết kiệm là quốc sách.
- Các ý kiến sai:
a. Tiết kiệm tiền của là bủn xỉn.
b. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè xẻn.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm bài tập 2
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Liệt kê các việc cần làm và những việc không nên làm để tiết kiệm tiền của.
-Lliên hệ việc tiết kiệm của bản thân
Nêu kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- GV khen, nhắc nhở kịp thời
Ghi nhớ:	
 ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng
*Hoạt động tiếp nối:
- Sưu tầm các truyện , tấm gương về tiết kiệm tiền của.( BT 6 SGK ) 
- Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân ( BT 7 SGK ) 
GV nhận xét tiết học
* PP kiểm tra đánh giá
- 2 HS lên bảng trả lời - 
- 1 nhóm HS đóng vai tiểu phẩm “ Buổi tối trong gia đình bạn Hoa.”
PP thực hành luyện tập (thảo luận nhóm)
- HS nêu yêu cầu
- Các nhóm thảo luận về các thông tin.
- Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác trao đổi, thảo luận và bổ sung ý kiến.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Cả lớp đọc thầm
Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3, tiết 1, bài 3.
HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
.HS thảo luận nhóm, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm bổ sung
- HS nêu tự do.
- Một hoặc 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
SGK
---------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
	Cách viết tên người , tên địa lí Việt Nam
I - Mục tiêu
1) Kiến thức: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
2) Kỹ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
3) Thái độ: Biết viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam.
II - Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên: Bản đồ hành chính địa phương, giấy khổ to và bút dạ, phiếu kẻ sẵn hai cột tên người, tên địa phương.
- Học sinh: Sách vở môn học.
III - Phương pháp
- Giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, luyện tập...
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 3 hs lên bảng đặt câu mỗi hs đặt 1 câu với từ:
tự trọng, tự hào, tự tin, tự kiêu.
- GV nxét - ghi điểm cho hs.
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: “GV ghi đầu bài”
b) Tìm hiểu bài:
* Ví dụ:
- GV viết sẵn bảng lớp.
- Y/c hs quan sát và nxét cách viết.
 +Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
 +Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng
Vàm Cỏ Tây.
(?) Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần viết ntn?
(?) Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?
*Phần ghi nhớ:
- Y/c hs đọc phần ghi nhớ.
- Phát phiếu kẻ cột cho từng nhóm.
- Y/c 1 nhóm dán phiếu lên bảng các nhóm khác nxét, bổ sung.
- Hãy viết 5 tên người, 5 tên địa lý vào bảng sau:
(?) Tên người Việt Nam gồm những thành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì?
c) Luyện tập:
*Bài tập 1:
- Gọi hs đọc y/c.
- Y/c hs tự làm bài, viết tên mình và địa chỉ gia đình.
- Gọi hs nxét.
- GV nxét, dặn hs ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ.
*Bài tập 2:
- Gọi hs đọc y/c.
- Y/c hs tự làm bài.
- Gọi hs nxét cách viết của bạn.
- Gọi hs nxét.
- Y/c hs nói rõ vì sao lại viết hoa từ đó mà từ khác lại không viết hoa?
*Bài tập 3:
- Gọi hs đọc y/c.
- Y/c hs tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành 2 cột.
- Gv treo bản đồ địa lý tự nhiên.
- Gọi hs lên chỉ tỉnh, thành phố nơi em ở.
- GV nxét, tuyên dương h/s.
4) Củng cố - dặn dò:
(?) Nêu cách viết danh từ riêng?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs vẽ học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát, lấy sách vở bộ môn.
- Hs thực hiện y/c.
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- Quan sát, nxét cách viết.
+ Tên người, tên địa lý được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
+ Tên riêng thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng.
+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- HS lần lượt đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm
- Hs nhận phiếu và làm bài.
- Trình bày phiếu, nxét và bổ sung.
Tên người
Tên địa lý
Nguyễn Thu Thảo
Hoàng Minh Tú
Lò Bảo Quyên
Nguyễn Thị Hạnh
Lê Anh Tuấn
Sơn La
Mai Sơn
Hà Nội
Quảng Bình
Cửu Long
+ Thường gồm : họ, tên đệm (tên lót) tên riêng. Khi viết ta cần chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người.
- H/s đọc to, cả lớp theo dõi.
- Hs lên bảng viết. Hs dưới lớp làm vào vở.
- Hs n/xét bạn viết.
+ Lê Phạm Chiến, Tổ DP 5, Sông Mã - Sơn La.
+ Trần Nam Hải – thị trấn Sông Mã - Sơn La...
 ... .
+Bước 2: khâu lược
+Bước 3: khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
-H thực hành khâu.
+Khâu các mũi khâu thường cách đều theo đường dấu.
+Khâu ở mặt trái ...sau đó khâu lại mũi và nút chỉ.
-H nêu.
-Cuối cùng cắt chỉ rút bỏ chỉ lược 
-H trưng bày sản phẩm.
-Tự đáng giá theo các tiêu chuẩn trên.
--------------------------------------------------------
Thể dục
Bài 14: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái
Trò chơi: “ Ném bóng trúng đích”
I- Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.
-Yêu cầu HS quay đúng hướng, không lệch hàng, đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng.
-Qua trò chơi “Ném bóng trúng đích” rèn HS tập trung chú ý tập trung ném, khéo léo, chính xác.
II-Chuẩn bị:
-Địa điểm : Sân trường an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Còi, 5-6 quả bóng,vật làm đích, kẻ sân.
III-Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung học
Đ.lượng
Phương pháp, tổ chức 
 1- Phần mở đầu 
- Tập hợp hàng, điểm danh, báo cáo.
- Nhận lớp, phổ biến YC, ND giờ học.
- KĐ xoay các khớp cổ, tay, đầu, hông.. .
- Chạy nhẹ nhàng 100-200 m-vòng tròn...
- Chơi trò chơi: “Tìm người chỉ huy”.
2- Phần cơ bản :
a- Đội hình đội ngũ:
* Kiểm tra:1số ĐT-ĐHĐN đi đều vòng trái..
Ôn tập ĐHĐN:Ôn đi đều vòng phải, trái, đứng lại.
- Cho lớp điều khiển-Thi đua nhau.
- Đánh giá, biểu dương cá nhân,tổ... 
- Cho tập để củng cố sửa chữa ND đã ôn tập.
 b- Trò chơi vận động: Ném bóng trúng đích
-GVnhắc lại cách, luật chơi như tiết trước.
- Sau đó thi đua chơi.
- Quan sát NX, sửa chữa, biểu dương HS chơi 
3- Phần kết thúc :
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
- Hệ thống hoá bài học.Nhắc lại ND học
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.Ôn các động tác đội hình đội ngũ chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
6-10ph 
1-2 ph
1-2 ph
1-2 ph
1-2 ph
2-3 ph
18-23ph
12-14ph
1-2 ph
4-5 ph
1-2 lần
3-4 ph
1-2 lần
1-2 ph
5-7 ph
1-2 ph
3-4 lần 
1-2 lần
5-6 ph
2-3 ph
1-2 ph
1-2 ph
1-2 ph
1 ph
- HS lớp - Cán sự VT
- Giáo viên
- HS thực hiện KĐ
- HS chạy hàng nối tiếp
- HS lớp theo hiệu lệnh
- HS tập theo nhóm
- Cán sự hô-lớp tập.
- HS do nhóm trưởng ĐK
-HS tập luyện-trình diễn 
- GV nêu 
- GV điều khiển lớp LT
- HS chơi nhóm, theo tổ 
- HS đứng theo hàng
- HS lớp thực hiện chơi.
- Giáo viên 
- HS lớp tập
- HS vừa hát vừa chơi.
- HS lắng nghe, chuẩn bị giờ sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
1. Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết sẵn đề bài và các gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra
- GV kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài(GV ghi bảng)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV chiếu phiếu đã viết dề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc y/c của đề:
+ GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theotrình tự thời gain.
- GV hướng dẫn HS nhận xét
- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, khen gợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Y/c HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân nghe.
- 2 HS lên bảng, mỗi HS đọc một đoạn.
- Một HS đề bài và các gợi ý . Cả ớp đọc thầm.
- HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ, trả lời.
- HS làm bài, sau đó, kể chuyện trong nhóm. Các nhóm cử người lên kể chuyện thi.
- Cả lớp nhận xét.
- HS viết bài vào vở.
- Một vài HS đọc bài viết.
---------------------------------------------------
Toán
Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
Sử tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ viết sẵn bảng có nội dung như sau:
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Họt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tìm giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
- Lấy ví dụ.
B. Bài mới:
1. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
- Bảng như đã chuẩn bị.
- So sánh giá trị của (a + b) + c và a+ (b + c).
- Rút ra nhận xét: “Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba”
- Đây là tính chất kết hợp của phép cộng.
2. Thực hành:
Bài 1 : 
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Giải thích vì sao cách làm đó lại thận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải?
Bài 2. Bài toán có lời văn
- Có thể giải bài toán bằng các cách khác nhau: Tìm số quĩ tiết kiệm nhận được ngày thứ nhất và thứ hai trước. Hoặc tìm số quỹ tiết kiệm nhận được trong ngày thứ nhất và ngày thứ ba trướcHoặc
Bài 4: Làm bài tập và giải thích bài làm:
- Khi thay đổi các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi, và bất kì số nào cộng với 0 cũng cho kết quả là chính nó.
- 
C. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS về nhà làm bài tập cuối tuần.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS làm .
- GV, HS nhận xét- cho điểm.
* Phương pháp vấn đáp- thực hành
- GV nêu ví dụ (đã viết sẵn ở bảng phụ).
- HS nêu lại ví dụ và nêu nhiệm vụ cần giải quyết.
- HS tự nêu và viết tiếp vào bảng các dòng tiếp theo và nhận xét.
- GV giới thiệu về tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vài HS nhắc lại
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
- HS tự giải thích lí do.
- GV giảng: áp dụng t/c kết hợp của phép cộng, khi cộng nhiều số hạng với nhau, ta nên chọn các số hạng cộng với nhau có kết quả là các số tròn chục.
- Vài HS nhắc lại.
- HS nêu y/c bài sau đó làm bài.
- HS chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS chữa bài.
- GV, HS nhận xét- cho điểm.
---------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I- Mục tiêu: 
- Qua giờ học HS nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của bệnh này.
- HS thấy được nguyên nhân và cách đề phọngg một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ trong SGK trang 30-31 
- Bảng nhóm, bút dạ cho HS hoạt động.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy nêu nguyên nhân, tác hại , cách đề phòng của bệnh béo phì?
- Em đã làm gì để tránh bệnh béo phì?
- GV nghe, nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi bảng.
1- HĐ1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá:
- GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận cặp.
+ Bạn nhớ lại cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả lỵ thì như thế nào?
+ Tác hại của bệnh tiêu chảy
- GV theo dõi, giúp đỡ cặp còn yếu.
- GV chốt: Bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi mắc cần chữa trị kịp thời ngay.
2- HĐ 2: Nguyên nhân, cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.
* N1: Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì?
* N2: Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
* N3: Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
* N4: Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- GV nghe đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện
- GV chốt :HS đọc mục bạn biết- Trả lời:
+ Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
3- HĐ 3: Người hoạ sĩ tý hon.
- GV cho vẽ giấy khổ to có nội dung tuyên truyền cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- GV yêu cầu các nhóm chọn 3 nội dung:
+ Giữ vệ sinh ăn uống.
+ Giữ vệ sinh cá nhân.
+ Giữ vệ sinh môi trường xung quanh .
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn yếu.
- GV nghe trình bày, nhận xét, biểu dương.
C- Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại bài- Nhắc lại
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau.
- 2 HS nêu
- HS lớp nhận xét, cho điểm.
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời:
- 3-4 cặp 1 HS hỏi, 1 HS trả lời
+ Đau bụng dữ dội, mệt. . . 
+ Mất nước, mệt, không ăn được, nếu để lâu. . . tử vong.
- HĐ theo nhóm.
- HS làm ở bảng nhóm.
- HS quan sát H 30,31 trả lời:
+ H1,2: Uống nước lã, quà. . .
+ H3: Uống nước sạch. . .
+ Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn. . .
+ Không ăn thức ăn đã ôi. . .đi đại tiện, đổ rác đúng quy định.
+ Ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay. . . và vệ sinh môi trường xung quanh cho sạch.
- HS đọc mục bạn cần biết:
+ Con ruồi là vật trung gian truyền bệnh . . .
- HS các nhóm vẽ với các nội dung đã đề ra.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung .
- HS nêu- Nhắc lại
- HS lắng nghe.
- Xem trước bài giờ sau: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh.
-----------------------------------------------------------
sinh hoạt
Sinh hoạt Tuần 7
I-Nhận xét chung
 1-Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo.
- Không có hiện tượng gây mất đoàn kết.
- Xong hiện tượng ăn quà vặt ở cổng trường vẫn còn.
- Y/C từ tuần sau ăn uống ở nhà không mang tiền đến cổng trường mua quà.
 2-Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ không có H nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
- Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách, vở viết của một số H còn thiếu nhãn vở.
- Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm
- Còn 1 số em làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
- Viết bài còn chậm - trình bày vở viết còn xấu- quy định cách ghi vở cho H.
3- Công tác thể dục vệ sinh
- Vệ sinh đầu giờ: H tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều em thiếu chổi quét. Y/c các em mang đầy đủ dụng cụ LĐ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
II-Phương Hướng:
*Đạo đức:
- Giáo dục H theo 5 điều Bác Hồ dạy - Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt
*Học tập:
- Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. 
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho tuần sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14(12).doc