Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Đủ 2 buổi

Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Đủ 2 buổi

TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch và trả lời câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:

 

doc 25 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Đủ 2 buổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:	 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009.
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu:
1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:
a. Luyện đọc:
- 4 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ.
- GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Câu “Nếu chúng mình có phép lạ”.
+ Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì?
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước. Vậy những điều ước ấy là gì?
Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả
- GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của cách nói:
+ “Ước không còn mùa đông”
- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người.
+ “Hóa trái bom thành trái ngon”
- Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
+ Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài?
- Đó là những ước mơ lớn, ước mơ cao đẹp
+ Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?
HS: Tự suy nghĩ và trả lời theo đúng ý của mình.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm.
- GV đọc diễn cảm.
HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
C. Củng cố – dặn dò:
	- GV hỏi về ý nghĩa bài thơ.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
----------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 em lên chữa bài tập tiết trước.
 B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 3: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm.
GV có thể hỏi để củng cố cách tìm x.
+ ở biểu thức a thì x được gọi là gì?
- x gọi là số bị trừ.
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- 2 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
x – 306 = 504 
x = 504 + 306
x = 810. 
- GV hỏi lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- GV nhận xét, chấm bài.
a) Chu vi hình chữ nhật là:
P = (16 cm + 12 cm) x 2 = 56 (cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:
P = (45 cm + 15 cm) x 2 = 120 (cm)
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
-----------------------------------------------------------------
Khoa học
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: 
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 32, 33 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách phòng bệnh nêu qua đường tiêu hoá?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
a. HĐ1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện.
+ Bước 1: Làm việc cá nhân.
HS: Thực hiện theo yêu cầu ở mục “quan sát và thực hành” (trang 32 SGK).
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện như SGK và kể lại trong nhóm.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện, các nhóm khác bổ sung.
- Kể tên 1 số bệnh em bị mắc
HS: Tự kể.
- Khi bị bệnh đó em thấy như thế nào?
- Tự kể
- Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Vì sao?
- Báo cho bố mẹ để đưa đi khám bác sĩ vì nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
b. HĐ2: Trò chơi đóng vai “Mẹ ơi con sốt”:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
HS: Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
- Tình huống 1: Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Đi học về, Hùng thấy mệt, đau đầu, đau họng. Hùng định nói với mẹ nhưng mẹ mải chăm em, không để ý đến nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng em sẽ làm gì?
+ Bước 2: Làm việc nhóm.
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Các bạn phân vai theo tình huống.
+ Bước 3: Trình diễn lên đóng vai.
Kết luận: Như “Bạn cần biết”.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
	- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lý..
	- Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 
2. Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ Lời ước dưới trăng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 – 2 HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:
- GV chép đề lên bảng.
HS: 1 – 2 em đọc lại đề.
- GV gạch dưới những từ quan trọng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý, cả lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm lại 3 gợi ý.
- Những câu chuyện nào có trong SGK?
+ ở vương quốc Tương Lai.
+ Ba điều ước.
- Ngoài ra em còn được nghe thêm những truyện nào khác?
- Vào nghề.
- Lời ước dưới trăng
- Em sẽ chọn kể về ước mơ cao đẹp gì?
HS: Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, ước mơ chinh phục thiên nhiên, 
+ Kể chuyện phải có đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể xong cần trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Với những câu chuyện dài có thể kể 1 – 2 đoạn.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà kể cho mọi người cùng nghe.
------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh về tính chất của phép cộng. Giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Vận dụng làm tốt các bài tập trong vở bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
- Nêu các tính chất đã học của phép cộng?
- HS nêu lại bài cũ.
- Nhận xét và cho ví dụ.
- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
- HS nêu.
3. Thực hành giải toán:
- Nêu các bài tập về vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.
- HS vận dụng giải.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nêu một số bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó.
- Chấm bài cho học sinh.
- Nhận xét.
- Giải vào vở.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009.
Luyện từ và câu
Cách viết tên người – tên địa lí nước ngoài
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng viết 2 câu thơ theo lời đọc của GV.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Phần ghi nhớ:
- GV nhắc lại cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
3. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
- GV nhận xét, cho điểm
Đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập.
- 1 số HS làm trên bảng.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào vở.
- GV gọi HS trình bày bài làm của mình trên bảng.
- 3 – 4 HS làm bài trên phiếu.
+ Bài 3: 
- GV giải thích cách chơi.
- Nhận xét, bình chọn những nhóm chơi giỏi nhất.
- Tổ chức chơi trò du lịch theo cách chơi tiếp sức.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và hoàn thiện bài tập.
-----------------------------------------------------------------
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. 
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó:
- GV gọi HS đọc bài toán trong SGK.
- 1 em đọc bài toán.
10
Số lớn:
Số bé:
70
?
?
- Gọi HS lên chỉ 2 lần số bé trên sơ đồ.
- Muốn tìm 2 lần số bé ta làm thế nào?
- Ta lấy (70 – 10) : 2 
- Số bé là bao nhiêu?
- Số bé là 30
- Số lớn là bao nhiêu?
- Số lớn là 30 + 10 = 40
- Tương tự cho HS giải bài toán theo cách thứ 2 SGK rồi nhận xét cách tìm số lớn.
Giải:
Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60
Số bé là: 60 : 2 = 30
Số lớn là: 30 + 10 = 40
Đáp số: Số bé là 30
Số lớn là 40
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự tóm tắt và giải.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Tuổi bố:
Tuổi con:
38 T
58 tuổi
? tuổi
? tuổi
Tóm tắt:
 Giải:
Hai lần tuổi con là:
58 – 38 = 20 (tuổi)
Tuổi con là:
20 : 2 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
58 – 10 = 48 (tuổi)
+ Bài 2: Tương tự như bài 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Bài 3: 
- GV cho HS nêu cách tính nhẩm.
- HS: Số lớn là 8.
Số bé là 0 vì 8 + 0 = 8 – 0 = 8.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về hoàn thiện bài tập.
--------------------------------------------------------------
chính tả
Nghe – viết: trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “T ... ời bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào?
- Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- GV kết luận mục “Bạn cần biết” SGK trang 35.
b. HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô - rê - dôn và chuẩn bị cháo nước muối.
- HD học sinh đọc và trả lời câu hoie theo SGK.
HS: Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong H4, 5 trang 35 SGK.
- Đại diện trả lời câu hỏi.
- Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
- Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối.
- Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất.
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm.
- Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn và nấu cháo muối (không yêu cầu nấu).
c. HĐ3: Đóng vai.
HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống.
- GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét.
- Có thể đóng vai thể hiện nội dung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009.
kĩ thuật
khâu đột thưa
I.Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh quy trình khâu, mẫu đường khâu đột thưa, vải, kim, chỉ, kéo, thước, 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu – ghi tên bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu.
HS: Cả lớp quan sát mẫu ở mặt phải, mặt trái để trả lời các câu hỏi về đặc điểm của các mũi khâu.
- GV nhận xét câu trả lời và kết luận về đặc điểm mũi khâu đột thưa.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
* HĐ2: Hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật:
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
HS: Quan sát hình 2, 3, 4 SGK và nêu các bước.
- GV hướng dẫn từng thao tác.
HS: Gọi 1 – 2 em thực hiện lại thao tác khâu đột thưa.
- GV yêu cầu HS nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa và gọi HS thực hiện lại khâu lại mũi, nút chỉ cuối cùng đường khâu.
- Lưu ý:
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Khâu theo quy tắc lùi 1 tiến 3.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu.
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
HS: Thực hành khâu trên giấy kẻ ô li.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tập.
---------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập, vở bài tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS kể lại câu chuyện mà em đã kể ở lớp hôm trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- Đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách chuyển.
- Theo dõi, hướng dẫn hs làm bài tập.
- 1 em giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất từ ngôn kịch sang lời kể.
- Viết hoàn thiện bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 2 – 3 em thi kể.
+ Bài 2:
- Đọc yêu cầu và tự làm.
- Từng cặp HS suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Hai, ba HS thi kể, GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV dán tờ phiếu to ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2.
HS: Nhìn bảng phát biểu ý kiến.
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi.
Cách kể 1:
- Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin – tin và Mi- tin đi đến khu vườn kỳ diệu.
Cách kể 2:
- Mi – tin đến khu vườn kỳ diệu
- Trong khu Mi – tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin – tin tìm đến công xưởng xanh.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện.
----------------------------------------------------------------
Toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không.
II. Đồ dùng: 	
- Ê - ke, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi tên bài:
A
B
D
C
2. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
- Kéo dài 2 cạnh DC và BC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
- GV cho HS nhận xét.
+ Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông?
- Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
- Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
HS: Liên hệ những hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
- Nêu yêu cầu bài, HD học sinh làm bài.
- Thực hành vẽ, chữa bài.
a) Hai đường thăng IH và IK vuông góc với nhau.
b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
A
B
D
C
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có:
+ AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. 
+ CD và DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
M
N
P
Q
R
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) AD, AB là cặp cạnh vuông góc với nhau.
AD, CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau.
C. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học. Dặn hs về hoàn thiện bài tập vào vở.
------------------------------------------------------
Khoa học
Bdhs: ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Vở bài tập Khoa học 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu chế độ ăn của người mắc bệnh tiêu chảy?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động thực hành:
a. HĐ1: Cách ăn uống khi bị bệnh:
+ Tổ chức và hướng dẫn.
- Thực hành trao đổi, nêu ý kiến.
- GV phát phiếu có ghi câu hỏi.
? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường
HS: Thảo luận trong nhóm.
- Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín.
? Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao
- Nên cho ăn món ăn loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hoá
? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào
- Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- HS trả lời vào vở.
b. HĐ2: Chế độ ăn của người mắc bệnh tiêu chảy.
? Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào
- Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối.
- Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất.
c. HĐ3: Đóng vai.
HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống.
- GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét.
- Có thể đóng vai thể hiện nội dung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------
Tiếng việt
Bdhs: luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu học tập, vở bài tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc lại đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai đã hoàn thiện ở tiết trước.
B. Luyện tập:
1. Giứi thiệu bài:
2. HD học sinh làm và chữa bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách chuyển.
- 1 em giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất từ ngôn kịch sang lời kể.
Văn bản kịch:
Chuyển thành lời kể
- Tin – tin cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
- Tin – tin và Mi – tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 em bé mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin – tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
- Từng cặp HS đọc đoạn trích “ở vương quốc Tương Lai” quan sát tranh minh họa, suy nghĩ tập kể lại câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 2 – 3 em thi kể.
+ Bài 2:
- HD hs hiểu yêu cầu bài.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- Từng cặp HS suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Hai, ba HS thi kể, GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV dán tờ phiếu to ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2.
HS: Nhìn bảng phát biểu ý kiến.
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi.
Cách kể 1:
- Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin – tin và Mi- tin đi đến khu vườn kỳ diệu.
Cách kể 2:
- Mi – tin đến khu vườn kỳ diệu
- Trong khu Mi – tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin – tin tìm đến công xưởng xanh.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện hoàn chỉnh.
------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu 
- Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua
- Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới 
- Giáo dục HS ý thức tự quản.
II. Chuẩn bị 
Nội dung: 
+ Sơ kết tuần 8
 + Kế hoạch tuần 9
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: Hát 
2. Sơ kết công tác tuần 8
Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về :
Đạo đức 
Nề nếp 
Học tập
Lao động - vệ sinh
Thể dục - sinh hoạt tập thể
3. Nêu kế hoạch tuần 9
- Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần 
- Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo CT bồi dưỡng HSG.
- Chuẩn bị nội dung tiểu phẩm dự thi ATGT cấp trường và Huyện.
- Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 8 du 2 buoi.doc