Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2005-2006

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kĩ năng :

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.

2.Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa của cả bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

3.Thái độ : Luôn luôn ước mơ những ước mơ cao đẹp và có quyết tâm thực hiện những ước mơ cao đẹp đó .

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1177Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 8
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2005
tập đọc
nếu chúng mình có phép lạ
I. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.
2.Kiến thức 
- Hiểu ý nghĩa của cả bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
3.Thái độ : Luôn luôn ước mơ những ước mơ cao đẹp và có quyết tâm thực hiện những ước mơ cao đẹp đó .
II. Đồ dùng dạy - học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy- học
A - Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc ( hoặc dựng thành hoạt cảnh) 2 màn của vở kịch ở Vương quốc Tương lai
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: ở Vương quốc Tương Lai
Vở kịch ở Vương Quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ đã ước mơ những gì. trong bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về ước mơ của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc xem đó là những ước mơ gì.
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
a) Luyện đọc
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ- đọc 2, 3 lượt. Gv kết hợp sữa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS. Chú ý cách ngắt nhịp thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài. Gợi ý tìm hiểu các câu hỏi:
- Câu hỏi 1
HS đọc thành tiếng, đọc thầm các bài thơ, trả lời các câu hỏi:
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Câu hỏi 2, 3
HS đọc thầm cả bài thơ, rồi trả lời:
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước của bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
+ HS đọc lại khổ thơ 3, 4 giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
* ước " không còn mùa đông"
* ước " hoá trái bom thành trài ngon".
- GV yêu cầu HS nhận xét ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ.
- câu hỏi 4
GV: em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Đại ý : bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ có phép lạ để làm cho thế giới trở nen tốt đẹp hơn.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ. Gv giúp các em tìm đúng giọng đọc của bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ theo trình tự đã hướng dẫn.
- HS nhẩm HTL bài thơ. HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Chính tả ( Nghe viết )
Trung thu độc lập
Phân biệt r/d/gi , iên / yên / iêng
I. Mục đích, yêu cầu
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
2. Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/g ( hoặc có vần iên/ yên/iêng) để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
3. Viết chữ đẹp , giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy- học
- Ba, bốn tờ giấy khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b.
- Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc 3b+ một số mẩu giấy gắn lên bảng để HS có thể tìm từ.
III. Các hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ: GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ ( bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ ương) đã được luyện viết ở BT2
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn HS nghe- viết 
 - GV hoặc 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trung thu độc lập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn. GV nhặc HS chú ý cách trình bày, nhừng từ ngữ mình dễ viết sai.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trongcâu cho HS viết. GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại toàn bài. Gv chấm chữa bài và nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2 - lựa chọn
- GV nêu yêu cầu của bài; chọn cho HS lớp mình làm bài tập 2a hoặc 2b.
- HS cả lớp đọc thầm truyện vui hoặc đoạn văn, làm bài vào vở hoặc vở bài tập. GV phát phiếu riêng cho 3 - 4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả - Đọc truyện vui Đánh dấu mạn thuyền hoặc Chú dế sau lò sưởi đã được điền hoàn chỉnh các tiếng còn thiếu. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV hỏi HS về nội dung truyện vui và đoạn văn.
( + Đánh dấu mạn thuyền: Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông tưởng chỉ đánh dấu mạn thuyền ở chỗ kiếm rơi là có thể tìm lại được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu chẳng có ý nghĩa gì
 + Chú dế sau lò sưởi: Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến chú bé Mô - da ao ước trở thành nhạc sỹ. Bề sau, Mô - da trở thành nhạc sỹ chinh phục được cả thành Viên).
Bài tập 3
- GV chọn bài tập cho HS.
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở bài tập, hoặc bí mật lời giải.
- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh. Cách chơi:
+ Mời 3 - 4 HS tham gia, mỗi em được phát ba mẩu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng.
+ Hai HS điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên, tính điểm theo các tiêu chuẩn: lời giải đúng/ sai, viết chính tả đúng/ sai, giải nhanh/ chậm. Lời giải:
a) Các từ có tiếng ban đầu là r, d hoặc gi: rẻ - danh nhân - giường
b) Các từ có chứa vần iên hoặc iêng: điện thoại - nghiền - khiêng
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập.
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2005
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, địa lý nước ngoài
I. Mục đích, yêu cầu
1. Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
2. Biết vận dụng quy tắc đã học để viế đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
3. GD ý thức viết đúng qui tắc chính tả 
II. đồ dùng dạy - học
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1, 2 ( phần luyện tập ), để khoảng trống dưới mỗi bài để HS viết. 
- Khoảng 20 lá thăm để HS chơi trò du lịch - BT3 ( phần luyện tập). Một nửa số lá thăm ghi tên thủ đô của một nước, một nửa ghi tên 1 nước.
Có thể chọn cách khác: Chuẩn bị một số tờ phiếu có kẻ bảng sau để HS các nhóm thi tiếp sức. Mỗi phiếu ghi khoảng 7 tên trong số các tên sau ( các phiếu không hoàn toàn giống nhau): Mát-xcơ-va, Tô-ki-ô, Lào, Thái Lan, Luân Đôn, Oa-sinh-tơn, Béc-lin, Ma-lai-xi-a, Phnôm Pênh, Gia-cac-ta, ấn độ....
STT
Tên nước
Tên thủ đô
1
2
3
4
5
.....
ấn Độ
.....
Thái Lan
.....
Mát-xcơ-va
.....
Tô-ki-ô
......
Oa-sinh-tơn
III. các hoạt động dạy- học
A - Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra 2 HS viết bản lớp 2 câu thơ sau ( viết cả tên tác giả)- mỗi em viết 1 câu theo lời đọc của GV và HS:
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tình Thanh
Tố Hữu
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lựa hàng Hà Đông ...
Tố Hữu
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
 Các em đã biết cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam. Tiết học hôm nay giúp các em biết cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài; biết vận dụng đúng những nguyên tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
2. Phần nhận xét
Bài tập 1
- GV đọc mẩu các tên riêng nước ngoài, hướng dẫn HS đọc đúng ( đồng thanh) theo chữ viết: Mô-rít-xơ Mác-téc-lích, Hi-ma-lay-a....
- Ba, bốn Hs đọc lại tên người, tên địa lý nước ngoài.
Bài tập 2. Một HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời miệng các câu hỏi sau:
+ Mỗi tên riêng dưới đây gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
+ Các chữ cái đầu gồm mỗi bộ phận được viết thế nào?
+ Cách viết các tiếng trong cùng mỗi bộ phận như thế nào?
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Cách viết một số tên người, tên địa lý nước ngoài có gì đặc biệt?
- GV nói thêm với HS: Những tên người, tên địa lý trong bài tập là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt ( âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc). Ví dụ: Hi Mã Lạp Sơn là tên phiên âm theo âm Hán Việt, còn Hi-ma-lay-a là tên quốc tế. Phiên âm trực tiếp từ tiếng Tây Tạng.
3. Phần ghi nhớ
- Hai, ba HS đọc nội dung phần ghi nhớ của bài học. Cả lớp đọc thầm.
- HS lấy ví dụ minh hoạ cho nội dung ghi nhớ 1.
- HS lấy ví dụ minh hoạ cho nội dung ghi nhớ2.
4. Phần luyện tập
Bài tập 1
- GV nhắc HS: Đoạn văn có những tên riêng viết sai quy tắc chính tả. các em cần đọc đoạn văn, phat hiện chỗ sai và chữa lại cho đúng.
- HS đọc nội dung của bài, làm việc cá nhân: đọc thầm đoạn văn, phát hiện những tên riêng viết sai quy tắc, viết lại cho đúng. GV phát phiếu cho 3- 4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả bài làm lên bảng lớp, trình bày. Cá lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: ác- boa, Lu-i Pa-xtơ, ác- boa, Quy-đăng-xơ
- GV hỏi: Đoạn văn viết về ai?
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân - viết lại những tên riêng cho đúg quy tắc. GV phát phiếu cho 3- 4 HS khác.
- Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- GV kết hợp giải thích thêm về tên người, tên địa danh.
Bài tập 3( trò chơi du lịch)
- HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát kỹ tranh minh hoạ trong SGK để hiểu yêu cầu của bài.
- GV giải thích cách chơi:
+ Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có tên nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ đo của Trung Quốc là: Bắc Kinh.
+ Bạn trai cầm phiếu có ghi tên thủ đo là Pa-ri, bạn viết lên bảng tên nước có thủ đo đó là: Pháp.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo cách thi tiếp sức. Cách chơi:
+ Cả lớp chia thành 3, 4 nhóm,sau đó dán 3, 4 tờ phiếu ( có nội dung không hoạn toàn giống nhau) lên bảng. 
+ Các nhóm nhìn tất cả các phiếu, trao đổi trong khoảng một phút. Mỗi nhóm được chỉ định làm một phiếu. HS mỗi nhóm truyền bút cho nhau điền tên nước hoặc thủ đô của nước vào chỗ trống trong bảng.
+ Cả lớp và Gv nhận xét và bình chọn những nhà du lịch giỏi nhất: điền đúng từ, viết đúng quy tắc chính tả/ điền nhanh tên địa danh. ( nhóm nào điền thêm được tên nước và tên thủ đô sẽ được tính điểm cao hơn).
5. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài.
- Gv khen những nhà du lịch giỏi. 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn những HS chưa viết đủ tên các địa danh trong BT3 về nhà viết tiếp.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục địch, yêu cầu
 1. Rèn luyện kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện ( đoạn chuyện, mẩu chuyện ) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp, hoặc một ước mơ viển vông, phi lý.
- Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.-
 2. Hiểu truyện, trao đổi được với các bạ ...  bày.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS qua sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột ( giúp HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cây cà phê).
- GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
- Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột?
- GV giói thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột.
- Hiện nay, khó khăn lớn nhát trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
- Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
2. Chăn nuôi trên đồng cỏ
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bước 1: 
- HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
+ ở Tây Nguyên, voi được nuôi để làm gì?
Bước 2:
- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau 
kỹ thuật
Cắt, khâu túi rút dây
( tiết 1 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS biết cách cắt, khâu túi rút dây.
2. Kĩ năng 
- Cắt, khâu được túi rút dây.
3. Thái độ 
- HS yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy- học
- Mẫu túi vải rút dây( được khâu bằng mũi khâu thường hoặc mũi khâu đột) có kích thước gấp 2 lần kichs thước trong SGK.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vài hoa hoặc màu ( Mặt vải hoa rõ để HS phân biệt được mặt trái và mặt phải của vải).
+ Chỉ khâu và một đoạn len hoặc sợi dài 1 mét.
+ Kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn vạch, kim băng nhỏ ( hoặc cặp tăm).
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
A. KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
b. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu túi rút dây, HS quan sát để trả lời câu hỏi về dặc điểm, hình dạng và cách khâu từng phần của túi.
- Gv nhận xét và kết luận.
- Nêu tác dụng sử dụng của túi.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- HS quan sát từ hình 2 đến hình 9 trong SGK, để nêu quy trình và cách thực hiện từng bước trong quy trình cắt, khâu túi rút dây.
- HS đọc SGK để nắm được một số thao tác khó như: vạch dấu, cắt hai bên đường phần luồn dây, gấp mép và khâu viền 2 mép vải ở hai bên đường phần luồn dây, vách dấu và gấp mép tạo đường luồn dây, khâu viền đường gấp mép
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại quy trình cắt, khâu túi rút dây.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Thực hành khâu túi rút dây.
Kỹ thuật
Cắt, khâu túi rút dây 
( tiết 2)
I. Mục tiêu
Đã soạn ở tiết 1.
II. đồ dùng dạy học
Tương tự tiết 1
III. Các hoạt động dạy- học
A. KTBC
- KT sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.HS thực hành.
- GV tiếp tục tổ chức cho HS thực hành khâu túi rút dây.
- Hướng dẫn nhanh những thao tác khó .
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS 
- HS thực hành vạch dấu và khân phần luồn dây , sau phần thân túi .
- GV quan sát uốn nắn những HS còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS cất sản phẩm của mình vào bộ đồ dùng tiết sau hoàn thành.
- GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt
kiểm điểm nề nếp lớp
phát động thi đua chào mừng ngày 20 - 11
i. mục đích yêu cầu 
- Kiểm điểm nề nếp lớp trong tuần vừa qua .
- Phát huy những ưu điểm đạt được , khắc phục những mặt còn hạn chế .
- Phát động thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .
ii. Nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần vừa qua .
2. Giáo viên nhận xét 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp đã đi vào nề nếp , thực hiện tốt mọi nội qui , qui định của nhà trường đề ra : 
+ Đi học đúng giờ , xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn .
+ Truy bài có chất lượng , học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
+ Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài : Nhung , Thu Phương , Tân , Luân ......
+ Ban cán sự lớp hoạt động tốt , quan tâm sâu sắc tới phong trào của lớp .
+ Liên tục giành được cờ đỏ , đứng đầu toàn trường về nề nếp .
b.Nhược điểm 
- Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được vãn còn một số mặt hạn chế như sau :
+ Một số em còn hay quên sách , vở ở nhà như : Đặng Phương , Hùng , Dũng ....
+ Trong lớp chưa tập trung nghe giảng như : Ngọc , Nhì ...
+ Trong lớp còn hay làm việc riêng : Hà , Loan 
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Phát huy những ưu điểm đạt được , khắc phục những mặt còn hạn chế .
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11 : 
+ Thi đua giành nhiều điểm tốt dâng lên các thầy các cô .
+ Chuẩn bị hai tiết mục văn nghệ để dâng lên các thầy các cô.
khoa học
bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh 
2. Kĩ năng 
- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường .
3. Thái độ : ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ .
ii. đồ dùng học tập 
- Hình 32, 33 trng SGK 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: 
? Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1 : Quan sát hình trong SGK và kể chuyện 
* Mục tiêu : Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh .
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc cá nhân 
- GV yêu cầu từng HS thực iện theo yêu cầu ở mục quan stá và thực hành trang 32 SGK 
Bước 2 : Làm việc theo nhóm nhỏ 
- Lần lượt từng HS kể lại với các bạn trong nhóm 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp .
- GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ 
+ Kể tên một số bệnh em đã mắc .
+ Khi bị bệnh đó em cảm thấy như thế nào ?
+ Khi nhận thấy cơ thể có nhữngdấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ?
Kết luận : Như mục bạn cần biết 
3. Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai mẹ ơi , con sốt !
* Mục tiêu : HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường 
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn 
- GV nêu nhiệm vụ : Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh 
Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất . Các bạn khác góp ý kiến .
Bước 3 : Trình diễn 
Kết luận : Phần cuối mục bạn cần biết 
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ăn uống khi bị bệnh 
Sinh hoạt
kiểm điểm nề nếp lớp
i. mục đích yêu cầu
- Kiểm điểm tình hình hoạt động chung trong tuần 
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được , khắc phục những mặt còn hạn chế 
- Thi đua giành nhiều điểm tốt để dângl ên các thấy các cô.
ii. nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần vừa qua 
2. GV nhận xét chung 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp thực hiện tốt mọi nội qui , qui định của nhà trường đề ra.
- Luôn luôn giữ vững cờ đỏ , xếp thứ nhất trong toàn trường 
- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kién xây dựng bài : Luân , Nhung , Loan , Tân....
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
b, Nhược điểm 
- Một số bạn trong lớp còn hay nói chuyện riêng : Hùng , Dũng , Hà ...
- Đặng Phương hay quên sách vở ở nhà . Chuẩn bị đồ dùng học tập chưa chu đáo , hay quên bút Như : Long , Trường 
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Phát huy những ưu điểm đạt được , khắc phục những mặt còn hạn chế .
- Tổ chức học nhóm , những bạn học khá giúp đỡ những bạn học yếu , thành lập đôi bạn cùng tiến .
- Thi đua giành nhiều điểm tốt để dâng lên các thầy các cô.
Sinh hoạt
kiểm điểm nề nếp trong tuần 
tổng kết thi đua chào mừng ngày 15 - 10 
i. mục đích yêu cầu
- Kiểm điểm tình hình hoạt động chung trong tuần . Tổng kết thi đua chào mừng ngày 15 - 10 
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được , khắc phục những mặt còn hạn chế 
- Thi đua giành nhiều điểm tốt để dâng lên các thấy các cô.
ii. nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần vừa qua 
2. GV nhận xét chung 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp thực hiện tốt mọi nội qui , qui định của nhà trường đề ra.
- Luôn luôn giữ vững cờ đỏ , xếp thứ nhất trong toàn trường 
- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kién xây dựng bài : Luân , Nhung , Loan , Tân....
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
- Trong đợt thi đua chào mừng ngày 15 - 10 lớp đã thi đua giành nhiều điểm tốt để dâng lên các thầy các cô .
- Tuyên dương : Tân , Nhung , Phương , Luân , Dung , Hảo 
b, Nhược điểm 
- Một số bạn trong lớp còn hay nói chuyện riêng : Hùng , Dũng , Hà ...
- Đặng Phương hay quên sách vở ở nhà . Chuẩn bị đồ dùng học tập chưa chu đáo , hay quên bút Như : Long , Trường 
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Phát huy những ưu điểm đạt được , khắc phục những mặt còn hạn chế .
- Tổ chức học nhóm , những bạn học khá giúp đỡ những bạn học yếu , thành lập đôi bạn cùng tiến .
- Thi đua giành nhiều điểm tốt để dâng lên các thầy các cô.
 Sinh hoạt
kiểm điểm nề nếp học tập 
i. mục đích yêu cầu
- Kiểm điểm nề nếp học tập của lớp trong tuần vừa qua . 
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được , khắc phục những mặt còn hạn chế 
- Tập trung cao độ cho việc học tập để nâng cao chất lượng 
- Thi đua giành nhiều điểm tốt để dâng lên các thấy các cô.
ii. nội dung 
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần vừa qua 
2. GV nhận xét chung 
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung lớp thực hiện tốt mọi nội qui , qui định của nhà trường đề ra.
- Luôn luôn giữ vững cờ đỏ , xếp thứ nhất trong toàn trường 
- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài : Luân , Nhung , Loan , Tân....
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
- Đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau đath kết quả cao : Nhung - Gianh ; Hảo - Hùng 
b, Nhược điểm 
- Một số bạn trong lớp còn hay nói chuyện riêng : Hùng , Dũng , Hà ...
- Đặng Phương hay quên sách vở ở nhà . Chuẩn bị đồ dùng học tập chưa chu đáo , hay quên bút Như : Long , Trường 
- Hiện tượng hay bắt nạt bạn xảy ra : Phê bình bạn Vinh hay bắt nạt bạn , cần phải rút kinh nghiệm và sửa chữa ngay .
3. Phương hướng hoạt động tuần tới 
- Phát huy những ưu điểm đạt được , khắc phục những mặt còn hạn chế .
- Tổ chức học nhóm , những bạn học khá giúp đỡ những bạn học yếu , thành lập đôi bạn cùng tiến .
- Thi đua giành nhiều điểm tốt để dâng lên các thầy các cô.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc