Giáo án lớp 4 - Tuần 8 năm 2012

Giáo án lớp 4 - Tuần 8 năm 2012

 1. CHÀO CỜ TRONG LỚP

- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.

2. SINH HOẠT:

*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .

* GV nhận xét:

a. Về học tập:

- Tuyên dương: .

- Nhắc nhở, phê bình:

b. Lao động – Vệ sinh:

 

doc 21 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 8 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
 Tiết 1 Hoạt động tập thể
 1. Chào cờ trong lớp 
- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
2. Sinh hoạt: 
*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .
* GV nhận xét:
a. Về học tập: 
- Tuyên dương:..
- Nhắc nhở, phê bình:
b. Lao động – Vệ sinh:
- Tuyên dương:
- Nhắc nhở, phê bình:
3. Hoạt động trọng tâm tuầN Này 
________________________________
Tiết 2	Toán
Tiết 36: Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
 - Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất . 
 - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật ; giải bài toán có lời văn . 
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- HĐ1: Kiểm tra:(4-5’)
 - Viết công thức và phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng .
2- HĐ3: Luyện tập:
Bài 1/45: (4-5’) HS làm bảng con. 
 - Củng cố : Cách cộng có nhiều số hạng .
 => Chốt: Nêu cách làm ? Lưu ý cách đặt tính .
Bài 2/46: (6-7’) a, HS làm vở .
 - Kiến thức : Củng cố cách vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính nhanh .
Bài 3/46: (6-7’) HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ .
 - Kiến thức : Củng cố giải toán .
 => Chốt: Nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết ?
Bài 4/46: (6-7’) HS làm nháp .
 - Kiến thức : Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ .
Bài 5/46: (7-8)’HS làm nháp .
 - Kiến thức : Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật .
 => Chốt: Công thức và cách vận dụng công thức tính p hình chữ nhật .
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Kỹ thuật tính còn chưa thành thạo .
 - Câu lời giải còn dài, chưa chính sác .
3- HĐ3: (2-3’) Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại kiến thức vừa luyện tập .
Rút kinh nghiệm.
.
______________________________________
Tiết 3	Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I/. Mục đích yêu cầu
Đọc trơn cả bài, đọc đúng nhịp thơ.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồng nhiên, vui tươi thể hiện niềm vui, niềm khao khát của bạn nhỏ khi ước mơ về tương lai tới.
Hiểu ý nghĩa cảu bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở lên tươi đẹp hơn.
II/. Đồ dùng dạy học: Tranh (SGK)
III/. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
Học sinh đọc phân vai: ở Vương quốc tương lai.
Nêu nội dung?
2.Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: Là thiếu nhi ai cũng có ước mơ
 Luyện đọc đúng(10-12’)
- Học sinh khá đọc, HS cả lớp đọc thầm và xác định đoạn
 - Bài chia làm mấy đoạn?
 - Đọc nối tiếp đoạn.
 - Rèn đọc đoạn: 
 +/Đoạn 1:
 Đọc đúng nảy mầm: phát âm đúng n thẳng lưỡi.
 Ngắt nhịp: Chớp mắt/thành cây
 Tha hồ/
 Đọc giọng vui- Học sinh đọc đoạn
 +/Đoạn 2: đọc đúng: lặn- Học sinh đọc câu
Hướng dẫn đọc đoạn giọng hồn nhiên.
- Học sinh đọc đoạn.
 +/Đoạn 3: Đọc đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên. - Học sinh đọc đoạn.
 +/Đoạn 4: 
 Đọc đúng nhịp: Hoá trái bom/
 Hướng dẫn đọc đoạn
 Học sinh đọc đoạn
- Học sinh đọc theo nhóm đôi
- Hướng dẫn đọc cả bài: Giọng vui hồn nhiên ngắt nhịp đúng.
- Giáo viên đọc cả bài. 
- Học sinh đọc cả bài
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10-12’)
 - HS đọc to cả bài, HS đọc thầm.
 - Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
 - Việc lặp lại như vậy nói lên điều gì?
 - Mối khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước đấy là gì?
 - Học sinh đọc thầm câu hỏi 3
 - Học sinh đọc to.
 + Ước không còn mùa đông: Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai
 + Ước hoá trái bom: Ước thế giới hoà bình không còn bom đạn
 - Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
 - Bài thơ có ý nghĩa gì?
-> Nội dung của bài.( Nói lên ước mơ của các bạn nhỏ.)
đ.Hướng dẫn đọc diễn cảm(10-12’)
 - Cả bài đọc giong vui, hồn nhiên nhấn giong ở các từ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: Nảy mầm nhanh, chớp mắt
 - Giáo viên đọc mẫu.
 - HS đọc đoạn thơ mình thích.
 - Học sinh đọc cả bài.
 - Học sinh nhẩm đọc
 - Học sinh đọc thuộc.
e .Củng cố, dặn dò.(2-3’)
 - Em có ước mơ gì?
 - Về đọc thuộc bài thơ.
Rút kinh nghiệm.
.
_______________________________
	Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Tiết 1	Âm NHạc
______________________________
Tiết 2	Toán
 Tiết 37
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của số đó 
I- Mục tiêu: Giúp HS biết :
 - Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó . 
 - Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- HĐ1: Kiểm tra:(3-5’)
 - Viết công thức tính P hình chữ nhật . 
2- HĐ 2: Dạy bài mới: (12-14’)
 a, HĐ 2.1 : Giới thiệu bài .
 b, HĐ 2.2 : Hướng dẫn cho HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó .
 - GV chép bài toán .
 - HS đọc bài toán .
 - Bài toán cho biết gì ?
 - GV vẽ sơ đồ tóm tắt .
 - Bài toán hỏi gì ?
+ Hướng dẫn HS giải toán : 
Cách 1 
- Nếu bớt ở số lớn đi 10 thì số lớn như thế nào so với số bé ? 
- 2 lần số bé là bao nhiêu? nêu phép tính ? (70 – 10)
- Biết 2 lần số bé là 60 . Số bé là bao nhiêu, nêu phép tính ? 60 : 2 = 30 
- Đọc phép tính tìm số lớn .
- HS đọc toàn bộ bài giải
( 70 – 10 ) : 2
- Em hãy nêu cách tìm số bé
 70 là gì ? 10 là gì ? 
- Vậy muốn tìm số bé em đã làm như thế nào ? ( T – H ) : 2
HS nhắc - GV ghi công thức .
Cách 2 :
GV hướng dẫn để rút ra công thức :
 Số lớn = ( T + H ) : 2
- HS đọc công thức, chú ý SGK
3- HĐ3: Luyện tập:(18-20’)
Bài 1/47: HS làm bảng con .
 - Kiến thức : Củng cố giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
 - Chốt: Nêu cách giải ?
Bài 2/47: HS làm bảng con .
 - Củng cố dạng toán vừa học .
 - Chốt: Muốn giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số em cần biết mấy yếu tố là những yếu tố nào ?
Bài 3/47: HS làm vở .
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Không xác định được số lớn, số bé .
 - Câu lời giải còn sai .
4- HĐ4: Củng cố dặn dò:(2-3’)
 - Về nhà làm bài 4 .
Rút kinh nghiệm.
.
______________________________
Tiết 3	Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nắm được quy tắc viết tên người, địa lý nước ngoài.
 - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
 - Nêu cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam?
 - Viết bảng con 2 tên người, 2 tên địa lý Việt Nam?
2.Dạy bài mới
a- Giới thiệu bài:ghi tên bài
b- Hình thành kiến thức.
* Nhận xét : - Học sinh đọc thầm bài
 - Học sinh đọc to.
 - Học sinh đọc thầm
 - Giáo viên đọc mẫu
* Bài 2: - Bài 2 yêu cầu gì?
 - GV hướng dẫn: Lép Tôn-Xtôi gồm mấy bộ phận?
 + Bộ phận 1 gồm mấy tiếng?
 + Bộ phận 2 gồm mấy tiếng?
 - Hi-ma-lay-a gồm mấy bộ phận?
 - Hi-ma-lay-a gồm mấy tiếng?
 - Cách viết các tiếng như thế nào?
 - Tương tự các em làm bài VBT
* Qua bài 2 em cho biết:
 - Chữ cái đầu của mỗi bộ phận được viết như thế nào?
 - Mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài gồm mấy tiếng?
 - Cách viết các tiếng trong mỗi bộ phận như thế nào?
* Bài 3/175
 - Học sinh đọc yêu cầu.
 - Học sinh làm việc nhóm đôi.
 - Đại diện nhóm trả lời.
 - Viết giống tên riêng Việt Nam.
Những tên riêng trong bài 3 là tên riêng được phiên âm theo âm hán Việt. Còn những tên riêng trong bài 2 là tên riêng theo phiên âm quốc tế.
* Ghi nhớ:
 - Khi viết tên mgười, tên địa lý nước ngoài ta viết như thế nào? 
 - Học sinh đọc ghi nhớ.
 -> Ghi nhớ /79.
c. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1/79 - Học sinh đọc yêu cầu.
 - Đọc thầm đoạn văn và gạch chân các từ viết sai quy tắc.
 - Học sinh viết đúng vào bảng con.
 - Giáo viên nhận xét.
=> Chốt: Nêu cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài?
* Bài 2/79: - Học sinh làm vở.
 - Giáo viên chấm vở.
 - Giải thích thêm 1 số tên.
* Bài 3/79: Trò chơi du lịch.
 - Chia 2 đội cùng chơi.
 Việt Nam Hà Nội
 Hoa Kỳ Oa-sinh-tơn.
d.Củng cố, dặn dò
- Đọc lại ghi nhớ.
- Lấy thêm ví dụ về tên người, tên địa lý nước ngoài mà em biết.
Rút kinh nghiệm.
.
___________________________________
Tiết 4 	lịch sử
 Bài 5 : Ôn tập
I. Mục tiêu: HS biết:
 - Từ bài 1 đến bài 5 đọc 2 giai đoạn LS: Buổi đầu dựng nước và giữ nước và hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập.
 - Trình bày lại những sự kiện LS tiêu biểu trong 2 thời kì này rồi biểu diễn nó trên truc và bảng thời gian.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng và trục thời gian.
 - Một số tranh ảnh, bản đồ phù hợp với YC của mục 1.
 - Bộ tranh vẽ (nếu có)
III.Các hoạt động dạy- học:
*Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
 - Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
 - GV giới thiệu bài: -HS mở SGK trang 24
*Hoạt động2: Làm việc cá nhân.
 - GV: Treo bảng trời gian YC HS ghi ND của mỗi giai đoạn
 - HS làm việc cá nhân.
 - HS sung phong lên bảng ghi ND, Các HS khác nhận xét.
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
+GV :Treo trục thời gian, Phát phiếu cho mỗi nhóm YC HS ghi sự kiện tương ứng với thời gian trên trục
 - Các nhóm thảo luận, ghi phiếu.
 - Đại diện các hnóm báo cáo KQ thảo luận.
*GV Chốt KT: GV tóm tắt lại ý chính.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
 - GV YC HS chuẩn bị theo mục 3 SGK
 - HS chuẩn bị rồi báo cáo KQ trước lớp
*Chốt: GV tóm tắt từng nội dung.
*Củng cố-Dặn dò:
 - GV tóm tắt ND ôn tập.
 - Về nhà chuẩn bị tiết sau.
 - Nhận xét tiết học.
_________________________________
	Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 	Toán
 Tiết 38
Luyện tập 
I- Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố về giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng .
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- HĐ1: Kiểm tra:(3-5’)
 - Nêu cách tìm số lớn, số bé trong bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số.
 - Chữa bài 4 .
2- HĐ 2: Luyện tập:(30-32’)
 Bài 1/48 : HS làm bảng con .
 - Củng cố cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số .
 - Chốt : Cách tìm .
Bài 2/48: HS làm nháp .
 - Củng cố cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số .
 - Chốt : cách giải bài toán . 
Bài 4/48: HS làm vở .
 - Tương tự bài 2
Bài 5/48: HS làm vở .
 - Củng cố giải toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số .
 - Chốt: Đổi dơn vị đo khối lượng .
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Lúng túng khi xác định tổng, hiệu, số lớn, số bé của bài toán .
 - Câu lời giải chưa gọn .
3- HĐ3: Củng cố dặn dò:(2-3’)
 - Nêu kiến thức vừa ôn .
 - Về làm bài 3 .
Rút kinh nghiệm : 
______________________________
Tiết 2	Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Rèn k ... S và thực hành trang 32 SGK.
+Bước 2: Làm việc theo nhóm đôi.
 - Đại diện Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung.
+Bước 3: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung.
+GV đặt câu hỏi liên hệ:
 -Em đã mắc phải những bệnh gì?
 -Khi bị bệng đó em cảm thấy thế nào?
 -Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Tại sao?
+GV Chốt: Phần đầu mục Bạn cần biết.
 *Hoạt động 3: Trò chơi đóng vai: “ Mẹ ơi, Con... sốt!”
+MT: HS có kĩ năng nói với mẹ, cha hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường.
+Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
 GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
 +GV đưa ra gợi ý: (SGV tình huống 1,2)
+Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 -Đại diện các nhóm một số bạn lên đóng vai trình diễn, nhóm khác thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng..
+Bước 3: Trình diễn.
 -Đại diện các nhóm một số bạn lên đóng vai trình diễn, nhóm khác thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng..
*GV kết luận: Như phần sau của mục Bạn cần biết.
 -HS đọc mục Bạn cần biết.
*Củng cố-Dặn dò:
 - GV dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 - Về chuẩn bị bài sau.
__________________________________
Tiết 4	hoạt động tập thể
Đọc báo Đội
I . MụC TIÊU
 - HS đọc các bản tin , những mẩu truyện trên báo TNTP
 - GD tinh thần ham học hỏỉ
II. HĐ dạy học
HĐ1. Làm việc theo nhóm
 - GV chia lớp làm 4 nhóm
 - GV phát báo đội - định hướng cho HS đọc
HĐ2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm đọc bản tin hoặc mẩu truyện mà nhóm chọn.
 - Cả lớp trao đổi thảo luận – lựa trọn ý hay, nội dung hay
 - HS tập nói và làm theo báo Đội
 - GV giáo dục HS qua ý nghĩa của mỗi câu chuyện
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tiết 1	Toán
 Tiết 40 Hai đường thẳng vuông góc.
I- Mục tiêu: Giúp HS
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. BIết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông cóa chung đỉnh.
 - Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, ê ke, thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- HĐ1: Kiểm tra:
 - Vẽ một góc vuông vào bảng con.
2- HĐ2: Dạy bài mới:
a- HĐ2.1: Giới thiệu bài: ...ghi tên bài.
b- HĐ2.2:Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
 - GV vẽ hình chữ nhật ABCD.
 - Đọc tên các góc?
 - 1 HS lên bảng kiểm tra.
 - Cô kéo dài hai cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng.
 A B
 D C 
 - Giới thiệu: Hai đường thẳng BC và DC là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 - GV vẽ hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. 
	M
 O N
 - Hai đường thẳng ON và OM như thế nào với nhau?
 - GV kiểm tra.
 - Hai đường thẳng ON và OM vuông góc với nhua tạo thành mấy góc vuông?
-> Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông.
 - Để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau hay không ta sử dụng dụng cụ nào?
 - GV: Để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau ta cũng sử dụng ê ke.
-> HS đọc SGK.
3- HĐ 3: Luyện tập :
 Bài 1/50 : HS làm SGK.
 - Củng cố cách kiểm tra các góc vuông.
 - Cho HS lên bảng kiểm tra.
Bài 2/50: HS làm nháp .
 - Củng cố cách đọc các cặp cạnh vuông góc với nhau.
 - Chốt : Trong hình chữ nhật có bốn cặp cạnh vuông góc với nhau.
Bài 3/50: HS làm SGK .
 - Củng cố cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
Bài 5/50: HS làm vở .
 - Củng cốcặp cạnh vuông góc. .
 - Chốt: Hai cạnh cắt nhau không tạo thành góc vuông thì không vuông góc với nhau.
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Lúng túng khiđọc cặp đoạn thẳng vuông góc.
 - Vẽ hình chưa đẹp. .
3- HĐ3: Củng cố dặn dò:
 - Hai đường thẳng vuông gcó tạo thành mấy góc vuông? .
 - Về làm VBT
Rút kinh nghiệm...
..
______________________
Tiết 2 Luyện từ và câu
 Dấu ngoặc kép
I. Mục đích yêu cầu:
Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
Vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra
Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài em viết như thế nào?
Viết bảng con: Oa-sinh-tơn ; Xanh Pê téc-bua.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: Khi dẫn lời nói của nhân vật ta dùng dấu ngoặc kép
b. Hình thành khái niệm
* Nhận xét: - HS đọc yêu cầu bài 1.
 - HS đọc.
 - Những từ ngữ câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
 - Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
 => GV: Lời dẫn đó có thể là 1 cụm từ hoặc 1 câu hay 1 đoạn văn.
Bài 2/83 : - HS đọc yêu cầu.
 - Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
 - Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm?
Bài 3/83
 - GV: Tắc kè là con vật nhỏ hình dáng hơi giống thạch sùng, thường kêu tắckè
 - Từ “lầu” chỉ cái gì? (ngôi nhà cao, to sang trọng.)
 - Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không?
 - Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
 - Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để làm gì?
->Chốt: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. - HS đọc
-> Ghi nhớ /83.
c. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/83. - Khi lời dẫn trực tiếp là lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật.
 - HS làm vở
GV nhận xét: Tại sao sao biết đó là lời dẫn trực tiếp?
->Chốt: Dấu ngoặc kép dẫn lời nói trực tiếp.
Bài 2/83- Khi lời dẫn trực tiếp là lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật.
 - HS làm vở
 - Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không?
 - Vậy ta có thể viết xuống dòng , đặt sau dấu gạch chân đầu dòng không?
 - Khi nào lời dẫn trực tiếp được viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch chân đầu dòng? 
 - Khi lời dẫn trực tiếp là lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật.
 - HS làm vở
Bài 3/83
 - Tại sao dấu ngoặc kép ở “vôi vữa”?
d. Củng cố, dặn dò
 - Đọc lại ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm...
..
 ______________________________
Tiết 3 Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
 I . Mục đích yêu cầu:
 1. Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
 2. Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian .
 3. GD học sinh ý thức học tập và yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy - học
 - Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
 - Một tờ phiếu to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể 1 ( theo trình tự thời gian); lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2( theo trình tự thời gian).
III. Các hoạt đọng dạy- học
A - Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra:
- Một HS kể lại câu chuyện mà em đã kể hôm trước.
- Một HS trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài
Bài tập 1
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV mời một em HS giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất ( 2 dòng đâùi trobng vở kịch trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi 1 mẩu chuyển thể.
 - Từng HS đọc trích đoạn ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh hoạ vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
 - hai, ba HS thi kể. Cả lớp và Gv nhận xét.
Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV hướng dẫn đọc đúng yêu cầu của bài:
 - Từng cặp Hs suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
 - Hai, ba HS thi kể. Cả lớp và Gv nhận xét.
Bài tập 3
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 ( kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian). HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
+ Từ ngữ nối đoạn 1, 2 thay đổi
3. Củng cố, dặn dò
 - GV yêu cầu HS nhắc lại sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện: kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian ( về việc sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối 2 đoạn).
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết 1 hoặc 2 đoạn văn hoàn chỉnh.
Rút kinh nghiệm...
..
 ___________________________
Tiết 4	Khoa học
Bài 16:
Ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu: HS biết:
 - Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và chế đọ ăn uống khi bị bệnh tiêu chảy.
 - Có ý thức chăm sóc mình khi bị bệnh và biết chăm sóc người thân khi bị ốm
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Hình vẽ SGK trang 34, 35.
 - Chuẩn bị theo nhóm một gói dung dịch ô- rê- dôn, một năm gạo , một ít muối.
III.Các hoạt động dạy- học:
*Hoạt động1: Kiểm tta.
 - Nhắc lại mục Bạn cần biết trong bà trước.
 +GV giới thiệu bài:
 - HS mở SGK trang 32.
*Hoạt động2: Thảo luận.
+MT: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy.
+Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
 +GV phát phiếu HS Có ghi các câu hỏi thảo luận.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 -HS thảo luận các vấn đề cô đặt ra.
+Bước 3: Làm việc cả lớp.
 +GV ghi các câu hỏi ra phiếu rời.
 - Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung.
=> GV kết luận: Nhw mục Bạn cần biết.
*Hoạt động 3: Đóng vai.
+MT: Có ý thức tự chăm sóc mình khi bị bệnh và biết chăm sóc người thân bị ốm.
+Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
 +GV giao nhiệm vụ.
 - Các nhóm đưa ra tình huống tập xử trí. 
 + GV gợi ý: (SGV) 
+Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 - Các nhóm thảo luận dưa ra tình huống
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đề ra.
 - Các vai hội ý lời thoại diễn xuất, các bạn khác góp ý kiến.
 - Các nhóm cử HS lên đóng vai, HS khác theo dõi, thảo luận đi đến lụa chọn cách ứng xử đúng.
 - Các nhóm cử HS lên đóng vai, HS khác theo dõi, thảo luận đi đến lụa chọn cách ứng xử đúng.
 - HS đọc mục bạn cần biết.
 => GV chốt nhận xét phần trình diễn của các nhóm.
*GV kết luận : Mục bạn cần biết
-Về nhà chuẩn bị tiết sau.
_________________________________
Tuần 9
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
 Tiết 1 Hoạt động tập thể
 Chào cờ trong lớp
 - Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
 Đọc báo đội
I . MụC TIÊU
 - HS đọc các bản tin , những mẩu chuyện trên báo TNTP
 - GD tinh thần ham học hỏỉ
II. HĐ dạy học
HĐ1. Làm việc theo nhóm
 - GV chia lớp làm 4 nhóm
 - GV phát báo Đội - định hướng cho HS đọc
HĐ2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm đọc bản tin hoặc mẩu chuyện mà nhóm chọn.
 - Cả lớp trao đổi thảo luận – lựa chọn ý hay, nội dung hay
 - HS tập nói và làm theo báo đội
 - GV giáo dục HS qua ý nghĩa của mỗi câu chuyện

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc