Tập đọc
Tiết 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I) MỤC TIÊU
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Gió núi bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
*Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, trại
*Thấy được tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ. Mơ ước của anh vè tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp., băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS: Sách vở môn học
III)PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
TUầN 7 Chủ điểm: “ Trên đôi cánh ước mơ ” Thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2008 Tập đọc Tiết 13: Trung thu độc lập I) Mục tiêu * Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Gió núi bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa * Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm *Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, trại *Thấy được tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ. Mơ ước của anh vè tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. II) Đồ dùng dạy - học - GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp..., băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc - HS : Sách vở môn học III)Phương pháp - Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức: - Cho hát, nhắc nhở HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS đọc bài: “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi - GV nhận xét - ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi bảng. * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp nêu chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hd cách đọc bài - Đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 kết hợp trả lời câu hỏi: (?)Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghí tới các em trong thời gian nào? (?)Đối với thiếu niên tết trung thu có gì vui? (?)Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? (?)Trăng trung thu có gì đẹp? Vằng vặc: rất sáng soi rõ khắp mọi nơi (?)Đoạn 1 nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: (?)Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao? (?)Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? (?)Nội dung đoạn 2 là gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: (?)Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? (?)Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? (?)Đoạn 3 cho em biết điều gì? (?)Đại ý của bài nói lên điều gì? - GV ghi nội dung lên bảng *Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV nhận xét chung. 4.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ở vương quốc Tương Lai” - 3 HS thực hiện yêu cầu - HS ghi đầu bài vào vở - HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. +Anh nghĩ vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. +Trung thu là tết của các em, các em sẽ được phá cỗ, rước đèn. +Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em. +Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc,núi rừng * Vẻ đẹp của ánh trăng trung thu.. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi + Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng cờ đỏ phấp phới bay trên những con tàu lớn + Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên. *Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi +hững ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ. +Mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới. *Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước. *Đại ý: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. - HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung - HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Lắng nghe - Ghi nhớ --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2: toán Bài 31: Luyện tập. A. Mục tiêu * Giúp học sinh củng cố về: - Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ. - Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. B. Đồ dùng dạy - học - GV: Giáo án, SGK - HS : Sách vở, đồ dùng môn học C. Phương pháp - Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành D. các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức - Hát, KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở bài tập của Hs. III. Dạy học bài mới : 1) Giới thiệu - ghi đầu bài 2) Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: - GV viết : 2416 + 5164 - Nhận xét đúng/ sai. *GVnêu: Muốn kiểm tra phép cộng đã đúng chưa ta phải thử lại. Khi thử phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. - Phần b HD tương tự. - GV nhận xét, cho điểm. * Bài 2: - Gọi 1 Hs lên bảng làm phần a - Nhận xét đúng/ sai. *GVnêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta phải thử lại. Khi thử lai phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. - Cho 3 HS lên bảng làm bài phần b, GV cho cả lớp nhận xét. - Đánh giá, cho điểm HS. * Bài 3: - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, làm xong nêu cách tìm x của mình. - GV nhận xét, cho điểm. * Bài 4: - Nêu yêu cầu của bài. (?) Núi nào cao hơn? Cao hơn bao nhiêu mét? - GV nhận xét, chữa bài, cho điểm. * Bài 5: - Yêu cầu HS nhẩm không đặt tính. - Gọi HS nêu kết quả nhẩm. - Kiểm tra lớp đúng/ sai. IV. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Về làm bài trong vở bài tập. - Chuẩn bị bài học sau. 7 521 - 98 7 423 - Hát tập thể - HS ghi đầu bài vào vở - HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp. a) 2416 Thử lại: 7580 + - 5164 2416 7580 5164 - HS lên thử lại, lớp thử ra nháp - HS nêu cách thử lại. b) 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở 69 108 + 2 074 71 182 267 345 + 31 925 299 270 35 462 + 27 519 62 981 299 270 - 267 345 31 925 71 182 - 69 108 2 074 62 981 - 35 462 27 519 Thử lại: - Nhận xét, sửa sai. 6 357 + 482 6 839 6 839 - 482 6 357 - HS lên làm bài, 1 Hs lên bảng thử lại. a) b) HS lên bảng, lớp làm vào vở 5 901 - 638 5 263 7 521 - 98 7 423 4 025 - 312 3 713 * Thử lại: 7 423 + 98 7 521 5 263 + 638 5 901 3 713 + 312 4 025 a) x + 262 = 4 848 b) x – 707 = 3 535 x = 4 848 – 262 x = 3 535 + 707 x = 4 586 x = 4 242 - HS nhận xét, đánh giá. - HS đọc đề bài - Lên bảng làm bài. Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3 143 - 2 428 = 715 (m) Đáp số: 715 m - HS làm vào vở. - HS đọc đề bài. + Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999 + Số bé nhất có 5 chữ số là : 10 000 - Hiệu của chúng là : 89 999 - Nhận xét đánh giá --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: đạo đức Bài 4: tiết kiệm tiền của (Tiết1) I,Mục tiêu *Học xong bài này H có khả năng: - Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của ntn? Vì sao phải tiết kiệm tiền của? - Biết tiết kiệm, giữ gìn schs vở, đồ dùng, đồ dùng.... trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết đồng tình những hành vi, việc làm tiết kiệm tiền cảu. II,Đồ dùng dạy học - Đồ dùng để chơi đóng vai - Mỗi H có 3 thẻ III,Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1,ổn định tổ chức 2,KTBC - Nhận xét. 3,Bài mới - Giới thiệu bài - ghi đầu bài a,Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin *Mục tiêu: Qua thông tin H hiểu được mọi người phải tiết kiệm tiền của (?) Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó? (?) Theo em có phải do nghèo nên các DT cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không? (?) Họ tiết kiệm để làm gì? (?) Tiền của do đâu mà có? -G chốt: b,Hoạt động 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của. *Mục tiêu: Biết bày tỏ thái độ của mình với mỗi TH đúng sai (?) Thế nào là tiêt kiệm tiền của? c,Hoạt động 3: *Mục tiêu: H nắm được những việc mình nên làm khi sử dụng tiền của. (?) Trong ăn uống cần tiết kiệm ntn? (?) Có nhiều tiền thì tiêu ntn cho tiết kiệm? (?) Sử dụng đồ đạc ntn? Mới tiết kiệm? (?) Sử dụng điện, nước thế nào là tiết kiệm? *Những việc tiết kiệm là việc nên làm còn những việc gây lãng phí không tiết kiệm chúng ta không nên làm. *HD thực hành: 4,Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học -Học bài và làm bài - c/b bài sau - H nêu ghi nhớ: - Ghi đầu bài vào vở. - Thảo luận cặp đôi. Đọc các thông tin và xem tranh trả lời các câu hỏi. + Thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm còn ở VN chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. + Các DT cường quốc như Nhật và Đức không phải do nghèo mà tiết kiệm. Họ rất giàu + Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để làm giàu + Tiền của là do sức lđ của con người mới có * Các ý kiến c,d là đúng * Các ý kiến a,b là sai +Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích hợp lý. có ích, không sử dụng thừa thãi, tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè xẻn - Làm việc cá nhân: ghi vào vở những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. * Nên làm: Tiêu tiền một cách hợp lý không mua sắm lung tung. * Không nên làm: Mua quà ăn vặt, thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ. + Ăn uống vừa đủ, không thừa thãi. Chỉ mua những thứ cần dùng. + Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi hoặc giữ tiết kiệm + Giữ gìn đồ đạc, đò dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới. + Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt. + Tắt bớt những bóng đèn, điện không cần thiết. - Đọc phần ghi nhớ. - Về nhà làm: Phiếu quan sát Họ và tên: Quan sát g/đ em và liệt kê các việc làm tiết kiệm và chưa tiết kiệm vào bảng Số TT Việc đã tiết kiệm việc của TK ************************************************************************* Thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2008 Tiết 1: toán Bài 32: Biểu thức có ch ... (trò chơi du lịch...) tuần 8. - Tìm và hỏi về tên thủ đô một số nước trên bản đồ thế giới. - Cả lớp hát, lấy sách vở bộ môn. - H/s lên bảng trả lời theo y/c. - H/s lên bảng viết. - H/s ghi đầu bài vào vở. - H/s đọc to, cả lớp theo dõi. - Nhận phiếu, bút và thảo luận theo nhóm 4. - Dán phiếu, trình bày. - Nxét, chữa bài. Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Chiếu, Hàng hải, Mã Vĩ, Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Hàng Than, Phúc Kiến, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Già. - 1, 2 hs đọc lại bài đã hoàn chỉnh. - Quan sát và trả lời câu hỏi. + Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ của Hà Nội. - H/s đọc to, cả lớp theo dõi. - Quan sát bản đồ. - Lắng nghe. - Nhận đồ dùng học tập và làm bài. - Trình bày phiếu của nhóm mình. VD: + Vùng Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình. + Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. + Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk. + Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ... + Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở... + Núi Tam Đảo, núi Ba Vì, núi Ngự Bình, núi Bà Đen, động Tam Thanh... + Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào... - Hs nêu và ghi nhớ cách viết hoa. - Lắng nghe và ghi nhớ. ************************************************************************* Tiết 2: Toán Bài 35: Tính chất kết hợp của phép cộng. A. Mục tiêu * Giúp học sinh: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. B. Đồ dùng dạy - học - GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ viết sẵn ví dụ (như SGK) chưa có số. - HS: Sách vở, đồ dùng môn học C. Phương pháp - Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành D. các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức - Hát, KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở bài tập của lớp. III. Dạy học bài mới 1) Giới thiệu - ghi đầu bài 2) Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng : - GV treo bảng số - Hát tập thể - HS ghi đầu bài vào vở - HS đọc bảng. a b c ( a + b ) + c a + ( b + c ) 5 4 6 ( 5 + 4 ) + 6 = 9 + 6 = 15 5 + ( 4 + 6 ) = 5 + 10 = 15 35 15 20 ( 35 + 15 ) + 20 = 50 + 20 = 70 35 + ( 15 +20 ) = 35 + 35 = 70 28 49 51 ( 28 + 49 ) + 51 = 77 + 51 = 128 28 + ( 49 + 51 ) = 28 +100 = 128 - Hãy so sánh giá trị của biểu thức ( a + b ) + c và a + ( b + c ) với từng trường hợp với nhau (?) Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn thế nào so với giá trị của biểu thức a + ( b + c )? - GV: Vậy ta có thể viết: ( a + b ) + c = a + ( b + c ) - GV nêu: ( a + b ) + c là tổng hai số hạng với số thứ 3. a + ( b + c ): Số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. (?) Nêu tính chất kết hợp của phép cộng? * Chú ý: Khi tính tổng của 3 số a + b + c ta có thể tính từ trái sang phải: a + b + c = ( a + b ) + c hoặc a + b + c = a + ( b + c ). Tức là: a + b + c = a +(b + c) = a + ( b +c ) 3. Luyện tập thực hành: *Bài 1: + Bài tập Y/c chúng ta làm gì ? - Nhận xét, chữa bài. - Vì sao làm như vậy lại thuận tiện nhất ? - Gv ghi 1 phép tính lên bảng. + Có nhận xét gì về phép tính ? - Nhận xét chữa bài. *Bài 2: - Nhận xét, chữa bài. *Bài 3: + Dựa vào tính chất nào để làm phần a , b ? + Dựa vào T/c nào để làm phần c ? IV. Củng cố dặn dò: - Tổng kết giờ học. - Về nhà học T/ c và công thức + Trường hợp 1: giá trị của hai biểu thức đều bằng 15. + Trường hợp 2: giá trị của hai biểu thức đều bằng 70. + Trường hợp 3: giá trị của hai biểu thức đều bằng 128. + Giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + ( b + c ). - Học sinh đọc: ( a + b ) + c = a + ( b + c ) - 3-4 học sinh nêu. - Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất . - Học sinh tự làm vào vở, 2 Hs lên bảng. a) 3254 + 146 + 1698 =( 3254 + 146) + 1698 = 3 400 + 1 698 = 5 098 4376 + 199 + 501 = 4376 + ( 199 + 501 ) = 4 376 + 700 = 5 076 4 400 + 2148 + 252 = 4 400 + ( 2146 + 252) = 4 400 + 2 400 = 6 800 - Vận dụng tính chất kết hợp, ta kết hợp hai số hạng để được số tròn chục hoặc tròn trăm rồi cộng với số hạng còn lại. b) 921 + 898 + 2 079 - Hai số hạng liền nhau kết hợp không thuận tiện. Nên ta phải vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để làm bài. * 921 + 898 + 2 079 = ( 921 + 2 079 ) + 898 = 3 000 + 898 = 3 898 * 1 255 + 436 + 145 = ( 1 255 + 145 ) + 436 = 1 400 + 436 = 1 836 * 476 + 999 + 9 533 = ( 436 + 9 533 ) + 999 = 10 000 + 999 = 10 999 - HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. Bài giải Số tiền cả 3 ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được: 75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 = 176 950 000 ( đồng ) Đáp số : 176 950 000 đồng - 1 Hs lên bảng lớp làm vào vở. a) a + 0 = 0 + a = a b) 5 + 0 = a + 0 c) ( a + 28 ) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 3: chính tả Bài 7: (Nhớ - viết) Gà trống và cáo I,Mục đích yêu cầu : -Nhớ viết lại chính xác trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ “gà trống và cáo” -Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch/ tr ( hoặc vần ươn/ ương) đẻ điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho . II,Đồ dùng dạy học -Thầy :sgk, giáo án - 1 số phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2b -Một số băng giấy nhỏ để H chơi trò chơi viết từ tìm được ở BT3. III,Các hoạt động dạy học . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1-ổn định tổ chức 2-KTBC: -Gọi 2 H lên bảng viết từ láy có chứa âm s, 2 từ láy có âm x -G nhận xét 3-Bài mới. -Giới thiệu. 1-HD H nhớ- viết. -Nêu y/c của bài -Y/c H gấp sgk -Chấm 7-10 bài -Nhận xét chung 2-HD H làm bài tập. *Bài 2: Điền những chữ bị bỏ trống có vần ươn/ ương -Dán 3-4 tờ phiếu -Nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc. *Bài 3: -Viết lại nghĩa đã cho lên bảng lớp. -Nhận xét - chốt lại 3-Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học-về nhà xem lại bài. -Sung sướng, suôn sẻ. -Xanh xanh, xấu xí . -H đọc thuộc lòng đoạn thơ . -Đọc thầm lại đoạn thơ . -Nêu cách trình bày bài thơ +Viết hoa tên riêng là gà Trống và Cáo +Lời nói trực tiếp của gà TRống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm mở ngoặc kép -Viết đoạn thơ theo trí nhớ, tự soát lại bài -Đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở. -3-4 thi tiếp sức. -Đại diện từng nhóm đọc lại đoạn văn đã điền nói về nội dung đoạn văn. -Sửa bài theo lời giả đúng. -Bay lượn, phẩm chất, trong lòng đất, vườn tược -Quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng. -Số H chơi “tìm từ nhanh” mỗi H ghi 1 từ vào 1 băng giấy - dán nhanh lên bảng -Lời giải: +Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn : vươn lên. +Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái khônng có ở ngay trước mắt hay chưa từng có tưởng tượng ************************************************************************* Tiết 4: lịch sử Bài 5 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo I,Mục tiêu *Học xong bài học, H biết: - Vì sao có trận Bạch Đằng - Kể lại cuộc diễn biến chính của trận Bạch Đằng - Trình bày được ý nghĩa của trận bạch Đằng lịch sử dân tộc II,Đồ dùng dạy học - Hình trong SGK, Bộ tranh vẽ trận Bạch Đằng, phiếu học tập. III,Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1,ổn định tổ chức. 2,KTBC: -Gọi H trả lời -G nhận xét. 3,Bài mới: -Giới thiệu bài: 1-Nguyên nhân thắng lợi trận Bạch Đằng. *Hoạt động1: Làm việc cá nhân (?) Ngô Quyền là người như thế nào? (?) Vì sao có trận Bạch Đằng? -G chốt-ghi bảng 2-Diễn biến của trận Bạch Đằng *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (?) Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ntn? -G nhận xét.chốt lại. 3-ý nghĩa của trận Bạch Đằng *Hoạt đọng3: Làm việc cả lớp. (?) Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa ntn? -G nhận xét và chốt lại. 4, Củng cố dặn dò. -Gọi H nêu bài học SGK -Về nhà học bài- CB bài sau. (?) Nêu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? -H đọc từ Ngô Quyền à đến quân Nam Hán. +Ngô Quyền là người có tài nên được Dương Đinh Nghệ gả con gái cho +Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ Ngô Quyền đem quân đánh báo thù. CôngTiễn cầu cứu nhà Nam Hán +Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn Và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. -H nhận xét. -H đọc đoạn: “Sang nhà nước ta...hoàn toàn thất bại” +Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu vót nhọn bịt sắt xuống lòng sông Bạch Đằng lợi dụng lúc thuỷ triều lên che lấp các cọc nhọn cho quân mai phục khi thuỷ triều lên nhử quân Nam Hán vào. khi thuỷ triều xuống thì đánh, quân Nam Hán không chống cự nổi, chết quá nưa. Hoàng Tháo tử trận. -H nhận xét -H đọc từ “Mùa xuân năm 939 đến hết”. +Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa. Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của bọn PKPB và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta. -H nhận xét. -H đọc bài học. ************************************************************************* sinh hoạt sinh hoạt Tuần 7 i-Nhận xét chung 1-Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. - Xong hiện tượng ăn quà vặt ở cổng trường vẫn còn. - Y/C từ tuần sau ăn uống ở nhà không mang tiền đến cổng trường mua quà. 2-Học tập: - Đi học đầy đủ, đúng giờ không có H nào nghỉ học hoặc đi học muộn. - Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách, vở viết của một số H còn thiếu nhãn vở. - Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm - Còn 1 số em làm việc riêng không chú ý nghe giảng. - Viết bài còn chậm - trình bày vở viết còn xấu- quy định cách ghi vở cho H. 3- Công tác thể dục vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: H tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều em thiếu chổi quét. Y/c các em mang đầy đủ dụng cụ LĐ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ. II-Phương Hướng: *Đạo đức: - Giáo dục H theo 5 điều Bác Hồ dạy - Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt *Học tập: - Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho tuần sau. *************************************************************************
Tài liệu đính kèm: