Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Tiết 2: TẬP ĐỌC.

Tiết 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP

I) MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp., băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS : Sách vở môn học

III)PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7.
THỨ HAI NGÀY 27/9/2010
Tiết 1: CHÀO CỜ.
--------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP ĐỌC.
Tiết 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I) MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp..., băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III)PHƯƠNG PHÁP: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở HS
2. Kiểm tra bài cũ :
 Gọi 3 HS đọc bài : “ Chị em tôi + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp nêu chú giải.
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hd cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 kết hợp trả lời câu hỏi: 
 + Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghí tới các em trong thời gian nào?
+ Đối với thiếu niên tết trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? 
+ Trăng trung thu có gì đẹp?
Vằng vặc: rất sáng soi rõ khắp mọi nơi
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
+ Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì ?
+ Nội dung của bài nói lên điều gì?
GV ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm:
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò:
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Ở vương quốc Tương Lai”
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Anh nghĩ vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
-Trung thu là tết của các em, các em sẽ được phá cỗ, rước đèn.
- Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em. 
- Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc,núi rừng
1. Vẻ đẹp của ánh trăng trung thu..
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Dưới áng trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng cờ đỏ phấp phới bay trên những con tàu lớn .
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
2. Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.
- Em mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới.
3. Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
Nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN.
Bài 29: PHÉP CỘNG 
A. MỤC TIÊU:
Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Bài 1, bài 2 (dòng 1, 3), bài 3
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- GV : Giáo án, SGK + Hình vẽ như bài tập 4
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
 Hát, KT sĩ số
II. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Chữa bài kiểm tra
III. DẠY HỌC BÀI MỚI :
1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Củng cố kỹ năng làm tính cộng.
- GV viết 2 phép tính lên bảng.
- Y/C 2 HS lên đặt tính rồi tính
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- Gọi HS khác nhận xét.
+ Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? + Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
 3) Hướng dẫn luyện tập :
* Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp kiểm tra đúng, sai.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 dòng 1,2 : 
- Cho 2 HS, mỗi HS đọc kết quả 1 phần, GV cho cả lớp nhận xét
* Bài 3 :
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 4 (nếu còn thời gian) :
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x.
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
 + Nhận xét tiết học 
 - Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
a) 48 352 + 21 026 = ?
 b) 367 859 + 541 728 = ?
 + Đặt tính các hàng đơn vị thẳng cột nhau.
+ Thực hiện p/ tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a, b,
a,
b,
- Đổi chéo vở để chữa bài
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt :
 Cây lấy gỗ : 325 164 cây
 Cây ăn quả : 60 830 cây
 Tất cả : .... cây ?
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
 Bài giải :
 Huyện đó trồng tất cả số cây là :
 325 164 + 60 830 = 385 994 (cây)
 Đáp số : 385 994 cây
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a) x - 363 = 975 
 x= 975 + 363 
 x = 1 338 
b) 207 + x = 815
 x = 815- 207
 x = 608
- HS nhận xét, đánh giá.
---------------------------------------------------------
Tiết 4: KĨ THUẬT.
(Đ/C VĨNH DẠY)
--------------------------------------------------------
Tiết 5: TẬP LÀM VĂN.
Bài 13: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I ) MỤC TIÊU:
Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
II ) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ truyện: “ Ba lưỡi rìu”.
Bốn tờ phiếu khổ to.
III ) PHƯƠNG PHÁP:
	Kể chuyện, đàm thoại, thảo luân, luyện tập, thực hành.
IV ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
B. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Nhận xét cho điểm học sinh
C. DẠY BÀI MỚI:
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
- Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: 
+ Nêu sự việc chính của từng đoạn? 
- Gọi học sinh đọc lại các sự việc chính.
 * Bài tập 2: 
 - Chia lớp thành 4 nhóm.
Yêu cầu các nhóm đọc đoạn văn của nhóm mình thảo luận .
 - Nhận xét kết quả của học sinh.
D . CỦNG CỐ DẶN DÒ
+ Nhận xét tiết học ?
+ Dặn học sinh về viết thêm một đoạn văn vào vở
Hát đầu giờ.
- Kể một đoạn văn hoàn chỉnh theo tranh minh hoạ truyện: “Ba lưỡi rìu”.
- Nhắc lại đầu bài.
- 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
- 2 đến 3 học sinh đọc cốt truyện.
- Đọc thầm, thảo luận cặp đôi.
+ Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiêt mục phi ngựa đánh đàn .
+ Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
+ Đoạn 3: Vai-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
+ Đoạn 4; Va-li-a Đã trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
 - 1 học sinh đọc .
 - 4 học sinh đọc đoạn chưa hoàn chỉnh.
 - Học sinh thảo luận nhóm 5,viết đoạn văn.
+ Đoạn 1: 
 - Mở đầu: Nô - en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
 - Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy, 
 - Kết thúc: ( Sách giáo khoa).
+ Đoạn 2:
 - Mở đầu : Rồi một hôm rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
 - Diễn biến : 
 - Kết thúc: Bác Giám đốc gật đầu cười, .
+ Đoạn 3:
 - Mở đầu: .
 - Diễn biến: Những ngày đàu, Va-li-a rất bỡ ngỡ
 - Kết thúc: 
+ Đoạn 4 : (Tương tự)
 - Đại diện 4 nhóm mỗi nhóm đọc một đoạn.
Ví dụ: Nhóm 4:
- Mở đầu: Thế rồi cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ.
- Diền biến: ( Sách giáo khoa)
- Kết thúc: Va-li-a kết thúc tiết mụcƯớc mơ thuở nhỏ đã trở thành sự thật.
======================================
THỨ BA NGÀY 28/9/2010
Tiết 1: TOÁN.
Bài 30: PHÉP TRỪ 
A. MỤC TIÊU:
Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
 Hát, KT sĩ số
II. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nêu cách cộng 2 số tự nhiên ?
III. DẠY HỌC BÀI MỚI :
1. Giới thiệu – ghi đầu bài 
2.Củng cố kỹ năng làm tính trừ
- GV viết 2 phép tính lên bảng.
- Y/C 2 HS lên đặt tính rồi tính
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- Gọi HS khác nhận xét.
+ Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? +Thực hiện p/t theo thứ tự nào ?
3) Hướng dẫn luyện tập :
* Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp kiểm tra đúng, sai.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 :(dòng 1)
- Cho 2 HS, mỗi HS đọc kết quả 1 phần, GV cho cả lớp nhận xét.
* Bài 3 :
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
 + Nhận xét tiết học 
 - Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
a) 865 279 – 450 237 = ?
 - 
 b) 647 253 – 285 749 = ?
 + Đặt tính các hàng đơn vị thẳng cột nhau.
+ Thực hiện phép tín ... ó như thế nào?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Y/c hs làm vào vở.
3) Củng cố - dặn dò(1p)
- GV nxét, chấm điểm.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những hs phát triển câu chuyện giỏi.
- Y/c hs về nhà sửa lại câu chuyện đã viết và kể lại cho người thân nghe.
Cả lớp hát, lấy sách vở môn học
- 3 Hs lên bảng thực hiện y/c.
Hs ghi đầu bài vào vở.
- 2 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Hs kể trong nhóm, sau đó cử đại diện kể thi.
- Mẹ em đi công tác xa, bố mẹ ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy là tiên nắm lấy tay em. Bà cầm tay em khen em là đứa con hiếu thảo và cho em ba điều ước...
- Đầu tiên em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm, điều thứ hai em mong con người thoát khỏ bệnh tật. Điều ước thứ ba em mong mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành những kỹ sư giỏi góp sức xây dựng đất nước.
- Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
- Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng tin trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ cố gắng học thật giỏi.
- HS viết vào vở.
- Nộp; vài hs đọc bài viết.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
---------------------------------------------------------
Tiết 2: TIẾNG ANH.
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
----------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN.
Bài 33 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ kẻ sặn bảng số của nội dung bài học (ghi sẵn giá trị của a và b) còn để trống giá trị dòng a+b; a-b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: (4p)
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập:
a. Tính giá trị của biểu thức a+b nếu a=10 và b=25.
b. Tính giá trị của biểu thức c-d nếu c=32 và d=20.
- Nhận xét, cho điểm.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài(1p)
 Nêu mục tiêu. bài học hôm nay các em sẽ nhận biết tính chất giao hoán.
2. Nội dung bài(10p) 
Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng.
- Treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học. 
- Yêu cầu học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức a+b và b+a để điền vào bảng.
- Nhận xét, hoàn thành bảng số như SGK.
? Hãy nhận xét giá trị của biểu thức a+b và b+a khi a= 20 và b=30 ?
? Tương tự so sánh giá trị của các trường hợp còn lại.
- Vậy: Giá trị của biểu thức a+b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b+a ?
- Ta có thể viết a + b = b + a.
? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a+b và b+a ? 
? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì ta được tổng nào ?
? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b thì giá trị của biểu thức có thay đổi không ?
3. Luyện tập
Bài 1: (9p)
- Yêu cầu đọc đề bài, sau đó tiếp nối nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.
- Giáo viên hỏi: Vì sao em khẳng đinh 379+468=874 ?
- GV nhận xét sửa sai nếu có.
Bài 2: (9p)
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Giáo viên viết bảng 48+12=12+
? Em viết gì vào chỗ trống trên ? Vì sao ?
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài 3(nếu còn thời gian) 
- Yêu cầu 3 học sinh tự làm.
? Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng vào chỗ chấm của biểu thức: 29975 + 4017 . 4017+2975 ? 
? Tại sao không thực hiện phép tính mà có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của biểu thức: 2975+4017  4017+3000 ?
- Giáo viên hỏi với các trường hợp bằng trong bài. 
3. Củng cố – dặn dò (3p)
- Yêu cầu nhắc lại công thức và quy tắc tính chất giao hoán của phép cộng.
- Tổng kết giờ học.
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Học sinh 1: Nếu a=10 và b=25 thì a+b=10+25=35. Giá trị của biểu thức a+b là 35.
Học sinh 2: Nếu c=32 và d=20 thì c-d =32-20=12. Giá trị của biểu thức c-d là 12. 
- Học sinh đọc bảng số.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện, học sinh dưới lớp làm nháp.
- Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh bảng số.
- Giá trị của biểu thức a+b và b+a bằng 50.
- Đều bằng 600.
- Đều bằng 3927.
- Giá trị của biểu thức a+b luôn bằng b+a.
- Đọc a + b = b + a.
- Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b những thứ tự của các số hạng là khác nhau.
- Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì ta được tổng b+a.
- Khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng không thay đổi.
- Học sinh nhắc lại tính chất.
- Mỗi học sinh nêu kết quả của phép tính.
- Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 
468+379=379+468.
- Giải thích tương tự các trường hợp còn lại. 
- Viết 48 để có 48 + 12 =12 +48.
+ Vì khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi 48+12 thành 12+48.
- Một học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
- 3 học sinh lên tiếp nối nhau điền dấu 
- Vì khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Vì hai tổng 2975+ 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017 nhưng số hạng 2975 < 3000 nên ta có: 2975+4017< 4017+3000. 
- Học sinh giải thích tương tự như trên.
- Học sinh nhắc lại trước lớp.
-----------------------------------------------------------
Tiết 5: KHOA HỌC.
Tiết 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I)MỤC TIÊU: 
- Kể tên một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
+ Giữ vệ sinh ăn uống.
+ Giữ vệ sinh cá nhân.
+ Giữ vệ sinh môi trường.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, chuẩn bị 5 tờ giấy A4
- HS : Sách vở môn học
III)PHƯƠNG PHÁP: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
+ Hãy nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì?
+ Em đã làm gì để phòng chống bệnh béo phì?
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Tác hại của bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- GV tiến hành cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Bạn có biết tác hại của bệnh tiêu chảy không ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm sau đó rút ra kết luận.
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
+ Khi bị mắc bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì?
- GV kết luận , ghi bảng ý
* Hoạt động 2 : Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác hại, tác dụng gì?
+ Nguyên nhân nào gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Chúng ta cần làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- GV nhận xét ý kiến của các nhóm và kết luận chung.
Hoạt động 3: Người hoạ sĩ tí hon
- Cho HS vẽ tranh với nội dung tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- GV đi hướng dẫn các nhóm
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có y tưởng tốt, nội dung hay và đẹp, trình bày lưu loát.
- GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học.
4. củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài học sau “ Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?”
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Bị tiêu chảy làm cho cơ thể bị mất nước, mệt không ăn được. Nừu để lâu không chữa sẽ gây nguy hại đến tử vong.
- Làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể bị chết người và lây sang cộng đồng.
- cần đi khám bác sĩ ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế 
- HS hoạt động theo nhóm.
- Hình 1,2 các bạn nhỏ uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. H3: uống nước sạch đã đun sôi; H4 rửa chân tay sạch sẽ.
- Do ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xunh quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn
- Không ăn thức ăn để lâu ngày, thức ăn bị ruồi muối đậu vào. Cần rửa tay ssau khi đi đại, tiểu tiện. Thu rác và đổ rác đúng nơi quy định
- Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
- HS đọc phần “ Bạn cần biết”
- HS làm việc theo nhóm.
- HS chọn nội dung và vẽ tranh
- Các nhóm cử đại diện của nhóm mình lên trình bày
- HS nhắc lại bài học ( Phần “ bạn cần biết”)
- HS nhắc lại 
- Lắng nghe, ghi nhớ
------------------------------------------------------------------
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC
(Đ/C THIỆN DẠY)
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 7
I/ Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ Lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 
Nhược điểm:
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công
- Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh, Công
- Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Thuý
- Một số em quên khăn quàng: Thắng.
- Đi học muộn: 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên Hăng hái phát biểu XD bài 
c. Phương hướng:
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
 - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.
*Phần bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2010_2011_dinh_phan.doc