Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản giảm tải 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản giảm tải 2 cột)

I. Mục đích yêu cầu:

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẻ của các em và đất nước ( trả lời được các CH trong SGK )

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 - GDHS yêu tiếng Việt, yêu quê hương Việt Nam

 -GDKNS: Hình thành cho HS các kỹ năng :-Xác định giá trị-Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)

II. Đồ dùng : HS : Sách TV 4 - GV : - Tranh minh họa trong SGK .

 - Tranh ảnh về một số thành tựu KTXH của nước ta những năm gần đây.

III. Các hoạt động dạy học :

A. Bài cũ : (5) Chị em tôi.

- Gọi 3 HS đọc phân vai truyện: Chị em tôi => TLCH: Em thích chi tiết nào trong truyện? Vì sao?

B. Bài mới : (30)

1.Giới thiệu bài :- Giới thiệu chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.

- Treo tranh => giới thiệu bài: Trung thu độc lập.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản giảm tải 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC . (4C)
 Tiết 13 - Bài : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẻ của các em và đất nước ( trả lời được các CH trong SGK ) 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
 - GDHS yêu tiếng Việt, yêu quê hương Việt Nam
 -GDKNS: Hình thành cho HS các kỹ năng :-Xác định giá trị-Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)
II. Đồø dùng : HS : Sách TV 4 - GV :	- Tranh minh họa trong SGK .
	- Tranh ảnh về một số thành tựu KTXH của nước ta những năm gần đây.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : (5’) Chị em tôi.
- Gọi 3 HS đọc phân vai truyện: Chị em tôi => TLCH: Em thích chi tiết nào trong truyện? Vì sao?
B. Bài mới : (30’)
1.Giới thiệu bài :- Giới thiệu chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
- Treo tranh => giới thiệu bài: Trung thu độc lập.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Luyện đọc: 
- Đ1: “Đêm nay  của các em”
- Đ2: “Anh nhìn trăng . Đến vui tươi”
- Đ3: Còn lại.
* Phát âm: Trăng ngàn; man mác; soi sáng; vằng vặc. Ngắt hơi ở các câu: “Đêm nay/ anh  Trăng ngàn  bao la/ khiến long  trung thu/ và nghĩ em. Anh mừng  đầu tiên/ và ảnh  hơn nữa/ sẽ đến  em.
* Giải nghĩa từ: SGK/67- 
b) Tìm hiểu bài: 
- Xem tranh – Những mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa không những đã trở thành hiện thực nà còn vượt quá mơ ước của anh.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Cách thể hiện: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ.
+ Đoạn 1, 2: Giọng ngân dài, chậm rãi.
+ Đoạn 3: Giọng nhanh, vui hơn.
- Đọc diễn cảm: “Anh nhìn trăng  vui tươi”
- HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc thành tiếng – Đọc thầm => TLCH: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- 1 Hs đọc thành tiếng => lớp đọc thầm => TLCH: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? 
+ Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ name xưa? Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ như thế nào?
- HS đọc nối tiếp.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- CB: Ở vương quốc tương lai.
TOÁN Tiết 31: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng , phép trừ và biết cách thử lại phép cộng , phép trừ .
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ .
- Giáo dục học sinh tính toán chính xác
II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ - HS : Vở BT Toán – SGK Toán 4
III. Các hoạt động dạy học:
A Bài cũ: (5’)phép trừ.- Gọi HS thực hiện: 674809 - 8756; 754320 – 65417.
B. Bài mới: (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1/40:
a/ M: 2416 + 5164
thử lại: 7580
 + 5164 - 2416
5164
- Cách thử: Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
b/ Kết quả:
62981 ; 71182 ; 299270
 Bài 2/40: Tiến hành như BT1.
- Cách thử lại: Lấy hiệu công với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
b/ Kết quả: 3713 ; 5263 ; 7423 
Bài 3/41: Tìm x:
+Kết quả: a/ 4586 ; b/ 4242.
Bài 4/41:(HS khá giỏi)
 Núi phan xi păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn:- 2428 - 715 ( m )
- Lớp làm bảng con - 1HS làm bảng lớp.
+Thực hiện phép tính.
+ Nêu cách thử lại.
- 1HS làm bảng lớp – lớp làm bảng con.
- V.B.T- G/thích cách làm.
- V.B.T- 1HS giải bảng phụ.
C. Củng cố, dặn dò:(5’)- Nêu lại cách thử phép cộng, phép trừ.
- CB: Biểu thức có chứa hai chữ.
ĐẠO ĐỨC - 
TIẾT: 7 BÀI: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày.
- GDBVMT (bộ phận): GDHS tiết kiệm tiền của cũng là 1 biện pháp BVMT và tài nguyên TN
-GDSDNLTK&HQ (toàn phần): GDHS sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng là trực tiếp tiết kiệm tiền của
-GDKNS: Hình thành cho HS : Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của- Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân ( qua các hoạt động bày tỏ ý kiến, thái độ, thảo luận nhóm)
II. ĐỒ DÙNG: HS : Đồ dùng chơi đóng vai. – GV : 3 tấm bìa: xanh, đỏ, trắng / 1 hs.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: (5’)Biết bày tỏ ý kiến.
- Gọi 2 HS nêu 2 tình huống cho thấy các em biết bày tỏ ý kiến mọi người xung quanh.
B. Bài mớiõ: (30’)* Giới thiệu bài: Tiết kiệm tiền của
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11 SGK)
Mục tiêu : Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
Bước 2 : 
- GV kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
- hs đọc và thảo luận các thông tin.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến, thái độ (bài tập 1, SGK)
Mục tiêu : Học sinh hiểu đúng nghĩa của tiết kiệm.
GDKNS:-Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, yêu cầu hs bày tỏ ý kiến theo phiếu màu.
-GV đề nghị giải thích lý do lựa chọn của mình.
Bước 2 :
- GV kết luận :
+ Các ý kiến c, d là đúng.
+ Các ý kiến a, b là sai.
 GDBVMT : Tất cả đồ dùng của chúng ta từ đâu mà có ? Chúng ta cần phải sử dụng như thế nào để không lãng phí ?
GDSDNLTK&HQ: Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, than đá, gas...chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước
- Đồng tình với các hành vi, việc làm SDTKNL, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng
- Làm việc cá nhân
+ Đưa ý kiến dựa vào thẻ quy ước theo 3 thái độ và giải thích lý do. 
- Vật dụng chúng ta sử dụng hằng ngày do công sức của mọi người làm ra từ các nguyên liệu trong thiên nhiên, chúng ta tiết kiệm trong sử dụng chính là góp phần bảo vệ thiên nhiên.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm.
Mục tiêu : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
GDKNS :-Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
Bước 2 : 
- GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Gọi 2 hs đọc ghi nhớ trong SGK.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- 2 hs đọc ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền (bài tập 6/SGK).- Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (bài tập 7/SGK). Chuẩn bị bài “Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)”
LỊCH SỬ - TIẾT:7
BÀI: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
( NĂM 938)
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
 - Vì sao có trận Bạch Đằng
 - Kể được diễn biến chính của trận Bạch Đằng- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng 
- GDHS tự hào về lịch sử dân tộc
II. ĐỒ DÙNG: Hình trong SGK phóng to -Phiếu học tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: (5’)Khởi nghĩa Hai Bà Trưng- Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
(lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc)
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?(lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập sau hơn 200 năm bị phong kiến đô hộ)
B. Bài mớiõ:(25’)* Giới thiệu bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Hoạt động 1:
- Điền dấu x vào ô £ những thông tin đúng về Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền là người làng Đg Tây (Hà Tây) £
+ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán £
+ Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua.
3. Hoạt động 2:
- Quân Nam Hán kéo sang nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược.
4. Hoạt động 3:
- Kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Phiếu học tập cá nhân
+ Hoàn thành phiếu -> giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền.
- Làm việc cá nhân:
+ Đọc SGK: “Sang đánh nước ta..hoàn toàn thất bại” -> TLCH:
. Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
. Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
. Trận đánh diễn ra như thế nào?
. Kết quả trận đánh ra sao?
- Làm việc cả lớp:
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa gì?
C.Củng cố - dặn dò: (5’) Nêu kết quả của trận Bạch Đằng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP –T.7
RÈN KỸ NĂNG SỐNG
THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I/ Mục tiêu:
- Củng cố lại việc đánh răng đúng cách, biết giữ gìn vệ sinh răng miệng.
HT<TGĐĐHCM: Thực hành 5 điều Bác Hồ dạy
II Đồ dùng dạy học:Bàn chải đánh răng, kem ..... 
III/ Các hoạt động dạy học: 
*Khởi động: Trị chơi Con cỏ ăn cỏ , uống nước, vơ hang.
Hoạt động 1: KT cá nhân
- HD lại các bước đánh răng và giữ vệ sinh răng miệng
-GV hướng dẫn:
Lấy kem vào bàn chải
Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xu ... a đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
GDKNS: Tự nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa (nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân)
+ Trong lớp bạn nào đã từng đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?
+ Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá khác mà em biết?
- GV giảng về triệu chứng của một số bệnh: Tiêu chảy, tả, lỵ.- Kết luận: 
Các bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ,đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân -> Bệnh phát tán -> dịch bệnh làm thiệt hại người và của -> báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh.
2. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. .
ª Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
GDKNS: Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa
Việc làm nào trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
. Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
. Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Nguyên nhân gây bệnh:+ Không thực hiện vệ sinh cá nhân, VSMT.+ Vệ sinh ăn uống kém.
- Cách đề phòng:Giữ VS ăn uống, VS cá nhân và VSMT.
GDBVMT: Bệnh đường tiêu hóa có nguyên nhân từ đâu? Muốn phòng bệnh ta phải làm gì ?
3. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động.
- Thực hành vẽ tranh
- Trình bày và đánh giá
+ Nhận xét, đánh giá -> tuyên dương các nhóm có sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ VS phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Lo lắng, khó chịu, đau, mệt,
- tả, lỵ,
- Lắng nghe
Làm việc theo nhóm
+ Quan sát các hình / 30 – 31 SGK -> TLCH:
Mầm bệnh đường tiêu hóa thường do môi trường ô nhiễm mang lại cho con người. Muốn phòng bệnh đường tiêu hóa chúng ta phải giữ môi trường trong sạch : không khạc nhỗ bừa bãi, tiêu tiểu đúng nơi qui định, không xả rác bừa bãi.
- Làm việc theo nhóm
+ Xây dựng bản cam kết giữ VS phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Treo sản phẩm -> Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm và nêu ý tưởng của tranh vẽ.
C.Củng cố - dặn dò: - Nêu cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Chuẩn bị: Bạn cảm thấy như thế nào khi bị bệnh.
KỂ CHUYỆN
Tiết 7 – Bài : LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG 
I.Mục đích yêu cầu:
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa ( SGK ) kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng ( do GV kể ) 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người 
- GDBVMT:(gián tiếp) GDHS yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Đồø dùng : Gv : - Tranh minh họa truyện trong SGK. HS : Sách TV 4
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : (5’)Gọi 1 HS kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em được nghe được đọc.
B. Bài mới : (30’)
1. Giới thiệu bài: Lời ước dưới trăng.
2. GV kể chuyện: (2 lần) -. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Kể trong nhóm
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
b)Thi kể chuyện
c) Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện:
- Ý nghĩ câu chuyện: Những điều ước mơ cao đẹp đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
GDBVMT: - Thiên nhiên đã đem lại cho con người điều gì ? Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường ?
- Nhóm 4+ Mỗi em kể 1 tranh.
+ Nhận xét => góp ý cho bạn.
+ Trao đổi ý nghĩa câu truyện.
- Kể theo nhóm => cá nhân
- Hoạt động nhóm.
+ Thảo luận => TLCH:
* Cô gái mù cầu nguyện điều gì?
* Hành động của cô gái cho thấy cô là người thế nào?
* Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện 
Thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, chúng ta phải vệ môi trường thiên nhiên trong lành để cuộc sống con người ngày một tốt đẹp hơn
3. Củng cố ,dặn dò : Qua câu chuyện, em hiểu được điều gì?
Chuẩn bị : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN .
 Tiết 14 - Bài : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
	- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng;.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
 - GDHS yêu tiếng Việt,viết tiếng Việt chính xác
 - GDKNS: Hình thành cho HS các kỹ năng: -Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán-Thể hiện sự 
 tư tin-Hợp tác
II. Đồ dùng: GV : - Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý. HS : Sách GK Tiếng Việt 4
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : (5’)Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- Gọi 2 HS, mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện: Vào nghề.
B. Bài mới : (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
- Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước.
- Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian.
Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc đề.
- Đọc lại đề bài, phân tích đề bài.
- Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời dưới phần gợi ý.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Hai HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- 1 HS đọc đề. 
- Đọc gợi ý.
- Trả lời theo từng gợi ý.
- Làm bài.
- Kể chuyện theo nhĩm đơi.
Hoạt Động 2: HS Làm bài.
- HS biết dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt và biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn. 
Cách tiến hành: 
- Tổ chức HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung câu chuyện và cách thể hiện.
- GV sữa lỗi câu, từ cho HS.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- HS thi kể.
- Nhận xét bạn kể về nội dung caua chuyện và cáhc thể hiện.
4.. Củng cố, dặn dị:
- Nhận xét tiết học: tuyên dương những HS cĩ câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn, sinh động.
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện GV đã sửa và kể lại cho người thân nghe. 
TOÁN Tiết 35 : 
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG .
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng .
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính1 chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính 
- GDHS yêu thích môn Toán, tính toán chính xác
II.Đồ dùng: GV :- Bảng phụ kẻ sẵn bảng có nd như SGK/45.ï.- HS : SGK – Vở BT Toán 4 
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : (5’)Biểu thức có chứa ba chữ .- Gọi 3 HS lên bảng làm BT 
B. Bài mới : (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
GV đưa bảng phụ cĩ kẻ như SGK
Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này(so sánh kết quả tính).
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) 
GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta cĩ thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.
GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? (GV nêu ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng: dùng để tính nhanh)
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:a) dòng 2,3 ;b) dòng 1,3 
HS thực hiện theo cách thuận tiện nhất. 
Bài tập 2:
Yêu cầu HS làm bài 
Bài tập 3: HS làm bài và chữa bài. 
HS quan sát
HS tính & nêu kết quả
Giá trị của (a + b) + c luơn bằng giá trị của a + (b + c)
Vài HS nhắc lại
Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
HS thực hiện & ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa & nêu
C. Củng cố – Dặn dò : (5’)- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng - CB : Luyện tập .
KỸ THUẬT
Tiết 7 
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- GDHS ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG: - Mẫu thường khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- 2 mảnh vải hoa giống nhau có kích thước 20cm x 30cm- Len, chỉ khâu
- Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: (5’) Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 1)
- Nêu các bước thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường? (Vạch đường dấu, khâu lược ghép hai mép vải, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường)
B.Bài mới: (30’)
1. Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (T.2)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Hoạt động 1: HS thực hành Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
KT sự chuẩn bị và nêu yêu cầu, thời gian thực hành.
Thực hành.
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả của HS
Nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Thực hành trên vải
Hoàn thành sản phẩm
Trưng bày sản phẩm.
Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
+ Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối thẳng.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
C. Củng cố – Dặn dò:
Nhận xét chung về sản phẩm của HS.
Chuẩn bị: Khâu đột thưa.
-----------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2011_2012_ban_giam_tai_2_cot.doc