Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhôm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhôm

I.MỤC TIÊU:

+Đọc rành mạch , trôi chảy toàn bài.

+Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được ND câu chuyện.

+ Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.(trả lời được các câu hỏi trong Sgk).

KN:

-Tự nhận thức về bản thn -Thể hiện sự cảm thơng

-Xác định giá trị -Lắng nghe tích cực

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

-Tranh SGK. Bảng phụ viết đoạn HD học sinh đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1.Hoạt động 1: Luyện đọc.

-1 HS đọc toàn bài.

- Chia đoạn (3 đoạn).

 Đoạn 1 : từ đầu tặc lưỡi cho qua

 Đoạn 2: Tiếp theo .cho nên người ( chi làm 2 phần)

 Đoạn 3: Còn lại

-Đọc tiếp nối từng đoạn. (lần 1)

-GV viết bảng 1 số từ HS phát âm sai, hướng dẫn HS đọc lại

-HS tiếp nối đọc lần 2.

-Giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài và 1 số từ ngữ khác.

-HS đọc tiếp nối lần 3

- Luyện đọc theo cặp.

 

doc 32 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai, ngày 3 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC 
 Tiết 12: CHỊ EM TÔI
I.MỤC TIÊU:
+Đọc rành mạch , trôi chảy toàn bài.
+Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được ND câu chuyện.
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.(trả lời được các câu hỏi trong Sgk).
KN:
-Tự nhận thức về bản thân	-Thể hiện sự cảm thơng
-Xác định giá trị	-Lắng nghe tích cực
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
-Tranh SGK. Bảng phụ viết đoạn HD học sinh đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Hoạt động 1: Luyện đọc.
-1 HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn (3 đoạn).
	Đoạn 1 : từ đầu tặc lưỡi cho qua
	Đoạn 2: Tiếp theo .cho nên người ( chi làm 2 phần)
	Đoạn 3: Còn lại
-Đọc tiếp nối từng đoạn. (lần 1)
-GV viết bảng 1 số từ HS phát âm sai, hướng dẫn HS đọc lại
-HS tiếp nối đọc lần 2.
-Giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài và 1 số từ ngữ khác.
-HS đọc tiếp nối lần 3
- Luyện đọc theo cặp.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-1 HS đọc thành tiếng đoạn 1. Lớp theo dõi TLCH:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô có đi học nhóm không ? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
-GV nhận xét.
-Đọc thầm đoạn 2. TLCH:
-HS trao đổi nhóm đôi.
	+Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
- 1 số HS phát biểu.
- 1 em đọc đoạn 3. lớp theo dõi TLCH:
+Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
+Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
+Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
+Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách.
-GV nhận xét và liên hệ giáo dục HS.
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 3 em đọc tiếp nối 3 đoạn của bài.
-GV đính đoạn văn “ Hai chị em về đến nhàmà học cho nên người”.
-Trong đoạn này từ nào đọc nhấn giọng? Vì sao ?
-GV gạch dưới từ: thủng thẳng, sững sờ. im như phỗng, cuồng phong.
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
-1 số HS thi đọc theo cách phân vai.
-GV và HS nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố –Dặn dò.
+Ý nghĩa câu chuyện nói lên điều gì?
-GV đính nội dung ý nghĩa câu chuyện – HS đọc
*Nhận xét tiết học.
-Về nhà đọc lại bài nhiều lần.
-Chuẩn bị: Trung thu độc lập / 66 (đọc trước bài và trả lời các câu hỏi cuối bài)
------------------------------------------------------- 
KHOA HỌC
 Tiết 11 : MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I.MỤC TIÊU.
 HS có thể :
+ Kể được một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, .
+ Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
-Hình minh họa SGK/24,25.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Cách bảo quản thức ăn
*Làm viẹâc cả lớp.
-Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK / 24 , 25. TLCH:
	+Tranh vẽ những gì ?
	+Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ?
	+Gia đình em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn?
	+Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
-HS phát biểu.
-GV kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là : Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
2.Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn
*Làm việc theo nhóm 4.
-GV chia các nhóm : 
	+Nhóm 1, 3: Phơi khô
	+Nhóm 2, 4: Ướp muối
+Nhóm 5, 7: Ướp lạnh
	+Nhóm 6, 8: Cô đặc có đường.
-GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau vào giấy.
	+Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm?
+Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm?
-Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
-GV kết luận: Trước khi đưa thức ăn (thịt, cá, rau, củ,) vào bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập , nát, úa sau đó rửa sạch và để ráo nước. Trước khi dùng để nấu phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm, cho bớt mặn. (đối với loại ướp muối).
3.Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn “
- GV yêu cầu HS ba đội thi đua viết tên của 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản chúng ở gia đình em.
Tên thức ăn
Cách bảo quản
-GV và cả lớp nhận xét tuyên dương
4.Củng cố –Dặn dò.
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
-Liên hệ và GD học sinh vận dụng vào cuộc sống.
*Nhận xét tiết học.
-Học thuộc mục bạn cần biết SGK
- CB: Phòng 1 số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
-------------------------------------------------------
TỐN
 Tiết 29: PHÉP CỘNG
I.MỤC TIÊU
-Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lược và không liên tiếp
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Hoạt động 1 : Củng cố cách thực hiện phép cộng 
-GV viết lên bảng hai phép tính cộng.
 	a. 48352 + 21026 = ? b. 367859 + 541728 = ?
-Gọi HS đọc phép tính.
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm bảng con ( mỗi dãy 1 phép tính)
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
	+So sánh hai phép cộng trên ?
-Gv chốt lại: Phép cộng a không nhớ; phép cộng b có nhớ.
 +Muốn cộng 1 số có nhiều chữ số với 1 số có nhiều chữ số ta làm thế nào ?
- GV gọi HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.
2.Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
*Làm việc cá nhân
-GV đính lần lượt các phép tính lên bảng.
-HS làm bảng con, 1 số HS làm trên bảng phụ.
-GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
-GV kiểm tra kết quả.
+
+
+
+
	4682	5247	2968	3917
	2305	2741	6524 5267
	6987	 7988	 9492	9284
Bài 2: Tính
1 HS làm bảng, các em còn lại làm vào vở
-GV nhận xét kết quả đúng:
 4685 + 2347 = 7032	 57696 + 814 = 58510
186954 + 247436 = 434490	 793575 + 6425 = 800000.
Bài 3: Tìm x
-GV yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết. 
-HS lên bảng làm . HS còn lại làm vào vở
-Nhận xét kết quả.
	x –363 = 975	207 + x = 815
	x = 975 + 363	 x = 815 - 207
	x = 1338 x = 608
Bài 4: Giải toán(.dành HS khá giỏi)
-HS đọc bài toán.
-Hướng dẫn HS phân tích bài toán và nêu cách giải.
	Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở
- GV chấm điểm – nhận xét.
3.Hoạt động 3: Củng cố –dặn dò:
- Thi đua làm tính nhanh.
- HS thi đua thực hiện đặt tính rồi tính.
	12458 + 98756.
-Nêu lại cách thực hiện phép cộng.
*Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc ghi nhớ.
-Chuẩn bị: Phép trừ.
-------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN 
 Tiết 6: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC.
I. MỤC TIÊU.
+Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng
+ Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Một số truyện viết về lòng tự trọng .
-Bảng phụ viết đề bài.
-Giấy khổ to viết gợi ý 3 ở SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
-Gọi HS đọc đề bài và phân tích.
-GV gạch dưới từ quan trọng : lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
-Gọi HS đọc gợi ý.
+Thế nào là lòng tự trọng?
+Em đã đọc câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
+Em đọc câu chuyện đó ở đâu?
- HS trả lời.
-Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
-GV ghi các chỉ tiêu đánh giá lên bảng.
	+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4 điểm
	+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm
	+ Cách kể hay, hấp dẫn, cử chỉ, điệu bộ : 3 điểm.
	+ Nêu ý nghĩa câu chuyện : 2 điểm
	+ Trả lời được các câu hỏi bạn đặt : 1 điểm.
2.Hoạt động 2: Kể chuyện trong nhóm 4.
-HS thảo luận nhóm 4 và kể cho nhau nghe.
-HS đặt câu hỏi để bạn trả lời:
	+ Câu chuỵên vừa kể , bạn thích nhân vật nào ?
	+Nêu ý nghĩa câu chuyện.
	+Chi tiết nào mà bạn cho là hay nhất?
+.Thi kể chuyện trước lớp.
-GV tổ chức cho HS thi kể 
-GV cùng cả lớp nhận xét –ghi điểm.
3. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò .
- Trước khi kể chuyện em phải làm gì ?
- Kể chuỵên gồm có mấy phần?
-GV bình chọn HS kể chuyện hay- phân tích 
* Nhận xét tiết học.
-Về nhà : kể lại câu chuyện ,đọc truyện .
Chuẩn bị : Lời ước dưới trăng.
-------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 4 tháng 10 năm 2011
TỐN
Tiết 30: PHÉP TRỪ
I.MỤC TIÊU
-Biết đặt tính và thực hiện tính trừ các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-Các bông hoa, tấm bìa.
- Bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Hoạt động 1 : Củng cố cách thực hiện phép trừ.
-GV viết lên bảng: 
 	 865279 – 450237 = ?
- 1 Hs đọc phép tính.
	+ Muốn thực hiện được phép trừ này, ta phải làm thế nào ?
-1 HS lên bảng đặt tính rồi tính. Lớp làm bảng con.
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính.
- Gv viết bảng VD 2:
	647253 – 285749 = ?
- 1 Hs lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm bảng con
- Hs nêu cách thực hiện.
	+Cách thực hiện 2 phép trừ này có gì khác nhau?
	+Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào ?
2.Hoạt động 2: luyện tập.
Bài 1: đăït tính rồi tính.
- Làm việc cá nhân.
-GV đính lần lượt các phép tính.
- Hs làm vào vở và trên tấm bìa ( mỗi dãy làm 1 phép tính )
-Kiểm tra kế ... iệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -GV nhận xét và nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường:
 +Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
 +Bước 2: Khâu lược.
 +Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.
 -GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng và những thao tác chưa đúng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 -GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
 +Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
 +Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải ghép và tương đối thẳng.
 +Các mũi khâu tương đối cách đều nhau và bằng nhau.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em.
 -Đánh giá sản phẩm của HS. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu đột thưa”.
------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 13: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Dựa trên hiểu biết về đoạn văn đã học , bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bốn tờ giấy khổ to viết đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
	1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1:
-1 HS đọc cốt truyện “Vào nghề.” Lớp đọc thầm SGK. TLCH:
+Theo em cốt truyện vừa đọc có mấy sự việc?
+Bức tranh này minh họa sự việc nào trong cốt truyện?
- HS phát biểu, GV chốt lại: Trong cốt truỵên trên mỗi lần xuống dòng đánh dấu 1 sự việc.
Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh giày.
Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
Sau này, Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi nhyư em hằng mơ ước.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4.
Bài 2. Đọc yêu cầu bài tập.
-Gọi 4 em đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh.
-Gv đính 4 đạon văn lên bảng và giao việc.
	Nhóm 1,3 hoàn chỉnh đoạn 1.
	Nhóm 2,4 hoàn chỉnh đïoan 2.
	Nhóm 5,7 hoàn chỉnh đoạn 3.
	Nhóm 6,8 hoàn chỉnh đoạn 4.
-Hs các nhóm viết vào vở. 1 số Hs viết trên tờ giấy khổ to.
- Gọi Hs đọc đoạn văn viết hoàn chỉnh trong vở.
- 4 nhóm đính bảng trình bày.
- Gv nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố –Dặn dò.
-Câu chuyện nói lên ươc mơ gì của bé Va-Li-a?
-Về nhà viết lại đoạn văn vào vở. 
-Luyện tập phát triển câu chuyện .
*Nhận xét tiết học .
-------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Tiết 7: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU.
Học xong bài này HS biết:
-Một số dân tộc cùng sinh sống ở Tây Nguyên như.:Gia Rai, Eâ-đê, Ba-na, Kinh,nhưng lại là nơi dân cư thưa nhất nước ta.
-Sử dụng tranh ảnh để mô tả đựơc trang phục của các dân tộc Tây Nguyên
-Trang phục truyền thống :Nam đóng khố, nữ quấn váy
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Tranh ảnh về nhà, buôn làng ,trang phục ,lễ hội ,các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
1.HOẠT ĐỘNG 1: Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống.
*Thảo luận theo cặp
- Yêu cầu Hs đọc thầm phần 1 và quan sát hình SGK / 84, trao đổi và TLCH:
-GV đính câu hỏi.
+Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
+Trong các dân tộc, dân tộc nào sống lâu đời nhất ở Tây Nguyên?
+Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì riêng biệt?
-1 số Hs phát biểu.
-GV chốt ý- đính tranh ảnh về trang phục
2 .HOẠT ĐỘNG2: Nhà Rông ở Tây Nguyên.
*Làm việc cá nhân.
- Hs đọc thầm phần 2 và quan sát tranh SGK / 85, TLCH:
+Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+Nhà rông được dùng để làm gì?
-GV nhận xét –chốt lại.
Gv đính ảnh nhà rông lên bảng cho HS xem.
3. HOẠT ĐỘNG 3: Trang phục, lễ hội.
*Thảo luận theo nhóm 4
- Hs đọc thầm sgk và xem hình 5 , 6.
- Các nhóm thảo luận và TLCH:
 	+Em hãy nêu cách ăn mặc của nam nữ ở Tây Nguyên? 
+Lễ hội ở Tây Nguyên thường tổ chức khi nào?
+Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+Họ sử dụng các loại nhạc cụ đôïc đáo nào?
- Mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-GV và HS nhận xét. Chốt ý.
- Gv đính ghi nhớ lên bảng – HS đọc.
4.Củng Cố. Dặn dò.
	+ Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên?
	+ Nhà rông dùng để làm gì?
	+ Hãy kể tên một số lễ hội đặc sắc ở tây Nguyên?
- Nhận xét tiết học.
- Gv giáo dục Hs qua nội dung bài.
- Về nhà học thuộc bài 
-CB: Hoạt đôïng sản xuất của người dân Tây Nguyên.
-------------------------------------------------------
TỐN
Tiết 33: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết được tính chất giao hoán của phép cộng .
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-BaÛng phụ ghi BT3 kiểm tra.
-Bảng phụ kẻ nội dung VD.
-Tấm bìa bông hoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
1. Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất giao hoán.
-GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn như SGK.
-Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức: a+b, b+a. ( với a = 20 ; b= 30)
	Nếu a = 20 , b = 30 thì a + b = 20 + 30 = 50
	b + a = 30 + 20 = 50.
-Cho HS so sánh giá trị 2 biểu thức a+b, b+a.
-Em có nhận xét gì về tổng 2 phép tính trên?
- GV cho Hs làm tương tự với các giá trị trên.
	+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng Như thế nào ?
-GV chốt lại đính bảng ghi nhớ.
- Gọi Hs tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.
2 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: nêu kết quả.
-GV cho HS làm miệng.
 - Gv đính các phép tính lên bảng, gọi HS nêu miệng kết quả.
Baì 2.Viết số hoặc chữ số vào chỗ chấm.
-GV đính 2 cột a,b lên bảng.
- Hs làm bảng con và trên bảng lớp.
-GV nhận xét.kiểm tra.
Bài 3: So sánh.(hs khá giỏi làm)
-Cho HS đọc yêu cầu.
- Làm việc cá nhân
- Hs làm vào vở, 2 em làm trên tấm bìa.
-GV nhận xét kiểm tra.
3.Củng cố. Dặn dò.
- Nhắc lại quy tắc tính chất giao hoán phép cộng.
-Thi đua “đố bạn”.
+1 HS cho Bài toán ,1 HS trả lời và ngược lại.
-Học thuộc lòng ghi nhớ.
-------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 7: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I.MỤC TIÊU
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
-Biết được lợi ích của việc tiết kiệm tiền của.
-Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
KN:
-Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của
-Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân
GD:
-Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là gĩp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DAỴ –HỌC.
-Phiếu khổ to ghi thông tin.
-Tấm bìa ghi 2 câu hỏi.
-Phiếu học tập .
-Bông hoa xanh đỏ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
1. Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin .
*Làm việc cả lớp.
- 1 HS đọc thông tin trang 11. Lớp đọc thầm TLCH:
	+ Em có nhận xét gì về người Đức và người Nhật?
	+Ở Việt Nam thì sao ?
	+Có phải do nghèo mà họ tiết kiệm không ?
	+Vậy tại sao mà họ tiết kiệm?
	+Tiền của do đâu mà có?
Gv liên hệ ; Em đang mặc áo đi học do đâu mà có ?
- Gv đính tranh minh hoạ như SGK.
	+ Tranh ý nói gì ?
* Thảo luận nhóm đôi câu hỏi:
	+Em nghĩ gì khi xem bức tranh và đọc các thông tin trên?
	+Theo em, có phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm không ?
- 1 số Hs phát biểu.
- Gv nhận xét.
	+Vậy vì sao phải tiết kiệm?
- Gv đính ghi nhớ – Hs đọc.
2 .Hoạt động 2: Thực hành
+Bày tỏ thái độ
* Làm việc cả lớp.
-GV đính bài tập lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung các ý kiến.
-GV đọc từng ý kiến, 
-Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách đưa các bông hoa xanh, đỏ.
-GV nhận xét, yêu cầu HS giải thích từng ý kiến.
- Gv liên hệ và GD học sinh.
-GV hỏi: Vậy thế nào là tiết kiệm tiền của?
	+ Qua bài tập này khuyên chúng ta phải như thế nào ?
3.Hoạt động 3. Làm việc theo nhóm 4.
*Em có tiết kiệm?
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu và nội dung Bt 3.
- Các nhóm thảo luận.
- 1 số Hs trình bày, nỗi em 1 câu.
-GV nhận xét kết luận.
-GV hỏi: trong ăn uống cần phải tiết kiệm như thế nào?
-Trong mua sắm phải tiết kiệm như thế nào.
-Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm?
-Sử dụng điện nước thế nào là tiết kiêmä?
- Em hãy nêu những việc làm tiết kiệm? Những việc không tiết kiệm?
4.Củng cố –Dặn dò.
-GV tổ chức trò chơi tiếp sức.
-GV phổ biến luật chơi. 
-Đính tình huống lên bảng.
	Hãy khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng.
	a. Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
	b. Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
	c. Tiết kiệm là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
	d. Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lý , hiệu quả cũng là tiết kiệm.
	e. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước lợi nhà.
	g. Chỉ những người nghèo mới tiết kiệm.
	h. Cất giữ tiền của không chi tiêu là tiết kiệm.
- Mỗi đội 2 em lên thi đua khoanh.	
-Nhận xét- tuyên dương.
-Học bài, thực hiện điều đã học.
- Chuẩn bị: Tiết kiệm tiền của (TT).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 7 MOT COT.doc