Giáo án soạn ngang Tuần 12 - Lớp 4

Giáo án soạn ngang Tuần 12 - Lớp 4

TẬP ĐỌC

VUA “TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ nghị lực và có ý chí vượt khó nên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng

2. Kĩ năng :

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước.

B. DẠY BÀI MỚI

- Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc

- GV chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lượt .

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .

- HS luyện đọc theo cặp .

- Một, hai HS đọc cả bài .

- GV đọc diễn cảm toàn bài .

 

doc 30 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn ngang Tuần 12 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12
Thứ 2 ngày 8 tháng 11 năm 2010
---------------------------------------------------
Chào cờ
---------------------------------------------------
tập đọc
vua “tàu thuỷ” bạch thái bưởi
i. mục tiêu
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ nghị lực và có ý chí vượt khó nên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng 
2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước.
b. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một, hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn từ đầu đến anh vẫn không nản chí trả lời câu hỏi: 
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ,Bạch Thái Bưởi đã làm những việc gì ?
Những chi tiết nào cho thấy anh là người rất có chí?
HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại, trả lời câu hỏi:
Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không cân sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào?
 Em hiểu như thế nào là “ một bậc anh hùng kinh tế” ?
Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
GV kết luận . Hướng dẫn hs rút ra ý nghĩa của bài :như mục I
Họat động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của câu chuyện và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1,2 đoạn có thể chọn đoạn .
C. Củng cố , dặn dò:
- GV hỏi : Truyện này giúp các em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét tiết học 
-----------------------------------------------------
Toán
nhân một số với một tổng
i. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số .
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Yêu thích môn học.
ii. đồ đông dạy học
Kẻ bảng phụ bài tập 1.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
A. kiểm tra bài cũ :
 KT vở bài tập của HS
b. dạy bài mới
- Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
a) GV ghi lên bảng hai biểu thức:4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 
Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính HS dưới lớp làm vở nháp, cho HS so sánh kết quả hai biểu thức đó
Hoạt động 2: Nhân một số với một tổng 
GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng còn bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng . Từ đó rút ra kết luận.
- GV viết dưới dạng biểu thức:
 	a x ( b + c) = a x b + a x c
Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1: GV treo bảng phụ , nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng
GV cho nhẩm kết quả với bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trống.
Cho HS tự làm vào vở. 
Bài 2: Bài này nhằm áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu để tính nhanh. Có thể nhẩm để tìm ra kết quả.
GV hướng dẫn HS làm mẫu một phép tính bằng hai cách để HS nhận ra cách làm nhanh nhất.
Cho HS tự làm vào vở các phép tính còn lại.
Bài 3: Cho HS tự làm vào vở.
HS nêu cách làm và kết quả.
GV khuyến khích HS áp dụng tính chất vừa học để làm nhanh hơn.
Bài 4: GV ghi lên bảng : 36 x 11
- Gọi một HS lên bảng nêu cách làm, làm bài, cả lớp làm vở nháp.
- GV nêu cách làm mẫu :
36 x 11 = 36 x ( 10 + 1 ) 
= 36 x 10 + 36 x 1 
= 360 + 36 
= 396
C. Củng cố , dặn dò 
- Chuẩn bị bài sau : Nhân một số với một hiệu .
--------------------------------------------------------
lịch sử
chùa thời lý
I - MỤC TIêU: Học xong bài này, HS biết : 
- Đến thời Lý, đạo Phật phỏt triển thịnh đạt nhất.
- Thời Lý, chựa được xõy dựng ở nhiều nơi.
- Chựa là cụng trỡnh kiến trỳc đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Ảnh chụp chựa Một Cột, chựa Keo, tượng Phật A-di-đà.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 
A . Kiểm tra bài cũ : 
Tại sao Lý Thỏi Tổ quyết định dời đụ từ Hoa Lư ra thành Đại La ? 
B . BÀI MỚI : 
- GV giới thiệu : Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời phong kiến Phương Bắc đụ hộ. Đạo Phật cú nhiều điểm phự hợp với cỏch nghĩ, lối sống của dõn ta nờn nhiều người theo Đạo Phật 
 Hoạt động 1 . Làm việc cả lớp
 - GV đặt cõu hỏi : Vỡ sao núi : "Đến thời Lý, đạo Phật trở nờn thịnh đạt nhất ?" 
Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất : Nhiều vua đó là theo đạo Phật. Nhõn dõn theo đạo Phật rất đụng. Kinh thành Thăng Long và cỏc làng xó cú rất nhiều chựa.
Hoạt động 2 : Làm việc cỏ nhõn 
