Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Giáo viên: Phạm Minh Đầy - Trường tiểu học Tân Huề 2

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Giáo viên: Phạm Minh Đầy - Trường tiểu học Tân Huề 2

Môn: ĐẠO ĐỨC

Tiết: 8 Bài TIẾT KIỆM TIỀN CỦA

I- MỤC TIÊU:

- Như tiết 1 tuần 7

II.CHUẨN BỊ:

 Giáo Viên : - Sách Giáo Khoa Đạo Đức 4

 - Đồ dùng để học sinh chơi đóng vai .

 Học Sinh : - Sách giáo khoa + vở

 - Bìa xanh, đỏ, vàng .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra: Tiết kiệm tiền của( t1)

3. Bài mới:

Hoạt động 1:

- Gia đình em có tiết kiệm tiền của không ? Yêu cầu học sinh đưa các phiếu quan sát đã làm (Dặn chuẩn bị ở tiết trước ).

* Yêu cầu học sinh đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu ?

Nếu số việc chưa tiết kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm tức là gia đình em đó chưa tiết kiệm tiền của .

* Yêu cầu 1 số học sinh nêu lên một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm .

* Kết luận : Việc tiết kiệm tiền của không phải của riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm, em cũng phải biết tiết kiệm và nắhc nhở mọi người . Các gia đình đều tiết kiệm sẽ có ích cho đất nước .

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Giáo viên: Phạm Minh Đầy - Trường tiểu học Tân Huề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
õõõõõõõùõõõõõ
TUẦN8 
Từ : 4/ 10 đến : 8 / 10 / 2010
Thứ Ngày
 Môn
 Tiết
Tên bài dạy
HAI
4.10
Đạo đức
8
Tiết kiệm tiền của ( t 2 )
Tập đọc
36
Nếu chúng mình có phép lạ
Toán 
36
Luyện tập
MT
Lịch sử
8
Ôn tập
BA
5.10
chính tả 
8
NV : Trung thu độc lập ó
Khoa học
15
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
LT & C
15
Cách viết tên người tên địa lý nược ngoà
Toán
37
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
AV
TƯ
6.10
Tập đọc
16
Đôi giày bat a màu xanh
AV
Toán
38
Luyện tập 
Tập l văn
15
Luyện tập phát triển câu chuyện
TD
NĂM
7.10
Toán
39
Góc nhọn , góc tù , góc bẹt
LT & C
16
Dấu ngoặc kép
ÂN
Khoa học
16
Ăn uống khi bị bệnh
Kể chuyện
8
Kể chuyện đã nghe đã học
SÁU
8.10
Toán
40
Hai đường thẳng vuông góc
Tập l văn
16
Luyện tập phát triển câu chuyện
Địa lý
8
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Kĩ thuật
8
Khâu đột thưa
SHTT
8
TUẦN 8
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết: 8 Bài TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I- MỤC TIÊU: 
- Như tiết 1 tuần 7
II.CHUẨN BỊ:
 Giáo Viên : 	- Sách Giáo Khoa Đạo Đức 4 
 - Đồ dùng để học sinh chơi đóng vai .
 Học Sinh : 	- Sách giáo khoa + vở
 - Bìa xanh, đỏ, vàng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Ổn định:
Kiểm tra: Tiết kiệm tiền của( t1)
Bài mới:
Hoạt động 1: 
Gia đình em có tiết kiệm tiền của không ? Yêu cầu học sinh đưa các phiếu quan sát đã làm (Dặn chuẩn bị ở tiết trước ). 
* Yêu cầu học sinh đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu ? 
Nếu số việc chưa tiết kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm tức là gia đình em đó chưa tiết kiệm tiền của . 
* Yêu cầu 1 số học sinh nêu lên một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm . 
* Kết luận : Việc tiết kiệm tiền của không phải của riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm, em cũng phải biết tiết kiệm và nắhc nhở mọi người . Các gia đình đều tiết kiệm sẽ có ích cho đất nước . 
Hát
Làm việc với phiếu quan sát . 
Đếm theo cách giáo viên hướng dẫn để xem gia đình mình đã tiết kiệm hay chưa . 
Lắng nghe . 
Hoạt động 2: 
Em đã tiết kiệm chưa ? 
Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 . 
Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm. 
Trong các việc làm đó, những việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm ? 
* Kết Luận : Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm . Còn lại các em phải cố gắng thực hiện tiết kiệm hơn . 
Làm việc cả lớp 
Các việc ở câu a, b, g, h, k 
C, d, đ, e, i 
Hoạt động 3: 
Em xử lí thế nào ? 
Yêu cầu học sinh chia nhóm 6 
Nêu ra các tình huống . 
* Tình huống1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào ? 
* Tình huống 2 : Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ đã có . Tâm sẽ nói gì với em ? 
* Tình huống 3 : Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng . Cường sẽ nói gì với Hà ? 
Yêu cầu 3 nhóm lên xử lý tình huống . 
Các nhóm khác nhận xét . 
Hoạt động nhóm 6 – Chọn tình huống và bàn bạc cách xử lí và luyện tập đóng vai thể hiện . 
Hoạt động 4: 
Dự định tương lai 
Yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi . 
Yêu cầu học sinh ghi ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình như thế nào cho tiết kiệm . 
Yêu cầu một vài nhóm trình bày . 
Các nhóm khác nhận xét . 
Nếu còn thời gian kể chuyện “ Một que diêm” cho học sinh nghe . 
Hoạt động nhóm đôi .
Ghi dự định ra giấy . 
4.Củng Cố – Dặn Dò : 
Vì sao phải tiết kiệm ? 
Cần phải tiết kiệm như thế nào ? 
Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
Bổ sung:
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 15 Bài: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I- MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên .
- Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp . ( trả lời được các CH 1 , 2 , 4 ; thuộc 1 , 2 khổ thơ trong bài ) 
- HS khá , giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ;trả lời được CH 3
II. CHUẨN BỊ:
Giáo Viên : 	- Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK 
- Bảng phụ chép sẵn khỏ thơ 1 và 4 . 
Học Sinh : ( Sách giáo khoa + vở học )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh đọc phân vai vở : Ở Vương quốc tương lai. Trả lời câu hỏi theo nội dung bài . 
- Gọi 1 học sinh đọc lại hai màn và yêu cầu trả lời câu hỏi . 
- Nếu được sống ở vương quốc tương lai, em sẽ làm gì? 
- Nhận xét, cho điểm 
Hát
Màn 1 : 08 em đọc 
Màn 2 : 06 em đọc 
01 học sinh đọc và trả lời câu hỏi . 
3. Dạy bài mới 
1/ Giới Thiệu Bài : 
Yêu cầu học sinh mở SGK và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
- Vẽ cảnh các bạn nhỏ đang múa hát và mơ đến những cánh chim hòa bình, những trái cây thơm ngon những chiếc kẹo ngọt ngào . 
- Vở kịch : Ở vương quốc tương lai, những cậu bé đã ước mơ cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc . Bài thơ hôm nay các em sẽ tì hiểu xem thiếu nhi ước mơ những gì? 
- Lắng nghe . 
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc : 
Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ . 
Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh .
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc (3 lượt) . (Học sinh thứ tự đọc 2 khổ : 4 & 5 )
Đưa bảng phụ, giúp học sinh định hướng đọc đúng 
 Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh 
Chớp mắt / thành cây đầy quả 
Tha hồ / hái chén ngọt lành 
 Nếu chúng mình có phép lạ
Hoá trái bom / thành trái ngon 
Trong ruột không còn thuốc nổ 
 Chỉ toàn kẹo với bi tròn
Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp 
Yêu cầu 2 học sinh đọc lại cả bài 
* Đọc mẫu : Đọc diễn cảm, hồn nhiên, tươi vui . 
Luyện đọc theo cặp .
2 học sinh đọc cả bài . 
b/ Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ vầ trả lời các câu hỏi. 
- Cả lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi.
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ? 
- Câu thơ : Nếu chúng mình có phép lạ 
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? 
- Ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết . Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hòa bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc . 
- Mỗi khổ thơ nói lên điều gì ?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . 
* 1 : Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
* 2 : Ước trở thành người lớn để làm việc . 
* 3 : Ước mơ không còn mùa đông giá rét . 
* 4 : Ước không còn chiến tranh . 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ . 
- Học sinh nhắc nối tiếp ý 4 khổ thơ . 
Tìm hiểu câu thơ : Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì? 
- Ước muốn của các bạn thiếu nhi : Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai lũ lụt hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. 
Câu thơ : Hoá trái bom thành trái ngon mong ước điều gì ? 
Không còn chiến tranh, con người luônn sống trong hòa bình, không có bom đạn . 
Em thích ước mơ nào của các bạn ? Vì sao ? 
Em hãy cho biết bài thơ nói lên điều gì ? 
 Ghi nội dung chính bài thơ lên bảng : 
Phát biểu ý kiến tự do . 
- Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn .
2 học sinh nhắc lại nội dung chính của bài .
c/ Đọc diễn cảm và học thuộc lòng : 
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. 
- Cả lớp theo dõi tìm cách đọc từng khổ thơ. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và thực hiện đọc diễn cảm khổ thơ đã ghi ở bảng phụ . 
- Yêu cầu học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ . 
- Thực hiện đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ . 
4. Củng cố:
Hỏi học sinh về nội dung chính bài thơ 
Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ . 
Chuẩn bị bài mới . 
Bổ sung:
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
Môn: TOÁN
Tiết: 36 Bài LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
 - Tính được tổng của 3 số , vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo Viên : Bảng phụ kẻ sẳn bảng số trong bài tập 4 
 Học Sinh : Sách giáo khoa + vở
III. CÁC HOẠT ĐO ... äi dung truyện theo đúng trình tự không gian chưa?
- Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Về trình tự sắp xếp ?
- Về từ ngữ nối hai đoạn?
4.: Củng cố, dặn dò:
- Có những cách nào để phát triển câu chuyện.
- Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại màn 1, hoặc màn 2 theo hai cách vừa học.
Hát
-2 HS lên bảng kể chuyện.
- HS nhận xét .
- là lời thoại trực tiếp của các nhân vật đối thoại với nhau.
- 1HS kể.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng cách, cả lớp đọc thầm.
- Quan sát, kể chuyện, sửa chữa.
- 3 –5 HS thi kể.
- Có.
- Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
- Kể chuyện, nhận xét, bổ sung.
- 3-5 HS thi kể.
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Có thể kể “ Trong công xưởng xanh ” trước; “Trong khu vườn kà diệu”sau.
- Từ ngữ nối được thay bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
- Lắng nghe.
Bổ sung:
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết: 08 Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I- MỤC TIÊU: 
 -Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
 +Trồng cây công nghiệp lâu năm(cao su,càphê,hồ tiêu, chè,) trên đất badan.
 +Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ.
 -Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi,trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
 -Quan sát hình,nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn MaThuột
 - HS khá, giỏi :
+ Biết được những thuận lợi, khó khăn của điề kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên.
+ Xác dịnh được mối quan hệ thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người : đất bad an – trồng cây công nghiệp ; đồng cỏ xanh tốt – chăn nuôi trâu bò
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo Viên : Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam ; Tranh ảnh về vùng trồng cà phê . 
 Một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột .
 Học Sinh : Sách giáo khoa, vở học .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Ổn định:
2.KIỂM TRA BÀI CŨ 
Gọi 3 học sinh lên trả lời các câu hỏi : 
- Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên .
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc Tây Nguyên . 
- Mô tả nhà rông ở Tây Nguyên . 
Hát
3 học sinh thực hiện yêu cầu . 
Cả lớp theo dõi, nhận xét .
3.DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : 
Ở hai bài, bài 7 và bài 8 các em sẽ được tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên . 
Lắng nghe . 
2. Nội dung bài : 
a. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
Bước 1 : 
Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1 trả lời các câu hỏi sau : 
- Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên . Chúng thuộc loại cây gì ? 
- Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ? 
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ? 
Hoạt động nhóm 6 . 
Dựa vào kênh chữ và kênh hình để thảo luận và tìm câu trả lời đúng .
Bước 2 : 
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày . 
Sửa chữa, giúp các em hoàn thiện phần trình bày . 
- Giải thích thêm về sự hình thành đất đỏ ba dan . 
Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động . Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài (gọi là dung nham) nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan . Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan . 
Đại diện các nhóm trình bày . 
Lắng nghe .
Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Mâ Thuột hoặc hình 2 trong Sách giáo khoa, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột . (giúp học sinh có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê ) . 
Yêu cầu học sinh chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . 
- Không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : Cao su, chè, hồ tiêu . . . 
- Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ?
Giới thiệu một số tranh ảnh về sản phẩm của cà phê Buôn Ma Thuột . 
Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ?
Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ? 
Làm việc cả lớp 
Có biểu tượng về vùng cà phê . 
3 học sinh lên bảng chỉ 
Lắng nghe . 
Quan sát .
Thiếu nước vào mùa khô . 
Suy nghĩ và tiếp nối nhau trả lời . 
b. Chăn nuôi trên đồng cỏ: 
Hoạt động 3 : 
Làm việc cá nhân . 
Bước 1 : Yêu cầu học sinh dựa vào hình 1 bảng số liệu, mục 2 trong Sách giáo khoa trả lời các câu hỏi : 
- Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên . 
- Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ? 
- Ở Tây Nguyên vật nuôi được nuôi nhiều để làm gì ? (Chuyên chở người, hàng hóa)
- Sửa chữa, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời . 
Hoạt động cá nhân . 
Quan sát hình, đọc Sách giáo khoa . 
Nối tiếp nhau trả lời . 
4.Củng Cố – Dặn Dò :
Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc ở Tây Nguyên . 
Dặn về nhà học kỹ bài . 
Nhận xét tiết học . 
Bổ sung:
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
Môn: KỸ THUẬT
Tiết: 08	Bài: KHÂU ĐỘT THƯA (2Tiết )
MỤC TIÊU:
 -Biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 -Khâu được các mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu có thể chưa đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
 Với HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu ít bị dúm.
CHUẨN BỊ:
Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa.
Mẫu vài khâu đột thưa.
Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2).
- GV nhận xét sản phẩm
- Nêu 1 số ứng dụng thực tế
3.Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: Khâu đột thưa
II. Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướngdẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái kết hợp với quan sát hình 1.
- GV nhận xét và kết luận.
Mặt phải: các mũi khâu cách đều nhau giống mũi khâu thường.
Mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
Khâu đột thưa phải khâu từng mũi một (sau mỗi mũi khâu, phải rút chỉ).
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Nhận xét thao tác HS.
* Lưu ý:
+ Khâu theo chiều từ phải sang trái.
+ Thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Cuối đường khâu xuống kim để kết thúc đường khâu.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của HS.
- Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Chuẩn bị: Khâu đột thưa (tiết 2).
Hát
- HS trả lời câu hỏi.
Đặc điểm của mũi khâu đột thưa?
So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS quan sát hình 2, 3, 4 nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- HS tự vạch dấu đường khâu (giống vạch dấu đường khâu thường)
- HS đọc mục 2 (SGK) xem hình 3a, b, c, d vànêu cách khâu đột thưa.
- 1, 2 HS quan sát thao tác của GV để thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu.
- HS nêu cách kết thúc đường khâu.
- Đọc mục 2 phần ghi nhớ.
-HS thực hành trên giấy kẻ ô li.
Bổ sung:
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 CKT.doc