Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Kim Linh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Kim Linh

TIẾT13 LỊCH SỬ

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( Năm 938 )

I - MỤC TIÊU :

-Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:

+Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rễ của Trương Đình nghệ.

+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.

+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.

+Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

-HS luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc của nước nhà.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình minh họa. Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng

- Phiếu học tập

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 43 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Kim Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG 
TUẦN 7
Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
2
01/10
2012
Tập đọc 
Lịch sử 
Toán
Đạo đức
Chào cờ
13
13
31
7
7
Trung thu độc lập
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
Luyện tập 
Tiết kiệm tiền của ( Tiết 1 )
HS chào cờ đầu tuần
3
02/10
2012
Khoa học 
Mĩ thuật 
Toán
Thể dục 
Luyện từ & câu
13
7
32
13
13
Phòng bệnh béo phì 
Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương
Biểu thức có chứa hai chữ
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau. 
TC: Kết bạn
Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam
4
03/10
2012
Tập đọc
Tập làm văn
Toán 
Địa lí 
Kể chuyện
14
13
33
14
7
Ở Vương quốc Tương Lai
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
Tính chất giao hoán của phép cộng 
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Lời ước dưới trăng
5
04/10
2012
Khoa học
Luyện từ và câu
Toán
Âm nhạc
Thể dục 
14
14
34
7
14
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa 
Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam
Biểu thức có chứa ba chữ
Ôn 2 bài hát: Em yêu hòa bình và Bạn ơi lắng nghe. 
Ôn TĐN số 1.
Đi đều, vòng phải,vòng trái, đứng lại TC: Ném trúng đích
6
05/10
2012
Kĩ thuật 
Toán 
Chính tả
Tập làm văn 
SHTT
7
35
14
14
7
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( T2 )
Tính chất kết hợp của phép cộng
 Nhớ –viết: Gà Trống và Cáo 
Luyện tập phát triển câu chuyện
Sinh hoạt tập thể
Thứ hai, ngày 01 tháng 10 năm 2012
TIẾT 13 TẬP ĐỌC
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I – MỤC TIÊU :
-Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
-Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
-HS yêu quê hương, đất nước, có ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mỗi người dân.
* GDKNS: 
- Xác định giá trị (Ý thức được bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mỗi người dân.)
- Đảm nhận trách nhiệm (Xác định nhiệm vụ của bản thân
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
-Phương pháp: Thảo luận nhóm, Đóng vai 
-Kĩ thuật: trình bày một phút, Trình bày ý kiến cá nhân.
III – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1phút
4 phút
1 phút
14phút
9 phút
7 phút
3 phút
1 phút
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Chị em tôi
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn truyện Chị em tôi và trả lời câu hỏi: 
+ Cô chị nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
-Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
-Treo tranh min họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
GV: Điều đặc biệt đáng nhớ đây là đêm trung thu năm 1945, đêm trung thu độc lập đầu tiên của nước ta. Anh bộ đội mơ ước về điều gì? Điều mơ ước của anh so với cuộc sống hiện thực của chúng ta hiện nay như thế nào? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: 
GV chia đoạn
+Đoạn 1: Đêm nay đến của các em
+Đoạn 2: Anh nhìn trăng.đến to lớn, vui tươi.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV theo dõi sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
- HD HS nghỉ hơi ở câu dài:
“ Đêm nay,/ anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la/ khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu/ và nghĩ tới các em.
Anh mừng cho các em vui tết trung thu độc lập đầu tiên/ và anh mong ước ngày mai đây những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa/ sẽ đến với các em”
+Kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải và từ ngữ khác.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
Tìm hiểu bài:
* PP:Thảo luận nhóm/ Trình bày một pht.
GV yêu cầu các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- YCHS đọc đoạn 1
- Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Đối với trẻ em, Tết trung thu có gì vui?
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
- YCHS đọc đoạn 2
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
Ý đoạn 2 nói lên điều gì?
- YCHS đọc đoạn 3
- Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
- Hình ảnh “ trăng mai còn sáng hơn”nói lên điều gì?
-Em mơ ước đất nước ta mai sau như thế nào ?
Ý đoạn 3 cho em biết điều gì?
Nội dung chính của bài là gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
*PP: đóng vai
+ GV HD cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Anh nhìn trăng và vui tươi.”
- GV đọc mẫu
-GV tổ chức cho HS đóng vai
- GV nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố 
* Trình bày ý kiến cá nhân
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- GV giáo dục HS học tập tốt để lớn lên xây dựng đất nước giàu đẹp.
5.Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Ở vương quốc tương lai
-Nhận xét tiết học.
-HS hát 
-3 HS đọc nối tiếp đoạn bài Chị em tôi và trả lời các câu hỏi theo YCGV
-HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
-Tên chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ
-Tên chủ điểm nói lên niềm mơ ước, khát vọng của mọi người.
-Bức tranh vẽ cảnh anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu. 
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài(2-3 lượt)
- HS theo dõi
- HS luyện đọc 
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc cả bài.
Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 HS đọc đoạn 1
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Tết trung thu là tết của thiếu nhi. Thiếu nhi cả nước rước đèn, phá cỗ.
- Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do (trăng ngàn và gió núi bao la; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng)
Ý đoạn 1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên, mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của các em.
HS đọc đoạn 2
- Cảnh tương lai của đất nước tươi đẹp: Chạy máy phát điện, giữa biển có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay, ống khói nhà máy chi chít, đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn.
 - Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
Ý đoạn 2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
HS đọc đoạn 3
- Đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, con tàu lớn..
- Tương lai của trẻ em và đất nước ngày càng tươi đẹp.
- Học sinh phát biểu 
VD: Không có trẻ em nghèo, trẻ em lang thang, không có chiến tranh
- Ý đoạn 3: Niềm tin vào những ngày mai tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
+ Nội dung chính: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm 
- HS thi đọc trước lớp.
- VD: Các anh chiến sĩ rất yêu thương thiếu nhi và luôn mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với trẻ em.
Lắng nghe
TIẾT13 LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( Năm 938 )
I - MỤC TIÊU :
-Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rễ của Trương Đình nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
-HS luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc của nước nhà.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình minh họa. Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng
- Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút
1 phút
10phút
13phút
7 phút
3 phút
1 phút
1. Ổn định:
2-Bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra?
- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3-Bài mới: 
Giới thiệu bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo ( Năm 938 ) 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân: Tìm hiểu về con người của Ngô Quyền.
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả 
làm việc để giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu HS đọc SGK, cùng thảo luận những vấn đề sau:
+ Nêu nguyên nhân có trận Bạch Đằng?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra khi nào? Ở đâu? Nêu những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng.
+ Kết quả trận đánh ra sao?
- GV nhận xét chốt ND đúng.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận:
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
- Trận Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào?
4. Củng cố: 
-Gọi HS nêu lại nội dung bài học.
GV giáo dục HS có lòng yêu nước, sự mưu trí.
5.Dặn dò 
-Dặn HS về nhà học bài. 
-Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
-Nhận xét tiết học.
HS hát
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
HS làm phiếu học tập
Họ và tên: 
Lớp: Bốn1
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền dấu x vào o sau thông tin đúng về Ngô Quyền
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (Hà Tây) Đ
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. Đ 
+ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán Đ
HS xung phong giới thiệu về con người Ngô Quyền.
- Ngô Quyền là người Đường Lâm, Hà Tây. Ông là người có tài, yêu nước. Ông là con rể của Dương Đình Nghệ. Người đã tập hợp nhân dân ta đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ Nam Hán giành thắng lợi năm 938. 
HS đọc đoạn: “Sang đánh nước ta thất bại”
và thảo luận 6 nhóm để trả lời câu hỏi
+ Vì Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Công Tiễn đã cho người đi cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó, nhà Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. Biết tin đó, Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược.
+ Trên cửa sông Bạch Đằng ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938.
+ Chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên, nước dâng cao, che lấp các cọc nhọn. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến vừa đánh vừa lui nhữ cho địch vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng ngàn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay đầu bỏ chạy thì va vào cọc nhọn. Thuyền giặc cái thì thủng cái vướng cọc nhọn nên không tiến không lùi được.
- Quâ ... ài tập 1: a(dòng 1); b (dòng 2): Dành cho hs khá, giỏi
- GVhỏi KQ
Bài tập 2: Cho hs đọc yêu cầu bài tập.
- Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền ta làm như thế nào?
- GV cho HS làm bài vào vở
- GV chấm, chữa bài
Bài tập 3:( Dành cho hs khá, giỏi)
-HS làm cá nhân
GV nhận xét cá nhân.
4-Củng cố:
- Một số cộng với 0 thì bằng mấy?
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng. 
- GV giáo dục HS trong tính toán cần lựa chọn cách làm nhanh và thuận tiện nhất. 
5.Dặn dò
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
HS hát, nêu kết quả truy bài đầu giờ
- 2Hs lên bảng làm bài tập theo YCGV
-HSTL: Trong biểu thức có chứa ba chữ, mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị số của biểu thức đó.
- HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
- HS quan sát
- HS tính & nêu kết quả trong bảng
a
b
c
(a + b ) + c
a + ( b + c )
5
4
6
( 5 + 4) + 6 = 
9 + 6 = 15
5 + ( 4 + 6 ) =
5 + 10 = 15
35
15
20
(35+15)+20= 50 + 20 = 70
35 + (15+20) =
35 + 35 = 70
28
49
51
(28 + 49) +51 =
77+51 = 128
28 + ( 49+51) =
28 + 100 = 128
Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a +(b + c)
Vài HS nhắc lại
HS thực hiện: 185 + 99 + 1 = 185 + ( 99 + 1 )
 = 185 + 100 = 285
Từ đó HS ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
- HS đọc yêu cầu
HS làm bài vào nháp
a) 4 367 + 199 + 501 = 4 367 + ( 199 + 501 )
 = 4 367 + 700
 = 5 067
- Vì khi thực hiện 199 + 501 trước chúng ta được kết quả là một số tròn trăm, như thế bước thứ 2 là 4 367 + 700 làm rất nhanh, thuận tiện.
- HS theo dõi
HS làm bài cá nhân và trình bày kết quả
4400 + 2148 + 252 = 4400 + ( 2148 + 252 )
 = 4400 + 2400
 = 6800
b) 921 + 898 + 2079 = ( 921 + 2079 ) + 898
= 3000 + 898
= 3898
467 + 999 + 9533 = ( 467 + 9533 ) + 999
= 10 000 + 999
= 10 999
-HS tự làm bài cá nhân
a) 3254 + 146 + 1698 = (3254 + 146) + 1698 
 = 3400 + 1698 
 = 5098
b) 1255 + 436 + 145 = (1255 + 145) + 436 
 = 1400 + 436 
 = 1836
- HS đọc đề.
- Ta tính tổng của cả ba ngày
- HS làm bài vào vở
Bài giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:
 75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 
 = 176 950 000 ( đồng )
 Đáp số: 176 950 000 đồng
- HS tự suy nghĩ làm bài tập.
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5
c) ( a + 28 ) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30
- Một số cộng với 0 thì bằng chính nó.
- HS nêu
TIẾT 7 CHÍNH TẢ 
 NHỚ – VIẾT: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I - MỤC TIÊU 
-Nhớ –viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
-Làm đúng bài tập 2a
-HS yêu thích chữ Việt. Rèn viết chữ đẹp, đúng mẫu.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b.
 - Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 phút
4 phút
1 phút
7 phút
15phút
3 phút
5 phút
3 phút
1 phút
1. Ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Bài cũ: Người viết truyện thật thà
Cho HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nhớ-viết: Gà Trống và Cáo. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
-YC HS đọc thuộc lòng đoạn viết chính tả.
- Lời lẽ của gà nói với Cáo thể hiện điều gì ?
- Gà tung tin gì để cáo rút ra được bài học?
-Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: chó săn, hồn, khoái chí, gian dối. 
b. Hướng dẫn HS viết chính tả:
-GV yêu cầu HS nhắc cách trình bày đoạn thơ
-YCHS nhớ và viết chính tả
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 
Bài 2a) Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Giáo viên giao việc.
-HS trình bày kết quả bài tập trên bảng phụ. 
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
4. Củng cố,:
-GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
-GV giáo dục HS có thói quen viết đúng chính tả và cẩn thận.
5.Dặn dò 
-Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
-CBB: Nghe-viết: Trung thu độc lập. 
-Nhận xét tiết học.
- HS hát, chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
- 3 – 5 HS đọc thuộc đoạn viết chính tả.
- Gà là một con vật thông minh.
- Có một cặp chó săn đang chạy đến để đưa tin mừng. Cáo ta sợ chó săn ăn thịt, vội chạy ngay, để lộ chân tướng.
- HS viết các từ khó lần lượt vào bảng con.
+ Dòng 6 lùi vào 2 ô ly; dòng 8 viết sát lề 
+ Chữ đầu dòng phải viết hoa..
+ Viết hoa Gà và Cáo khi lời nói trực tiếp và là nhân vật.
+ Lời nói trực tiếp đặt sau dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép.
-HS nhớ và viết chính tả vào vở. 
-HS soát lỗi
HS đối chiếu SGK sửa lỗi ra lề trang vở.
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS làm bài theo nhóm bàn
-HS trình bày kết quả bài làm. 
+ Thứ tự các từ cần điền: trí tuệ, phẩm chất, trọng, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân
-HS nhắc lại nội dung học tập
-HS viết vào bảng con một số từ hay viết sai
Lắng nghe
TIẾT 14 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I - MỤC TIÊU:
-Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp sếp sự việc theo trình tự thời gian.
-HS biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn.
* GDKNS: 
-Thể hiện sự tự tin
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
-Phương pháp: Thảo luận nhóm
-Kĩ thuật: trình bày một phút
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 phút
4 phút
1 phút
12 phút
18phút
3 phút
1 phút
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
 -GV cho 4 HS lần lượt lên kể 4 đoạn của của câu Vào nghề và nêu ý nghĩa của truyện này.
-GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
- Ở tiết học trước các em dựa vào cốt truyện để làm gì?
GV: Hôm nay, với đề bài cho trước, lớp mình sẽ thi xem ai là người có óc tưởng tượng phong phú để nghĩ ra được câu chuyện hay nhất.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Thảo luận nhóm/ Trình bày 1 phút
-GV cho HS đọc yêu cầu đề bài và phần gợi ý.
-GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian
GV hỏi lần lượt các câu hỏi
1. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào?
2. Em thực hiện điều ước như thế nào?
3. Em nghĩ gì khi thức giấc?
- GV yêu cầu HS tự làm bài sau đó kể trong nhóm cho nhau nghe.
- GV cho HS thi kể trước lớp.
GV nhận xét, sửa lỗi câu từ, cách thể hiện cho HS và ghi điểm, tuyên dương HS kể tốt, phát triển câu chuyện giỏi.
4. Củng cố:
- GV giáo dục HS biết cách phát triển câu chuyện phù hợp theo yêu cầu; biết hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, chăm học.
5.Dặn dò
 - Yêu cầu HS ở nhà hoàn thiện câu chuyện và kể cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. 
-HS hát
-4 HS lần lượt lên kể 4 đoạn của của câu Vào nghề và nêu ý nghĩa của truyện
-HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Dựa vào cốt truyện để xây dựng những đoạn văn hay câu chuyện.
HS đọc yêu cầu đề bài và phần gợi ý . Cả lớp đọc thầm.
Đề: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện được cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi, lần lượt trả lời.
+ VD: Mẹ em đi công tác xa. Bố em ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào bệnh viện chăm sóc bố. Một buổi trưa em đang ngủ thì chợt mơ thấy bà tiên nắm lấy tay em khen em hiếu thảo và cho em ba điều ước.
+ Điều đầu tiên em ước cho bố em mau khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ hai em mong con người thoát khỏi đau đớn của bệnh tật. Điều thứ ba em mong ước mình và em học giỏi để lớn lên làm người có ích cho xã hội và phụng dưỡng bố mẹ.
+ Em tỉnh giấc và tiếc vì đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng thực hiện được những điều ước đó.
Hoặc: Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng em tin rằng trong cuộc sống sẽ có rất nhiều những tấm lòng nhân ái đến với những con người chẳng may gặp hoàn cảnh khó khăn.
-HS viết ý chính vào vở dựa vào 3 câu hỏi gợi ý
-HS kể chuyện trong nhóm. HS nghe nhận xét, góp ý bổ sung cho nhau
-HS cử đại diện nhóm kể trước lớp. 
-HS nhận xét bạn kể về nội dung và cách thể hiện.
HS nêu nội dung tiết học.
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 7
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- Giúp HS nhận ra ưu ,khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
 - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
 - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
Thái độ: Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân , có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần 8.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Ổn định: Hát 
Tổng kết hoạt động tuần 7
 - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ về các mặt:
a/ Học tập
b/ Đạo đức
c/ Chuyên cần
d/ Lao động, vệ sinh
e/ Phong trào
g/ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
 - HS có ý kiến bổ sung
 - GV giải đáp thắc mắc
 - GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần và nhắc nhở những em chưa ngoan.
3. Bình chọn HS danh dự trong tuần: HS xuất sắc; HS tiến bộ; Gương người tốt, việc tốt
4. Xây dựng phương hướng tuần 8
 	- HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần 
- Đại diện nhóm phát biểu.
- GV chốt lại: 
a/ Học tập:
Khắc phục những khuyết điểm trên phát huy những ưu điểm.
- Hướng dẫn HS phương pháp tự học ở lớp cũng như ở nhà.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
- Duy trì công tác truy bài đầu giờ trước lúc vào lớp.
- HS tích cực hoạt động học tập nhóm.
- Học sinh thường xuyên mượn sách, truyện ở thư viện để tham khảo.
- Tích cực sưu tầm thông tin về Bác Hồ.
b/ Chuyên cần: 
- Duy trì sĩ số
- Đi học đầy đủ đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.
c/ Lao động, vệ sinh
- Thực hiện theo lịch phân công lao động của lớp, trường.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
d/ Đạo đức:
- Rèn luyện tác phong người đội viên gương mẫu.
e/ Phong trào:
- Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội,trường.
5. GV giải đáp thắc mắc
 Đồng Nơ , ngày 23 tháng 9 năm 2011
 GVCN
	 Nguyễn Kim Linh 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2012_2013_nguyen_kim_linh.doc