Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Trương Thị Hoài - Trường Tiểu học Nhân Đạo

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Trương Thị Hoài - Trường Tiểu học Nhân Đạo

Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

 I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diẽn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui , niềm khát khao của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai ttốt đẹp.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

 II/ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

- Tranh minh hoạ trong SGK.

 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A/ Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai hai màn củavở kịch " Ở vương quốc tương lai".

B/ Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

- Giới thiệu nội dung vở kịch .

- Cho HS quan sát tranh.

 

doc 25 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Trương Thị Hoài - Trường Tiểu học Nhân Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 8
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
 I/ Mục đích, yêu cầu
1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diẽn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui , niềm khát khao của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai ttốt đẹp.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 II/ Đồ dùng học tập
- Tranh minh hoạ trong SGK.
 III/ Các hoạt động dạy - học
A/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai hai màn củavở kịch " ở vương quốc tương lai".
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu nội dung vở kịch .
- Cho HS quan sát tranh.
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
a, Luyện đọc
- Bốn em đọc nối tiếp năm khổ thơ của bài.
- GV sửa lỗi phát âm, cách ngắt nghỉ.
- HS luỵên đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b, Tìm hiểu nội dung bài
HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài.
( Nếu chúng mình có phép lạ)
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
( Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- Câu hỏi 2,3:
+ Mỗi khổ thơ nói lên ước muốn gì của các bạn nhỏ? Những ước muốn ấy là gì?
( Khổ 1: ... ước cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: ... ước lớn nhanh để làm việc.
Khổ 3: ... ước không còn mùa đông.
 Khổ 4: ... ước không còn tiếng bom.)
+ Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ?
( Đó là ước mơ lớn, ước mơ đẹp: ước mơ về cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, không còn thiên tai, thế giới hoà bình.)
- Em thích ước mơ nào , vì sao?
( HS nêu và giải thích lí do)
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Bốn em đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn đọc đúng giọng của bài thơ và thể hiện tình cảm.
- Luyện đọc diễn cảm2, 3 khổ thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu ý nghĩa của bài.
- Tiếp tục học thuộc bài thơ.
- Về chuẩn bị bài" Đôi giày ba ta màu xanh".
Lịch sử
ôn tập
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết
- Từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lich sử : Buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn 1000 năm đấu tranhgiành độc lập.
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kì này. 
 II/ Đồ dùng dạy- học
- Băng và hình vẽ trục thời gian.
- Tranh ảnh, bản đồ cho bài tập 1.
 III/ Các hoạt dộng dạy - học chủ yếu
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp hoặc theo cặp
- GV treo băng thời gian, phát mỗi nhóm một bảnvà yêu cầu HS ghi nội dung mỗi giai đoạn.
- HS làm theo nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
Buổi đầu dựng nước và giữ nước
Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập
Khoảng 700 năm	Năm 179	 Công nguyên	 Năm 932
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- HS đọc câu 2.
- GV treo trục thời gian lên bảng.
- Yêu cầu HS hoàn thành tiếp.
- Các nhóm thảo luận, báo cáo.GV và cả lớp nhận xét.
3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- HS chọn một trong ba phần a, b, c.
- Kể theo nhóm đôi.
- Kể trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể đúng và hay.
4. Nhận xét giờ học và dặn dò.
Toán
Luyện tập
 I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
- Tính tổng các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng một cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn.
 II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Lưu ý HS đặt tính cho thẳng.
3 925	2814
 618	1429
	3046
	7289	
2. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
Tự làm bài rồi chữa bài.
VD: 96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78
	 = 100 + 78 
	 = 178
hoặc: 96 + 78 + 4 = 78 + ( 96 + 4 )
	 =78 + 100 
	 = 178
3. Bài 3: Tìm x
HS làm bài, sau đó gọi các em lên chữa
a, X - 306 = 504	 b,	X + 254 = 680
	 X = 504 + 306 ( tìm số bị trừ )	 X = 680 - 254 ( tìm số hạng)
	 X = 810	X = 426
4. Bài 4: HS đọc đề bài
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính sau hai năm số dân xã đó là bao nhiêu, ta cần biết gì?
( Biết số dân tăng sau hai năm)
- HS làm bài, một em lên bảng.
	Đ/ S: a, 150 người
	b, 5406 người
5. Bài 5: HS tự làm rồi chữa trước lớp.
Kết quả: 56 cm; 120 cm.
6. Nhận xét giờ học và dặn dò.
Đạo đức
tiết kiệm tiền của ( tiết 2)
 I/ Mục tiêu
- HS biết tiết kiệm , giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập, đồ chơi... trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
 II/ Tài liệu và phương tiện
- HS: vở bài tập đạo đức; các tấm bìa xanh, đỏ...
 III/ Các hoạt dộng dạy - học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân bài 4 SGK.
- HS làm bài tập.
- GV mời một số HS chữa bài tập và giải thích.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận: Các việc a, b, g, h, k là tiết liệm tiền của.
 	 Các việc c,d, đ, i, e, i là lãng phí tiền của.
- HS tự liên hệ.
 - Nhận xét, khen HS biết tiết kiệm tiền của
2. Hoạt động 2:Thảo luận ( BT 5 SGK )
- Một em đọc to bài tập số 5.
- Chia nhóm cho HS thảo luận.
- Các nhóm sắm vai.
- Thảo luận cả lớp
+ Cách ứng sử của bạn đã phù hợp chưa?
+ Có cách ứng sử phù hợp nào trong mỗi tình huống?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận cách ứng xử
a, Tuấn khuyên Bằng không nên xé sách vở vì như vậy vở sẽ xấu; hơn nữa làm như vậy là không tiết kiệm tiền của.
b, Tâm khuyên em không mua.
3. Kết luận chung
- HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn chuẩn bị cho giờ sau.
Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
A/ Mục tiêu: giúp HS
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
B/ Các hoạt động dạy - học
1. Hướng dẫn HS tìm trên sơ đồ và tính hai lần số bé rồi tính số bé, số lớn.
Tóm tắt
Số lớn: 
Số bé:
H/s chỉ hai lần số bé trên sơ đồ. Từ đó nêu cách tìm hai lần số bé.
	70 - 10 = 60
Tìm số bé:
	60 : 2 = 30
Tìm số lớn:
	30 + 10 = 40
Nêu cách 1: Tìm số bé trước.
- Tương tự giải bài toán 2.
- Nhận xét.
- Nhắc học sinh: Nhắc HS chọn 1 cách ở SGK.
2./ Thực hành:
- bài 1: Cho HS tự tóm tắt lời giải.
Tuổi bố:
Tuổi con: 
Bài giải
Hai lần tuổi con là:
 58 - 38 = 20 ( tuổi)
Tuổi con là:
 20 : 2 = 10 ( tuổi)
Tuổi bố là:
 58 - 10 = 48 (tuổi)
Đáp số: Bố 48 (tuổi)
Con 10 (tuổi)
- Bài 2: làm tương tự bài 1 sau đó chữa.
	Đáp số: 16 HS nam
	 12 HS nữ.
- Bài 3: Mõi dãy làm 1 cách, sau đó gọi mỗi dãy 1 em lên chữa bài.Nhận xét.
- Bài 4: HS nhẩm, nêu kết quả. 
Chính tả
Trung thu độc lập
 I/ Mục đích, yêu cầu
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn bài " Trung thu độc lập"
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/ d /gi.
 II/ Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết nội dung bài 2a.
- Bảng lớp viết nội dung bài 3a.
 III/ Các hoạt động dạy - học
A/ Bài cũ
- Mời một HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ bắt đầu bằng r/d/gi.
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc một lần đoạn chính tả cần viết.
- HS đọc thầm đoạn văn, chú ý cách trình bày, từ dễ sai.
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát bài.
- GV chấm bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Bài tập 2a: GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
+ Cả lớp đọc thầm truyện vui.
+ Lớp làm bài tập, hai em làm bảng phụ.
+Chữa bài. Kết quả : kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu, kiếm rơi, đánh dấu, kiếm rơi, đã đánh dấu.
+ HS đọc cả bài.
- Bài 3a: Yêu cầu HS làm bài 3a.
+ HS làm bài vào vở bài tập.
+ Chơi trò " thi tìm từ nhanh"
4. Củng cố, dặn dò
- Về chữa mỗi lỗi sai một dòng.
- Xem bài chính tả sau.
Thể dục
Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái.
I/ Yêu cầu
- Ôn tập, kiểm tra động tác quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.
II/ Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân thể dục vệ sinh, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: một còi, ghế ngồi cho HS.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 6 - 10 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học.
- Đứng tại chỗ, hát.
- Ôn động tác quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.
2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a, Kiểm tra đội hình, đội ngũ
- Nội dung kiểm tra: động tác quay sau, đi vòng phải, vòng trái.
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra
+ Tập hợp hàng ngang.
+Kiểm tra theo tổ dưới sự điều khiển của GV.
	- Đánh giá ở 3 mức độ.
	+ Hoàn thành tốt: A+
	+ Hoàn thành: A
	+ Chưa hoàn thành: B
b, Trò chơi vận động
- HS chơi trò chơi " Ném bóng trúng đích"
3. Kết thúc giờ học
- HS hát theo nhịp.
- Nhận xét giờ học, dặn dò.
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I/ Mục đích, yêu cầu
1. Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
2. Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
II/ Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết bài 1, bài 2 chưa điền.
- Hai mươi lá thăm để HS chơi trò chơi du lịch( BT3).
III/ Các hoạt động dạy - học
A/ Bài cũ
- Hai em viết bảng hai câu thơ có danh từ riêng SGV.
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần Nhận xét
a, Bài tập 1: GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài.
- Hướng dẫn HS đọc đúng theo chữ mẫu.
Mô- rít- xơ Mát - tec - lích, Hi - ma - lay - a...
- Ba, bốn em đọc lại.
b, Bài tập 2:
- GV đọc mẫu tên riêng nước ngoài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
+ Hỏi: Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
VD 
Tên người: Lép Tôn - xtôi gồm 2 bộ phận Lép và Tôn - xtôi. 
	 Bộ phân 1 gồm một tiếng Lép. Bộ phận hai gồm 2 tiếng Tôn/ xtôi.
Tên địa lí: Hi - ma - lay- a chỉ có một bộ phận gồm 4 tiếng
	 Niu Di - lân có hai bộ phận là Niu và Di - lân.
+ Chữ cái đầu của mỗi bộ phận viết thế nào?
( Chữ cái đầu của mỗi bộ phận phải viết hoa).
+ Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?
( Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có gạch nối)
c, Bài tập 3
- Hỏi: cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho gì đặc biệt?
( ...Viết giống tên riêng Việt Nam).
3. Phần Ghi nhớ
- Hai , ba em đọc to phần Ghi nhớ, lớp đọc thầm.
- Một em lấy ví dụ minh hoạ Ghi nhớ1 .
- Một em lấy ví dụ minh hoạ Ghi nhớ 2.
4. Phần Luyện tập
a, Bài tập 1: 
- Nhắc HS là bài văn có viết sai chính tả, em cần chữa lại cho đúng.
- HS đọc và làm bài.
- Chữa bài: các từ ác- boa, Lu- i Pa- xtơ, ác- boa, Quy- dăng - đơ.
- Hỏi: đoạn văn viết về ai?
( Viết về Lu - i ... ệu góc nhọn
- GV chỉ vào hình vẽ góc nhọn ở bảng phụ và nói: đây là góc nhọn.
Đọc là : góc nhọn đỉnh O, cạnh OA, OB. A
- Vẽ góc nhọn khác cho HS quan sát và đọc.
- HS cho ví dụ thực tế về góc nhọn. O B
- GV áp ê- ke vào góc nhọn và kết luận: Góc nhọn nhỏ hơn góc vuông.
b, Giới thiệu góc tù M
- GV tiến hành tương tự như trên.
c, Giới thiệu góc bẹt O N
- Góc bẹt đỉnh O, cạnh OC, OD.
- Một góc bẹt bằng hai góc vuông. C	 O 	 D
2. Thực hành
* Bài 1: HS quan sát hoặc dùng ê- ke để nhận ra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
* Bài 2:
- HS dùng ê- ke để kiểm tra góc của tam giác.
- Kết luận, sau đó nêu kết quả trước lớp
+ Tam giác ABC có 3 góc nhọn.
+ Tam giác DEG có góc vuông.
+ Tam giác MNQ có góc tù.
3. Nhận xét giờ học , dặn dò.
Địa lí
 Hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên
 I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết
-Trình bày một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
- Dựa vào lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- Xác lập mối quan hệđịa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau.
- Câu 3: bỏ.
 II/ Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về vùng cây công nghiệp.
 III/ Các hoạt động dạy - học
1. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Dựa vào kênh hình, kênh chữ thảo luận nhóm
+ Kể tên cây trồng chính ở Tây Nguyên?
+ Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở đâu?
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp để trồng cây công nghiệp?
* Làm việc cả lớp
+ HS quan sát tranh ảnh.
+ Chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ.
+ GV nêu: ngoài cây cà phê, ở Tây Nguyêncòn trồng cao su, chè, hồ tiêu...
- Hỏi: Em biết gì vè Buôn Ma Thuột?
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất ở Tây Nguyên là gì?
( ... Thiếu nước uống vào mùa khô).
- Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn?
2. Chăn nuôi trên đồng cỏ
- HS kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- HS nêu, GV hoàn thiện câu trả lời.
3. Tổng kết: HS trình bày tóm tắt đặc điểm trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc ở Tây Nguyên.
Mĩ thuật
 Tập nặn tạo dáng: nặn tạo dáng các con vật quen thuộc
 I/ Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm con vật.
- HS biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích.
- HS thêm yêu mến các con vật.
 II/ Chuẩn bị
- GV: tranh ảnh một số con vật quen thuộc; hình gợi ý nặn; một số sản phẩm của HS những năm trước.
- HS: Đất nặn, giấy nháp lót bàn khi nặn.
 III/ Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Quan sát, nhận xét
- GV dùng tranh ảnhcác con vật, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bài học.
+ Đây là con vật gì?
+ Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào?
+ Màu sắc của nó ra sao?
+ Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi thế nào?
- Yêu cầu HS kể thêm những con vật mà em biết và đặc diểm, hình dáng của nó.
3. Hoạt động 3: Cách nặn con vật
- GV dùng đất nặn và mẫu, yêu cầu HS quan sát cách nặn của GV.
+ Nặn từng bộ phẩnồi ghép đính lại.
+ Hoặc nặn con vật với các bộ phận chính gồm thân, đầu, chân, ... từ một thỏi đất, sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
4. Hoạt động 4: Thực hành
- Yêu cầu HS chuẩn bị đất nặn, lót bàn.
- Nhắc HS chọn con vật yêu thích nhất để nặn.
- HS thực hành, HS khá có thể nặn nhiều con.
- GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở HS giữ vệ sinh lớp học.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- HS trình bày sản phẩm lên bàn.
- Nhận xét, khen ngợi một số bài đẹp.
- Dặn dò: quan sát hoa lá để chuẩn bị cho tiết sau.
Thể dục
động tác vươn thở, tay. Trò chơi : nhanh lên bạn ơi
 I/ Mục tiêu
- Học hai động tác vươn thở và tay ở bài thể dục phát triển chung.. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi : " nhanh lên bạn ơi" . Yêu cầu tham gia trò chơi một cách chủ động, nhiệt tình.
 II/ Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: 1 còi, phấn trắng, thước dây, 4 cờ nhỏ.
 III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 6 - 10 phút
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Tập khởi động.
- Chơi trò chơi tự chọn.
2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a, học bài TD phát triển chung
- HS học động tác vươn thở , 3 - 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
+ Lần 1: GV nêu tên động tác,làm mẫu rồi phân tích . Tiếp theo, hướng dẫn HS cách hít vào, thở ra.
+ Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm, vừa tập cho HS quan sát.
+Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn động tác.
+ Lần 4: Cán sự lớp hô cho cả lớp tập; GV quan sát và sửa sai.
- Động tác tay
+ Tập 4 lần 2 x 8 nhịp.
+ GV làm mẫu và hướng dẫn theo các bước như trên.
b, Trò chơi vận động
- HS chơi trò chơi : " Nhanh lên bạn ơi".
3. Kết thúc: 5 - 10 phút
- Tập một số thả lỏng.
- Gv cùng HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học. Dặn dò: Về tập lại hai động tác.
Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
 I/ Mục đích, yêu cầu
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để dùng dấu ngoặc kép khi viết.
 II/ Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, phần nhận xét.
 III/ Các hoạt động dạy - học dạy - học
A/ Bài cũ
- Một HS nhắc lại phần ghi nhớ tiết trước.
- Một, hai em viết tên địa lí nước ngoài.
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Phần Nhận xét
a, bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ đoạn văn, HS đọc thầm.
- Hỏi: Những từ ngữ nào đặt trong dấu ngoặc kép?
( người lính ...ngoài mặt trận. 
Câu " Tôi chỉ có một ham muốn ... được học hành". )
- Những từ ngữ và câu đó là của ai?	 ( của Bác Hồ )
- Nêu tác dụng của đâu ngoặc kép?
( ... dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật).
b, Bài 2: HS đọc, suy nghĩ và làm bài.
- Nêu nhận xét
+ Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn chỉ là một từ hay một cụm từ.
+ Dấu ngoặc kép dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
c, Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi " Lầu " chỉ cái gì? 	( nhà cao, to, sang trọng và đẹp).
- Vậy từ lầu trong bài được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
 3. Phần Ghi nhớ: HS đọc phần Ghi nhớ.
4. Luyện tập
a, Bài tập 1: HS đọc , xác định yêu cầu của bài. HS suy nghĩ và làm bài.
- Đáp án: Lời dẫn trực tiếp là
" Em đã làm gì đẻ giúp đỡ mẹ? "	
" Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi xoa"
b, Bài 2: HS đọc yêu cầu và làm bài . 
Trả lời : Không thể viết xuống dòng, gạch đầu dòng vì đó không phải là lời dẫn trực tiếp.
c, Bài 3: HS đọc , tìm từ có ý nghĩa đặc biệt. Chữa bài. Kết quả
Phần a: Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt là " vôi vữa".
Phần b: ..." trường thọ" và "đoản thọ".
5. Củng cố, dặn dò.
Toán
Hai đường thẳng vuông góc
 A/ Mục tiêu
- HS có biểu tượng về hai đườngthẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có đỉnh chung.
- Biết dùng ê- ke để kiểm tra xem hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
 B/ Đồ dùng dạy - học 
 Ê- ke của GV và HS.
 C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
- Cho HS thấy rõ 4 góc A, B, C, đều là góc vuông.
 A	 B	- GV kéo dài AB và CD thành hai đường thẳng.
 	- Cho HS biết BC và DC là hai đường thẳng
	vuông góc.
	- Nhận xét: Hai đường thẳng BC và CD tạo 
	thành 4 góc vuông có đỉnh chung là C.
D	 C	 	- GV dùng ê- ke vẽ góc vuông đỉnh O , cạnhOM, ON. Hai đường thẳng OM và ONtạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
2. Thực hành
*Bài 1
- GV yêu cầu HS kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau hay không.
- Kết luận: IH và IK vuông góc với nhau.
	 MN và PQ không vuông góc với nhau.
* Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
	 Quan sát và trả lời: 
- BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- CD và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau
- AD và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
* Bài 3
- HS dùng ê- ke để kiểm tra. Sau đó, trả lời .
* Bài 4: HS làm bài rồi chữa
a, các cặp cạnh vuông góc với nhau là AD và AB; AD và DC.
b, Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là AB và BC; BC vàCD.
3. Củng cố, dặn dò.
Kĩ thuật
Khâu đột thưa ( tiết 1)
 I/ Mục tiêu
- HS nắm được qui trình khâu đột thưa.
- Bước đầu thực hiện khâu đột thưa.
- Biết ứng dụng khâu đột thưa trong đời sống hàng ngày.
 II/ Đồ dùng dạy - học
- GV : vải, kim chỉ, bút chì, thước, tranh qui trình.
- HS: Chuẩn bị như yêu cầu SGK.
 III/ Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Giới thiệu đường khâu, ứng dụng
- Cho HS quan sát đường khâu đột thưa.
- Nhận xét mũi khâu.
+ Mặt phải: mũi khâu cách đều nhau.
+ Mặt trái: mũi khâu sau lấn lên 1 mũi khâu trước
	 3
- ứng dụng: Khâu mép khăn, gấu tay, vá quần áo
3. Hướng dẫn khâu
 GV vừa làm, vừa hướng dẫn các em từng bước
- Vạch dấu đường khâu.
- Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
+ Bắt đầu khâu ( hình 3a )
+ Khâu mũi thứ nhất ( hình 3b)
+ Khâu mũi thứ hai ( hình 3c)
+ Khâu các mũi tiếp theo ( hình 3d)
* Chú ý: muốn đường khâu đột thưa phẳng, mũi khâu đều, khi khâu không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá và khâu đúng vào vị trí trên đường vạch dấu.
4. Thực hành
- Một số HS nhắc lại cách khâu.
- HS thực hành khâu . GV quan sát và nhắc nhở.
5. Dặn dò: Chuẩn bị để giờ sau thực hành.
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
 I/ Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyệntheo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
 II/ Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi mẫu về cách chuyển vở kịch thành câu chuyện. 
 III/ Các hoạt động dạy - học
A/ Bài cũ
- Một HS kể lại câu chuyện của tiết trước. 
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài 
Hôm nay chúng ta tiếp tục luyện tập về phát triển câu chuyện.
2. Hướng dẫn làm bài
a, Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Một HS giỏi làm mẫu, chuyển lời thoại của Tin- tin với em bé thứ nhất thành câu chuyện.
- GV nhận xét , sửa chữa, nếu cần.
- HS kể theo cặp.
- Hai, ba HS thi kể. GV và cả lớp nhận xét.
 b, Bài 2
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài
- hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- HS tự kể theo thứ tự không gian.
- Một số HS thi kể.
- GV và cả lớp nhận xét. GV tuyên dương những em kể đúng và hay.
c, Bài 3: GV hướng dẫn tương tự
3. Củng cố, dặn dò
- Hai em thi kể câu chuyện, lớp nhận xét.
- Dặn dò: Về tập kể và xem bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 8.doc