GV đưa ra một số ý phản ỏnh vai trũ, tỏc dụng của chựa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thõn, HS điền dấu x vào ụ sau những ý đỳng 
+Chựa là nơi tu hành của cỏc nhà sư
+Chựa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật. 
+Chựa là trung tõm văn hoỏ của làng xó.
+Chựa là nơi tổ chức văn nghệ. 
HS làm VBT, trỡnh bày miệng , nhận xột thống nhất ý đỳng . 
 Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
HS quan sỏt , mụ tả chựa Một Cột, chựa Keo, tượng Phật A-dớ-đà ( SGK ) nhận xột chựa là một cụng trỡnh kiến trỳc đẹp.
 GV yờu cầu một vài HS mụ tả bằng lời hặc bằng tranh ngụi chựa mà cỏc em biết (chựa tặng em hoặc ngụi chựa em đó đến tham quan).
HĐ nối tiếp : Nhận xột gỡơ học.
 HS chuẩn bị bài Cuộc khỏng chiến chống quõn Tống xõm lược lần thứ 2 
Thứ 3 ngày 9 tháng 11 năm 2010
chính tả ( nghe - viết )
người chiến sĩ giàu nghị lực
phân biệt tr/ch , ươn/ ương
i. mục tiêu 
1.Kiến thức : Nghe - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người chiến sĩ giàu nghị lực”
2. Kĩ năng : Viết đúng chính tả những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch, ươn/ ương
 3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
- VBT Tiếng Việt Tập 1 
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
 GV gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng có âm đầu là s/ x .
b. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV đọc bài chính tả Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- HS đọc thầm lại bài.
- GV nhắc các em chú ý các từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số, cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết. GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi chính tả
- GV chấm 7 - 10 bài . Nhận xét chung .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập :
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài tập cho HS trước lớp .
- HS đọc thầm đoạn văn rồi làm vào vở .
- GV dán bảng nhóm lên bảng
- GV cho HS chơi thi tiếp sức .
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- GV cử một tổ trọng tài lên chấm điểm.
- GV cùng cả lớp nhận xét. Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
- GV chốt lại lời giải đúng làm mẫu cho cả lớp.
C. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
--------------------------------------------------------
Toán
nhân một số với một hiệu
i. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học
Kẻ bảng phụ bài tập 1.
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. kiểm tra bài cũ : 
KT vở bài tập của HS
b. dạy bài mới
- Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
a) GV ghi lên bảng hai biểu thức:3 x (7 - 5) và 3 x 7- 3 x 5
Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính HS dưới lớp làm vở nháp, cho HS so sánh kết quả hai biểu thức đó
Hoạt động 2: Nhân một số với một hiệu:
GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một hiệu còn bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. Từ đó rút ra kết luận.
GV viết dưới dạng biểu thức:
 	a x( b - c) = a x b – a x c
Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1: GV treo bảng phụ , nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng
GV cho nhẩm kết quả với bộ giác trị của a , b, c để viết vào ô trống.
Cho HS tự làm vào vở. 
Bài 2: Bài này nhằm áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu để tính nhanh. Có thể nhẩm để tìm ra kết quả.
GV hướng dẫn HS làm mẫu một phép tính bằng hai cách để HS nhận ra cách làm nhanh nhất.
Cho HS tự làm vào vở các phép tính còn lại.
Bài 3: Cho HS tự làm vào vở.
HS nêu cách làm và kết quả.
GV khuyến khích HS áp dụng tính chất vừa học để làm nhanh hơn.
Bài 4: GV ghi lên bảng : (7 –5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
Gọi hai em lên bảng làm bài, cả lớp làm vở nháp.
Gọi HS nhận xét kết quả , so sánh hai kết quả 
Cho HS nêu cách nhân một hiệu nhân với một số. Cho HS nêu lại .
C. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau : Luyện tập .
----------------------------------------------------
Địa lý
đồng bằng bắc bộ
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, vai trò của hệ thống đê ven sông.-
- Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
2. Kĩ năng :
-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về của đồng bằng Bắc Bộ, vai trò của hệ thống đê ven sông
- Chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
3. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ thành quả lao động của con người.
II- Đồ dùng dạy - học
-Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, đê ven sông
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
III- Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày những đặc diểm tiêu biểu của trung du bắc Bộ
B. Dạy bài mới 
- Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Đồng bằng lớn ở miền Bắc:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV chỉ vào vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí đó trên lược đồ
- Cho HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ
- GV chỉ trên bản đồ và cho HS biết hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ .
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
 HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi?
 Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên?
 Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy của nước ta?
Địa hình đồng bằng có đặc điểm gì?
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng ... : Làm việc cả lớp
- Gv cho cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- GV hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới và từ trái sang phải giúp HS kể được những gì các em nhìn thấy trong hình.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước phóng to lên bảng và giảng cho các em về vòng tuần hoàn đó.
- Giáo viên khắc sâu cho HS bằng cách viết sơ đồ bằng chữ lên bảng vừa viết vừa nói .
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên? 
Kết luận
GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa đưa ra kết luận về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
* Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
 GV giao nhiệm cho HS như yêu cầu ở mục Vẽ trang 49 SGK
Bước 2: Làm việc cá nhân
HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49
Trình bày theo cặp
Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Làm việc cả lớp
GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 24
--------------------------------------------------------
Chiều
ôn toán
Nhân một số với một hiệu - Luyện tập
A-Mục tiêu
 - Củng cố tính chất nhân một số với một hiệu.
 - Vận dụng tính chất này để giải toán.
B- các hoạt động dạy học 
1 - Luyện tập
Bài 1. Tính,
GV cho Hs nhắc lại tính chất nhân một số với một hiệu.
Lớp làm bài , 2 học sinh chữa bài
HS nêu cách tính.
Bài 2.Giải toán có lời văn.
2 HS chữa bài.
Lớp nhận xét bổ sung.
Bài 1 (T2) Tính bằng hai cách theo mẫu.
2 HS chữa bài.
Lớp nhận xét bổ sung.
Bài 2.Giải bài toán. 
GV nhận xét chốt bài làm đúng.
2 - củng cố dặn dò:
- HS về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau: 
----------------------------------------------------------
Luyện Tiếng việt
Luyện đọc : Có trí thì nên
Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi
A- mục tiêu
 - Học sinh đọc lu loát trôi chảy hai bài tập đọc.
 - Biết đọc diễn cảm đoạn văn trong hai bài tập đọc trên.
B- Các hoạt động dạy học
1 - Hướng dẫn luyện tập
- GV cho học sinh nhắc lại cách đọc của hai bài tập đọc.
- Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn
- Tiếp nối đọc theo đoạn.
- Tiếp nối và thi đọc diễn cảm
- Lớp nhận xét bổ sung
- GV theo dõi giúp học sinh đọc đúng
Nhận xét.
- Nội dung bài vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi nói gì?
HS phát biểu
2 - Củng cố dặn dò: 
-Học sinh về nhà học bài 
-Chuẩn bị bài: Người tìm đường lên các vì sao.
**************************************************
Thứ 6 ngày 12 tháng 11 năm 2010
toán
 luyện tập
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
Giúp HS :
- Thực hiện nhân được với số có hai chữ số
- Giải được các bài toán có phép nhân với số có hai chữ số..
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số
3. Thái độ :
- Tính chính xác và yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra VBT của HS 
B. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài : trực tiếp 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học:
- GV gọi HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số.
- Cho HS nhắc lại bằng lời. 
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: - GV hướng dẫn HS cách làm . Cho HS tự đặt tính rồi tính.
 - Cho HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài .
Bài 2 : - Cho HS tự làm bài vào nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống.
- HS đưa ra số để viết vào ô trống sau đó và phải giải thích vì sao lại điền được kết quả đó vào ô trống.
- GV và HS cùng nhận xét và đa ra kết quả đúng.
Bài 3 :
- Cho HS đọc đề bài, gọi HS tóm tắt đề toán.
- Cho HS tự giải bài vào vở sau khi đã hướng dẫn HS cách làm, gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm một số bài của HS, cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chốt lại lời giải đúng và nhận xét việc làm bài của HS
Bài 5 : 
- G ọi HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- Cho HS nêu cách làm, HS tự làm bài rồi chữa bài .
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với11
---------------------------------------------------------
luyện từ và câu
tính từ(tiếp theo)
i. mục tiêu
1. Kiến thức 
- Nắm đượcmột số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất . 
2. Kĩ năng 
- Bước đầu biết sử dung những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm,tính chất.
3. Thái độ : 
- ý thức sử dụng đúng thể loại từ .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi rõ nội dung BT.III.1.
- Ba bảng nhóm và một số quyển từ điển để HS làm bài tập 2
iii. các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi hai HS lên bảng làm bài 3,4 tiết trớc.
b. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận xét: 
Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chôt lại lời giải đúng. 
- GV đưa ra kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ trắng đã cho.
Bài tập 2: 
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
- GV đưa ra kết luận.
* Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Cả lớp theo dõi trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập thực hành 
Bài tập 1: 
- Gọi một HS đọc nội dung của bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập. GV phát bảng nhóm cho 3 em. Các em gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất trong đoạn văn
- Những bài làm trên bảng nhóm trình bày kết quả,Gv và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của đề.
- GV phát phiếu cho 3 nhóm và ba quyển từ điển cho các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp và Gv nhận xét bổ sung thêm những từ ngữ mới.
- GV khen nhóm tìm được từ đúng và nhiều từ nhất.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, đặt câu của mình.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh. 
C. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS soạn bài của tuần sau: Mở rộng vốn từ: ý chí - Nghị lực
-----------------------------------------------------------
tập làm văn
 kể chuyện( kiểm tra viết)
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Nắm được cách viết một bài văn kể chuyện theo đúng yêu cầu của đề bài.
2. Kĩ năng : 
- HS thực hành viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng yêu cầu của đề là có nhân vật, sự việc, cốt truyện, diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
- Giấy bút làm bài kiểm tra.
- Bảng phụ viết đề bài, dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện.
iii. các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra sự chuẩn của HS.
B.dạy bài mới:
- Giới thiệu bài : trựctiếp 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài:
GV đưa ra ba đề kiểm tra. Cho HS đọc kĩ ba đề kiểm tra sau đó chọn một đề mà mình thích để làm bài.
Nhắc nhở HS cần đọc kĩ và xác định đúng yêu cầu của đề. Làm bài cần đủ ba phần : Mở bài ,diễn biến, kết thúc.
GV đưa ra dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện cho HS đọc lại.
Hoạt động 2: Cho HS làm bài kiểm tra:
GV theo dõi HS làm bài, Gợi ý cho những em còn lúng túng.
Không cho các em coi bài nhau cũng như coi trong văn mẫu.
Hết giờ GV thu bài mang về nhà chấm
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà xem lại bà
--------------------------------------------------------
Khoa học
nước cần cho sự sống
i. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật
- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
2. Kĩ năng :
- Trình bày được về vai trò của nước trong sự sống và trong sản xuất.
3. Thái độ 
- Có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch không lãng phí nước..
ii. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 50, 51 SGK
- Bốn bảng nhóm
- Tranh ảnh tài liệu về vai trò của nước.
iii. các Hoạt động dạy - học
a.Kiểm tra bài cũ:
 Nêu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
b. dạy bài mới
- Giới thiệu bài : trực tiếp 
Hoạt động 1: tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động thực vật.
* Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động thực vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS nộp các tranh ảnh đã sưu tầm được
- Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
+ Nhóm 1: trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể con người
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
- GV giao lại tài liệu, tranh ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc cùng bảng nhóm băng dính và bút dạ
Bước 2: Trình bày và đánh giá
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
Kết luận: Như mục bạn cần biết SGK trang 50
 Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Động não.
- Gv nêu câu hỏi và lần lợt yêu cầu mỗi HS đưa ra một ý kiến về: Con người còn sử dụng nước vào việc gì khác.
- GV ghi tất cả những ý kiến trên lên bảng.
Bước 2: Thảo luận phân loại các nhóm ý kiến
Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở bước 1, HS và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau.
Bước 3:Thảo luận từng vấn đề cụ thể
- GV lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS đưa ví dụ minh hoạ.
- HS có thể sử dụng thông tin từ mục bạn cần biết trang 51 SGK và t liệu đã sưu tầm.
- GV khuyến khích HS tìm dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương.
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 25 
-----------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
Cán sự lớp chủ trì
----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 lop 4 ngang moi Tri.doc