Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa

I.Mục đích yêu cầu:

- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.

- Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.

III.Quá trình dạy học:

1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5)

Bảng con: 37 896 + 975 875 =?

 876 542 – 96 877 =?

2.Hoạt động 2: Luyện tập (30-32)

* Dự kiến sai lầm:

- Bài 4 HS sẽ làm ngay phép tính trừ để tìm núi Phanxipăng cao hơn chứ không so sánh trước khi làm phép tính.

*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng

- Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm tính cộng và cách thử lại.

$ Làm thế nào để kiểm tra lại kết quả phép tính đúng, sai ?

+ Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?

*Bài 2 Làm bảng con- Chữa miệng

- Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm tính trừ và cách thử lại.

*Bài 3 Làm vở- Chữa bảng phụ

- Kiến thức: Tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.

$ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn ?

$ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm ntn ?

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 
Sinh hoạt tập thể
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
Trung thu độc lập 
I.Mục đích yêu cầu.
1.Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi ,niềm tự hào ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
2. Hiểu được các từ trong bài:Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị.
- Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân).
III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trải nghiệm.
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai (đọc theo vai).
IV.Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa SGK.
V.Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ: (2 - 3') 
- HS đọc Chị em tôi 
- Nêu nội dung chính của câu chuyện ?
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài: (1 -2' ) 
2. Luyện đọc đúng:(10- 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? ( 3 đoạn ) Đ1: từ đầu ... các em, Đ2: tiếp... vui tươi, Đ3... Còn lại
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) 
- Luyện đọc theo đoạn:
*Đoạn 1 Đọc đúng : Câu dài: "Đêm nay/anh.. trại trăng .. la/ khiến ...em "
Giải nghĩa từ : " Trung thu độc lập , trại, trăng ngàn, vằng"
 Hướng dẫn đọc đoạn 1: đọc ngắt nghỉ đúng,rõ ràng ,rành mạch.
*Đoạn 2
- Đọc đúng : mươi mười lăm năm nữa
- Giải nghĩa từ : nông trường
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 : HS đọc phát âm đúng , ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng: Nhìn trăng, tươi đẹp, vô cùng phấn khởi, chi chít, cao thẳm, to lớn, vui tươi.
* Đoạn 3: 
- Câu cuối dài: Ngắt hơi sau tiếng đầu tiên, sau tiếng nữa.
- Hướng dẫn đọc đoạn 3 :Đọc đúng dấu câu , ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng: Tết Trung thu, mong ước, tươi đẹp
*HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) 
- HD đọc toàn bài: Phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng ở các câu dài , nghỉ hơi sau dấu chấm lửng, nhấn giọng các từ gợi tả.
- G đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10-12)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1:
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào ?
*Câu 1: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
Giảng tranh: Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên, ánh trăng sáng soi toả khắp núi rừng, anh chiến sĩ đứng gác và nhớ tới các em.Vẻ đẹp của đất nước khi được tự do... Vậy, anh nghĩ gì tới ngày mai của các em?
- Y.c HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2,3 
*Câu 2: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
*Câu 3 : Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ 3 và câu hỏi 4
- Hình ảnh “ Trăng ngày mai còn sáng hơn” nói lên điều gì?
 *Câu 4: Em mơ ước đất nước ta mai sau sau sẽ phát triển như thế nào?
- Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập
- Trăng đẹp vẻ đẹp của sông núi tự do .
- HS quan sát tranh.
- Dưới ánh trăng, dòng thác nước...Tàu lớn Cánh đồng bát ngát
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với ngày độc lập đầu tiên
- Những mơ ước của anh đã trở thành hiện thực: nhà máy thuỷ điện, những con .
- Tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày một tươi đẹp hơn
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10- 12' )
* Đ1 HD đọc: Nhấn mạnh những từ ngữ tả vẻ đẹp của ánh trăng.
* Đ2:HD đọc : Giọng thiết tha, mong mỏi. Nhấn: vằng vặc ,thân thiết
* Đ3: HD đọc: Giọng nhanh ,vui hơn.
*HD đọc cả bài : Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào, niềm vui. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích
- Yêu cầu HS đọc cả bài
5. Củng cố (3- 5' ) 
+ Bài văn cho thấy tình cảm của của anh chiến sĩ với em nhỏ như thế nào?
- Nhận xét tiết học
_________________________________________________________
Tiết 3 : Toán 31
Luyện tập
I.Mục đích yêu cầu:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
III.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
Bảng con: 37 896 + 975 875 =?
 876 542 – 96 877 =?
2.Hoạt động 2: Luyện tập (30-32)
* Dự kiến sai lầm: 
- Bài 4 HS sẽ làm ngay phép tính trừ để tìm núi Phanxipăng cao hơn chứ không so sánh trước khi làm phép tính.
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm tính cộng và cách thử lại. 
$ Làm thế nào để kiểm tra lại kết quả phép tính đúng, sai ?
+ Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
*Bài 2 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm tính trừ và cách thử lại.
*Bài 3 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
$ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn ?
$ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm ntn ?
*Bài 4 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Giải toán hợp có vận dụng phép trừ 
* Chốt: Làm thế nào để biết núi nào cao hơn?
@Bài 5 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Tính nhẩm phép trừ. Số lớn nhất, bé nhất có 5 chữ số
4.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3-5’)
- Nêu cách thử lại của phép cộng, phép trừ?
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................_________________________________________________________
Tiết 4 : Kể chuyện
Lời ước dưới trăng
I.Mục đích - yêu cầu
1.Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy ( cô) và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện." Lời ước dưới trăng" , phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt
- Hiểu truyện : Biết trao đổi cùng với bạn về ý nghĩa câu chuyện ( những điều ước ao cao đẹp mang lại niềm vui ,niềm hạnh phúc cho mọi người.
2. Rèn kĩ năng nghe
- Chăm chú nghe thầy ( cô) kể chuyện , nhớ truyện
- Theo dõi bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa truyện( SGK)
II.Các hoạt động dạy học
A. KTBC:(3 -5 ')
1 HS kể một câu chuyện về lòng tự trọng đã nghe, đã đọc
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
B.Dạy Bài mới
1.Giới thiệu bài ( 1-2')
2.GV kể truyện ( 6 - 8')
- Lần 1( diễn cảm)
- Lần 2 ( có tranh minh họa)
+Quan sát tranh 1, 2 nghe cô kể
3. Hướng dẫn HS tập kể ( 22- 24')
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu 4 HS kể từng bức tranh
- GV giao nhiệm vụ trước khi kể: DĐ, ND, ĐB
- Yêu cầu HĐ nhóm 4: Kể cho nhau nghe
- yêu cầu HS kể nối tiếp
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu - 1 HS đọc to
- Yêu cầu HS kể theo nhóm đôi
- Yêu cầu HS kể cả câu chuyện
4.Nội dung câu chuyện 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc thầm - 1 HS đọc to
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày- Các nhóm khác bổ sung
a. Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
b.Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào?
c.Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên?
+Bình chọn nhóm nào có kết thúc hay nhất
+Bạn nào kể hay nhất
- Lắng nghe
- Quan sát , lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc to
- 4 HS kể
- HS chú ý nhận xét
- HĐ nhóm 4 mỗi em kể 1 đoạn 
- 4 HS kể nối tiếp ( theo dãy)
- Cả lớp đọc thầm - 1HS đọc to
- 2 HS kể cho nhau nghe
- 2 HS
- Cả lớp đọc thầm - 1HS đọc to
- HĐ nhóm 
- Các nhóm lần lượt nêu
5.Củng cố - Dặn dò
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
GV : Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và xẻ chia những nỗi đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người.
- VN: Kể chuyện cho người thân nghe
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 : Thể dục
Bài 13: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều 
sai nhịp - Trò chơi: kết bạn
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dàn hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi cgân khi đi đều sai nhịp. YC tập hợp và dàn hàng nhanh, động tác quay sau đúng hướng, đúng yếu lĩnh động tác, đi đều vòng phải, vòng trái đều, đẹp.Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
- Trò chơi: YC chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
Sân tập, Còi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A.Phần mở đầu:
1.Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2.Khởi động:
B.Phần cơ bản:
 1.Đội hình đội ngũ:
*Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,đứng nghiêm, nghỉ, đi vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+ GV điều khiển:
+ Chia tổ tập luyện:
- GV nhận xét, sửa chữa.
+ Cả lớp tập:
- GV theo dõi, nhận xét, biểu dương thi dua
2.Trò chơi:Kết bạn
- GV nêu tên trò chơi.
- GV giải thích cách chơi, luật chơi.
+ GV quan sát, nhận xét cách xử lí các tình huống xảy ra., và tổng kết trò chơi.
C.Phần kết thúc:
- Động tác điều hoà:
- GV nhận xét tiết học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
2[3phút
5[6 Lần
3[4phút
8[10 phút
4[ 6 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chơi trò chơi:Làm theo hiệu lệnh.
- HS đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
- HS tập cả lớp.
- Tổ trưởng điều khiển.Lớp trưởng theo dõi chung.
-lớP trưởng điều khiển.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1 Tổ HS chơi thử.
- Cả lớp chơi.
-HS cả lớp vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp. 
_________________________________________________________
Tiết 2 : Toán 32
Biểu thức có chứa hai chữ
I.Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn Ví dụ (SGK) - kẻ một bảng theo mẫu của SGK.
III.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra: (3 - 5’)
- Bảng con: Tính giá trị của biểu thức: 1756 + a với a = 986?
- Biểu thức trên gọi là biểu thức gì?
2.Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: (4-5)
- GV lật bảng phụ, nêu ví dụ ( giải thích chỗ ( ....) chỉ số cá do anh hay em câu)
+ Hãy v ... o phì?
+GV giới thiệu bài:
2.Hoạt động2: Thảo luận và giảng giải. (8 - 10 phút)
+MT: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
+GV đặt vấn đề. - Trong lớp bạn nào đã từng bị tiêu chảy, khi đó sẽ cảm thấy như thế nào ?
- Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết ?
GV giảng cho học sinh hiểu về bệnh tả, lị.
+GV kết luận: 
3.Hoạt động 3: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá (10 - 12')
+MT: Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Chỉ và nói ND của từng hình?
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
- Việc làm nào có thể đề phòng được bệnh này? tại sao?
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bênh lây qua dường tiêu hoá?
+Bước 2: Làm việc cả lớp.
4.Hoạt đông 4: Củng cố:Vẽ tranh cổ động. (6 - 8 phút)
+MT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
+Bước1: GV hướng dẫn 
+Bước 2: Thực hành.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ.
+Bước 3: Trình bày và đánh giá.
+GV: Đánh giá, nhận xét, tuyên dương các sáng kiến có ý nghĩa tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 *GV kết luận 
5. Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò (2-3’).
- HS đọc mục : Bạn cần biết.
-Về nhà chuẩn bị tiết sau.
- HS trả lời( 2 em)
- HS mở SGK trang 30.
- HS thảo luận các vấn đề cô đặt ra.
- HS quan sát hình 30, 31 trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận, nhóm trưởng ghi KQ thảo luận vào phiếu BT.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS thảo luận tìm ý cho ND tranh.
- HS làm việc.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
-HS đọc mục bạn cần biết.
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 14 : Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp - Trò chơi: ném trúng đích
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. đều, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi:Yêu cầu tập chung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
- Sân tập, Còi.
- 4 [6 Quả bóng.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
1.Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2.Khởi động:
B.Phần cơ bản:
 1.Đội hình đội ngũ:
+Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái,đứng lại, đổi chân khi sai nhịp.
+Cả lớp tập-GV điều khiển
+Chia tổ tập luyện.
-GV quan sát phát hiện sai sót, sửa chữa.
+ Tập cả lớp.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2.Trò chơi: Ném trúng đích.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+ GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
- Động tác điều hoà:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
2[3phút
4[5 phút
3[5phút
8[10phút
3[ 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhành trên sân trường 100 m rồi đi thường thành vòng tròn hít thở sâu.
- HS tập cả lớp.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua trình diễn
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- 1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
- HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 : Toán 35
Tính chất kết hợp của phép cộng
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
+ Nêu dạng tổng quát và tính chất giao hoán của phép cộng?
+ Tính bằng cách thuận tiện: 650 + 700 + 350 => 650 + 350 + 700 Vận dụng kiến thức nào để tính?
2.Hoạt động 2: Bài mới
a.Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng:(10-13’)
- Kẻ bảng (như SGK)
- Hãy cho a ; b ; c những giá trị cụ thể?
- Hãy tính giá trị của biểu thức (a + b) + c) vào B?
- Hãy tính giá trị của biểu thức a + (b+c) vào B?
- Nhận xét, so sánh kết quả?
- Tương tự, HS làm với các giá trị khác của a, b, c.
- Kết quả của hai biểu thức luôn bằng nhau vậy 2 biểu thức đó như thế nào với nhau?
G: Đây là dạng tổng quát của tính chất kết hợp . Hãy diễn đạt bằng lời tính chất này?
- Khi cộng 1 tổng 2 số với số thứ 3 thì ta có thể làm như thế nào ?
GV chốt: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
* Tính chất: SGK/45
- GV lưu ý HS: Khi tính tổng của ba số a + b+ c có thể tính theo thứ tự từ trái qua phải hoặc a + (b+c) hay (a + b) + c tức là: a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)
- HS tự nêu VD: a = 5; b = .....
- HS ghi phép tính và kết quả bảng con.
- Kết quả bằng nhau
- (a + b) + c = a + ( b+ c)
- Cộng số thứ nhất với tổng của số của số thứ 2 và số thứ 3
- 3 , 4 HS nhắc lại
- 3 , 4 HS đọc phần chú ý.
2. Luyện tập:
* Dự kiến sai lầm: 
- Khi làm bài 1 HS chưa lựa chọn cách tính hợp lí nhất để làm
- BP : Y/c H vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để đổi chỗ; kết hợp các số hạng tạo thành tổng là các số tròn ( chục, trăm, nghìn)
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức:Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh
@ Tại sao lấy ( 921+2079)+898 ?
$ Dựa vào đâu em tính được như vậy?
*Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Giải bài toán vận dụng tính chất kết hợp.
@ Bài toán này có thể giải bằng cách nào khác không?
@Bài 3 Làm bảng con - Chữa miệng
- Kiến thức: Vận dụng t/c giao hoán, kết hợp của phép cộng viết biểu thức có chứa 1 chữ. 
$ Khi cộng 1 số với 0 cho ta kết quả bằng bao nhiêu? 
+Nêu tính chất giao hoán, kết hợp của phếp cộng?
@ Những tính chất này được áp dụng khi nào?
GV : Đây là tính chất cơ bản của phép cộng.
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3-5’)
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng? Vận dụng tính chất kết hợp khi nào?
Về nhà: Hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành vào vở bài tập
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I.Mục tiêu
1. Làm quen với các thao tác phát triển câu chuyện. 
2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Tư duy sáng tạo; phân tích phán đoán.
- Thể hiện sự tự tin.
- Hợp tác.
III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Làm việc nhóm - chia sẻ thông tin. 
- Trình bày 1 phút.
- Đóng vai.
IV.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài và các sự việc.
V.Các hoạt động dạy học.
A.KTBC: ( 3-5')
- Yêu cầu 1 HS đọc 1 đoạn hoàn chỉnh của truyện " Vào nghề"
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài ( 1-2')
2.Hướng dẫn thực hành (32-34')
a.Tìm hiểu đề
- Yêu cầu 1HS đọc to đề bài - Cả lớp đọc thầm theo và xác định yêu cầu đề bài - GV gạch chân đề bài
+Đề bài thuộc thể loại nào?
+Câu chuyện phải kể có thật hay không?V.S em biết?
+ Sự việc cho trước của câu chuyện là gì?
+Các sự việc trong câu chuyện được sắp xếp theo trình tự nào?
+ Thế nào là kể lại một câu chuyện theo trình tự thời gian?
GV : Đây là 1 yêu cầu quan trọng của đề bài
b.Xây dựng cốt truyện
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý SGK 
- Dựa vào phần gợi ý hãy thảo luận nhóm đôi cho biết câu chuyện có mấy sự việc ? Là những sự việc nào ? (5')
GV : Xâu chuỗi 3 sự việc lại với nhau tạo nên cốt truyện của câu chuyện
c. Xây dựng đoạn - truyện
+Câu chuyện có mấy đoạn ? Vì sao?
- Yêu cầu HS phát triển 3 SV thành 3 đoạn văn và liên kết thành 1 câu chuyện(5')
- HS kể chuyện cho nhau nghe
d. HS kể chuyện
- Giao nhiệm vụ nghe bạn kể chú ý nhận xét 
+ Nội dung: Đúng yêu cầu đề bài chưa đúng trình tự thời gian chưa?
+Diễn đạt dùng từ
+ Bài có chỗ nào hay cần học tập
- Yêu cầu HS kể từng đoạn
- Yêu cầu HS kể cả câu chuyện
- GV nhận xét cho điểm
4.Củng cố - Dặn dò( 3-5')
- 1 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm 
+ Kể chuyện
+ Không thật - Vì trong giấc mơ
+ Bà tiên cho em ba điều ước
+ Thời gian
+ Kể lần lượt các SV từ đầu đến cuối, SV nào xảy ra trước kể trước SV nào có sau kể sau
- Cả lớp đọc thầm - HS thảo luận ghi kết quả ra nháp
3 Sự việc : SV1: Bà tiên xuất hiện cho em ba điều ước SV2: Em thực hiện 3 điều ước đó SV3: Suy nghĩ của em khi tỉnh dậy
- 3 đoạn vì có 3 sự việc
- HS ghi ý chính các đoạn vào giấy nháp
- HS kể nhóm đôi cho nhau nghe
- Mỗi đoạn 2 em
- 4 HS kể 
- HS nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương HS xây dựng câu chuyện hay.
- Yêu cầu HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
_________________________________________________________
Tiết 3 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí Hải dạy)
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 7
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 7.
- Phương hướng kế hoạch tuần 8.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
- Nề nếp ra vào lớp, hát đầu giờ, tập thể dục giữa giờ tốt.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Không có hiện tượng HS đi học muộn, nghỉ học không có lí do.
- Mặc đồng phục, đeo khăn quàng đầy đủ.
b.Nhược điểm
- Còn nói chuyện riêng : An, Hậu.
- Quên đồ dùng : Nhâm
4.Phương hướng tuần tới
- Duy trì và phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm.
- Tăng cường kèm những em đọc chậm, viết chưa đẹp.
- Giữ vững nề nếp vở sạch chữ đẹp.
- Thường xuyên kiểm tra bài về nhà cuối tuần có khen chê kịp thời.
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- Duy trì đôi bạn cùng tiến giúp nhau tiến bộ.
- Thi đua dạy tốt học tốt chào mừng ngày Thuỷ Nguyên quật khởi 25 - 10 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2011_2012_pham_thi_minh_hoa.doc