Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Tiết 5: TẬP LÀM VĂN.

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I - MỤC TIÊU:

Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7)-(BT1); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3).

HS khá, giỏi thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT1 trong SGK.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ cốt truyện “Vào nghề”, giấy khổ to và bút dạ.

- Học sinh: Sách vở môn học.

 

doc 41 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8.
THỨ HAI NGÀY 4/10/2010
Tiết 1: CHÀO CỜ.
(LỚP 1A)
--------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP ĐỌC.
Bài 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
 Gv : Tranh + soạn bài 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC (5p)
 Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài (Ở vương quốc tương lai)
 Nhận xét- cho điểm 
 *Nội dung bài cũ .
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài .
 GV giới thiệu và ghi đầu bài 
2. Luyện đọc (13p)
 Gọi 1 hs khá đọc bài 
 *Bài có mấy khổ thơ 
 * HS đọc nối tiếp lần 1
- Luyện đọc từ khó và từ sai 
 * HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải .
Cho HS hoạt động nhóm 2 
- Tổ chức cho hs thi đọc 
Nhận xét – tuyên dương 
*Gọi 1 HS đọc tòan bài .
3.Tìm hiểu bài (10p)
- Cho hs đọc thầm bài thơ 1 lần và trả lời câu hỏi .
CH: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
CH: Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
CH: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ , những điều ước ấy là gì ?
- Gọi 1 HS đọc khổ 3,4
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 sgk 
- Gọi các nhóm báo cáo 
CH: Con thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao ?
NX – giải thích
CH: Con có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
4.Luyện đọc lại (10p)
*GV đọc mẫu – cách đọc toàn bài 
- Gọi hs nêu cách đọc ,
- Luyện đọc cá nhân 4 HS 
*Cho HS hoạt động nhóm đôi học thuộc lòng bài thơ và thi đọc diễn cảm 
- NX - tuyên dương 
C. Củng cố – Dặn dò .(2p)
* Nêu lại nội dung bài 
 NX giờ học 
 Chuẩn bị bài sau .
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi 
- HS ghi vở 
- 1 HS đọc bài 
- 4 khổ thơ 
- 4 HS đọc
- 4 Hs đọc+ TLCH 
*HS hoạt động nhóm 2 đọc bài mỗi em đọc 2 khổ thơ 
*Vài nhóm thi đọc 
1 HS đọc toàn bài 
“ Nếu chung mình có phép lạ được lặp lại ở đầu 4 khổ thơ và 2 dòng thơ cuối cùng .
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết .
- Khổ thơ 1 :Các bạn ước muốn cây mau mau lớn để cho quả .
- Khổ thơ thứ 2: Các bạn ước trẻ con thành người lớn ngay để làm việc .
-Khổ thơ thứ 3:...trái đất không còn mùa đông .
- Khổ thơ 4:..trái đất không còn bom đạn .
*1 HS đọc bài 
*HS thảo luận câu hỏi 3 sgk
*Vài nhóm báo cáo 
- HS nêu ý kiến và nhận xét những bạn có điều ước hay 
- 3 HS nêu 
* Nội dung bài thơ: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp 
- HS theo dõi và phát hiện giọng đọc .
- Toàn bài đọc giọng hồn nhiên , vui tươi .
- 4 HS đọc bài 
- HS hoạt động nhóm đôi học thuộc lòng bài thơ và thi đọc diễn cảm .
- 5-6 nhóm đọc bài 
----------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN.
Bài 34: BIỂU THỨC CÓ CHỮA BA CHỮ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Để bài toán chép sẵn.
Giáo viên vẽ sẵn bảgn ở phần ví dụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ(3p)
 - Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
 - Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1p)
 sẽ được làm quen với biểu thức có chứa ba chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.
Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
2. Nội dung bài(10p)
a. Tìm biểu thức có chứa ba chữ
- Yêu cầu đọc bài toán ví dụ.
? Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào ?
- Treo bảng số.
? Nếu An câu được 2 con cá. Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
- Giáo viên viết số cá của An, Bình, cương và cố cá của cả ba người.
- Làm tương tự với các trường hợp khác. 
- Giá trị a+b+c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
- Yêu cầu nhận xét để thấy biểu thức có chứa ba chữ luôn có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có thêm phần số) 
b. Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ: 
Hỏi và víêt bảng: Nếu a=2, b=3, c=4 thì a+b+c bằng bao nhiêu ?
- Nên 9 là một giá trị của biểu thức a+b+c.
- Tương tự với các trường hợp khác còn lại.
? Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c thì muồn tính giá trị của biểu thức a+b+c ta làm như thế nào ?
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
3. Luyện tập 
Bài 1: (9p)
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc biểu thức trong bài và làm bài.
Bài 2: (10p)
? Nếu a=5, b=7, c=10 thì giá trị của biểu thức a+b+c là bao nhiêu ?
- Hỏi tương tự các phần còn lại.
- Nhận xét, cho điểm.
- Yêu cầu đọc đề sau đó yêu cầu tự làm bài. 
? Mỗi lần thay các chữ bằng số ta tính được gì ? 
Bài 3: (8p)
- Yêu cầu đọc đề và tự làm bài. 
- Chữa bài và cho điểm học sinh. 
C.Củng cố – dặn dò (2p)
Tổng kết giờ học.
Về nhà học và chuẩn bị bài sau. 
- Ghi đầu bài 
- hs đọc
- Ta thực hiện phép cộng số cá của cả ba bạn với nhau.
- Cả ba bạn câu được: 2 + 3 +4 con cá.
- Học sinh nêu tổng số cá của cả ba người để hoàn thanh bảng số cá.
- Nhắc lại. 
- Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì 
a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9.
- Tìm trong từng trường hợp 
- Ta thay các chữ a, b và c bằng các số rồi thực hiện tính giá trị biểu thức. 
- Mỗi lần thay bằng số ta tính được giá một giá trị của biểu thức 
a +b +c.
- Tính giải thích của biểu thức.
- Biểu thức a+b+c.
- Làm bài 
- Nếu a=5, b=7, c=10 thì giá trị của biểu thức a+b+c là 22.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nếu a=9, b=5, c=2 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 9 x 5 x 2 =90.
- Nếu a= 15, b= 0, c=37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 =0. 
- Tính được giá trị của biểu thức a x b x c.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một ý, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. m+n+p = 10+5+2 = 17; m+(n+p) = 10 +(5+2)= 10+7=17.
b. m-n-p = 10-5-2 = 3
m- (n+p)= 10 – (5+2)= 10 -7 =3. 
--------------------------------------------------------------
Tiết 4: KĨ THUẬT.
(Đ/C VĨNH DẠY)
----------------------------------------------------------------
Tiết 5: TẬP LÀM VĂN.
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I - MỤC TIÊU:
Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7)-(BT1); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3).
HS khá, giỏi thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT1 trong SGK.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ cốt truyện “Vào nghề”, giấy khổ to và bút dạ.
- Học sinh: Sách vở môn học.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC - CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
-Gọi hs kể lại chuyện trong bài học trước.
- GV nxét, tuyên dương và ghi điểm 
B- Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: (1’)
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2) HD làm bài tập:
Bài tập 1 (12’):
Gọi 1 hs đọc y/c của bài.
- GV dán tranh minh hoạ “Vào nghề” và xem lại bài đã làm trong vở tuần 7.
- GV phát phiếu và y/c hs làm bài, viết câu mở đầu cho từng đoạn.
- Y/c 1 hs lên sắp xếp các phiếu hoàn thành cho đúng trình tự thời gian.
- Gọi hs nxét, phát biểu ý kiến.
- KL những câu mở đoạn hay.
GV dán bảng 4 tờ phiếu đã hoàn chỉnh 4 đoạn văn.
*Đoạn 1:
 - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
*Đoạn 2:
 - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
*Đoạn 3:
 - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
*Đoạn 4:
- Mở đầu:
- Diễn biến:
- Kết thúc:
Bài tập 2: (3’ )
Gọi Hs đọc y/c
- Y/c hs đọc toàn truyện và thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
+ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
+ Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
- GV nxét và kết luận chung.
Bài tập 3 (10’)
- Y/c hs đọc bài
Gv nhấn mạnh y/c của đề bài:
+ Em chọn câu chuyện nào để kể:
- Y/c hs kể trong nhóm.
- Gọi hs tham gia thi kể.
GV nxét - ghi điểm cho hs “Quan trọng nhất là câu chuyện đó có được kể theo trình tự thời gian không?”.
C, Củng cố dặn dò (3’).
- Dặn hs ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian...
- 1 Hs lên bảng kể chuyện.
Hs ghi đầu bài vào vở.
- 1 Hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Hs quan sát và thảo luận cặp đôi.
- Hs làm bài, nhóm nào làm xong trước nộp phiếu.
- 1 hs lên sắp xếp phiếu.
- Nxét, phát biểu ý kiến.
- Hs đọc lại toàn bộ đoạn văn.
* Tết nô en năm ấy, cô bé Va - li – a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
 * Chương trình xiếc hôm ấy thật tuyệt, nhưng Va - li - a thích nhất tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn...
* Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va - li - a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. 
* Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va - li - a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
*Sáng hôm ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa chỉ con ngựa và bảo...
*Bác chỉ con ngựa và bảo...
*Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va - li - a đến làm việc trong chuồng ngựa.
*Những ngày đầu, Va - li - a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng ...
*Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lại của em.
* Thế rồi cũng có ngày Va - li - a trở thành một diễn viên thực thụ.
* Mỗi lần Va - li - a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên...
* Thế là mơ ước thủa nhỏ của Va - li - a đã trở thành hiện thực.
- 1 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- 1 hs đọc toàn truyện, hs thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian (sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau).
- Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
- HS đọc y/c của bài.
- Em kể câu chuyện:
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
+ Lời ước dưới trăng.
+ Ba lưỡi rìu.
+ Sự tích hồ Ba Bể.
+ Người ăn xin.
- Hs kể theo nhóm hoặc theo cặp viết nhanh ra nháp trình tự các sự việc chính.
- Cả lớp nxét bạn kể.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
====================================
THỨ BA NGÀY 5/10/2010
Tiết 1 : TOÁN.
Tiết 35: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính ch ... số:TRTN:3000kg thóc
TRTH: 2200kg thóc
- 2 hs nhắc lại
--------------------------------------------------------
Tiết 4 : KHOA HỌC.
Tiết 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I)MỤC TIÊU: 
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch o-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, câu hỏi thảo luận, phiếu ghi các tình huống...
- HS : Sách vở môn học
III)PHƯƠNG PHÁP: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
+ Những dấu hiệu nào cho biết cơ thể khi bị bệnh hoặc khi khoẻ mạnh?
+ Khi bị bệnh cần phải làm gì?
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
2. Dạy bài mới : (30)
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh
- GV ghi các câu hỏi vào phiếu và tiến hành cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho ngời bệnh ăn các loại thức ăn nào ?
+ Đối với ngời bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng?
+ Đối với ngời ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn nh thế nào?
+ Đối với ngời bệnh phải ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
+ Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm sau đó rút ra kết luận.
- GV kết luận, ghi bảng ‎
* Hoạt động 2 : Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
- Gv gọi vài nhóm lên thực hành trên phiếu 
+ Nguyên nhân nào gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Chúng ta cần làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- GV nhận xét ý kiến của các nhóm và kết luận chung.
Hoạt động 3: Trò chơi : Em tạp làm bác sĩ
- Cho HS thi đóng vai, phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
- GV đi hướng dẫn các nhóm
- Gọi các nhóm trình bày tiểu phẩm của nhóm mình.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng tốt, nội dung hay và trình bày lu loát.
- GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học.
4. Củng cố – Dặn dò:(2’)
- Yêu cầu HS nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài học sau “ Phòng tránh tai nạn đuối nước”
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất như: thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành
- Nên cho ăn thức ăn loãng như: cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng
- Ta nên dỗ dành động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.
- Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất,ngoài ra cho uống dung dịch ô- rê- dôn, uống nước cháo muối.
- HS nhắc lại 
- HS hoạt động theo nhóm.
- Phải cho cháu uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối. Cho cháu ăn đủ chất để đề phòng bệnh suy dinh dưỡng.
- Do ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn
- Không ăn thức ăn để lâu ngày, thức ăn bị ruồi muối đậu vào. Cần rửa tay sau khi đi đại, tiểu tiện. Thu rác và đổ rác đúng nơi quy định
- Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
- HS đọc phần “ Bạn cần biết”
- HS làm việc theo nhóm.
- HS nhận phiếu và đóng vai theo tình huống.
- Các nhóm cử đại diện của nhóm mình lên trình bày
- HS nhắc lại bài học ( Phần “ bạn cần biết”)
- HS nhắc lại 
- Lắng nghe, ghi nhớ
-------------------------------------------------------------
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC.
Bài 6: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
(Tiết 2)
I - MỤC TIÊU:
- Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động, bảng phụ ghi tình huống (HĐ1, 2 - tiết 1; HĐ2 - tiết 2), giấy màu xanh - đỏ - vàng cho mỗi Hs (HĐ 3 - tiết 1), bìa hai mặt xanh , đỏ (HĐ 1 - tiết 2).
- Học sinh: Sách vở, giấy màu.
III - PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, thảo luận, nêu vấn đề, trò chơi, thực hành...
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC - CHỦ YẾU:
Tiết 2:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Trò chơi “Có - không”
- Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 miếng bìa 2 mặt xanh - đỏ.
- GV lần lượt đọc các tình huống cho các nhóm nghe và cho biết bạn nhỏ ở tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không?
Các tình huống
- Bạn Tâm lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì?
- Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không biết?
- Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An.
- Bố mẹ quyết định sang ở nhà bác mà Mai không biết.
- Em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam.
GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm.
Hỏi: Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
+ Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
Hoạt động 2: Em sẽ nói như thế nào?
- GV yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và giải quyết một tình huống.
Tình huống 1: Bố em muốn chuyển em tới học ở một trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
Tình huống 2: Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói với bố mẹ thế nào?
Tình huống 3: Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất đọc màu da cam em sẽ nói như thế nào?
Tình huống 4: Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói thế nào với bác tổ trưởng dân phố, trưởng xóm, thôn...?
- GV yêu cầu lần lượt các nhóm lên thể hiện.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét.
- Khi bày tỏ ý kiến các em phải có thái độ như thế nào?
Hoạt động 3: Trò chơi “phỏng vấn”
- Yêu cầu hs đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn vẽ các vấn đề:
+ Tình hình vệ sinh lớp em, trường em.
+ Những hoạt động mà em muốn ở trường.
+ Những nơi mà em muốn đi thăm.
+ Những dự định của em trong mùa hè này?
- Cho hs làm việc cả lớp.
- Gọi một số cặp hs lên thực hiện phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi.
Hoạt động 4: Học sinh trình bày các bài viết, tranh vẽ (BT4)
Kết luận chung: 
- Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi ích cho sự phát triển của trẻ em.
- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
4) Củng cố - dặn dò:
- Em hãy bày tỏ ý kiến với bố mẹ anh chị, thầy giáo, cô giáo hoặc với bạn bè về những vấn đề liên quan đến trẻ em nói chung.
- Lắng nghe tôn trọng ý kiến của những người xung quanh.
- GV nhận xét tiết học, hs về học thuộc bài học.
- Nhắc Hs chuẩn bị bài sau.
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm nhận miếng bìa.
- HS nghe và thảo luận xem câu đó là có hay không. Sau hiệu lệnh sẽ giơ biển: Màu xanh (không), màu đỏ là có (đúng).
- Hs giơ thẻ đỏ (có).
- Giơ thẻ xanh (không)
- Giơ thẻ đỏ (có)
- Giơ thẻ xanh (không)
- Giơ thẻ đỏ (có)
- Để có những vấn đề đó phù hợp hơn với các em, giúp các em phát triển tốt nhất. Đảm bảo quyền được tham gia.
- Em cần nêu ý kiến thẳng thắn mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn, không đưa ra ý kiến vô lý, sai trái.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Em sẽ nói em không muốn xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh sẽ học tốt.
- Em hứa sẽ vẫn giữ vững kết quả học tập thật tốt, sẽ cố gắng tham gia thể thao để được khoẻ mạnh.
- Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẻ với các bạn.
- Em nêu lên mong muốn được vui chơi và rất mong có sân chơi riêng.
- Các nhóm lên thể hiện.
- Phải lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn.
- HS làm việc cặp đôi, bạn này là phóng viên, bạn kia là người phỏng vấn. Hs chọn 1 chủ đề nào đó mà giáo viên đưa ra.
Ví dụ:
+ Mùa hè này em định làm gì?
+ Mùa hè này em muốn về quê để thăm ông bà và thăm Lăng Bác Hồ.
+ Vì sao?
+ Vì đã lâu rồi em chưa được thăm ông bà vì còn bận học. Em muốn được thăm Lăng Bác Hồ vì chưa bao giờ em thấy và nhìn tận mắt.
+ Cảm ơn em.
- 2, 3 hs lên thực hành, các nhóm khác theo dõi.
- Lắng nghe
- Lắng nghe và ghi nhớ
Ghi nhớ
-----------------------------------------------------------------
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 7
I/ Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ Lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 
Nhược điểm:
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công
- Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh, Công
- Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Thuý
- Một số em quên khăn quàng: Thắng.
- Đi học muộn: 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên Hăng hái phát biểu XD bài 
c. Phương hướng:
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
 - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.
*Phần bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2010_2011_dinh_phan.doc