Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - A Ghíp

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - A Ghíp

Nếu chúng mình có phép lạ

I. Mục tiêu:

- Đọc tương đối trôi chảy toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

* HS yếu đọc đúng các từ khó trong bài. Đọc được 1 khổ thơ.

II. Đồ dùng dạy học:

GV:Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - A Ghíp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 8
 Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
	Tập đọc 
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu:
- Đọc tương đối trôi chảy toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
* HS yếu đọc đúng các từ khó trong bài. Đọc được 1 khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Nhóm 1 gồm 4 học sinh đọc màn 1, trả lời câu hỏi 2 SGK.
- Nhóm 2 gồm 3 học sinh đọc màn 2, trả lời câu hỏi 3.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b) Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
-Chia khổ ( 5 khổ)
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
* Theo dõi giúp HS yếu
- Kết hợp sửa sai, hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ khó.
-Gọi 1 HS đọc chú giải.
* Theo dõi giúp nhóm yếu
- Giáo viên đọc mẫu .
 Hoạt động HS
- 4 học sinh đọc
- 6 học sinh đọc
- lắng nghe
- 1 HS đọc bài
- 4 học sinh (HS 4 đọc khổ 4+5) đọc 2 lượt ( HS yếu 2-3 em đọc 1 khổ)
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 em đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi SGK:
* Hướng dẫn HS yếu trả lời câu hỏi
-Y/C HS nêu nội dung bài thơ.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
* Theo dõi giúp nhóm yếu
- Yêu cầu HS học thuộc lòng khổ 1+2.
- Tổ chức cho học sinh thi học thuộc lòng .
- Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất.
3. Củng cố dặn dò
- Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
- Nhận xét tiết học
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi 
ND: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- 2-3 em nhắc lại
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài thơ.
- 2 em cùng bàn đọc nhẩm kiểm tra học thuộc lòng.
- 5 học sinh thi học thuộc lòng.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu
- Trả lời
---------------------o0o-------------------------
	 Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Chấm và kiểm tra 1 số vở những em hôm trước chưa hoàn thành.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b. Luyện tập:
Bài 1/16: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh làm bài
*Theo dõi hướng dẫn HS yếu làm bài
- GV sửa sai đi đến kết quả đúng
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh thi đua làm nhanh
*Theo dõi hướng dẫn nhóm yếu 
 Hoạt động HS
- Nêu yêu cầu
- 4 em làm ở bảng lớp học sinh khác làm vào vở..( HS yếu làm câu a)
 26.387 54.293
+ 14.075 + 61.934
 9.210 7.652
 49.672 123.879
- Nêu yêu cầu
- Mỗi dãy chọn 3 em chơi tiếp sức. Học sinh khác theo dõi..( HS yếu làm câu a)
96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78
 = 100 + 78
 = 178
-Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 3: Tìm x
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh làm bài
*Theo dõi hướng dẫn HS yếu làm bài
- 1 em đọc
- 2 em lên bảng - Học sinh khác làm vào vở
 a) x - 306 = 504 	 b) x + 254 = 680
 x = 504 + 306	 x = 680 - 254
 x = 810	 x = 426
- Giáo viên nhận xét sửa sai
Bài 4: Bài toán
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
* Hướng dẫn HS yếu nêu lời giải và phép tính.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
Bài 5:Bài toán
- Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi hình chữ nhật là gì?
- Gọi chu vi hình chữ nhật là P, ta có: 
P = (a + b) x 2
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố dặn dò
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật? Nêu công thức?
- Em nào chưa xong về hoàn thiện bài tập vào vở.
- Nhận xét tiết học
- 2 em đọc đề
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt
Một xã có: 5256 người
Sau 1 năm tăng: 79 người
Sau 1 năm nữa tăng: 71người
 Hỏi:a. Sau 2 năm tăng...người?
 . b. Sau 2 năm có tất cả ...người?
 Đáp số: 150 người
 5.406 người
- Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, được bao nhiêu nhân tiếp với 2.
 - Chu vi của hình chữ nhật là (a + b) x 2
- Công thức tổng quát để tính chu vi hình chữ nhật
+ Tính chu vi hình chữ nhật khi biết các cạnh
a) P = (6 + 12) x 2 = 56 (cm)
b) P = (45 + 15) x 2 = 120 (m)
- Trả lời
------------------o0o------------------------
	 Khoa học 
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nêu được những dấu hiệu để phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị các bệnh thông thường.
- Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi mình có những dấu hiệu của người bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh họa trang 32, 33 SGK
- Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi
- Phiếu ghi các tình huống
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
+ Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó?
+ Nêu cách đề phòng?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Bài mới
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
* Theo dõi nhóm yếu
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình minh họa trang 32SGK, thảo luận:
- Mỗi nhóm thể hiện:
+ Tranh thể hiện Hùng lúc khoẻ, lúc bệnh, lúc chữa bệnh
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lại (mô tả) câu chuyện?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương các nhóm.
 Hoạt động HS
- Tiêu chảy, tả, lị..
- Ăn sạch, uống sạch, ở sạch
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện 3 nhóm trình bày 3 câu chuyện vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.
+ Nhóm 1: tranh 1, 4, 8.
+ Nhóm 2: tranh 6, 7, 9 
+ Nhóm 3: tranh 2, 3, 5. 
HĐ2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh
- Yêu cầu học sinh hoạt động cả lớp.
1. Em đã từng bị mắc bệnh gì?
2. Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào?
3. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Học sinh hoạt động cả lớp.
1. Bệnh tiêu chảy.
2. Đau bụng dữ dội, buồn nôn, muốn đi ngoài liên tục, ...
3. Em báo ngay với bố mẹ hoặc thầy cô giáo, người lớn ...
Hoạt động 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm”
- Yêu cầu các nhóm ghi tình huống vào tờ giấy. Sau đó nêu yêu cầu.
+ Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.
* Giáo viên đưa ra các tình huống sau:
* Nhóm 1: tình huống 1 ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
* Nhóm 2: Tình huống 2: đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em, Bắc sẽ nói gì với mẹ?
* Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau buốt.
* Nhóm 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì?
* Nhóm 5: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương 
4.Củng cố-Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Dặn học sinh về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 33
- Học sinh thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày
+ Các nhóm tập đóng vai trong nhóm, các thành viên gợi ý cho nhau.
* Cách nói đúng
+ Nhóm 1: Mẫu
Học sinh 1: Mẹ ơi, con bị ốm!
Học sinh 2: Con thấy trong người thế nào?
Học sinh 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm.
Học sinh 2: Con bị tiêu chảy rồi để mẹ lấy thuốc cho con uống.
+ Nhóm 2: Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ.
+ Nhóm 3: Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau buốt trong kẽ răng mẹ ạ.
+ Nhóm 4: Linh sẽ sang nhờ bác hàng xóm mua thuốc và nói với bác Linh cảm thấy khó thở, ho nhiều và khi ho có đờm.
+ Nhóm 5: gọi điện thoại cho bố mẹ và nói em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không không chịu chơi và hay khóc.
Sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi.
	----------------------------------------
	Đạo đức 
Tiết kiệm tiền của (T. 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Nhận thức được:
Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
2. Học sinh biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ, trả lời 2 câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
 Hoạt động HS
- 2 em đọc và trả lời.
2. Bài mới: 
 Hoạt động 1: học sinh làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi học sinh lên chữa bài tập và giải thích.
- Cả lớp trao đổi và nhận xét đưa kết luận đúng. Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Yêu cầu học sinh tự liên hệ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đóng vai bài 5/13
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Yêu cầu học sinh lên đóng vai.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
* Kết luận chung: SGK
Hoạt động tiếp nối
- Yêu cầu học sinh nêu các cách tiết kiệm.
3. Củng cố dặn dò
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Vận dụng điều đã học vào thực tế
- Nhận xét tiết học
- 1 em đọc đề.
- 1 em lên làm.
- Các việc làm: a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
- Các việc làm: c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
- Vài em trả lời.
- 3 nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống.
- Học sinh thảo luận và đóng vai.
- 2 nhóm đóng vai.
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình. 
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời.
---------------------o0o------------------------ 
 Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2008
 Thể dục 
Ôn tập: Quay sau ... thành tiếng.
+ Đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kỳ diệu cùng nhau.
+ Công xưởng xanh trước khu vườn kỳ diệu sau.
+ 3 - 5 em đến tham gia thi kể.
+ Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc, trao đổi và trả lời:
Kể theo trình tự thời gian.
- Mở đầu đoạn 1: trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- 1 học sinh đọc.
- Đọc và trao đổi câu hỏi.
Kể theo trình tự không gian
- Mở đầu đoạn 1: Mi tin đến khu vườn kỳ diệu.
Mở đầu đoạn 1: Rời công xưởng xanh, Tin tin và Mi tin đến khu vườn kỳ diệu.
Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin tin đến công xưởng xanh
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối 2 đoạn?
3. Củng cố dặn dò
- Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
- Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học
- Về viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.
+ Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại.
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
- Trả lời
-----------------o0o--------------------
	 Lịch sử 
Ôn tập
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
+ Từ bài 1 - 5 học 2 giai đoạn lịch sử: buổi đầu dựng nước và giữ nước, hơn 100 năm đấu tranh giành lại độc lập.
+ Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và bảng thời gian.
+ Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ một trong 3 nội dung: đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang; khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiến thắng Bạch Đằng.
II. Đồ dùng dạy học
GV:Bảng và trục thời gian.Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Kết quả chiến thắng Bạch Thắng như thế nào đối với nước ta trong thời bấy giờ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
 Hoạt động HS
- 1 học sinh trả lời.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 2 SGK.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp để thực hịên yêu cầu của bài.
- Giáo viên vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu lên bảng 
- Học sinh đọc trước lớp.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận.
Nước Văn Lang 	Nước Âu Lạc rơi	 Chiến thắng
 Ra đời	vào tay Triệu Đà	 Bạch Đằng
Khoảng 700 năm 	Năm 179	CN	 Năm 938
- Giáo viên yêu cầu đại diện học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận về bài làm đúng và yêu cầu học sinh đổi chéo phiếu để kiểm tra bài lẫn nhau
Hoạt động 3: Thi hùng miệng.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
- Mỗi nhóm chuẩn bị một bài thi hùng miệng theo chủ đề:
+ Nhóm 1: kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Nhóm 2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Nhóm 3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng
- BGK làm việc.
- Giáo viên tuyên dương
3. Củng cố dặn dò
- Tổng kết giờ học, dặn học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 giai đoạn lịch sử vừa học. Tìm hiểu bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- 1 nhóm lên bảng báo cáo, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 3 nhóm.
- Các nhóm chuẩn bị theo hướng dẫn.
- 3 em làm giám khảo
	------------------------------------------
 	Toán 
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu: giúp học sinh
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
II. Đồ dùng dạy học
- GV:Ê ke, thước thẳng 
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
-Vẽ cho cô 1 góc nhọn? 1 góc bẹt? 1 góc tù?
-Cho biết các góc này như thế nào với nhau?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc trong thực tế cuộc sống.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. Giáo viên vừa nêu cách vẽ vừa thao tác.
Dùng ê ke vẽ:
+ Vẽ đường AB
+ Đặt 1 cạnh ê ke trùng với đuờng thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
- Yêu cầu học sinh cả lớp vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
3. Luyện tập:
Bài 1: Dùng ê kê để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc vơi nhau hay không.
- Giáo viên vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập SGK/52
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp cùng kiểm tra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ý kiến.
- Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau?
Bài 2: Cho hình chữ nhậtABCD, AB và BClà một cặp cạnh vuông góc với nhau. Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc....
- Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, học sinh ghi các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.
- Giáo viên nhận xét và kết luận đáp án đúng.
Bài 3: Dùng ê kê kiểm tra góc vuông...
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu học sinh vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC cắt cạnh DC tại điểm G.
- Yêu cầu học sinh nêu tên các hình chữ nhật đó.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò
- Vẽ lại cho cô hai đường thẳng vuông góc với nhau?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 Hoạt động HS
- 2 em vẽ
- 1 em trả lời.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Góc vuông.
- Ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, 2 cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen...
- Học sinh theo dõi thao tác của giáo viên và làm theo
 C 
 A O	B
 D
- 1 học sinh lên bảng vẽ, học sinh cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- 2 em đọc yêu cầu.
+ Dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau không?
+ Dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 học sinh lên bảng kiểm tra hình vẽ của giáo viên.
- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
- Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc góc vuông có chung đỉnh I.
- 1 học sinh đọc to trước lớp.
- 2 em đọc to trước lớp: AB và AD, AD và ĐC, DC và CD, CD và BC, BC và AB
- 2 em đọc đề.
- Học sinh quan sát
 A E B 
 D G C 
- AEGD, EBCG, ABCD.
-----------------o0o------------------
 Địa lý 
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ
- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học
GV:Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động GV
1. Bài cũ
- Yêu cầu học sinh kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên?
- Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên?
- Nhà rông dùng để làm gì?
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới
 Hoạt động HS
- Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng...
- Nam đóng khố, nữ quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc....
- Sinh hoạt tập thể: hội họp, tiếp khách.
a) Giới thiệu bài
b) Giảng dạy
HĐ 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
- Yêu cầu học sinh quan sát H1, chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu của Tây Nguyên và giải thích lý do.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau trả lời.
1. Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? ở tỉnh nào? Có cà phê thơm ngon nổi tiếng?
2. Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Học sinh lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ vừa trình bày:
+ Những cây trồng ở đây là cây cao su, cà phê, tiêu, chè...
Lý do: đó là những cây công nghiệp lâu năm, rất phù hợp với đất đỏ ba dan, tơi xốp, phì nhiêu.
1. Cây cà phê với diện tích là 494.200 ha. Trong đó nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột.
2. Rất cao, thông qua việc xuất khẩu các hàng hoá này ra các tỉnh thành trong nước và đặc biệt với nước ngoài.
- Học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 vài học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ
- Yêu cầu quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên trả lời:
(1). Chỉ trên lược đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên.
(2). Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?
(3). Ngoài bò, trâu, Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì?
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Yêu cầu học sinh, sơ đồ hoá kiến thức được học
- Tiến hành thảo luận cặp đôi. Đại diện cặp đôi trình bày ý kiến
 (1). 2 học sinh lên bảng chỉ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên: bò, trâu, voi.
(2). Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
(3). Ngoài trâu, bò, Tây Nguyên có nuôi voi, dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch.
- Học sinh cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 2 học sinh nhìn sơ đồ, trình bày các nét chính về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, hồ tiêu trên dất ba dan
Chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò trên các đồng cỏ
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây nguyên
3. Củng cố dặn dò
- Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?
- Gọi vài em đọc phần bài học 
- Nhận xét tiết học
------------------o0o-------------------
 	 SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
 I. Mục tiêu:
 - Hs nắm được ưu , nhược điểm trong tuần. Nắm được kế hoạch tuần tới .
 - Rèn cho hs kỹ năng tính tự giác trong học tập, biết nhận lỗi sửa sai.
 - Giúp học sinh ý thức và thái độ học tập tốt hơn, và tích cực tham gia các hoạt động khác do trường, lớp tổ chức. 
 II. Hoạt động trên lớp:
	1. Nhận xét hoạt động tuần qua :
	 *Ưu điểm: 
 - Các em đi học chuyên cần, đúng giờ, chăm học.
 - Ăn mặc đúng tác phong.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	 *Nhược điểm:
 -Còn có 1 số em chưa chú ý trong giờ học:.
 - Có 1 vài em đi họ muộn: 
	2. Kế hoạch tuần tới:
 - Tiếp tục chấn chỉnh và duy trì nề nếp học tập.
 - Duy trì sĩ số của lớp .
 -Tăng cường kiểm tra bài cũ, vở bài tập của HS.
 - Thường xuyên chấm chữa bài cho HS.
 - Nhắc nhở HS ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng .
 - Tham gia lao động đầy đủ.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 --------------------o0o--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_a_ghip.doc