I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Đọc trơn tru toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Tốc độ đọc 75 tiếng/ 1phút.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho toàn thế giới trở lên tốt đẹp.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ, của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Bài cũ:
- Đọc theo vai 2 màn của vở kịch "ở vương quốc Tương Lai"
- Nêu ý nghĩa.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
a. Luyện đọc:
- T nghe kết hợp với sửa phát âm.
- T nghe kết hợp với giải nghĩa từ. - 4 học sinh đọc tiếp nối nhau lần 1.
- 4 học sinh đọc tiếp nối lần 2.
- Học sinh đọc theo nhóm 2.
- 1 2 hs đọc toàn bài.
- T đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? - Câu: Nếu chúng mình có phép lạ.
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì - Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thiết tha.
- Mỗi khổ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ, những điều ước ấy là gì? - Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả.
K2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ thơ 3: Ước trái đất không c còn mùa đông.
Khổ thơ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái chứa toàn kẹo với bi tròn.
Tuần 8 Ngày soạn: Ngày 11 tháng 10 năm 2008 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 13 tháng 10 năm 2008 Tiết 15: Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ I. Mục đích - yêu cầu: - Đọc trơn tru toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Tốc độ đọc 75 tiếng/ 1phút. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho toàn thế giới trở lên tốt đẹp. - Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ, của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy học: A- Bài cũ: - Đọc theo vai 2 màn của vở kịch "ở vương quốc Tương Lai" - Nêu ý nghĩa. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: a. Luyện đọc: - T nghe kết hợp với sửa phát âm. - T nghe kết hợp với giải nghĩa từ. - 4 học sinh đọc tiếp nối nhau lần 1. - 4 học sinh đọc tiếp nối lần 2. - Học sinh đọc theo nhóm 2. - 1 đ 2 hs đọc toàn bài. - T đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài: - Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? - Câu: Nếu chúng mình có phép lạ. - Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì - Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thiết tha. - Mỗi khổ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ, những điều ước ấy là gì? - Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả. K2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. Khổ thơ 3: Ước trái đất không c còn mùa đông. Khổ thơ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái chứa toàn kẹo với bi tròn. - Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ? - Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình. - Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? - H tự nêu VD: Em thích ước mơ hạt vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả ăn được ngay. Vì em rất thích ăn hoa quả, thích cái gì cũng ăn được ngay. ị ý chính: * Mđ, yc. c.Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. + 4 học sinh đọc nối tiếp bài thơ. - Cho H nêu cách đọc từng khổ thơ - K1: Nhấn giọng những TN thể hiện ước mơ: nảy mầm nhanh, chớp mắt tha hồ, đầy quả. - K4: Trái bom, trái ngon, toàn kẹo bi tròn + H đọc diễn cảm lại bài thơ. - T hướng dẫn đọc diễn cảm K1 và K4 - H thi đọc diễn cảm trước lớp 2đ3 học sinh. - Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng. - Đọc tiếp sức từng tổ, mỗi tổ 1 khổ. - H đọc thầm - Lớp đọc đồng thanh: + Lần 1: mở SGK + Lần 2: gấp SGK - Cho H đọc thuộc lòng - H xung phong đọc: 3/ Củng cố - dặn dò: - NX giờ học.VN học thuộc lòng bài thơ. --------------------------------------------- Tiết 36: Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Kỹ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên. - áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh. - Giải bài toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật. II. Đồ dùng dạy học: - Kẻ sẵn bảng số. III. Các hoạt động dạy học: A- Bài cũ: - Tính bằng cách thuận tiện nhất. 1245 + 7897 + 8755 + 2103 = (1245 + 8755) + (7897 + 2103) = 10 000 + 10 000 = 20 000 B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn luyện tập: a. Bài số 1: Bài tập yêu cầu làm gì? - Khi thực hiện tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì? - T cho H làm bài. - Chữa bài đ nhận xét đánh giá - Đặt tính rồi tính tổng các số. - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. 26387 54293 +14075 + 61934 9210 7652 49672 123879 b. Bài số 2: - Cho H nêu yêu cầu của bài. - Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng những tính chất nào của phép cộng. - Tính bằng cách thuận tiện. - Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn chục, trăm. 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100 = 167 - Cho H chữa bài 408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85 = 500 + 85 = 585 c.Bài số 3: - H làm vào vở - Tìm các số bị trừ chưa biết. x - 306 = 504 x = 504 + 306 x = 810 - Cách tìm số hạng chưa biết x + 254 = 680 x = 680 - 254 x = 426 d. Bài số 4: - Gọi H đọc bài toán BT cho biết gì? Có : 5256 người - Sau 1 năm tăng thêm: 79 người - Sau 1 năm nữa tăng thêm: 71 người - Bài tập hỏi gì? - Số người tăng thêm sau 2 năm - Tổng số dân sau 2 năm có bao nhiêu người? -Muốn biết sau 2 năm số dân tăng thêm bao nhiêu người ta làm ntn? - Biết số người tăng thêm muốn tìm tổng số người sau 2 năm ta làm gì? Giải Số dân tăng thêm sau 2 năm 79 + 71 = 150 (người) Tổng số dân của xã sau 2 năm 5256 + 150 = 5400 (người) Đáp số: 5400 người đ. Bài số 5: - Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật - Lấy chiều dài + chiều rộng được bao nhiêu rồi x với 2 (cùng đơn vị) - T nêu công thức tổng quát - Cho H áp dụng tính chu vi hình chữ nhật khi biết số đo các cạnh. - P = (a + b) x 2 a) a = 16 cm; b = 12 cm; P = ? P = (16 + 12) x 2 = 56 (cm) b) a = 45 m; b = 15 m; P = ? P = (45 + 15)x 2 = 120 (m) 3/ Củng cố - dặn dò: - Nêu cách tính tổng của nhiều số? - Cách tính chu vi hình chữ nhật. - NX giờ học. Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau. -------------------------------------------- Tiết 8: Chính tả Trung thu độc lập I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. Tốc độ viết 75 chữ/15 phút. 2. Tìm đúng và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoặc có vần iên/yên/iêng) để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy học: GV : Viết sẵn nội dung bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A- Bài cũ: T cho 1 H đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết nháp. - Các từ ngữ bắt đầu tr/ch. - Hoặc có vần ươn/ương. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:T nêu mục đích yêu cầu của giờ học. 2/ Hướng dẫn H nghe - viết: - T đọc mẫu đoạn viết trong bài "Trung thu độc lập" - Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? 1 đ 2 học sinh đọc lại. Lớp đọc thầm. - Dòng thác nước .... chạy máy phát điện; giữa biển rộng ... những con tàu lớn, ống khói nhà máy sẽ chi chít ... Cao thẳm , đồng lúa bát ngát; nông trường to lớn, vui tươi. - T cho H luyện viết tiếng khó - 2 H lên bảng Lớp viết bảng con. - T đọc cho H viết - Cuộc sống; mươi mười lăm năm nữa; sẽ soi sáng; chi chít; rải trên; nông trường; quyền - T gọi H phát âm lại tiếng khó. - T nhắc nhở H cách trình bày bài viết. - T đọc cho H viết bài. - 2 đ 3 học sinh - H viết chính tả - H soát lỗi 3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả. a. Bài tập 2: - T cho H đọc yêu cầu của bài. - 1 đ 2 H thực hiện Lớp đọc thầm -Bài tập yêu cầu gì? - Chọn những tiếng bắt đầu bằng r/d hay gi vào ô trống. - Muốn điền đúng em cần làm gì? - Đọc kỹ từng câu, xem nội dung của câu đó ntn? Nói gì rồi mới chọn từ có những tiếng bắt đầu r/d hay gi vào chỗ trống. - T cho H làm bài - Cho H chữa bài - T đánh giá nhận xét, chốt lại lời giải đúng a) Bài: Đánh dấu mạn thuyền Kiếm giắt- kiếm rơi xuống nước đánh dấu- kiếm rơi - làm gì đánh dấu- kiếm rơi - đã đánh dấu. b. Bài số 3: - Cho H đọc yêu cầu bài tập - 1 đ2 H đọc yêu cầu Lớp đọc thầm - T cho H chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh - H chia đội- mỗi đội 2 em a) có tiếng mở đầu bằng r/d/gi + Có giá thấp hơn mức bình thường - (giá) rẻ + Người nổi tiếng - danh nhân + Đ dùng để nằm ngủ thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải - giường chiếu hoặc đệm * T đánh giá chung - Lớp nhận xét từng nhóm trả lời 4/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét bài viết, nhận xét giờ học, nhắc H ghi nhớ các từ. ------------------------------------------ Tiết 8: Đạo đức tiết kiệm tiền của (tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu: - Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người. - Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi. - Biết tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra. - Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. Phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm. II. Đồ dùng dạy học: H: - Bìa xanh - đỏ - vàng. III. Các hoạt động dạy - học. A- Bài cũ: - Thế nào là tiết kiệm tiền của? B- Bài mới: 1/ HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? - Kể một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm. - Vài H nêu - Lớp nhận xét - bổ sung - Việc tiết kiệm tiền của là của những ai? - Không phải của riêng ai - Muốn trong gia đình tiết kiệm bản thân em sẽ làm gì? - Bản thân em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người. - Mọi gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ mang lại điều gì? - Mang lại lợi ích cho đất nước. ị T kết luận chốt ý 2/ Hoạt động 2: Em đã tiết kiệm chưa? - Cho H đọc yêu cầu bài tập - Đánh dấu x vào trước những việc em đã làm. - T cho H làm bài - H nêu miệng chọn câu a, b, g, h, k. - Trong các việc trên việc làm nào thể hiện sự tiết kiệm. - Lớp nhận xét. - T đánh giá. - Trong những việc làm đó việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm? - H nêu câu c, d, đ, e,i ị Những bạn biết tiết kiệm là những người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. 3/ Hoạt động 3: Em xử lí như thế nào. - Cho H chọn 1 tình huống và bạn bạc cách xử lí và luyện tập đóng vai. - H thảo luận nhóm 4 a. Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết ntn? * Tuấn không xé vở và khuyên bạn chơi trò khác. b. Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới, khi chưa chơi hết những đồ chơi đã có Tâm sẽ nói gì với em? * Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có như thế mới là bé ngoan. c. Tình huống 3: Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà? * Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn. ị Theo em cần phải tiết kiệm ntn? - Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật. - Tiết kiệm tiền của có lợi gì? - Giúp ta tiết kiệm công sức, tiền của dùng vào việc khác có ích hơn. 4/ HĐ4: Dự định tương lai - Cho H ghi ra giấy những dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình ntn. - H ghi ra nháp và trao đổi cùng bạn. - H nêu miệng. - Lớp nhận xét và góp ý cho bạn 5/Hoạt động nối tiếp - Thế nào là tiết kiệm tiền của - Thầy đọc cho H nghe truyện "Một que diêm" - Nhận xét giờ học. ------------ ... m bé thứ nhất: - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. * Chuyển thành lời kể: C1: Tin-tin và Min-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé ấy nói, mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. C2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Nhìn thấy một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé nói: - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên .. - T cho H đọc đoạn trích: ở vương quốc Tương lai. - H đọc trong nhóm 2. - Tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - Cho H thi kể trước lớp. - 2 đ 3 học sinh thi kể. b. Bài số 2: - Cho H đọc yêu cầu của bài - Trong bài tập 1 các em đã kể câu chuyện theo trình tự ntn? - Theo trình tự thời gian: Việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau. - ở bài tập 2 yêu cầu ta làm gì? - Kể câu chuyện theo một cách khác: VD: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh còn Mi-tin ở khu vườn kì diệu hoặc ngược lại. - T cho H trao đổi theo cặp. - H tập kể lại theo trình tự không gian trong nhóm 2. - Cho H thi kể. - H kể chuyện trước lớp 2đ 3 H Lớp nhận xét - bổ sung. - T đánh giá chung. c. Bài số 3: - Cho H đọc yêu cầu bài tập. + Cho H quan sát bảng ghi so sánh 2 cách mở đầu. + H quan sát 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian). - Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các sự việc. - Có thể kể đoạn: Trong công xưởng xanh trước, trong khu vườn kì diệu sau hoặc ngược lại. - Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi ntn? + Cách 1: - Đoạn1: Trước hết.... Đoạn 2: Rời công xưởng xanh.. + Cách 2: Đ1: Mi-tin đến khu vườn.... Đ2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.Về nhà viết 1 đ2 đoạn văn hoàn chỉnh vào vở. -------------------------------------- Tiết 16: Khoa học ăn uống khi bị bệnh I. Mục tiêu: Sau bài học H biết: - Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh. - Nêu được chế độ ăn uống của người khi bị tiêu chảy. - Pha dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối. - Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Hình trang 34, 35 SGK. H: - 1 gói ô-rê-dôn; 1 cốc có vạch chia; 1 bình nước hoặc nắm gạo, 1 ít muốn và 1 bát cơm. III. Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao? B- Bài mới: 1/ Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện. * Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường. * Cách tiến hành: - Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường. - Cháo, sữa, đường, hoa quả... - Đối với người bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng? Tại sao? - Ăn loãng, vì cơ thể mệt mỏi không muốn ăn. - Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn ntn? - Nên cho ăn thành nhiều bữa. * Kết luận: T chốt ý. * H nêu mục bóng đèn toả sáng. 2/ Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nấu cháo muối. * Mục tiêu: Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. - H biết cách pha chế dung dịch ô-rê-dôn * Cách tiến hành: + Cho H quan sát hình 4 và hình 5 xem người bị bệnh tiêu chảy được bác sỹ khuyên ntn? - Cho 2 H đọc - 1 H đọc lời người mẹ, 1 H đọc lời bác sĩ - T cho H thí nghiệm + Nhóm nấu cháo muối. +Nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn - H làm theo nhóm. - Cho H nêu các đồ dùng chuẩn bị pha dung dịch. - H nêu - Cho H đọc cách sử dụng pha sau gói thuốc. - 1 H đọc to cho lớp nghe. - T cho H quan sát cốc có chia vạch ml - T quan sát - Tương tự T gọi nhóm nấu cháo muối giới thiệu đồ dùng. - 1 ít gạo, 1 ít muối, xoong, nước, bếp, bát thìa. - Cho H nêu cách nấu cháo muối theo hình 7 SGK. + 1 nắm gạo + 4 bát nước + 1 ít muối - T tổ chức cho H 3 nhóm lên thi pha dung dịch. - T yêu cầu H nhận xét ai làm đúng? Vì sao làm giống bạn? - H thực hiện - Lớp quan sát - nhận xét. - Tương tự cho 3 nhóm thi nấu cháo. - T nhận xét đánh giá kết luận chung. - H thực hành. Lớp nhận xét từng nhóm. 3/ HĐ3: Đóng vai: * Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. * Cách tiến hành: - T cho H thảo luận nhóm - Các nhóm tự đưa ra tình huống và đóng vai vận dụng KT đã học, lớp nhận xét. - T đánh giá. 4/ Hoạt động nối tiếp. -Nhận xét giờ học. VN ôn bài + Chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------- Tiết 16: Thể dục Động tác vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung- Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi I. Mục tiêu: - Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi". Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình. II. Địa điểm - phương tiện: Sân trường, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 1 còi, thước dây, phấn, cờ nhỏ. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung ĐL Phương pháp tổ chức 1) Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung y/c bài học. 6đ10' 2' Đội hình tập hợp x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Khởi động: H xoay các khớp - Trò chơi "Kết bạn" - H chơi trò chơi - GV quan sát - nhận xét. 2) Phần cơ bản: a. Bài thể dục phát triển chung. + Động tác vươn thở. 22' 14' x x x x x x x x x x x x - T làm mẫu phân tích động tác. - T làm mẫu - H bắt chước. - T cho 1 đ 2 H tập mẫu 2đ3 lần - T hô cho cả lớp thực hiện - Từng tổ thực hiện. - T quan sát, sửa sai. + Động tác tay. - T Tập mẫu - Phân tích động tác. - T làm mẫu đ H bắt chước - T cho 2 đ 3 H tập mẫu - T điều khiển cho cả lớp tập đ tổ tập. - Cho cán sự lớp điều khiển. - T quan sát - sửa sai. 2đ3 lần - Cho H tập kết hợp cả 2 động tác. - H thực hiện lớp đ tổ đCN b. Trò chơi vận động: - Trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi" x x x x x x x x x x x x - T phổ biến luật chơi, cách chơi. - Cho H chơi thử - Cho H chơi chính thức. - T quan sát - nhận xét. 3/ Phần kết thúc: 4' - Cho H tập 1 số động tác thả lỏng. - ĐHKT: - T nhận xét - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. - VN ôn lại 2 động tác TD vừa học. 2' x x x x x x x x x x x x ------------------------------------------------- Sinh hoạt lớp Nhận xét trong tuần 8 I. yêu cầu: - H nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 8. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn - Có ý thức tự quản cao. - Trong học tập có nhiều tiến bộ, hăng hái xây dựng bài. - Biết giúp bạn cùng tiến: - Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ. - Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ. Tồn tại: - 1 số đi học còn hay quên đồ dùng: - Còn lười học và mất trật tự trong lớp. 2/ Phương hướng tuần 9: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 8. - Thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập. ---------------------------------------------------- Tiết 15: Kĩ Thuật Cắt khâu túi rút dây I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách cắt, khâu túi rút dây. - Cắt khâu được túi rút dây. - H yêu thích sản phẩm do mình làm được. II. Đồ dùng dạy - học: GV: -Mẫu túi vải rút dây (được khâu bằng mũi thường hoặc khâu đột). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. - Chỉ khâu hoặc len. - Kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn, kim băng. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2/ Bài mới: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu. - T cho H quan sát vật mẫu và giới thiệu túi rút dây. - Nêu đặc điểm và hình dạng của túi rút dây. - H quan sát túi rút dây mẫu và quan sát hình 1 SGK - Túi rút dây hình chữ nhật - Có 2 phần: + Phần thân túi. + Phần luồn dây. - Cách khâu từng phần có đặc điểm gì? - Phần thân túi được khâu theo cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột. - Phần luồn dây có đường nẹp để lồng dây được khâu theo đường khâu viền đường gấp mép vải. - Kích thước của túi ntn? - Kích thước túi có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu sử dụng. - Nêu tác dụng của túi rút dây? - Đựng các đồ vật không bị rơi ra VD: bút, bảng, phấn... b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - Cho H quan sát các hình thực hiện các bước trong quy trình cắt, khâu túi rút dây. - Nêu lại cách khâu viền đường gấp mép vải. - H quan sát từ hình 2 đ 9 trong SGK. - H nêu - Cách khâu ghép 2 mép vải. - Khâu bằng mũi khâu đột thưa hay đột mau. - Muốn có chiếc túi rút dây đầu tiên em phải làm gì? - Đo, cắt vải. - T hướng dẫn các thao tác. - Trước khi cắt vải cần thực hiện những thao tác nào? - H quan sát T làm mẫu + Vuốt phẳng mặt vải, đánh dấu các điểm theo KT ở hình 2. + Kẻ nối các điểm. - Khi kẻ nối các điểm cần chú ý những điều gì? - Các đường kẻ trên vải thẳng và vuông góc với nhau. - Cắt vải theo đúng đường vạch dấu. - Sau khi cắt vải xong ta làm gì? - Khâu viền các đường gấp mép vải để tạo nẹp lồng dây trước khâu ghép hai mép vải ở phần thân túi sau. - Khâu phần thân túi. - Để túi bền không bị tuột chỉ, ta nên khâu bằng mũi khâu nào? - Có thể khâu bằng mũi khâu đột thưa, hoặc đột mau. - T cho H thực hành - H thực hành trên vải, đo, cắt và gấp viền đường mép vải. - T quan sát và hướng dẫn học sinh theo nhóm. 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu giờ sau học tiếp. Kĩ thuật - Tiết 16 Cắt khâu túi rút dây I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách cắt khâu túi rút dây. - Cắt khâu được túi rút dây. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Mẫu túi vải rút dây. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. + Một mảnh vải hoa hoặc màu. + Kim, kéo,thước, phấn, kim băng nhỏ. H : - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học. 3/ HĐ3: Thực hành khâu túi rút dây. - T kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1. - H bày vật liệu lên bàn. - Nêu các bước khâu túi rút dây? + Đánh dấu các điểm theo kích thước. + Cắt vải theo đường vạch dấu. + Khâu viền các đường gấp mép. + Khâu thân túi. + Khâu bằng mũi khâu đột thưa. - T hướng dẫn lại một số thao tác khó - khâu vòng 2đ3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp. - Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của H. - T quan sát - hướng dẫn theo nhóm. - Nhắc nhở H thực hiện theo từng bước. - H thực hành khâu túi. 4/ Củng cố - dặn dò: - Cất vật liệu để giờ sau hoàn thiện sản phẩm. - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: