Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 đến 29 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Lê

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 đến 29 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Lê

I/Mục tiêu:

 - Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.

 - Học sinh làm các BT1, BT3 ở SGK.

II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, SGK.

- HS : SGK, Vở Toán.

III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 91 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 đến 29 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN LỄ 24:
(Từ ngày 20 / 02 /2012 đến ngày 24 / 02 /2012)
Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2012
Tiết 1:	 CHÀO CỜ	 TCT: 24
Tiết 2:	Tập đọc TCT: 47
Bài: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I/Mục tiêu:
 - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
 - Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ, thẻ từ ngữ.
 - HS: Sách giáo khoa.
III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - GV gọi học sinh lên đọc bài và TLCH bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài – ghi đề.
*Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
*GV đọc mẫu toàn bài, nêu xuất xứ, h/dẫn cách đọc. 
 - Gọi HS chia đoạn bản tin (4 đoạn).
 - GV tổ chức học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.
 - GV theo dõi, sửa sai học sinh đọc, kết hợp ghi từ khó lên bảng. Gọi học sinh đọc.
 - GV tổ chức học sinh luyện đọc nối tiếp đoạn lần 2.
 - GV tổ chức HS lên ghép thẻ từ ngữ. GV nhận xét, cho HS đọc lại.
 - Cho học sinh luyện đọc theo cặp. GV theo dõi chung cả lớp.
 - Gọi học sinh đọc cả bản tin.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (8’)
*GV gọi học sinh đọc bài và TLCH:
 + Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ? GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
 + Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
 - GV nhận xét, chốt ý đúng.
 + Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?
 + Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ?
 + Những dòng in đậm ở đầu bản tin có t/dụng gì ?
 - GV nhận xét, chốt ý chính và rút đại ý ghi bảng.
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10’)
 + GV chọn đoạn 2 trong bản tin, hướng dẫn HS đọc GV treo bảng phụ, đọc mẫu 1 lần.
 - GV tổ chức HS thi đọc đoạn tin theo nhóm.
 - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt nhất.
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn học sinh về luyện đọc bài và TLCH.
 - Bài sau: Đoàn thuyền đánh cá.
 - Nhận xét giờ học ./.
- 2 học sinh lên đọc bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc thầm ở SGK.
- Học sinh chia đoạn.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1/4 em đọc.
- Học sinh đọc từ khó.
- 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn/ lần 2.
- 1em lên ghép thẻ từ.
- 2 em đọc lại từ ngữ.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm 2 em.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- HS đọc thầm bản tin và TLCH.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc thầm bản tin, thảo luận và trả lời.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc đại ý ở bảng.
- Học sinh theo dõi.
- 1 học sinh đọc lại đoạn 2.
- 3 nhóm thi đọc đoạn tin.
- Lớp nhận xét, tuyên dương
- Học sinh nêu lại đại ý của bài.
Tiết 3:	Thể dục	 TCT: 47
Bài: PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY VÀ CHẠY, MANG VÁC. 
 TRÒ CHƠI: “KIỆU NGƯỜI”
( Giáo viên dạy chuyên sâu đã soạn )
Tiết 4:	Toán	 TCT: 116
Bài: LUYỆN TẬP 
I/Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
 - Học sinh làm các BT1, BT3 ở SGK.
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, SGK.
- HS : SGK, Vở Toán.
III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 Hoạt động của Giáo viên: 
 Hoạt động học sinh:
1. KTBC: (5’)
 - Gọi học sinh mang VBT tiết 115 lên kiểm tra.
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài – ghi đề.
*Hoạt động 1: Luyện tập thực hành (28’)
 - GV hướng dẫn học sinh làm BT/ SGK:
 + Bài 1: Tính (theo mẫu):
 - GV ghi bảng và hướng dẫn bài mẫu (SGK).
 a) 3 + 2 ; b) 3 + 5 ; c) 12 + 2. 
 3 4 21 
 - Gọi HS nêu lại cách cộng như bài mẫu.
 - GV cho HS làm BT1. Gọi 3 em lên bảng làm. 
 - GV nhận xét, chữa bài tập.
 + Bài 3: Gọi học sinh đọc đề toán. GV hướng dẫn tóm tắt và gọi HS lên giải.
 Tóm tắt:
 Chiều dài h.c.n: 2/3 m
 Chiều rộng h.c.n: 3/10 m
 Nửa chu vi h.c.n:  m ?
 - GV nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn học sinh về học bài, làm VBT Toán.
 - Bài sau: Phép trừ phân số.
 - Nhận xét giờ học ./.
- 3 học sinh mang VBT.
- Học sinh nhắc lại đề. 
- HS nêu yêu cầu BT1. 
- Học sinh theo dõi.
- HS nêu lại cách cộng.
- Học sinh làm BT vào vở.
- Học sinh đọc đề toán.
- 1 học sinh lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
- Học sinh theo dõi.
Thứ ba ngày 21 tháng 02 năm 2012
Tiết 1:	Toán	 TCT: 117
Bài: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ 
I/Mục tiêu: 
 - Biết trừ hai phân số cùng mẫu số.
 - Học sinh làm các BT1, BT2 (a, b) ở SGK.
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, băng giấy, SGK.
- HS : SGK, Vở Toán.
III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 Hoạt động của Giáo viên: 
 Hoạt động học sinh:
1. KTBC: (5’)
 - Gọi học sinh mang VBT lên kiểm tra.
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài – ghi đề.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn phép trừ phân số (14’)
-GV ghi bảng VD: Từ 5 băng giấy, lấy 3 băng giấy
 để cắt chữ. 6 6 
Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ?
-Ta phải thực hiện phép tính: 5 3
-Ta có: 5 3 5 – 3 2 6 6
 6 6 6 6 
- GV rút ra quy tắc: Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
*Hoạt động 2: Luyện tập thực hành (14’)
 - GV hướng dẫn học sinh làm BT/ SGK:
 + Bài 1: Tính:
 a) 15 7 ; b) 7 3 ; c) 9 3 d) 17 12
 16 16 4 4 5 5 49 49
 - Gọi HS nêu lại Quy tắc trừ hai ph.số vừa học.
 - GV hướng dẫn cách làm và cho HS làm BT1. 
 - GV nhận xét, chữa bài tập.
 + Bài 2: Rút gọn rồi tính:
 a) 2 3 ; b) 7 15 ;
 3 9 5 25
 - Gọi học sinh lên bảng làm BT.
 - GV nhận xét và chữa BT.
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn học sinh về học bài, làm VBT Toán.
 - Bài sau: Phép trừ phân số (TT).
 - Nhận xét giờ học ./.
- 3 học sinh mang VBT.
- Học sinh nhắc lại đề. 
- HS theo dõi trên bảng lớp. 
- Học sinh nhận xét 2 p/số.
- Học sinh theo dõi trên bảng
- Học sinh nêu kết quả.
- Học sinh nhắc lại QTắc.
- HS nêu yêu cầu BT1. 
- HS nêu lại QTcách trừ hai p.số.
- Học sinh làm BT vào vở.
- 4 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh nêu yêu cầu BT.
-2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.
-Học sinh theo dõi.
Tiết 2: 	Luyện từ và câu	TCT: 47
Bài: CÂU KỂ: AI LÀ GÌ ?
I/Mục tiêu:
 - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể: Ai là gì ? trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).
 * HS khá, giỏi viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2.
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, SGK.
- HS : SGK, Vở BTT.Việt.
III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - GV gọi HS mang VBT làm tiết 46 lên kiểm tra.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài- ghi đề.
*Hoạt động 1: Nhận xét và rút Ghi nhớ (15’)
 + Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đoạn văn ở BT1.
 - GV chép sẵn ND đoạn văn ở bảng phụ, gọi HS đọc
 + Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
 - Yêu cầu HS xác định những câu in nghiêng ở trên, câu nào dùng để Gthiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi ? GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
 + Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
 - GV gợi ý HS trả lời yêu cầu BT3.
 - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
 + Bài 4: Kiểu câu trên khác hai kiểu câu đã học: Ai làm gì ?, Ai thế nào ? ở chỗ nào ?
 - GV chốt ý và rút Ghi nhớ, ghi bảng.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm luyện tập (12’)
 - GV hướng dẫn HS làm các BT/ SGK:
 + Bài 1: Tìm câu kể: Ai là gì ? trong các câu văn dưới đây và nêu tác dụng của nó:
 - GV chép các câu văn trên bảng phụ. Yêu cầu HS đọc và tìm câu kể, nêu tác dụng.
 - GV nhận xét, chốt đáp án đúng và kết luận.
 - GV ghi lại kết quả đúng trên bảng.
 + Bài 2: Dùng câu kể: Ai là gì ? giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp của gia đình em).
 - GV theo dõi HS làm BT và giúp đỡ những HS yếu.
*GV yêu cầu HS khá, giỏi viết được đoạn văn có 4, 5 câu theo mẫu: Ai là gì ?
 - GV nhận xét, chữa và chấm 1 số bài, khen ngợi những HS viết hay.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn học sinh về nhà hoàn thành VBT.
 - Bài sau: Vị ngữ trong câu kể: Ai là gì ?
 - Nhận xét giờ học ./.
- 3 học sinh mang VBT.
- Học sinh đọc đề bài.
- HS đọc đoạn văn BT1.
- Học sinh đọc thầm ND BT
- Học sinh đọc yêu cầu BT2
- HS xác định các câu.
- HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- HS nêu yêu cầu BT3.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh đọc Ghi nhớ.
- Học sinh đọc yêu cầu BT1
- HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận theo cặp.
- HS lần lượt phát biểu.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc yêu cầu BT2
- HS thảo luận theo cặp và làm vào VBT.
*Học sinh khá, giỏi viết được 4, 5 câu theo mẫu.
- Học sinh trình bày bài viết.
- Học sinh theo dõi GV dặn.
Tiết 3:	Kỹ thuật	 	 TCT: 24
Bài: CHĂM SÓC RAU, HOA (Tiết 1)
( Giáo viên dạy chuyên sâu đã soạn )
Tiết 4:	Chính tả (Nghe - viết) TCT: 24
Bài: HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I/Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng bài chính tả văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a / b.
 * HS khá, giỏi làm được BT3 (đoán chữ).
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, SGK.
- HS : Giấy nháp, Vở chính tả, VBT.
III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Giáo viên chấm VBT một số em làm tiết 23.
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài- ghi đề.
 *Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS nghe - viết (20’)
 - GV nêu y/c bài viết: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (cả bài) 
 - GV đọc bài viết 1 lần.
 - Gọi học sinh đọc lại bài viết.
 - GV nêu câu hỏi tìm hiểu ND bài.
 - GV đọc chữ khó cho học sinh viết giấy nháp.
 - GV nhận xét, cho HS đọc lại chữ khó ở bảng lớp.
 - GV nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết, cách viết tên riêng trong bài,..
*GV cho bài thong thả cho học sinh viết vào vở.
 - GV đọc lại 1 lần toàn bài để HS dò soát lỗi.
 - GV chấm bài 1 số em, n/xét và chữa lỗi trên bảng.
*Hoạt động 2: Làm bài tập (8’)
 - GV hướng dẫn học sinh làm BT 2/ SGK:
 + Bài 2: a) Điền truyện hay chuyện vào ô trống ?
 - GV chép đoạn văn trên bảng phụ, cho HS đọc thầm đoạn văn và làm bài.
 - Gọi học sinh lên bảng điền vào ô trống.
 - GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
 b) Đặt dấu hỏi hay dấ ... ở Tập Làm Văn.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - GV gọi HS mang VBT làm tiết 56 lên kiểm tra.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài- ghi đề.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm luyện tập (28’)
 - GV hướng dẫn HS làm luyện tập:
 *Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
 - GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng.
 - GV treo một số tranh ảnh lên bảng lớp.
 - Gọi học sinh chọn và nêu cây sẽ tả.
 - GV chép các gợi ý trên bảng phụ. Yêu cầu HS đọc 4 gợi ý trên.
 - GV nhắc học sinh tập viết nhanh dàn ý ở vở nháp và sau đó hoàn chỉnh cả bài văn.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết.
 - GV nhận xét, khen ngợi những bài viết tốt và chấm điểm cho 1 số em.
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn học sinh về nhà viết lại bài cho hay hơn.
 - Bài sau: Cấu tạo của bài văn MT con vật.
 - Nhận xét giờ học ./.
- 3 học sinh mang VBT.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh theo dõi GV.
- Học sinh quan sát tranh.
- HS chọn cây và nêu tên.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 gợi ý, lớp đọc thầm.
- Cả lớp theo dõi.
- Học sinh thực hành viết bài VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết trước lớp.
- Học sinh theo dõi GV dặn.
Tiết 3:	Mĩ thuật	TCT: 29
Bài: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
(Giáo viên dạy chuyên sâu đã soạn)
Tiết 4:	Địa lí	 	 	TCT: 29
Bài: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (TT) 
I/Mục tiêu:
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
 + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
 *HS khá, giỏi: 
 + GT vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung.
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh, SGK.
 - HS : SGK, phiếu BT.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Trình bày một số nét tiêu biểu của HĐ SXNN ?
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài- ghi đề.
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (10’)
 - Bước 1: GV cho học sinh QS hình 1 và hỏi: Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp để làm gì ?
 - GV nhận xét và gọi HS đọc đoạn văn đầu ở SGK.
 - GV dùng bản đồ VN gợi ý tên các thành phố, thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
 - Bước 2: GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này và vùng khác
 *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (10’)
 - Bước 1: GV yêu cầu học sinh QS hình 10 và liên hệ bài trước để GT lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển.
 - GV nhận xét, chốt ý chính.
 - Bước 2: GV yêu cầu HS cho biết đường, kẹo mà các em hay ăn được làm từ cây gì ?
 - GV nhận xét, chốt ý chính.
 - GV cho các nhóm HS quan sát hình 11 và nói cho nhau biết về các công việc của SX đường.
 - GV nhận xét, giới thiệu cho HS biết về khu KT mới đang XD ở ven biển tỉnh Quãng Ngãi.
 *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (8’)
 - GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như: Lễ hội cá Ông.
 - GV cho HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Yêu cầu HS quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp Bà.
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn dò HS về học bài và trả lời được các câu hỏi.
 - Bài sau: Thành phố Huế.
 - Nhận xét giờ học ./.
- 2 học sinh lên trả lời.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh nghe và trả lời câu hỏi.
- 1-2 em đọc ở SGK.
- Học sinh quan sát bản đồ.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh QS và thảo luận theo nhóm 2.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 em và trả lời.
- Học sinh liên hệ bài trước và phát biểu.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- Cả lớp đọc ở SGK và mô tả khu Tháp Bà.
- Học sinh đọc bài học SGK.
Thứ sáu ngày 30 tháng 03 năm 2012
Tiết 1:	Toán	 TCT: 145
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu: 
 - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết (tổng) hiệu và tỉ số của hai số đó.
 - Học sinh làm các BT2, BT4 ở SGK.
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, SGK.
- HS : SGK, Vở Toán.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động của Giáo viên: 
 Hoạt động học sinh:
1. KTBC: (5’)
 - Gọi học sinh mang VBT làm tiết 144 lên kiểm tra.
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài – ghi đề.
*Hoạt động 1: Luyện tập thực hành (27’)
 - GV hướng dẫn HS làm các BT/ SGK:
 + Bài 2: Gọi học sinh đọc đề toán. GV hướng dẫn cách làm bài. Gọi học sinh lên làm BT.
 - GV nhận xét, chữa bài tập.
 + Bài 4: GV gọi học sinh đọc đề toán và QS sơ đồ ở trên bảng (GV vẽ).
 - GV vẽ sẵn sơ đồ SGK lên bảng lớp:
Nhà An ?m Hiệu sách ?m Trường học
 840m 
 - GV nhận xét và chữa bài tập.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn học sinh về làm VBT.
 - Bài sau: Luyện tập chung.
 - Nhận xét giờ học ./.
- 3 học sinh mang VBT lên.
- Học sinh nhắc lại đề. 
- Học sinh đọc đề toán.
- 1 em lên bảng, lớp làm vào vở toán.
- Học sinh đọc đề bài tập 4.
- Học sinh QS sơ đồ hình vẽ
- 1 em lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
- Cả lớp theo dõi.
Tiết 2: 	Luyện từ và câu	 TCT: 58
Bài: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I/Mục tiêu:
 - Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ).
 - Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
 *HS khá, giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau với 2 tình huống đã cho ở BT4.
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, SGK.
- HS : SGK, Vở BTT.Việt.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - GV gọi học sinh mang VBT tiết 57 lên kiểm tra.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài- ghi đề.
*Hoạt động 1: Nhận xét và rút Ghi nhớ (13’)
 + Câu 1: Hãy đọc mẩu chuyện sau:
 - GV chép sẵn ND mẩu chuyện ở bảng phụ. Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 2, câu hỏi 3/ trang 111
 + Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện trên.
 + Nhận xét về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa.
 - GV nhận xét, chốt ý đúng.
 + Câu 4: Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ?
 - GV nhận xét, chốt ý và rút Ghi nhớ ghi bảng.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm luyện tập (15’)
 - GV hướng dẫn HS làm các BT/ SGK:
 + Bài 1: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào ?
 - GV chép các câu a, b, c ở BT1 trên bảng phụ. Yêu cầu HS đọc và làm bài.
 - GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
 + Bài 2: Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào ?
 - GV chép bảng phụ, hướng dẫn cách làm. 
 - GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
 + Bài 3: So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không giữ được phép lịch sự.
 - GV chép sẵn các từng cặp câu a, b, c, d ở bảng phụ
 - GV theo dõi học sinh làm BT.
 - GV nhận xét, chốt ý đúng và ghi bảng.
 + Bài 4: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
 a) Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép.
 b) Em đi học về, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm để chờ bố mẹ về.
 - GV nhận xét, tuyên dương học sinh đặt câu đúng.
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn học sinh về nhà hoàn thành VBT.
 - Bài sau: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm.
 - Nhận xét giờ học ./.
- 3 học sinh mang VBT lên.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc câu hỏi 1.
- HS đọc thầm ở SGK, thảo luận theo cặp và làm VBT.
- HS lần lượt phát biểu.
- Học sinh khác bổ sung.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh đọc Ghi nhớ.
- Học sinh đọc yêu cầu BT1
- HS đọc thầm và làm VBT.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh nêu yêu cầu BT2
- Học sinh đọc thầm, thảo luận theo cặp và làm VBT.
- HS tiếp nối nhau phát biểu
- Học sinh đọc yêu cầu BT3
- Học sinh đọc thầm, thảo luận và làm VBT.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh đọc yêu cầu BT4
- Học sinh suy nghĩ và làm VBT.
- HS nối tiếp nhau phát biểu
- Học sinh theo dõi GV dặn.
Tiết 3: 	Tập làm văn	 TCT: 58
Bài: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I/Mục tiêu: 
 - Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).
 - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (mục III).
II/Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, SGK.
- HS : SGK, Vở Tập Làm Văn.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học.
 - GV nhận xét chung cả lớp.
2. Bài mới: *GV giới thiệu bài- ghi đề.
*Hoạt động 1: Nhận xét và rút Ghi nhớ (13’)
 + Câu 1: Đọc bài văn sau:
 - GV chép sẵn ND đoạn văn: Con mèo Hung ở bảng phụ. Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi 2, 3/ SGK.
 - GV nhận xét, chốt ý đúng và ghi bảng.
 + Câu 4: Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
 - GV nhận xét, chốt ý và rút Ghi nhó.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm luyện tập (15’)
 - GV hướng dẫn HS làm BT/ SGK:
 + Đề bài: Lập dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu. Bò, ).
 - GV gợi ý cách lập dàn ý tả một con vật nuôi.
 - GV phát giấy khổ to cho 1 số em làm và lên trình bày ở bảng lớp.
 - GV nhận xét, chọn 1- 2 dàn ý viết tốt dán lên bảng và để làm dàn ý chung cho cả lớp tham khảo.
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Dặn học sinh về nhà hoàn thành VBT.
 - Bài sau: Luyện tập quan sát con vật.
 - Nhận xét giờ học ./.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn ở BT1 ở SGK.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh đọc Ghi nhớ.
- Học sinh đọc đề bài.
- Cả lớp theo dõi GV.
- Học sinh lập dàn ý ở giấy nháp.
- Học sinh chép vào VBT.
- Học sinh theo dõi GV dặn.
Tiết 4:	Khoa học	 	 TCT: 57
Bài: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
(Giáo viên dạy chuyên sâu đã soạn)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_24_den_29_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_le.doc