Chính tả (Nghe - viết): Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Làm đúng BT(2) a.
-Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b (theo nhóm).
III Hoạt động dạy - học:
TuÇn 8 Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2012 Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. - Nội dung : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời câu hỏi 1,2,4 thụoc khổ 1,2). -Giaó dục HS có những ước mơ tốt đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK. -Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4. III. Hoạt động dạy - học: ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (5’): 2. Bài mới 32’: b) Luyện đọc: C. Tìm hiểu bài: d) Đọc diễn cảm và thuộc lòng: 3. Củng cố - Dặn dò (3’): -Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở: Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì? - Nhận xét và cho điểm HS. a)Giới thiệu bài : - Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (3 lượt HS đọc).GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng. - Gọi 3 HS đọc toàn bài thơ. - GV đọc mẫu. - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi. ? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? ? Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? ? Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ? ? Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì? ? Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì? ? Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? ? Bài thơ nói lên điều gì? - Ghi ý chính của bài thơ. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay (như đã hướng dẫn). - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS . - Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng toàn bài. - Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất. - Nhận xét và cho điểm từng HS. ? Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Dung, Hà, Hằng, Hùng, Huy, Kiên. Lan, Lộc. - HS nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 1 HS đọc thành tiếng. - Đọc thầm, trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - 2 HS nhắc lại ý chính. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau. - Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. - 5 HS thi đọc thuộc lòng - Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu. -HS nêu -HS thực hiện Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. -Giáo dục HS thích học Toán. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4 – VBT. III.Hoạt động dạy - học: ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (5’): 2. Bài mới 32’: Bài 1b: Bài 2(dòng 1, 2) Bài 4a: 3. Củng cố - Dặn dò (3’): - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 35, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập : ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? ? Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. ? Hãy nêu yêu cầu của bài tập ? - GV hướng dẫn - GV nhận xét và cho điểm HS. - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài (Lộc, tư, Vương) HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - Đặt tính rồi tính tổng các số. - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính. - Tính bằng cách thuận tiện. - HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS đọc. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Chính tả (Nghe - viết): Trung thu độc lập I. Mục tiêu: - Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. - Làm đúng BT(2) a. -Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác. II. Đồ dùng dạy - học: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b (theo nhóm). III Hoạt động dạy - học: ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (5’): 2. Bài mới 32’: b. Hứơng dẫn viết chính tả: c. Hướng dẫn làm bài tập: 3. Củng cố - Dặn dò (3’): - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ: khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượn, rướn cổ, - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và bài chính tả trước. a. Giới thiệu bài: - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66, SGK. ? Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào? ? Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa? * Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết. * Nghe – viết chính tả: -GV đọc cho HS viết. -Đoc cho HS dò bài, chữa lỗi. * Chấm bài – nhận xét bài viết của HS : Bài 2: a/ Gọi HS đọc yêu cầu. - Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi : - Câu truyện đáng cười ở điểm nào? - Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm? Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu - kiếm rơi - đánh dấu. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được. -4HS lên bảng (Thanh Hùng) đọc, (Hoàng, Lý, Ngà, Vương ) viết - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. - HS trả lời. - Luyện viết các từ: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn, -HS nghe – viết -HS nghe và chữa lỗi. - 1 HS đọc thành tiếng. - Nhận phiếu và làm việc trong nhóm. - Nhận xét, bổ sung, chữa bài - 2 HS đọc thành tiếng. + Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm. + Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền. - HS lắng nghe -Nghe, thực hiện. Buổi chiều: Luyện chữ: Bài 6 I.Mục tiêu: -HS Viết đúng khoảng cách, độ cao, cỡ chữ như bài mẫu. -Giáo dục HS ý thức rèn luyện chữ viêt và tính kiên nhẫn trong đời sống. II. Đồ dùng dạy - học: -Chữ mẫu -Vở luyện viết III. Hoạt động dạy - học: ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: (3’) 2.Bài mới: a)Luyện viết các từ khó (5’) b) Luyện viết vào vở (25’) c) Chấm chữa bài 3. Củng cố - dặn dò (5’) -Y/C HS viết bảng con: Ở hiền, Thương người, Yêu nhau -GV nhận xét, bổ sung -Giới thiệu bài: -Hướng dẫn HS luyện viết. -GV hướng dẫn HS viết đúng các từ khó ở trong bài. -GV hướng dẫn và viết mẫu. -Y/C HS viết bảng con -GV nhận xét sửa chữa. -Y/C HS nhìn bài viết vào vở -GV theo dõi giúp đỡ HS yếu -GV thu chấm 1/3 lớp -Nhận xét -Nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện viết - HS viết bảng con -H S lắng nghe -H S quan sát, theo dỏi - HS viết bảng con -HS viết vào vở - HS viết xong soát lại bài -Nộp bài -HS nghe và thực hiện Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên : + Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,...) trên đất ba dan. + Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ. - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột. III. Hoạt động dạy - học: ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (5’): 2.Bài mới 32’: 1/.Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan 2/ Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ: 3. Củng cố - Dặn dò (3’): - Kể tên các dân tộc đã sống từ lâu đời ở Tây Nguyên. - Nêu một số nét về trang phục và lễ hội ở Tây Nguyên. - GV nhận xét ghi điểm. a .Giới thiệu bài: *Hoạt động nhóm : - GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau : - Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hoặc rau màu ? - Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu ) - Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ? - GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời. * GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan. * Hoạt động cả lớp : - GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột - GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN - các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột? - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt, cà phê bột) - Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì? - Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ? - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động cá nhân : - Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau : - Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên. -Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? - Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ? - Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ? - GV gọi HS trả lời câu hỏi - GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiên câu trả lời - Gọi vài HS đọc bài học trong khung . - Kể tên các loại cây trồng và con vật chính ở Tây Nguyên ? - Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi gia súc ? - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. ... góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). * Giới thiệu góc tù - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV giới thiệu: Góc này là góc tù. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông. - GV Y/C HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông) * Giới thiệu góc bẹt - GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV vừa vẽ hình vừa nêu: góc COD được gọi là góc bẹt. ? Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? - GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. - GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. - GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. - GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. - GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. - GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ? - GV tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài (Đức Hùng, Lý, Ngà), HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - HS quan sát hình. - Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB. - HS nêu: Góc nhọn AOB. - 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS quan sát hình. - HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON. - HS nêu: Góc tù MON. - 1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông. 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS quan sát hình. - Thẳng hàng với nhau. - Góc bẹt bằng hai góc vuông. -1HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS trả lòi trước lớp: + Các góc nhọn là: MAN,UDV. + Các góc vuông là: ICK. + Các góc tù là: PBQ, GOH. + Các góc bẹt là: XEY. - HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. Hình tam giác DEG có một góc vuông. Hình tam giác MNP có một góc tù. - HS trả lời theo yêu cầu. -Lắng nghe và thực hiện Lịch sử Ôn Tập I. Mục tiêu: - Nắm được các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5. + Khoảng 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước + Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập. - Kể lại một sự kiện tiêu biểu về: + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. -Giaó dục HS yêu quý môn học. II. Đồ dùng dạy - học: - Băng và hình vẽ trục thời gian. - Một số tranh ảnh, bản đồ. III. Hoạt động dạy - học: ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (5’): 2. Bài mới 32’: Hoạt động1: Hoạt động2: Hoạt động3: 3. Củng cố - Dặn dò (3’): -Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền. - Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? - Kết quả trận đánh ra sao? - GV nhận xét, đánh giá. -Giới thiệu : Ghi tựa . * Hoạt động nhóm: - GV yêu cầu HS đọc SGK / 24 - GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn . - Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn. - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động cả lớp : - GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoăc phát PHT cho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN, 179 năm TCN, 938. - GV tổ chức cho các em lên ghi bảng hoặc báo cáo kết quả. - GV nhận xét và kết luận. * Hoạt động cá nhân : - GV yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu mục 3 trong SGK : Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau : - Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất,ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội). - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa? - Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - GV nhận xét và kết luận. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiết sau : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”. - 3 HS trả lời (Hùng, Kiên, Mỹ Lan) -Cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS nhắc lại. - HS đọc. - HS các nhóm thảo luận và đại diện lên điền hoặc báo cáo kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lên chỉ băng thời gian và trả lời. - HS nhớ lại các sự kiện lịch sử và lên điền vào bảng. - HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. - HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu. * Nhóm 1: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. * Nhóm 2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * Nhóm 3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS khác nhận xét , bổ sung. - HS nghe -Thực hiện Buổi chiều: BDTV: Luyện tập phát triển câu chuyện I- Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. - Kể được câu chuyện II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III- Hoạt động dạy - học ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ : (4’) 2.Bài mới 32’ * Bài tập 1: * Bài tập 2: 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Một học sinh kể lại câu chuyện em đã kể trước lớp hôm trước. a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Gọi HS đọc Y/C BT - Mời 1 học sinh giỏi làm mẫu, chuyển thể thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất (2 dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. - GV nhận xét - Cho từng cặp học sinh đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ và tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - Cho 2-3 học sinh thi kể. - Cùng cả lớp nhận xét. - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài: + Bài tập 2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại Tin-tin đến thăm khu vườn kì diệu, còn Mi-tin tới công xưởng xanh) - Cho từng cặp học sinh, suy nghĩ, tập kể lại theo trình tự không gian. - Cho 2-3 học sinh thi kể - Cùng cả lớp nhận xét - Em hãy nêu nội dung của bài. - Về viết lại những bài chưa đạt, chuẩn bị bài tiếp theo - (Thanh Hùng) - Lắng nghe - 2Học sinh đọc Y/C BT - 1 học sinh giỏi làm mẫu, chuyển thể thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất (2 dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. - Học sinh theo dõi bổ sung. - Từng cặp học sinh đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ và tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - 2-3 học sinh thi kể - Cùng giáo viên nhận xét. - 2Học sinh đọc Y/C BT - Từng cặp học sinh, suy nghĩ, tập kể lại theo trình tự không gian. - 2-3 học sinh thi kể - Cùng giáo viên nhận xét - HS nêu - Thực hiện HDTHT: Tiết 1 - Tuần 8 I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính. II. Đồ dùng dạy - học: -Sách thực hành Toán III.Hoạt động dạy - học: ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Bài cũ (5’) 2.Bài mới 32’ Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Đố vui: 3.Củng cố - Dặn dò (3’): -Nêu công thức và quy tắc tìm trung bình cộng hai số khi biết tổng và hiệu của của 2 số đó -Nhận xét, chữa và ghi điểm -Giới thiệu bài -Gọi HS đọc bài toán: Tìm hai số biết tổng của hai số đó là 120, hiệu của hai số đó là 20 - Hướng dẫn phân tích và tóm tắt bài toán - Gọi 1HS lên bảng làm, lớp làm vở -Hướng dẫn HS nhận xét, chữa và ghi điểm -Gọi HS đọc bài toán: +Trong vườn nhà Nam có 96 cây cam và cây bưởi, trong đó số cây cam nhiều hơn số cây bưởi là 6 cây. Hỏi trong vườn nhà Nam có bao nhiêu cây cam, bao nhiêu cây bưởi? - Hướng dẫn phân tích và tóm tắt bài toán - Gọi 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở -Hướng dẫn HS nhận xét, chữa và ghi điểm -Gọi HS đọc bài toán: + Hai đội trồng cây trồng được tất cả 1500 cây. Đội thứ nhất trồng ít hơn đội thứ hai 100 cây. Hỏi mỗi đội trồng được bao nhiêu cây? - Hướng dẫn phân tích và tóm tắt bài toán. -Gọi 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở -Hướng dẫn HS nhận xét, chữa.và ghi điểm -Gọi HS đọc bài toán đố: + Hiện nay anh hơn em 5 tuổi. Biết rằng 5 năm trước đây tổng số tuổi của hai anh em là 15 tuổi. Hiện nay anh ..tuổi, em tuổi. - Cho HS chơi trò chơi giải câu đố theo nhóm -Nhóm nào giải nhanh, giải đúng là thắng cuộc * Đáp án: 15 tuổi; 10 tuổi. -Hệ thống lại kiến thức vừa luyện Dặn HS về ôn lại và chuẩn bị bài tiết sau. -3HS lên bảng(Hằng, Ngà, Tuấn) -Nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -2HS đọc bài toán - HS phân tích và tóm tăt bài toán. -1HS lên bảng, lớp làm vở. -HS nhận xét, chữa - 2HS đọc bài toán (Thực hiện như bài toán 1). Bài giải Số cây cam nhà Nam là: (96 + 6) : 2 = 51 (cây) Số cây bưởi nhà Nam là: 51 - 6 = 45 (cây) Đáp số: 51 cây; 45 cây. -HS có thể cá cách giải khác - Thưc hiện như bài 1 và bài 2 Bài giải Số cây đội thứ nhất trồng được là: (1500 – 100 ) : 2 = 700 (cây) Số cây đội thứ hai trồng được là: 700 + 100 = 800 (cây) Đáp số: 700 cây; 800 cây. - 2HS đọc -Các nhóm thi giải câu đố rồi trình bày -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Thực hiện. Sinh hoạt tập thể: Sinh hoạt cuối tuần I. Mục tiêu: - HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua. - Nắm được phương hướng của tuần tới và biện pháp thực hiện. - Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè, II. Chuẩn bị: - Ghi chép của cán sự lớp trong tuần. III. Tiến trình sinh hoạt: 1.Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại) 2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp 3. Ý kiến của GV: - Ưu điểm trong tuần: + Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi. + Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt. + Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ - Tồn tại: + Một số HS chưa chú ý nghe giảng như: Lý, Thương, Vương. - Công tác tuần tới: + Đẩy mạnh công tác thu nộp. + Khắc phục những nhược điểm trong tuần. + Trang trí lớp học. + Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật. 4. Tổng kết: - Hát tập thể.
Tài liệu đính kèm: