ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I.Mục đích yêu cầu:- HS hiểu được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Rèn kĩ năng :Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam .
- GDHS hiểu biết thêm về các quận ,huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nơi địa phương mình sinh sống.
II.Đồ dùng dạy học:GV: Bản đồ hành chính địa phương.
-Giấy khổ to và bút dạ.Phiếu kẻ sẵn hai cột: tên người, tên địa phương.
III. Hoạt động dạy - Học:1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ: (5) Hiệp, Minh, Tuấn, Thảo.Mỗi em đặt 1 câu với từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Ghi đề bài.
TUẦN 7: Ngày soạn :2/10/2011 Ngày dạy : Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011. TẬP ĐỌC: TRUNG THU ĐỘC LẬP I.Mục đích yêu cầu : - Đọc đúng: gió núi bao la, man mác, soi sáng, mười lăm năm nữa, chi chít,vằng vặc,..Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm . Giọng đọc nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước. - Từ ngữ :tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường. HS hiểu được: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. - GDHS niềm tự hào về anh chiến sĩ đã ngày đêm canh giữ đất nước để chúng em có cuộc sống thanh bình. * GDKNS: Xác định giá trị. Đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân) II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK phóng to,bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III.Các hoạt động dạy - học:1.Ổn định : Hát 2. Bài cũ: (5’) H: Cô chị nói dối ba để đi đâu? Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại cảm thấy ân hận? Linh H: Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ? Lan H: Nêu nội dung của bài? Kiên 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: (10’) Luyện đọc Mục tiêu:Rèn HS đọc đúng , to, rõ ràng, cách ngắt nghỉ -Gọi 1 HS đọc bài - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 3 đoạn). +Lượt1: GV theo dõi, sửa lỗi phát âm choHS +Lượt 2 : Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần chú giải . -HS luyện đọc nhóm -GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu . Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu bài. Mục tiêu:Luyện đọc và tìm hiểu bài. Xác định giá trị. Đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân) - Đoạn 1: “ Từ đầu..của các em” H: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? trung thu độc lập:tết trung thu năm 1945sau ngày nước ta giành được độc lập H: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? H: Đoạn1 nói lên điều gì? -Đoạn 2: “Tiếp vui tươi” H: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trăng trung thu độc lập? nông trường:cơ sở sản xuất lớn về nông nghiệp do nhà nước tổ chức và quản lí. H: Đoạn 2 nói lên điều gì? - Đoạn 3: “ Phần còn lại”. H: Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? H: Em mơ ước đất nước ta mai sau phát triển như thế nào? -Mơ ước nước ta có một nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới, không còn hộ nghèo và trẻ em lang thang. H: Đoạn này ý nói gì? H: Bài văn nói lên điều gì? Đại ý: Tình thương yêu các em nhỏ và mơ ước của anh chiến sĩ, về tương lai của các em, của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. Hoạt động 3(8’) Luyện đọc diễn cảm Mục tiêu: Rèn HS cách đọc diễn cảm -GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc -Gọi HS đọc đoạn văn cần luyện đọc - Cả lớp theo dõi để tìm gịọng đọc. -GV kết hợp hướng dẫn HS đọc những đoạn còn lại - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm - Nhận xét và ghi điểm cho HS - Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. - Nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn cả lớp theo dõi đọc thầm theo. - HS phát âm sai - đọc lại. - HS đọc ngắt đúng giọng. -HS đọc nhóm đôi-Đại diện nhóm thể hiện -HS theo dõi lắng nghe - 1 em đọc, cả lớp theo dõi. Ý1: Cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. -1HS đọc - HS suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét. Ý2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. - HS phát biểu. Ý3: Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước. -HS thảo luận rút ra nội dung bài - Vài HS nêu, mời bạn nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Vài em nhắc lại . -Lớp nhận xét. -3 HS đọc diễn cảm 4.Củng cố: (5’)Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý của bài?Về nhà học bài . Chuẩn bị :“ Ở vương quốc tương lai”. TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ. Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. - HS thực hành thành thạo các dạng toán trên. - GDHS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III. Các hoạt động dạy - học :1. Ổn định :Hát 2. Bài cũ: Bài 2 :(5’)Uyên 48 600 65102 80000 941302 - 9455 -13859 - 48765 - 298764 3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề bài. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 :(10’) Củng cố về phép cộng, phép trừ. Mục tiêu:HS nắm được cách thực hiện phép tính cộng , trừ H: Nêu cách thực hiện phép cộng và cách thử lại? H: Nêu cách thực hiện phép trừ và cách thử lại? H: Nêu cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết? GV chốt : - Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. - Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. Hoạt động 2: (20’)Thực hành làm bài tập: Mục tiêu:Biết tính cộng ,trừ và biết cách thử lại Bài 2b : Tính và thử lại: - HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề bài - Gọi HS nêu kết quả Yêu cầu học sinh sửa bài vào vở nếu sai. Bài 3 : Tìm x: -GV chốt ý : x + 262 = 4848 x – 707 = 353 x = 4848 – 262 x = 3535 + 707 x = 4586 x = 4242 Bài 4 : Bài toán GV cho HS đọc đề bài HS tìm hiểu đề bài Bài 5 : Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số. -GV chốt ý: -Số lớn nhất có 5 chữ số:99 999 -Số bé nhất có 5 chữ số:10 000 -Hiệu của chúng:89 999 2-3 em nhắc lại đề. - HS trình bày. -2-3 em lần lượt nhắc lại - HS thực hiện bài làm trong vở. - Theo dõi và nêu ý kiến nhận xét, bổ sung. -2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp -Nhận xét, sửa sai -Từng cặp đọc đề , tìm hiểu đề . -1HS lên bảng giải -HS lớp làm vào vở -GV sửa bài -HS nêu số lớn nhất có chữ số ùvà số bé nhất có 5 chữ số .Sau đó nhẩm hiệu của nó. 4.Củng cố :(5’) Gọi HS nhắc lại cách cộng, trừ và cách thử lại.? 5. Dặn dò : - Ôn luyện các kiến thức đã học. Chuẩn bị: “Biểu thức có chứa hai chữ”. ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I.Mục đích yêu cầu:- HS hiểu được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - Rèn kĩ năng :Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam . - GDHS hiểu biết thêm về các quận ,huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nơi địa phương mình sinh sống. II.Đồ dùng dạy học:GV: Bản đồ hành chính địa phương. -Giấy khổ to và bút dạ.Phiếu kẻ sẵn hai cột: tên người, tên địa phương. III. Hoạt động dạy - Học:1. Ổn định: Hát 2. Bài cũ: (5’) Hiệp, Minh, Tuấn, Thảo.Mỗi em đặt 1 câu với từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái. 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Ghi đề bài. Hoạt động dạy Hoạt độâng học Hoạt động 1:(10’)Tìm hiểu bài. Mục tiêu:Hiểu được quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam - GV viết sẵn ví dụ lên bảng lớp, yêu cầu HS đọc ví dụ. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết. H: Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây: a. Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. b. Tên dịa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây. H: Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào? H: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào? - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 68. - Phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo bàn - Gọi các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. H: Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì? Hoạt động 2:(20’) Luyện tập. Mục tiêu:Biết viết hoa tên người ,tên địa lí Việt Nam Bài 1: Viết tên em và địa chỉ gia đình em. - Yêu cầu HS tự làm vào vở, gọi 2 em lên bảng viết. - HS nhận xét trên bảng. - GV sửa bài và nhấn mạnh cách viết tên người, tên địa lí: - Tên người Việt Nam thường gồm: họ, tên đệm(chữ lót), tên riêng. Khi viết ta cần chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người. Bài 2:Viết tên một số xã(phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em. - GV chốt ý: Ví dụ: xã Hòa Trung huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b. - Treo bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở. - Nhận xét tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình. - HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - Quan sát và thảo luận theo cặp đôi, nhận xét cách viết. -2-3 HS lần lượt đọc to trước lớp. Cả lớp theo dõi đọc thầm phần ghi nhớ. -Ghi nhớ: (sgk trang 68) - Thực hiện thảo luận theo nhóm bàn điền kết quả trên phiếu. - HS làm vào nháp, 2 HS lên bảng viết -Thảo luận nhóm trình bày, 2HS lên bảng thực hiện -Nhận xét , sửa sai Bài 3: - HS tìm trên bản đồ và viết ra 4. Củng cố :(5’)Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam? 5. Dặn dò:-Về nhà học thuộc bài. Chuẩn bị “Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam” Ngày soạn: 3/10/2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 20 ... øng ý kiến trong bài tập 1. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu đã được qui ước . - Yêu cầu HS giải thích lí do. - Cho HS thảo luận chung cả lớp - GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại nội dung bài tập 1 -Các ý không đúng. ý a,b,e - GV tổng kết khen ngợi nhóm đã trả lời đúng. - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 2. - Phát phiếu BT cho HS làm. -GV sửa bài và chốt ý : Những việc tiết kiệm là những việc nên làm, còn những việc không tiết kiệm, gây lãng phí chúng ta không nên làm. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 12. -1 em đọc thông tin trong sách trang 11 Lớp đọc thầm. - Thực hiện thảo luận theo nhóm - Đại diện từng nhóm trình bày. - Theo dõi, lắng nghe. - 1 em đọc yêu cầu. - Lắng nghe. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu. -Tán thành :màu đỏ; -Không tán thành :bìa màu xanh -Phân vân :bìa màu vàng . - Các nhóm bày tỏ ý kiến của nhóm mình, nhóm khác bổ sung. Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến a. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. b. Tiết kiệm tiền của la øăn tiêu dè sẻn. c. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả. d. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. đ. Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm. e. Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết kiệm. Bài tập 2: -Ghi nhớ:(SGK trang 12) 4. Củng cố: (3’)-HS đọc lại phần ghi nhớ. 5.Dặn dò: Học bài. Thực hành tốt bài học.Chuẩn bị: “Luyện tập” KHOA HỌC PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I. Mục tiêu :HS nhận biết được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. - Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. - GD HS có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. II.Đồ dùng dạy học: Tranh hình 28,29 SGK phóng to. Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học :1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : (5’) H: Nêu nguyên nhân gây ra bệnh còi xương, suy dinh dưỡng? H: Nêu một số bệnh bị thiếu chất dinh dưỡng và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? 3.Bài mới:- Giới thiệu bài- Ghi đề. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1 : (10’) Tìm hiểu về bệnh béo phì. Mục tiêu:Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em -Nêu được tác hại của bệnh béo phì - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Phát phiếu học tập. - Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành bài tập - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. GV chốt: Câu 1: b Câu 2: d Câu 3: d. Câu 4: e HĐ2 : (15’)Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. Mục tiêu:Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì - Gv đưa các câu hỏi và yêu cầu HS đọc Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm cặp dựa vào tranh và nội dung SGK. H:. Nêu nguyên nhân gây ra bệnh béo phì? H: Nêu cách đề phòng bệnh béo phì? - Đọc bài học sách giáo khoa - Thảo luận nhóm - Thực hiện quan sát tranh trong SGK và trình bày các dấu hiệu của bệnh béo phì và tác hại của bệnh béo phì. - Thảo luận theo cặp -Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung - HS đọc bài học 4.Củng cố : (5’) Gọi HS đọc phần kết luận. Giáo viên nhận xét tiết học. 5 Dặn dò: -Học bài. Chuẩn bị bài : “Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa” KĨ THUẬT: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2) I. Mục tiêu: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy – học:Vật mẫu:1 sản phẩm khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. -Dụng cụ thực hành . III. Các hoạt động dạy học :1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ:(3’) Nêu lại quy trình khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ 3: (20’)HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Mục tiêu:HS biết khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường - Gọi 1 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải. - GV nhận xét chung. - GV hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành. - Yêu cầu HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. HĐ 4: (5’)Đánh giá kết quả học tập của HS. *Mục tiêu:HS biết đánh giá và nhận xét sản phẩm của bạn - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải: Đường khâu cách đều mép vải. + Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối thẳng. + Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định. - HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. -1 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải. + Bước 1: Vạch dấu đường khâu. + Bước 2: Khâu lược. + Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Trưng bày sản phẩm thực hành. - Đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí Gv đưa ra. 4. Củng cố(3’)Nêu cách ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường ? 5. Dặn dò: -Về nhà tập làm thành thạo sản phẩm. Chuẩn bị: “Khâu đột thưa” KHOA HỌC: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I.Mục tiêu : Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này.Biết được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. -Rèn HS có thói quen ăn uống hợp vệ sinh . - GDHS có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá . II. Chuẩn bị : - GV : Tranh hình SGK phóng to. Giấy khổ lớn, bút vẽ. III. Các hoạt động dạy - học :1. Ổn định : Hát 2. Bài cũ :(5’) H: Nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì? H: Nêu các cách để phòng tránh béo phì? H: Em đã làm gì để phòng tránh béo phì? 3. Bài mới: Giới thiệu baiø- Ghi đề bài. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1 : (8’)Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Mục tiêu:Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh này H: Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào? H: Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết ? H: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? -HS trả lơiø –GV chốt ý đúng: - Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị,đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. Chúng đều lây qua đường ăn uống. HĐ2 : (7’)Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Mục tiêu:Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn. - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi : H: Các bạn trong hình đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ? H: Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá? H: Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? H: Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét và khen những nhóm làm tốt. - Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trước lớp. H: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? GV Kết luận : Nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh môi trường kém. HĐ3 : (7’)Vẽ tranh cổ động. *Mục tiêu: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : -Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. -Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần của bức tranh. Bước 2: Thực hành. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc trên. - GV theo dõi và giúp thêm các nhóm. Bước 3: Trình bày và đánh giá . -Các nhóm treo sản phẩm của mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần. -GV đánh giá, nhận xét và tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. HS kể cho cả lớp nghe. Nhóm bàn thảo luận theo yêu cầu của GV. - Một số HS trình bày ý kiến. - 2 em lần lượt đọc trong SGK. - HS làm việc theo nhóm bàn. Cả nhóm cùng bàn cách thể hiện và tất cả các bạn trong nhóm đều tham gia vẽ theo sự phân công của nhóm trưởng. - Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. -Trình bày sản phẩm lên bảng, đại diện nhóm phát biểu ý tưởng bức tranh của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 4.Củng cố : (3’) Gọi 1 HS đọc phần kết luận. 5. Dặn dò : Về xem lại bài, học bài. Chuẩn bị bài : “Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh”
Tài liệu đính kèm: