tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
- Bước đầu biết đọc đoạn văn diễn cảm phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em và của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tuần 7 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009 tập đọc trung thu độc lập I. Mục tiêu: Giúp HS. - Bước đầu biết đọc đoạn văn diễn cảm phù hợp với nội dung. - Hiểu nội dung bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em và của đất nước. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. iii. hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ của thầy 1. Bài cũ: HĐ của trò - Gọi 3 HS đọc phân vai truyện: “Chị em tôi” - 3HS lên đọc. - Nhận xét. - Lớp lắng nghe, nhận xét 2. Bài mới: GV Giới thiệu bài: HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc - GV HD HS luyện đọc - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc) - HS đọc nối tiếp nhau theo trình tự + Đ1: Từ đầu - của các em. + Đ2: Anh nhìn trăng - vui tươi + Đ3: Đoạn còn lại. - GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. - HS sửa lỗi phát âm - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc chú giải. - Gọi HS đọc cả bài - GV đọc cả bài HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - 1 HS đọc - 1 HS đọc - HS lắng nghe. - Yêu cầu HS đọc thầm lướt toàn bài để trả lời câu hỏi. + Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt? + Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? + Đoạn 1 nói lên điều gì? + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? + Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác với trung thu độc lập. + Đoạn 2 ý nói gì? + Cuộc sống ngày nay có gì giống ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa? + Em ước mơ ước đất nước ta mai sau sẽ như thế nào? + ý chính đoạn 3 là gì? - Nội dung của bài là gì? HĐ3: . Hướng dẫn đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp. - Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS đọc toàn bài. GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Tổng kết nội dung bài. + Vào thời điểm anh đang đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. + Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng. ý 1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. + Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp: Dưới ánh trăngcủa những nông trường to lớn, vui tươi. + Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh ước mơ về vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có. ý 2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. - HS nêu. - Không còn hộ nghèo và trẻ em lang thang. ý 3: Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước. ý nghĩa (phần I - Mục nội dung) - Vài HS nêu lại ý nghĩa. - Lớp theo dõi, tìm ra cách đọc của từng đoạn. - Đọc thầm và tìm ra cách đọc hay. - HS thi đọc diễn cảm - 1 HS đọc toàn bài. - HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS : - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. * HS khá, giỏi làm BT4 II. Các hoạt động dạy học: HĐ của thầy 1. Bài cũ: Chữa bài 3 SGK về giải toán. 2. Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn thử lại phép cộng - Y/ C HS thực hiện phép tính 2416 + 5164 và tìm cách thử lại - Y/ C HS nêu cách thử lại Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào? HĐ2: Hướng dẫn thử lại phép trừ. 6839 - 482 Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào? HĐ3: Thực hành Bài 1: Tính rồi thử lại (theo mẫu) - GV nhận xét kết luận. Bài 2: Tính rồi thử lại (theo mẫu) - GV nhận xét kết luận. Bài3: Tìm x - GV nhận xét kết luận. * Dành cho HS khá, giỏi Bài 4: GV YC HS nêu đề bài toán và giải. - GV nhận xét kết luận. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS. HĐ của trò - 1 HS lên bảng chữa bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp cộng và thử vào giấy nháp - 1 số em nêu cách thử HS nêu cách thử như SGK - HS làm và thử như SGK - 1 số em nêu cách thử như SGK - HS nêu YC bài tập. - HS làm bài lên bảng chữa bài. Thử lại Thử lại Thử lại - Lớp nhận xét bạn làm. - HS nêu YC bài tập. - HS làm bài - lên bảng chữa bài. Thử lại Thử lại Thử lại - Lớp nhận xét bạn làm - HS nêu YC bài tập. - HS làm bài - lên bảng chữa bài. a. x + 262 = 4848 x = 4848 - 262 x = 4586 b. x - 707 = 3535 x = 3535 + 707 x = 4242 - Lớp nhận xét bạn làm. - HS nêu YC bài tập. - HS làm bài - lên bảng chữa bài. Vì : 3143m > 2428m nên núi Phan-xi- păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 - 2428 = 715 (m) Đáp số: 715m - Lớp nhận xét bạn làm. - HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. đạo đức tiết kiệm tiền của (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học sinh học xong bài này có khả năng. - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hằng ngày. * Biết được vì sao cần phải tiết kiệm; nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. II. Đồ dùng dạy học: - Mỗi HS 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, trắng. III. hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ của thầy 1. Bài cũ: - Yêu cầu 1-2 HS nêu phần ghi nhớ của bài học trước. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: Thảo luận nhóm các thông tin SGK Trang 11 - Yêu cầu 1-2 HS đọc, nêu yêu cầu các thông tin SGK. - Yêu cầu các nhóm thảo luận - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. - GV gọi các nhóm khác nhận xét. - Theo em có phải do nghèo nên phải tiết kiệm không? - Kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của xã hội văn minh của con người văn minh. HĐ 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ BT 1 SGK - Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu BT 1. GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. + Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước ở HĐ2. Bài 3. - GV đề nghị HS giải thích về lí do chọn của mình. + Các ý: c, d là đúng. + Các ý: a, b là sai. HĐ3: Thảo luận nhóm (bài tập 2) - Yêu cầu các nhóm thảo luận. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV kết luận: Những việc nên làm và những việc không nên làm. - HS tự liên hệ. - Yêu cầu 2 - 3 HS đọc phần ghi nhớ 3. Củng cố, dặn dò: - Tổng kết nội dung bài. - Dặn dò HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới. HĐ của trò - HS nêu. - Lớp nhận xét. - HS đọc và nêu yêu cầu. - HS thảo luận. - Khi đọc thông tin em thấy người Nhật, Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Nhóm khác nhận xét. - Không phải do nghèo. - Đọc và nêu. - HS thực hiện. - HS giải thích. - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS đọc ghi nhớ. - HS nêu lại nội dung bài. - HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Chính tả Tuần 7 I. Mục tiêu: - Nhớ - viết Đúng bài CT đoạn từ “Nghe lời cáo dụ thiệt hơn... làm gì được ai” trong truyện thơ: “Gà Trống và Cáo”; Trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Tìm được, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ch các từ hợp với nghĩa đã cho. II. Các hoạt động dạy học HĐ của thầy 1. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết: sung sướng, xanh xao, - GV nhận xét kết luận. 2. Bài mới: Giới thiệu bài HĐ1: HD HS nghe viết - GV đọc toàn bài viết chính tả. - Yêu cầu 1 em đọc thuộc lòng bài thơ. - Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì? a)Hướng dẫn viết tiếng khó. - GV đọc cho HS viết các từ khó: Quắp đuôi, co cẳng, khoái chí - Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài thơ lục bát. b)Viết chính tả. - YC HS gấp SGK nhớ và viết lại bài chính tả theo YC. - GV cho HS đổi vở, chữa lỗi cho nhau. - GV chấm 1 số bài và nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 1a: Phân biệt tr/ ch thông qua tìm từ thích hợp - đặt câu. - GV nhận xét kết luận. Bài 2a: Phân biệt tr/ ch. - GV nhận xét kết luận. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. HĐ của trò - HS lên bảng thực hiện. - lớp nhận xét bạn viết. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. - Hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp. - HS nêu lại cách trình bày. - HS viết bài. - HS chữa lỗi. - HS bài -lên bảng chữa bài. - Trí tuệ, phẩm chất, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân. - HS làm bài và chữa bài. - ý chí - Trí tuệ - HS đặt câu. - HS về nhà xem lại nội dung bài tập. Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009 Luyện từ và câu Cách viết tên người, tên địa lí việt nam I. Mục đích, yêu cầu : 1. Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 2. Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng tên riêng. II. Đồ dùng: Giấy khổ rộng, bút dạ. Bản đồ địa lí Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của thầy 1. Bài cũ: - 1 HS làm lại bài tập1 tiết luyện từ và câu trước mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng. - 1 HS làm bài tập 2 - GV nhận xét kết luận. 2. Bài mới: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học HĐ 1: Hướng dẫn HS nhận xét và rút ra ghi nhớ. Nhận xét cách viết các tên người, tên địa lí đã cho. GVkết luận: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành câu. - GV nói thêm đối với HS các dận tộc Tây Nguyên: Cách viết một số tên người, tên đất có cấu tạo phức tạp hơn (VD: YBi A - lê - ô, Krông A- na,) sẽ học sau. HĐ2: Luyện tập Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài tập. Mỗi HS viết tên mình và địa chỉ gia đình. - GV nhận xét kết luận. Bài 2: Cách thực hiện tương tự bài 1. - HS viết tên xã (phường, thị Trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố) của mình Bài3: HS đọc yêu cầu của bài. HS làm việc theo nhóm: Viết tên các quận, huyện, thị xã, thành phố, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của mình, sau đó tìm các địa danh đó trên bản đồ. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. HĐ của trò - HS lên bảng làm bài. - Lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu nhận xét và rút ra ghi nhớ. - HS phát biểu. Ghi nhớ về cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 2-3 em đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. - Mời 2-3 em viết bài trên bảng - Lớp nhận xét (VD: Lê Thị Thanh Huyền, thôn 9, xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá). - Mời 2-3 HS lên bảng viết - Lớp nhận xét. Ví dụ: xã Xuân Phong/ Nam Giang/ Tây Hồ/ Xuân Quang/ .huyện Thọ Xuân. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả học tập, kết hợp chỉ các địa danh trên bản đồ - HS và GV nhận xét, bổ sung kiến thức. - HS đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ. - Chuẩn bị tiết sau. Toán Biểu thức có ch ... thích hợp vào chỗ chấm. - GV nhận xét kết luận. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS. HĐ của trò - 3 HS lên chữa bài 4. - Lớp nhận xét bạn làm. - HS đọc bảng số - 3 HS lên bảng thực hiện mỗi em 1 trường hợp - Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 15 - Vài HS nêu quy tắc (SGK) - HS nêu YC bài tập. - HS làm bài - lên bảng chữa bài. a.4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 +501) = 4367 + 700 = 5067 4400 + 2148 + 252 = 4400 + (2148 +252) = 4400 + 2400 = 6800 b.921 + 898 + 2079 = 898 +(921 + 2079) = 898 + 3000 = 3898 467 + 999 + 9533 = 999 + (467 +9533) = 999 + 10000 = 10999 - Lớp nhận xét bài làm của bạn. - HS nêu YC bài tập. - HS làm bài - lên bảng chữa bài. Bài giải Cả 3 ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là. 75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 = 176 950 000 (đồng) Đáp số: 176 950 000 đồng - Lớp nhận xét bạn làm. - HS nêu YC bài tập. - HS làm bài - lên bảng chữa bài. a) a + 0 = 0 + a = a b) 5 + a = a + 5 c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30 - Lớp nhận xét bạn làm. - HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý. iii. Các hoạt động dạy học : HĐ của thầy 1. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc mỗi đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. - GV nhận xét kết luận. 2. Bài mới: Giới thiệu bài HD HS làm bài tập. - GV ghi đề bài lên bảng. Đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. - HD HS nắm chắc yêu cầu của đề. GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng. Gợi ý1: Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước? Gợi ý2: Em thực hiện những điều ước đó như thế nào? Gợi ý 3: Em suy nghĩ gì khi thức giấc. - GV nhận xét kết luận. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi. - Dặn dò HS. HĐ của trò - 2 HS thực hiện theo YC của GV. - Lớp nhận xét bài của bạn. - Yêu cầu HS đọc thầm cả 3 gợi ý, suy nghĩ, trả lời. + HS làm bài trong nhóm - Các nhóm cử người lên bảng thi kể chuyện. - (VD: Trong giấc ngủ) - (VD: ước không có trẻ em bị tàn tật; Trên thế giới không chiến tranh,) - (Em đang rất vui thì tỉnh giấc. Thật tiếc vì đó chỉ là một giấc mơ). + HS viết bài vào vở. - Một vài HS đọc bài viết - Về nhà: sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân nghe. Khoa học Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá I. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể tên 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị, - Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu. - Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: + Giữ vệ sinh ăn uống. + giữ vệ sinh các nhân. + Giữ vệ sinh môi trường. - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. II. Các hoạt động dạy học: HĐ của thầy 1. Bài cũ: Em hãy nêu cách để phòng tránh béo phì? 2. Bài mới: GV giới thiệu bài. HĐ1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá? + Y/ C HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị, . . . và tác hại của 1 số bệnh đó. - GV đi giúp đỡ các cặp còn lúng túng. - Gọi 3 cặp báo cáo kết quả trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị. - Nhận xét tuyên dương. + Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? + Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì? GV tiểu kết HĐ2 : Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá - GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận. Nhóm1: Các bạn trong hình đang làm gì? làm như vậy có tác hại hay ích lợi gì? Nhóm 2: Nguyên nhân nào gây ra các bệnh đường tiêu hoá? Nhóm 3: Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Nhóm 4: Chúng ta cần làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? + Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? - GV tổng kết bài. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS. HĐ của trò - 1 HS lên bảng nêu. - Lớp nhận xét kết luận. Thảo luận cặp đôi Mẫu HS1: Cậu đã bị tiêu chảy bao giờ chưa? HS2: Mình bị rồi. HS1: Cậu cảm thấy thế nào khi bị tiêu chảy? HS2: Mệt, đau bụng, đi ngoài, không muốn ăn. . . HS1: Bạn cho biết tác hại của bệnh tiêu chảy? HS2:. . . . - HS nối tiếp nhau trả lời. + Cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người, Thành dịch lan rộng cộng ra đồng. + Đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Thảo luận nhóm Hình 1, 2: uống nước lã, ăn quà vặt dễ mắc bệnh lây qua đường tiêu hoá. Hình 3: uống nước sạch đun sôi. H4: Rửa chân tay sạch sẽ. H5: đổ bỏ thức ăn ôi thiu. H6: chôn lấp kĩ rác thải. - Giúp chúng ta không mắc bệnh về đường tiêu hoá. + ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi,.. + Không ăn thức ăn ôi thiu, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, . . . + ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi đại tiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh. - HS trả lời. - Vài HS nêu nội dung bài học. - Về nhà thực hiện vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh Mĩ thuật Vẽ tranh: đề tài phong cảnh quê hương i. Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh. - Biết cách vẽ tranh phong cảnh. - Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng. ii. Chuẩn bị: - SGK, SGV - Một số tranh, ảnh phong cảnh. - HS: SGK, giấy thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ. iii. Các HĐ dạy học: HĐ của thầy 1. Bài cũ: GV kiểm tra ĐDHT của HS 2. Bài mới: GV giới thiệu bài. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài - GV dùng tranh, ảnh giới thiệu . + Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. + Tranh phong cảnh vẽ về cảnh đẹp là chính. + Cảnh vật trong tranh thường là nhà cửa, phố phường, + Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không? + Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu? Phong cảnh ở đó như thế nào? +Ngoài khu vực em ở và nơi đã tham quan, em đã được thấy cảnh đẹp ở đâu nữa? + Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích? + Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ tranh? - GV bổ sung và nhấn mạnh những hình ảnh chính của cảnh đẹp: cây, nhà, Nên chọn cảnh vật quen thuộc, dễ vẽ, phù hợp khả năng, tránh chọn cảnh phức tạp, khó. HĐ2: Cách vẽ tranh phong cảnh. GV giới thiệu cách vẽ tranh phong cảnh. + Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp (vẽ ngoài trời: Công viên, sân trường,) + Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát. - GV gợi ý cho HS. + Nhớ lại các hình ảnh định vẽ. + Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho ân đối, hợp lí, rõ nội dung. + Vẽ hết phần giấy và vẽ màu hín nền. Có thể vẽ nét trước rồi mới vẽ màu sau, nhưng cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp. HĐ3: Thực hành - Lưu ý HS cách bố cục. - Suy nghĩ chọn cảnh trước khi vẽ. - GV bao quát lớp. HĐ4: Nhận xét đánh giá. - Chọn một số bài điển hình để nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS. HĐ của trò - HS để ĐDHT lên bàn cho GV kiểm tra. - HS nhận biết - HS trả lời. - HS trả lời. - HS tả lại một cảnh đẹp mà mình thích.. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS thực hành vẽ. - HS trình bày sản phẩm của mình lên bàn để GV cùng cả lớp nhận xét. - HS về nhà xem lại bài vẽ và chuẩn bị giờ sau. Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009 bài kiểm tra môn: Toán Thời gian: 40 phút Họ và tên học sinh:.............................................. Lớp:.............. Điểm Lời nhận xét của thầy cô Đề bài: Phần1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D( là đáp số, kết quả tính) . Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 1. Một lớp có 13 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp đó là: A. 50 % C. 52 % B. 51 % D. 53 % 2. 35 % của số 87 là: A. 30 C. 45,30 B. 30,45 D. 3,045 3. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn học tự chọn của 200 học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ. Trong 200 học sinh đó, số học sinh thích môn họa là: A. 50 học sinh C. 130 học sinh B. 40 học sinh D. 20 học sinh Nhạc Họa (25%) ( 20%) Tiếng Anh (55%) 4. Biết đường kính của hình tròn là 5 cm, đường cao của tam giác là 2,3 cm. Tính diện tích phần được tô màu A. 19,625 cm2 C. 25,375 cm2 B. 5,75 cm2 D. 13,875 5. Biết hình thang có đáy lớn là 15,9 cm, đáy bé là 10,6 cm. Tính diện tích phần được tô màu: A. 70,225cm2 C. 88,2026 cm3 B. 140,45 cm2 D. 26,1237 cm2 Phần2: 1. Viết tên của hình vào chỗ chấm: 2.Một mét khối đất nặng 1,75 tấn. Muốn đào một cái bể ngầm hình hộp chữ nhật sâu 3m, rộng 9m, dài 12m thì phải đào bao nhiêu tấn đất. Nếu dùng xe để chuyên chở đất ấy đi thì phải mất bao nhiêu chuyến xe? Biết rằng trung bình mỗi chuyến xe chở được 4,5 tấn. Bài giải Bài Kiểm tra Môn : Toán đề lẻ Họ và tên học sinh SBD.. đề bài: Câu1: Số 7 trong số thập phân 16,207 a. Thuộc hàng.. b. Có giá trị Câu2: a. Viết phân số sau dưới dạng số thập phân 3 4 .. .. b. Tính thời gian từ 8 giờ kém 10 phút đến 8 giờ 35 phút . . Câu3: Đặt tính rồi tính 75,8 + 249,19 48,16 x 3,4 95,2 : 4 ..Câu4: Một khối hình gồm 6 hình lập phương nhỏ. Tính diện tích của khối hình đó biết cạnh của hình lập phương nhỏ là 2 cm? .. Câu5: Một cửa hàng dự định bán 12 tấn gạo trong tháng này, nhưng cửa hàng đó bán được 15 tấn gạo trong tháng. Hỏi cửa hàng đó đã bán bán được bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch? .. Câu6: Một hình chữ nhật có chu vi là 154 m. Chiều dài hơn chiều rộng 9 m. Tính diện tích hình chữ nhật đó? . Bài Kiểm tra Môn : Toán đề chẵn Họ và tên học sinh SBD.. đề bài: Câu1: Số 3 trong số thập phân 86,203 a. Thuộc hàng.. b. Có giá trị Câu2: a. Viết phân số sau dưới dạng số thập phân 5 8 .. .. b. Tính thời gian từ 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 35 phút . . Câu3: Đặt tính rồi tính 65,8 + 119,54 95,2 x 6,8 46,827 : 9 ..Câu4: Một khối hình gồm 8 hình lập phương nhỏ. Tính diện tích của khối hình đó biết cạnh của hình lập phương nhỏ là 3 cm? .. Câu5: Một cửa hàng dự định bán 20 tấn gạo trong tháng này, nhưng cửa hàng đó bán được 25 tấn gạo trong tháng. Hỏi cửa hàng đó đã bán bán được bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch? .. Câu6: Một hình chữ nhật có chu vi là 426 m. Chiều dài hơn chiều rộng 17 m. Tính diện tích hình chữ nhật đó? .
Tài liệu đính kèm: