Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I-Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm; bước đầu nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- GDHS chăm học.

II-Đồ dùng dạy học::

- Tranh minh hoạ bài tập đọc chủ điểm trong SGK

- Tranh (ảnh) về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc

III-Các hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/02/2022 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 29 tháng 3 năm 2010
TẬP ĐỌC
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I-Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm; bước đầu nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- GDHS chăm học.
II-Đồ dùng dạy học::
- Tranh minh hoạ bài tập đọc chủ điểm trong SGK
- Tranh (ảnh) về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1-Ổn định :
2-Kiểm tra :
- Nhận xét kết quả kiểm tra TV đọc của HS
3-Bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
 b/Phát triển :
*Hoạt động 1:. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc cả bài và chia đoạn
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần két hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó 
HS luyện đọc theo cặp
-1 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu bài
- Những điều em hình dung về đường lên Sa Pa được miêu tả trong đoạn văn ?
- Nêu những điều em hình dung về cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3: Nêu những điều em hình dung về cảnh đẹp Sa Pa?
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng diệu kì? 
- Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?
- Nêu nội dung của bài? 
**Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối cả bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. 
-GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
4-Củng cố-dặn dò :
-Cho HS nhắc lại nội dung bài .
-Nhận xét tiết học,tuyên dương.
-Liên hệ ,giáo dục
- Chuẩn bị bài sau: Trăng ơi ... từ đâu đến?
1’
2’
30’
3’
2 HS trả lời
+ Đoạn 1: Xe chúng tôi ... lướt thướt liễu rũ
+ Đoạn 2: Buổi chiều ... sương núi tím nhạt
+ Đoạn 3: Hôm sau ... đất nước ta
HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần
HS luyện đọc theo cặp
- Du khách lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, trong rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa, những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rũ
- Cảnh phố huyện ở Sa Pa rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt 
- Sa Pa là một vùng núi cao trên 1600m. Thời tiết ở đây biến đổi theo từng buổi trong ngày. Sáng sớm lạnh như mùa đông, khoảng 8, 9 giờ sáng là mùa xuân, giữa trưa có cái nắng nóng của mùa hè và xế chiều đổi sang mùa thu, để rồi chập tối và suốt đêm lại chuyển sang đông. Chính sự biến đổi đó làm cho cảnh vật biến đổi theo, cảnh đẹp lại càng thêm hấp dẫn khiến du khách háo hức, tò tò mò theo dõi, quan sát, chiêm ngưỡng. 
+ Vì phong cảnh Sa Pa đẹp
- Tác giả ngưỡng mộ,háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta
3 HS đọc nối tiếp
2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
Hs thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng
CHÍNH TẢ
AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1,2,3,4 ?
I-Mục tiêu:
Nghe, viết chính xác, đẹp bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ...?
Viết đúng tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch, êt/ êch
II-Đồ dùng dạy học::
Bài tập 2a hoặc 2b viết vào bảng phụ.
Bài tập 3 viết sẵn ở bảng lớp.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1-Ổn định :
2-Kiểm tra :
- Cho HS viết bảng con: rực rỡ, tinh khiết, lang thang, tản mắt, lân
- GV nhận xét, ghi điểm
3-Bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
 b/Phát triển :
*Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn văn
+ Đầu tiên người ta cho rằng ai đã nghĩ ra các chữ số?
+ Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
- Hướng dẫn HS viết từ ngữ khó
- GV Đọc từng câu ngắn hoặc cụm từ để HS viết.
- GV đọc lại bài để HS dò
- GV chấm , sửa bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Bài 2a
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
* Gợi ý HS: Nối các âm có thể ghép được với các vần ở bên phải, sau đó thêm dấu thanh các em sẽ được những tiếng có nghĩa
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi
Bài 3/104: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện và trả lời: 
+ Truyện đáng cười ở điểm nào?
4-Củng cố-dặn dò :
-Cho HS nhắc lại nội dung bài .
-Nhận xét tiết học,tuyên dương.
-Liên hệ ,giáo dục
 - Bài sau: Đường đi Sa Pa 
1’
4’
30’
3’
2 HS trả lời
Người Ả Rập
- Một nhà thiên văn học người Ấn Độ 
- HS tìm từ khó viết lên bảng
: A - Rập, Bát - đa, Ấn Độ, bảng thiên văn, dâng tặng, truyền bá
-HS viết bài chính tả vào vở
-HS đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc 
- Làm bài theo nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày
tr - trai, trái, trải, trại
Hè tới, lớp chúng em sẽ đi cắm trại
- tràm, trám, (xử) trảm, trạm
 Đức vua hạ lệnh xử trảm kẻ gian ác
- tràn, trán
 Nước tràn qua đê
- trâu, trầu, trấu, (cây) trẩu
Gạo còn nhiều sạn và trấu
- trăng, trắng
Trăng đêm nay tròn vành vạch
- trân, trần, trấn, trận
- HS làm bài cá nhân vào VBT
 - Ngếch mắt, châu Mĩ, kết thúc, nghệt mặt, trầm trồ, trí nhớ
KỂ CHUYỆN
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I-Mục tiêu:
Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng.
Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
II-Đồ dùng dạy học::
Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1-Ổn định :
2-Kiểm tra :
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm
- GV nhận xét, ghi điểm
3-Bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
Câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng mà các em nghe kể hôm nay sẽ giúp các em thêm hiểu về câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn? 
 b/Phát triển :
*Hoạt động 1: GV kể chuyện
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-GV chỉ vào tranh minh hoạ câu chuyện và nêu yêu cầu: Mỗi tranh minh hoạ cho 1 chi tiết chính của truyện, các em hãy cùng trao đổi và kể lại chi tiết đó bằng một đến 2 câu
- GV gọi HS nêu ý kiến
- GV kết luận và thống nhất nội dung của từng bức tranh như sau: 
b) Kể theo nhóm: Kể theo nhóm 5, mỗi em 1 đoạn trao đổi ý nghĩa
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể từng đoạn trước lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện 
4-Củng cố-dặn dò :
- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?
-Nhận xét tiết học,tuyên dương.
-Liên hệ ,giáo dục
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và tìm những câu chuyện được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm
1’
4’
30’
3’
2 HS trả lời
- HS làm việc theo N2, cùng trao đổi, quan sát tranh để kể lại chi tiết được minh hoạ.
- HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét bổ sung
+ Tranh 1: Mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau
+ Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có cánh để bay được như Đại Bàng Núi. Đại Bàng Núi bảo Ngựa Trắng muốn có cánh thì phải đi tìm, đừng quấn quýt bên mẹ cả ngày.
+ Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng
+ Tranh 4: Sói Xám ngáng đường Ngựa Trắng
+ Tranh 5: Đại Bàng Núi cứu Ngựa Trắng thoát nạn
+ Tranh 6: Đại Bàng sải cánh. Ngựa Trắng thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Thứ 4 ngày 31 tháng 3 năm 2010
TẬP ĐỌC
TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?
I-Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
- GDHS chăm học
II-Đồ dùng dạy học::
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1-Ổn định :
2-Kiểm tra :
- Đọc thuộc lòng 2 đoạn cuối, 1 HS đọc toàn bài Đường đi Sa Pa
1/ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên?
2/ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? 
- GV nhận xét, ghi điểm
3-Bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
 b/Phát triển :
 *Hoạt động 1:Luyện đọc:
- Bài thơ gồm mấy khổ thơ?
- Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi
- GV đọc mẫu
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi
+ Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- GV yêu cầu HS đọc thầm 4 khổ thơ còn lại
+ Trong 4 khổ thơ tiếp vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?
+ Những đối tượng mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của trẻ thơ?
- Hãy đọc thầm bài thơ và cho biết bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- Nêu nội dung của bài?
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Yêu cầu 6 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ. HS cả lớp theo dõi và tìm cách đọc hay
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu theo quy trình.
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
4-Củng cố-dặn dò :
-Cho HS nhắc lại nội dung bài .
-Nhận xét tiết học,tuyên dương.
-Liên hệ ,giáo dục
 - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ 
- Bài sau: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
1’
4’
30’
3’
2 HS trả lời
- 6 khổ thơ
- 6 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ
+ .... với quả chín và mắt cá
+ ...vì trăng hồng như một quả chín, treo lơ lửng trước nhà; vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi
+ Trăng tròn còn gắn với quả bóng, sân chơi, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân
+ Những đối tượng mà tác giả đưa ra rất gần gũi, thân thương với trẻ thơ.
- Yêu mến, tự hào về quê hương đất nước. Tác giả nghĩ không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước em
.
- 6 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm cách đọc
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ 
 YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ 
I-Mục tiêu:
Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị ... lịch sự.
Bước đầu biết nói lời yêu cầu,đề nghị lịch sự.Biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
Hiểu tại sao phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, đề nghị.
II-Đồ dùng dạy học::
Bảng phụ ghi các câu yêu cầu, đề nghị ở nhận xét 1.
Bảng phụ ghi lời giả ... à cây gì và chạy về đứng sau bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống: ưa nước, ưa khô hạn, ưa ẩm 
Thứ 5 ngày 1 tháng 4 năm 2010
Lịch sử:
Quang Trung đại phá quân Thanh
(Năm 1789)
 I-Mục tiêu:Học song bài này, HS biết:
- Dựa vào lược đồ thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ,tiêu biểu trận Ngọc Hồi,Đống Đa.
- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
 - Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa 
II-Đồ dùng dạy học::
Giáo viên: Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1-Ổn định :
2-Kiểm tra :
1/ Năm 1788, nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc để làm gì?
2/ Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc tiên quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ?
- GV nhận xét, ghi điểm
3-Bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
 b/Phát triển :
Hoạt động 1: Quân Thanh xâm lược nước ta
- GV yêu cầu HS đọc SGK/60 và nêu câu hỏi:
+ Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta
Hoạt động 2:Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh
-GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát lược đồ hình 1/61 SGK 
+ N1: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì?
+ N2: Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
+ N3: Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân?
+ N4: Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao?
+ N5 + 6: Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi?
+ N7 + 8: Hãy thuật lại trận Đống Đa?
-GV yêu cầu HS dựa vào các câu hỏi đã thảo luận và lược đồ để thi kể lại diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh
Hoạt động 3: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung
Tổ 1: Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc?
Tổ 2: Thời điểm vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Việc chọn thời điểm có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch? Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long, nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ?
Tổ 3: Tại trận Ngọc Hồi; nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta?
Tổ 4: Vậy theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh?
4-Củng cố-dặn dò :
-Cho HS nhắc lại nội dung bài .
-Nhận xét tiết học,tuyên dương.
-Liên hệ ,giáo dục
- Bài sau :
1’
4’
30’
3’
2 HS trả lời
Nhóm đôi
* Kết luận: Mãn Thanh là một vương triều thống trị Trung Quốc từ Thế kỷ XVII. Cũng như các triều đại phong kiến phương Bắc trước, triều Thanh luôn muốn thôn tính nước ta. Cuối năm 1788, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu viện nhà Thanh để đánh bại nghĩa quân Tây Sơn. Mượn cớ này, nhà Thanh đã cho 29 vạn quân do Tôn Sỹ Nghị cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta.
Nhóm 5
 Các nhóm thảo luận 1 nội dung theo câu hỏi
- Các nhóm cử đại diện thi kể
- Hành quân bộ từ Nam ra Bắc 
- Tết Kỷ Dậu.
- Vua cho quân ăn tết trước ® quyết tâm đánh giặc
- Quân Thanh xa nhà 
® uể oải tinh thần sa sút
- Ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước ... khiến giặc không thể dùng lửa đánh quân ta
-Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy
Địa lý:
Người dân và hoạt động sản xuất ở
đồng bằng duyên hải miền Trung (TT)
 I-Mục tiêu:
-Nêu được 1 số HĐSX chủ yếu của người dân ở ĐBDHMTrung.
+Hoạt động du lịch ở đây khá phát triển.
+Có nhiều nhà máy,khu công nghiệp
-GD ý thức bảo vệ môi trường.
II-Đồ dùng dạy học::
¨ Giáo viên: Bản đồ hành chính VN. Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở ĐB DHMT, lễ hội của người dân miền Trung. 
¨ Học sinh : SGK bằng mẫu vật, sản phẩm làm từ mía. 
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1-Ổn định :
2-Kiểm tra :
1/ Kể tên những nghề chính của vùng ĐBDHMT
2/ ĐBDHMT có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho việc sản xuất?
- GV nhận xét, ghi điểm
3-Bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
 b/Phát triển :
Hoạt động 1:Hoạt động du lịch
+ Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển?
+ Vị trí này có thuận lợi gì để phát triển du lịch? 
* GV: Bãi biển Nha Trang chỉ cho HS những bãi cát, nước biển trong xanh, hàng dừa xanh ...
+ Kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết? 
+ Kể tên một số di tích lịch sử, di sản văn hoá của ĐBDHMT mà em biết? 
+ Điều kiện phát triển du lịch ĐBDHMT có tác dụng gì đối với đời sống người dân? 
*Hoạt động 2:Phát triển công nghiệp
- Cho HS đọc thầm mục 4 trả lời nội dung
+ DDBDHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào?
+ Việc đi lại nhiều bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì? 
+ Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì?
* Kết luận: Ở vị trí ven biển, ĐBDHMT có thể phát triển giao thông đường biển. Người dân đi đánh cá ngoài khơi và đến các vùng khác bằng đường biển để trao đổi hoặc đón các tàu thuyền từ nơi khác đến. nên ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền phát triển mạnh. Và ĐBDHMT còn phát triển ngành công nghiệp mía đường. Các sản phẩm, hàng hoá làm từ mía rất đa dạng, phong phú như: bánh, kẹo, sữa, nước ngọt...
Hoạt động 3:Lễ hội
- Cho HS đọc mục 5 và quan sát H13/144 SGK trả lời nội dung 
+ Mô tả khu Tháp Bà? (Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp, có đỉnh nhọn, được xây từ lâu rồi song vẫn tồn tại tới ngày nay)
+ Kể các hoạt động lễ hội Tháp Bà?
4-Củng cố-dặn dò :
-Nhận xét tiết học,tuyên dương.
- Bài sau : Thành phố Huế.
1’
4’
30’
3’
2 HS trả lời
- 
+ Cả lớp
- ... sát biển 
- ... nhiều bãi biển đẹp
- ... Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né...
- ... Cố đô Huế, Thánh Địa, Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Phong Nha, Kẻ Bàng...
- ... có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập
- ... đường biển
- ... đóng tàu và sửa chữa chữa tàu thuyền
(Nhóm 4
H/đ Lễ: Người dân tập trung tại khu Tháp Bà làm lễ ca ngợi công đức Nữ thần. Cầu chúc cuộc sống ấm no hạnh phúc.
 H/đ Hội: 
. Văn nghệ: Thi múa hát.
. Thể thao: Bơi thuyền, đua thuyền)
Thứ 3 ngày 30 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn:
Luyện tập tóm tắt tin tức
 I-Mục tiêu:
 -Biết tóm tắt một tin đã cho bằng một hoặc hai câu và đặt tên cho bảng tin đã tóm tắt.
 -Bước đầu biết tự tìm tin trên báo thiếu nhi và tóm tắt tin bằng một vài câu.
GD ý thức học tập.
II-Đồ dùng dạy học::
GV: bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1-Ổn định :
2-Kiểm tra :
- Thế nào là tóm tắt tin tức?
- Khi tóm tắt tin tức cần thực hiện các bước nào?
- GV nhận xét, ghi điểm
3-Bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
 b/Phát triển :
:Bài 1, 2
- Gọi HS đọc nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gợi ý: Các em hãy đọc kĩ tin, quan sát tranh minh hoạ để hiểu nội dung thông tin. Hãy chọn 1 trong 2 tin để tóm tắt, sau đó đặt tên cho bản tin em chọn để tóm tắt
-Nhận xét, kết luận về tóm tắt đúng
Tin a: KHÁCH SẠN TRÊN CÂY SỒI
Tại Vát-te-rát ,Thuỵ Điển có một khách sạn treo trên cây sồi cao 13 mét dành cho những người muốn nghỉ ngơi ở những chỗ khác lạ. Giá một phòng nghỉ khoảng hơn 6.000.000 đồng một ngày (2 câu)
KHÁCH SẠN TREO
Để thoả mãn ý thích của những người muốn nghỉ ngơi ở những chỗ lạ, tại Vát-te-rát, Thuỵ Điển có một khách sạn treo trên cây sồi cao 13 mét. (1 câu).
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gợi ý: Các em hãy sưu tầm các tin ngắn nói về chủ điểm du lịch, khám phá trên các báo nhi đồng hoặc thiếu niên tiền phong. Sau đó tóm tắt lại
4-Củng cố-dặn dò :
-Cho HS nhắc lại nội dung bài .
-Nhận xét tiết học,tuyên dương.
-Liên hệ ,giáo dục.
-Dặn HS về nhà hoàn thành tốt bài tóm tắt tin tức, quan sát một con vật nuôi trong nhà, mang đến lớp tranh, ảnh về con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích
- Bài sau : : 
1’
3’
30’
 2’
2 HS trả lời
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng
- 3 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình 
-Thảo luận nhóm đôi 
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét, bổ sung
Tin b: NHÀ NGHỈ CHO KHÁCH DU LỊCH BỐN CHÂN
Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp đã mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân (1 câu).
- 2 HS ngồi cùng bàn trình bày, 1 HS đọc tin tức, 1 HS đọc tóm tắt và ngược lại 
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả
con vật
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
-Biết vận dụng hiểu biết để lập dàn ý một bài văn miêu tả con vật nuôi trong nhà.
- Giáodục ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi 
II. CHUẨN BỊ :
- HS chuẩn bị tranh minh hoạ về một con vật nuôi mà mình yêu thích
 - Giấy khổ to và bút dạ 
III...HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1-Ổn định :
2-Kiểm tra :
- Gọi 3 HS đọc tin và tóm tắt tin tức các em đã đọc trên bán Nhi đồng hoặc Thiếu niên tiền phong
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài
- GV Nhận xét, cho điểm từng HS
3-Bài mới :
 a/Giới thiệu bài :
 b/Phát triển :
*Hoạt động 1:. Nhận xét
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài văn con mèo hung và các yêu cầu
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm
+ Bài văn có mấy đoạn? 
+ Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì? 
+ Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì? 
+Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2. Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS dùng tranh minh hoạ giới thiệu con vật mình sẽ lập dàn y tảï
- Yêu cầu HS lập dàn ý
4-Củng cố-dặn dò :
-Cho HS nhắc lại nội dung bài .
-Nhận xét tiết học,tuyên dương.
-Liên hệ ,giáo dục
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả con vật và quan sát ngoại hình, hoạt động của một con chó hoặc con mèo
- Bài sau : : Luyện tập quan sát con vật
1’
4’
30’
3’
3 HS trả lời
2 HS đọc bài.
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảoluận, trả lời câu hỏi
- Bài văn có 4 đoạn 
 · Đoạn 1: "meo, meo" ... tôi đấy
Giới thiệu con mèo định tả
· Đoạn 2: chà, nó có bộ lông... thật đáng yêu
Tả hình dáng con mèo
 · Đoạn 3: có một hôm ... với chú một ít
Tả hoạt động, thói quen của con mèo
 · Đoạn 4: con mèo của tôi là thế đấy
Nêu cảm nghĩ về con mèo
Bài văn miêu tả cây cối gồm có 3 phần:
-Mở bài: Giới thiệu con vật được tả
-Thân bài: Tả hình dáng và các thói quen sinh hoạt một vài hoạt động chính của con vật
-Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật
3 ® 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu 
· Em lập dàn ý tả con mèo
· Em lập dàn ý tả con chó
· Em lập dàn ý tả con trâu 
- 2 HS viết vào giấy khổ to. HS cả lớp viết vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_ban_chuan_kien_thuc_3_cot.doc