Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 đến 10

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 đến 10

LỊCH SỬ

TIẾT 8 : ÔN TẬP

 A.- MỤC TIÊU : Học xong bài này ,HS biết :

 - Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước –Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.

 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên bằêng và trục thời gian. -Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.

 B.- CHUẨN BỊ :

 1-GV : - Băng và hình vẽ trục thời gian.

 -Một số tranh ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1.

 2-HS : SGK

 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 

doc 83 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 8
 Thứ hai 
 Ngày dạy: 12/10 / 2009
LỊCH SỬ
TIẾT 8 : ÔN TẬP
 A.- MỤC TIÊU : Học xong bài này ,HS biết :
 - Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước –Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên bằêng và trục thời gian.	 -Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
 B.- CHUẨN BỊ :
 1-GV : - Băng và hình vẽ trục thời gian. 
 -Một số tranh ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1.
	2-HS : SGK
 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
6’
8’
12’
I.- Ổn định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
-- Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh tan quân giặc?
(TB)
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán , Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?(K)
III.- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu : Trong các bài học trước , các em đã tìm hiểu về giai đoạn lịch sử nước ta từ lúc các vua Hùng dựng nước đến khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Bài học hôm nay giúp các em hệ thống lại các kiến thức cơ bản về giai đoạn lịch sử trên.
2-Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
- Treo băng thời gian lên bảng ,yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn vào giấy nháp.
- Gọi một số HS nêu kết quả trước lớp
Hướng dẫn HS thảo luận ,thống nhất ý kiến.
3-Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
- Từng nhóm 4 em theo bàn thảo luận ,nêu rõ các sự kiện lịch sử ở các mốc thời gian sau :
 Khoảng 700 năm TCN , cuối thế kỉ III TCN , năm 40 , năm 248 , năm 542 , năm550,năm 722 , năm 766 , năm 905 , năm 931 , năm 938?
- Gọi các nhóm nối tiếp nhau nêu rõ từng sự kiện.
- Hướng dẫn HS nhận xét , thống nhâùt ý kiến.
4-Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
- Chia lớp ra 3 nhóm , giao việc cho từng nhóm : 
 + Nhóm 1 : Kể lại đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ( sản xuất , ăn , mặc ,ở , ca hát , lễ hội )
 + Nhóm 2 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào?Nêu diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa?
 + Nhóm 3 :Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
-Cho các nhóm thảo luận rồi cử đại diện trình bày.
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét , thống nhất ý kiến.
-Hát 
- Lấy sách vở chuẩn bị học tập
2 HS trả lời :
- Ông dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng rồi nhử giăc vào bãi cọc để đánh úp.
- Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương , đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Nghe giới thiệu bài.
-Làm bài tập: Ghi nội dung mỗi giai đoạn lịch sử
 + Khoảng 700năm TCN: Vua Hùng lập nhà nước Văn Lang.
 + Năm 179 TCN : Triệu Đà chiếm nước Aâu Lạc
 + Từ 179 TCN đêùn 938 : Nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Thảo luận nhóm theo bàn , nêu được : 
+700năm TCN :Vua Hùng lập nước Văn Lang. + Cuôùi TK III TCN : Thục Phán lập nước Aâu Lạc
+ Năm 40 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Năm 248 : Khởi nghĩa của Bà Triệu.
+ Năm 542 : Khởi nghĩa của Lý Bí ( Lý Bôn ) 
+ Năm 550 : Khởi nghĩa của Triệu Quang Phục .
+ Năm 722 : Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
+ Năm 766 : Khởi nghĩa của Phùng Hưng .
+ Năm 905 : Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
+ Năm 931 : Khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ. 
+ Năm 938 : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, họp nhóm thảo luận thống nhất ý kiến rồi cử đại diện trình bày trước lớp.
- Cả lớp cùng nhận xét ,xác định ý kiến đúng.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Gọi vài HS nêu lại các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc.
-Dặn HS đọc kĩ các bài đã học để nắm chắc kiến thức.Đọc trước bài “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp lọan 12 sứ quân “
- Nhận xét tiết học.
-HS nêu
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC 
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
 A.- MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
 1/ Đọc trơn cả bài , đọc đúng nhịp thơ.
 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên ,vui tươi ,thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp 
 2/ Hiểu ý nghĩa của bài : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 3/ Qua đó giáo dục các em ý thức mơ tưởng xây dựng cuộc sống tốt đẹp , no đủ ,hoà bình.
 B.- CHUẨN BỊ :
 1-GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
 2-HS : SGK 
 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
10’
10’
10’
I.- Ổn định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
II.- Kiểm tra bài cũ : 2 nhóm HS :
- Nhóm 1 ( gồm 8 HS ) : Đọc phân vai màn 1 của vở kịch “ Ở Vương quốc tương lai “ ,trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
- Nhóm 2 ( gồm 6 HS ) : Đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 ,
- Nhận xét cho điểm từng em.
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu : Đọc bài Nếu chúng mình có phép lạ các em sẽ biết thêm về những ước mơ tốt đẹp của thiếu nhi.
- Cho HS quan sát tranh minh họa ở SGK. 
 1/Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.
a) Luyện đọc :
- Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ của bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ dễ đọc sai.
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ và nhấn giọng .
 + Khổ 1 : Nếu chúng mình có phép lạ 
 Bắt hạt giống nảy mầm nhanh.
 Chớp mắt / thành cây đầy quả.
 Tha hồ / hái chén ngon lành.
 + Khổ 4 : Nếu chúng mình có phép lạ.
 Hoá trái bom / thành trái ngon.
 Trong ruột không còn thuốc nổ.
 Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc thầm , đọc lướt bài thơ,trả lời các câu hỏi 
 + Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
 + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
 + Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau :
 > Ước “ không còn mùa đông “?
 > Ước “ hoá trái bom thành trái ngon “?
 + Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
-Cho HS đọc nối tiếp bài thơ.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ
- Cho cả lớp nhẩm HTL bài thơ. 
-Cho HS thi đọc thuộc lòng
- Nhâïn xét , khen những em đọc hay.
-Hát 
-Lấy sách vở chuẩn bị học tập
-Nhóm 1 đọc phân vai màn 1 + trả lời câu hỏi.
- Nhóm 2 đọc phân vai màn 2 + trả lời câu hỏi.
- Nghe giới thiệu bài.
- Quan sát tranh minh họa ,nêu nhận xét.
- 4 HS đọc 5 khổ thơ ( HS thứ 4 đọc 2 khổ thơ 4+5 )
- Luyện đọc các từ : giống , phép , xuống ,sao , trời
- Mỗi em đọc một khổ ,nối tiếp nhau đến hết bài 
- Cả lớp theo dõi.
- Theo dõi nắm cách đọc diễn cảm của GV.
- Đọc thầm, đọc lướt bài thơ ,thảo luận tìm ý trả lời các câu hỏi ,nêu được :
 + câu : Nếu chúng mình có phép lạ.
 nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết 
 + Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả 
 + Khổ 2 : Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc
 + Khổ 3 : Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
 + Khổ 4 :Các bạn ước trái đất không còn bom đạn , những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
 + ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu ,không còn thiên tai , không còn tai hoạ đe dọa con người.
+ước thế giới hoà bình ,không còn bom đạn , chiến tranh.
+ Đó là những ước mơ lớn , ,những ước mơ cao đẹp , ước mơ về một cuộc sống no đủ ,ước mơ được làm việc ,ước không còn thiên tai , thế giới chung sống trong hoà bình.
 + HS phát biểu tuỳ ý và liù giải được lí do mình thích.
-4 HS nối tiếp đọc bài thơ.
- Luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ 1 và 4.
- Cả lớp nhẩm thuộc lòng bài thơ.
-4 HS đọc thuộc lòng.
- Lớp nhận xét.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
-Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ?
-Dặn HS tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, đọc trước bài “Đôi giày ba ta màu xanh “ để chuẩn bị cho bài học sau.
 - Nhận xét tiết học 
- Bài thơ nói về các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------- 
----------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN 
LUYỆN TẬP 
 A.- MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : 
 - Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng ,phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật , giải toán có lời văn.
 - Rèn cho HS đức tính cẩn thận , chính xác.
 B.-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	1-GV : SGK,SGV
	2-HS : SGK
 C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
32’
I.- Ổn định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
-Nêu tính chất kết hợp của phép cộng? (TB)
- Viết công thức biểu diễn tính chất kết hợp của phép cộng? (TB)
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu : Nêu đề bài và mục tiêu bài học.
 2/ Hướng dẫn luyện tập.
Bài 2 :
- Bài tập yêu cầu các em làm gì? (HSTB )
- Hướng dẫn thêm : Muốn tính tổng bằng cách thuận tiện nhất các em nên áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.Khi tính ,các em có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng có tổng là các số tròn chục,tròn trăm,
- Cho HS làm bài tập rồi hướng dẫn HS chữa bài như trên 
Bài 3 :
Cho HS nêu yêu cầu bài tập rồi tự làm bài và chữa bài.
Bài 4 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS tóm tắt đề toán và giải.
- Chấm bài ,nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5 :
- Cho HS đọc to đề bài , xác định công thức tính chu vi hình chữ nhật P = ( a + b ) x 2.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
-Hát
-Lấy sách vở chuẩn bị học tập
2 HS trả lời :
- Khi thực hiện một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- ( a + b ) + c = a + ( b + c ) .
- Nghe giới thiệu , ghi đề bài.
- Tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
-Theo dõi nắm cách tính rồi tính giá trị các biểu thức. 
 Trình bày cách tính và kết quả.
- Nhận xét , chữa bài như trên.
-Làm bài tập 3 :
a)x - 306 = 504 b) x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 – 254
 x = 810 x = 426.
- Làm bài tập 4 :
Số dân tăng thêm sau hai năm là :
79 + 71 = 150 ( người )
Số dân của xã sau hai năm là : 
5256 + 150 = 5406 ( người )
Đáp số  ... o là cốc sữa.
 3 / Nước không có màu , không có mùi , không có vị 
- Tiến hành làm thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm , quan sát và thảo luận.
- Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm , trảlời câu hỏi và giải thích hiện tượng.
 Câu trả lời đúng là : 
1/ Nước có hình dạng của chai , lọ ,hộp ,vật chứa nước. 
2/ Nước chảy từ trên cao xuống và chảy tràn ra mọi phía.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- TL : Nước không có hình dạng nhất định , nó có thể chảy tràn ra khắp mọi phía , chảy từ trên cao xuống dưới.
+ Trả lời : 
1/ Em lấy giẻ , giấy thấm , khăn lau để thấm nước 
+ Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ giữa các sợi vải ,ccòn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải 
+ Ta cho chất đó vào trong cốc nước ,dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không.
-Làm thí nghiệm :
+ Một HS rót nước vào khay ,3 HS lần lượt dùng vải , bông , giấy thấm để thấm nước.
+ Em thấy vải , bông , giấy là những vật có thể thấm nước. 
+ 3 HS lên bảng làm thí nghiệm.
+ TL: Em thấy đường tan trong nước.
 Em thấy muối tan trong nước.
 Em thấy cát không tan trong nước.
2/Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Kể ra những tính chất của nước mà em biết được qua bài học 
- Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 Nước là một chất lỏng trong suốt không màu , không mùi , không vị ,không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp , lan ra khắp mọi phía , thấm qua một số vật và hoà tan được một số chất. 
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------- 
------------------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( t.t. )
 A.- MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS có khả năng : 
 1 – Thời giờ là cái quý nhất ,cần phải tiết kiệm.
 - Cách tiết kiệm thời giờ.
 2 – Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm
 B.- CHUẨN BỊ :
 - Môõi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ và trắng.
 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
14’
13’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
Vì sao trong cuộc sống , chúng ta cần phải tiết kiệm thời giờ?
III.- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu : Hôm nay , các em tiếp tục luyện tập về thực hành tiết kiệm thời giờ.
2-Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân ( bài tập 1 )
- Cho HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài tập cá nhân.
- Cho HS trình bày bài làm.
- Kết luận :
 + Các việc làm (a ) , ( c ) , ( d ) là tiết kiệm thời giờ.
+ Các việc làm (b ) , ( đ ) , ( e ) là không tiết kiệm thời giờ.
3-Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi ( bài tập 4 )
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
-Mời 3 HS trình bày trước lớp ,hướng dẫn HS nhận xét.
- Nêu nhận xét và kết luận chung ,khen ngợi những HS đã biết tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
Hát 
2 HS trả lời nêu được :
-Thời giờ là thứ quý nhất vì khi nó đã trôi qua thì không bao giờ trở lại được.Do đó , chúng ta cần phải biết sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách có hiệu quả.
- Nghe giới thiệu bài.
- Làm bài tập 1 :
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài tập cá nhân.
- HS trình bày bài làm : 1 HS đọc to tình huống , cả lớp chọn phiếu để biểu hiện thái độ ( phiếu màu đỏ là tiết kiệm,phiếu màu xanh là không tiết kiệm , phiếu màu vàng là còn phân vân ).Sau đó vài HS xung phong giải thích rõ lí do,cả lớp nhạn xét thống nhất ý đúng.
- Làm bài tập 4 :
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Từng cặp HS thảo luận trao đổi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
- 3 HS trình bày bài ,cả lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét 
3’
IV-Hoạt động tiếp nối : 
-Thực hiêïn tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiét học sau : bài “ Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ “
- Nhận xét tiết học.
HS nêu
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu 
 Ngày dạy 30/10/2009
Tập làm văn 
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GKI
--------------------------------
--------------------------------
TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
 A.- MỤC TIÊU : Giúp HS:
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
 B.- CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ kẽ sẵn bảng số có nội dung như sau: 
a
b
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
21’
I.- Ổn định tổ chức : 
II.- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập:
- HS 1: 457226 x 3
- HS 2: 805367 x 5
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu :Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân
 2 / Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: 
 a) So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau:
- Viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5 , sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
- Làm tương tự với một số cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và
 3 x 4 ; 8 x 9 và 9 x 8.
Kết luận: Vậy hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
 b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
- Treo bảng phụ
 -Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức
 a x b và b x a.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thứcn a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thứcn a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thứcn a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4?
- Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a?
- Ta có thể viết : a x b = b x a
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a?
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
- Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không?
- Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân.
 3 / Luyện tập, thực hành.
Bài tập 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài tập 2:
- Yêu cầu Hs tự làm bài
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
- Em làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = ( 2100 + 45) x 4
- Giải thích : Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = ( 2100 + 45) , vậy theo tính chất giao hoán của phép nhân thì hai biểu thức này bằng nhau.
- Yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các giá trị biểu thức có giá trị bằng nhau.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức c = g và e = b
 Bài tập 4:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống.
- Yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0.
Hát 
2 HS lên bảng làm bài tập, HS còn lại làm vào bảng con.
- Nghe giới thiệu 
- HS nêu 5 x7 = 35, 7 x 5 = 35
 Vậy 5 x 7 = 7 x 5
- HS nêu 4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8
- 1 HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện phép tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau:
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20
- Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a.
- 1 HS đọc : a x b = b x a
- Hai tích đều có thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b thì ta được tích b x a.
- Không thay đổi.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi
- Điền số thích hợp vào
- Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.
- HS nêu: 4 x 2145 = (2100 + 45 ) x 4
- HS nêu được:
+ Tính giá trị của biểu thức thì 4 x 2145 và
( 2100 + 45) x 4 cùng có giá trị là 8580
- HS làm bài để có kết quả:
4 x 2145 = ( 2100 + 45) x 4
3964 x 6 = ( 4 + 2) x ( 3000 + 964 )
10287 x 5 = ( 3 + 2) x 10287
- Giải thích theo cách thứ 2 đã nêu trên.
+ Vì 3964 = 3000 + 964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên :
 3964 x 6 = (4 + 2) x ( 3000 + 964).
+ Vì 5 = ( 3 + 2) mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có : 10 287 x 5 = ( 3 + 2 ) x 10287
- HS làm bài
a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0
- 1 HS nêu: 1 nhân bất kỳ số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kỳ số nào cũng cho kết quả là 0.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Cho HS nêu lại công thức và quy tắc về tính chất giao hoán của phép nhân.
- Dặn HS học thuộc công thức và quy tắc về tính chất giao hoán của phép nhân , chữa lại những bài tập làm chưa đúng và chuản bị cho bài học hôm sau.
- Nhận xét tiết học.
HS nêu
Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------- 
-----------------------------------------------------------------------------------------
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I/Tổng kết công tác tuần qua:
1/Những mặt làm được:
- Đảm bảo sĩ số,truy bài đầu buổi có chất lượng
- Bồi dưỡng đội học sinh giỏi & đội đố vui của lớp
- Dụng cụ học tập đầy đủ,có học bài và làm bài tập đầy đủ
- Lao động vệ sinh sạch sẽ,trực trường đầy đủ nghiêm túc
 -Ôn và thi GKI nghiêm túc 
 2/Những mặt chưa làm được:
-Đội đố vui và đội học sinh giỏi của lớp chất lượng chưa cao
II/Phương hướng tuần đến:
-Tiếp tục bồi dưỡng đội đố vui và đội học sinh giỏi của lớp
-Tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc công trình măng non có hiệu quả.
-Tăng cường kiểm tra bài, vở học sinh.
-Tập các bài hát,múa theo qui định của Đội
 -Nộp tiền xây dựng theo qui định của nhà trường đầy đủ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 8 10.doc