A. Mục tiêu:
- Hs hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài tập đọc: “Trung thu độc lập”.
- Hs đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
TẬP ĐỌC Tiết bài: 13 TRUNG THU ĐỘC LẬP SGK/ 66 - Thời gian dự kiến: 40 phút. Mục tiêu: - Hs hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài tập đọc: “Trung thu độc lập”. - Hs đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ. - Giáo dục học sinh chăm chỉ trong học tập. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm. + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Chị em tôi) * Hs đọc bài, TLCH: + Nêu ý nghĩa của bài * Gv nhận xét, chấm điểm II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Trung thu độc lập). 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. * Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn: + Đoạn 1: Năm dòng đầu + Đoạn 2: Tiếp theoto lớn, tươi vui + Đoạn 2: Còn lại * Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt. * Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: man mác, soi sáng, làng mạc * Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. * Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. * Hs đọc theo cặp. * Gọi 1 Hs đọc toàn bài. * Giáo viên đọc lại toàn bài. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Gv nêu câu hỏi, Hs đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk/67: + Câu 1: (Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do) + Câu 2: (Dưới ánh trăng, dòng thácto lớn, vui tươi) + Câu 3: (Anh mơ ước trở thànhnhững con tàu to lớn) c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu Hs nhắc lại. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. a. Mục tiêu: Hs đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn. b. Cách tiến hành: * Giáo viên gọi 3 Hs đọc nối tiếp toàn bài. * Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Anh nhìn trăngto lớn, vui tươi” * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên. * Thi đọc diễn cảm trước lớp. c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. III. Củng cố - Dặn dò: * Ý nghĩa: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. * Về nhà học bài và xem bài mới. D. Phần bổ sung: TOÁN Tiết bài: 31 LUYỆN TẬP SGK/ 33- Thời gian dự kiến: 40 phút A.Mục tiêu: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài. B. Đồ dùng dạy học: + C.Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Phép trừ) * Hs tính: 987642 – 2468; 8000 - 1279. * Gv nhận xét, chấm điểm II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập) 1. Hoạt động 1: Thực hành a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng các bài tập. b. Cách tiến hành: Bài 1: Tính rồi thử lại: 38726 TL 79680 42863 TL 71900 + 40954 - 38726 + 29127 - 42863 79680 40954 71900 29127 * Cả lớp làm bài tập, gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập. * Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: Giải toán * Gv hướng dẫn Hs cách giải bài toán: + Quãng đường ôtô chạy giờ thứ 2: 42640 – 6280 = 36360 (m) + Quãng đường ôtô chạy cả hai giờ: 42640 + 36360 = 79000 (m) = 79 (km) Đáp số: 79 km c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs. III. Củng cố - Dặn dò: * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. * Về nhà làm bài tập 4/sgk - 40 và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: ... ĐẠO ĐỨC Tiết bài: 07 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 1) Sgk / 11 -Thời gian dự kiến: 35 phút Mục tiêu: - Học sinh biết được tầm quan trọng của tiền của. - Học sinh hiểu và biết tiết kiệm tiền của. - Giáo dục học sinh biết quý trọng sức lao động. B. Đồ dùng dạy học: - Gv: - Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Biết bày tỏ ý kiến) * Hs nhắc lại ghi nhớ II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tóêt kiệm tiền của -Tiết 1) 1 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được cần tiết kiệm tiền của. b. Cách tiến hành: * Học sinh thảo luận nhóm 4. * Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm. * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt lại: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện con người văn minh, xã hội văn minh. 2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến a. Mục tiêu: Hs biết thế nào là tiết kiệm tiền của. b. Cách tiến hành: * Hs làm việc cá nhân, chọn ý đúng. * Cả lớp chọn bằng cách dùng bảng con. c. Kết luận: Gv nhận xét chung, tuyên dương học sinh: + Các ý đúng: c, d + Các ý chưa đúng: a, b 3. Hoạt động 3: Làm việc theo cặp a. Mục tiêu: Hs biết những việc nên và không nên làm. b. Cách tiến hành: * Hs thảo luận nhóm 2, trình bày. c. Kết luận: Gv nhận xét chung III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ. * Về nhà học bài và xem bài mới. * Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: .. ĐỊA LÍ Tiết bài: 07 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN Sgk/ 84 - Thời gian dự kiến: 40 phút. A.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Học sinh hiểu bài, nắm kỷ nội dung bài. - Giáo dục học sinh có ý học tập, tinh thần đoàn kết các dân tộc. B. Đồ dùng dạy học: - Gv: Bản đồ vùng Tây Nguyên. - Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tây Nguyên) * Hs nêu nội dung bài học * Gv nhận xét, chấm điểm II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Một số dân tộc ở Tây Nguyên) 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. a. Mục tiêu: Giúp học sinh kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên. b. Cách tiến hành: * Giáo viên đặt câu hỏi, Hs trả lời. * Cả lớp nhận xét. c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý: Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Học sinh biết được nhà rông ở Tây Nguyên. b. Cách tiến hành: * Giáo viên phát cho mỗi nhóm một giấy khô lớn. * Các nhóm thảo luận, trình bày. * Đại diện các nhóm báo cáo. * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung dùng để sinh hoạt tập thể gọi là nhà rông 3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Học sinh biết được một số lễ hội, trang phục ở Tây Nguyên. b. Cách tiến hành: * Hs làm việc theo nhóm, TLCH * Các nhóm nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Môt số lễ hộỉơ Tây Nguyên: Lễ cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu . III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò * Hs nêu nội dung của bài học * Giáo viên nhận xét tiết học. * Về nhà học bài và xem bài mới. D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................... THỂ DỤC Tiết bài: 13 TẬP HỌP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ - TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” Sgv/ 63 - Thời gian dự kiến: 35 phút Mục tiêu: - Hs nâng cao kỹ thuật về đội hình đội ngũ, trò chơi “Kết bạn”. - Học sinh tham gia nhiệt tình, nghiêm túc. - Giáo dục học sinh ý thức chấp hành nội quy. B. Địa điểm – phương tiện: + Gv: + Hs: C. Các hoạt động dạy học: NỘI DUNG ĐLVĐ B. PHÁP I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu * Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học. * Học sinh khởi động, xoay các khớp. * Hs chạy nhẹ nhàng trên sân. 5 phút 4 hàng ngang. II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản 1.Hoạt động1: Ôn lại đội hình đội ngũ. a. Mục tiêu: Học sinh ôn lại một số động tác b.Cách tiến hành: * Giáo viên hướng dẫn Hs tập lại một số động về đội hình đội ngũ: tập họp, dóng hàng, điểm số. + Cả lớp tập, Gv sửa sai cho Hs. + Từng tổ tập. * Các tổ trình diễn, cả lớp nhận xét 2. Hoạt động 2: Trò chơi. a. Mục tiêu: Học sinh gia trò chơi “Kết bạn”. b. Cách tiến hành: * Giáo viên nêu tên trò chơi. * Giáo viên phổ biến luật chơi. * Giáo viên cho học sinh tập chơi thử. * Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức. * Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ. * Cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào thắng cuộc. 25 phút Gv điều khiển. Gv điều khiển Hs chơi. III. Phần kết thúc: * Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. * Động tác hồi tỉnh. * Học sinh thả lỏng, hít thở sâu. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. 5 phút Hs dồn hàng D. Phần bổ sung: CHÍNH TẢ(Nhớ - viết) Tiết bài: 07 GÀ TRỐNG VÀ CÁO SGK/ 67 -Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Học sinh nhớ và viết đúng chính tả một đoạn trong bài “Gà Trống và Cáo” - Học sinh luyện viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập. - GD Hs ngồi đúng tư thế khi viết bài, rèn luyện chữ viết đẹp. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Người viết truyện thật thà) * Hs viết bảng con: 2 từ có S, 2 từ có X. * Gv nhận xét, chấm điểm II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Gà Trống và cáo). 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết. a. Mục tiêu: Hs nhớ và viết đúng chính tả đoạn 2 trong bài: “Gà Trống và Cáo”. b. Cách tiến hành: * Giáo viên gọi 1 em Hs đọc thuộc lòng bài viết. * Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý. * Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra những từ khó: hồn lạc phách bay, loan tin * Giáo viên phân tích từ khó, yêu cầu học sinh đọc các từ khó * Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con. * Học sinh nhớ và viết bài vào vở. * Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi. * Giáo viên cùng học sinh sửa lỗi và nhận xét. * Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. a. Mục tiêu: Học sinh làm đúng bài tập. b. Cách tiến hành: Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. * Cả lớp làm bài tập. * Gọi một em học sinh nêu kết quả: Những chữ bỏ trống có vần ươn, ương: + Thứ tự cần điền: lượn, vườn, hương, dương, tương, thường, cường. Bài 2b: Hs đọc yêu cầu bài tập: Tìm những từ có chứa tiếng có vần ươn, ương: + Vươn lên, tưởng tượng * Gọi 1 em nêu kết quả. * Cả lớp nhận xét, sửa sai. c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chấm điểm. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò * Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại. * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. * Về nhà xem bài mới. D. Phần bổ sung:. .... TOÁN Tiết bài: 32 BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ Sgk / 41 -Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong làm toán. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập) * Gọi Hs lên bảng giải BT: 3/ 40 * Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh, chấm điểm. II. Hoạt động dạy họ ... i phong cảnh quê hương) 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. a. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu, nhận biết về đề tài. b. Cách tiến hành: * Gv giới thiệu tranh mẫu về một số phong cảnh. * Hướng dẫn Hs nhận xét tranh mẫu. * Gv gợi ý cho Hs một số câu hỏi: + Em đã được đi tham quan những nơi nào? + Xung quanh nơi em sống có những cảnh nào đẹp? + Tả lại cảnh đẹp mà em thích. c.Kết luận: Gv chốt lại ý, hướng cho Hs lựa chọn cảnh định vẽ. 2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp a. Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ tranh phong cảnh. b. Cách tiến hành: * Gv hướng dẫn học sinh cách vẽ phong cảnh: + Vẽ tranh nhìn từ góc độ nào? Gồm có những chi tiết gì? + Các chi tiết nào chính thì vẽ trước, phụ vẽ sau. + Màu sắc của từng chi tiết cụ thể. c.Kết luận: Giáo viên chốt lại, hướng dẫn học sinh cách trang trí. 3. Hoạt động 3: Thực hành a. Mục tiêu: Hs hiểu bài và vẽ được tranh về phong cảnh quê hương. b. Cách tiến hành: * Cả lớp thực hành: Vẽ phong cảnh quê hương. * Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh. c. Kết luận: Gv nhận xét và sửa sai cho Hs. III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò * Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh. * Dặn dò: Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới. D. Phần bổ sung: ...................................................................................................................................................... ..... TUẦN 8 TẬP LÀM VĂN Tiết bài: 14 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN SGK / 75 - Thời gian dự kiến: 40 phút A.Mục tiêu: - Giúp Hs biết cách phát triển câu chuyện. - Hs luyện tập phát triển câu chuyện. - Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện) * Giáo viên nhận xét chung bài làm của Hs. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập phát triển câu chuyện) 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài a. Mục tiêu: Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài. b. Cách tiến hành: * Hs đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu của đề bài * Gv hướng dẫn Hs xác định đề bài, gạch dưới những từ ngữ cần lưu ý * Hs đọc nối tiếp các gợi ý c. Kết luận: Gv hướng dẫn Hs cách làm bài 2. Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: Hs thực hành phát triển câu chuyện. b. Cách tiến hành: * Gợi ý: + Em mơ thấy bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước? + Em thực hiện những điều ước như thế nào? + Em nghĩ gì khi thức giấc? * Cả lớp thực hành. * Hs đọc bài làm của mình. c. Kết luận: Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới. * Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: .. TOÁN Tiết bài: 35 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG Sgk/ 45 - Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập. B. Đồ dùng dạy học: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Biểu thức có chứa 3 chữ) * Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập: + Tính: a + b + c, với a = 10; b = 2; c = 5. * Giáo viên nhận xét và chấm điểm II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tính chất kết hợp của phép cộng). 1. Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất a. Mục tiêu: Hs nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng b. Cách tiến hành: * Gv giới thiệu: (5 + 4) + 3 = 9 + 3 = 12 5 + (4 + 3) = 5 + 7 = 12 Nhận xét kết quả 2 biểu thức: giống nhau Ta thấy: (5 + 4) + 3 = 5 + (4 + 3) * Vậy: (a + b) + c = a + (b + c) c. Kết luận: Gv nhận xét, rút tính chất. 2. Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, thực hành làm bài tập. b. Cách tiến hành: Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập: * Tính bằng cách thuận tiện nhất: 72 + 9 + 8 = (72 + 8) + 9 = 80 + 9 = 89 37 + 18 + 3 = (37 + 3) + 18 = 40 + 18 = 58 * Cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất 145 + 86 + 14 + 55 = (145 + 55) + (86 + 14) = 100 + 100 = 200 1 + 2 + 3 + 4 + + 9 = (1 + 9) + (2 + 8) + (3 + 7) + (4 + 6) + 5 10 + 10 +10 + 10 + 5 = 45 c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò. * Hs nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng. * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài. D. Phần bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ Tiết bài: 07 CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) Sgk/ 21 - Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Giúp Hs hiểu được diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - Hs kể sơ lược về diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - Giáo dục Hs kính trọng các danh nhân. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Năm 40) * Hs nêu bài học, trả lời câu hỏi: + Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa? * Gv nhận xét, chấm điểm II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo – Năm 938) 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa. b. Cách tiến hành: * Gv phát phiếu bài tập, Hs thảo luận nhóm, đánh dấu (x) vào cuối câu đúng: + Ngô Quyền là người Đường Lâm, Hà Tây + Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ + Ngộ Quyền chỉ huy đánh quân Nam Hán + Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi * Các nhóm trình bày * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý. 2. Hoạt đ ộng 2: Làm việc cá nhân. a. Mục tiêu: Học sinh biết được diễn biến cuộc khởi nghĩa. b. Cách tiến hành: * Hs làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào? + Ngô Quyền dựa vào thuỷ triều để là gì? + Trận đánh diễn ra như thế nào? * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c.Kết luận: Gv chốt lại ý: Ngô Quyền lợi dụng thuỷ triều lên xuống của song Bạch Đằngquân xâm lược. 3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. a. Mục tiêu: Học sinh biết được kết quả và ý nghĩa. b. Cách tiến hành: * Hs thảo luận nhóm và TLCH: + Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi và mang lại kết quả, ý nghĩa như thế nào? * Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. c.Kết luận: Gv chốt ý: Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại, Ngô Quyền lên ngôinước ta. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới. D. Phần bổ sung:.. ...... ÂM NHẠC Tiết bài: 07 ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1 Sgk / 12 - Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Giúp Hs tập đọc nhạc số 1 và nhận biết một số nhạc cụ dân tộc. - Hs đọc được độ dài các nốt đen, trắng - Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tập đọc nhạc số 1-Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc) * Hs kể tên một số nhạc cụ dân tộc. * Gv nhận xét, đánh giá. II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập hai bài hát: Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe – Ôn tập đọc nhạc số 1) 1. Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát. a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập 2 bài hát. b. Cách tiến hành: * Hs hát lại từng bài hát * Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có) * Tổ chức cho Hs trình diễn, thi đua c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs. 2. Hoạt động 2: Ôn tập đọc cao độ a. Mục tiêu: Hs ôn tập cao độ các nốt b. Cách tiến hành: * Ôn tập các nốt: đô, rê, mi, son, la. * Gv đọc mẫu, Hs đọc đồng thanh * Tập ghép lời ca. * Đọc, vỗ tay, gõ hình tiết tấu * Tập đọc nhạc số 1: son la son * Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có) c. K ết luận: Gv chốt lại ý, nhận xét. III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò: * Giáo viên nhận xét chung tiết học. * Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: . .. SHTT: SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 07 Tiết: 07 A. Mục tiêu: - Đánh giá, nhận xét tình hình hoạt động trong tuần vừa qua. - Đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động. B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động: 1. Ưu điểm: Nhìn chung các em Hs đều tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. 2. Khuyết điểm: Nhưng, vẫn còn một số học sinh tham gia công tác lao động chưa tốt. Tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. Chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng, còn làm việc riêng trong giờ học. Chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. C. Phương hướng tuần tới: 1. Hạnh kiểm: Trong tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở cho Hs về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. 2. Học tập: Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên GD, nhắc nhở Hs trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. 3. Các hoạt động khác: Đồng thời, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh.
Tài liệu đính kèm: