Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Thành Thuận

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Thành Thuận

TIẾT 8 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

-Biết lợi ích của tiết kiệm tiền của.

-Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hàng ngày.

**GDMT : Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,.trong cuộc sống hằng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.

 - Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân

 III.CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Tự nhủ

- Thảo luận nhóm

- Đóng vai

- Dự án

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

HS: SGK, dụng cụ học tập

 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1.Ổn định lớp: Cả lớp ht

2.Kiểm tra bài cũ

+ Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm tiền của?

-Em làm gì để tiết kiệm tiền của

-GV nhận xét tuyên dương.

3.Dạy – học bài mới.

 

doc 49 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Thành Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ
NGÀY SOẠN 05/10/13 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY..../10/13 
TẬP ĐỌC
TIẾT 15 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I.MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui, hồn nhiên.
-Hiểu ý nghĩa: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài ).
*GDMT: 
-HS trả lời Câu hỏi ở Khổ 1:Qua khổ 1 để cây cối luôn tốt tươi con người phải làm gì ?
- Qua đó Giáo dục Hs có ý thức bảo vệ :chăm sóc cây cối ,biết trồng cây ,không chặt phá rừng
II.CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa của bài
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
1.Ổn định lớp: Cả lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 3 HS lên bảng đọc bài “Ở vương quốc Tương Lai” và trả lời câu hỏi :
-GV nhận xét cho điểm.
3.Dạy – học bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
a) Giới thiệu bài.
-Yêu càu HS nhìn vào tranh của bài Tập đọc và trả lời câu hỏi :
+Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
+Những ước mơ đó thể hiện khác vọng gì ?
 Ghi tựa bài.
b)Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
*Luyện đọc.Tập trung rèn đọc cho HS đọc kém 
Yêu cầu HS mở sgk và yêu cầu HS đọc nối tiềp theo từng khổ thơ ( 3 lượt).
 -GV chú ý sửa lổi phát âm của HS.
+Chú ý những câu : 
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt / thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành.
.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom / thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
-Gọi 03 HS khác đọc toàn bài.
-Gọi 01 HS đọc phần chú giải.
+GV đọc mẫu lần 1.
*Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV cho HS đọc lại toàn bài thơ.
Hỏi:
+Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+Việc lặp lại nhiều lần trong câu ấy nói lên điều gì ?
*GDMT
-HS trả lời Câu hỏi ở Khổ 1:Qua khổ 1 để cây cối luôn tốt tươi con người phải làm gì ?
- Giáo dục Hs có ý thức bảo vệ :chăm sóc cây cối ,biết trồng cây ,không chặt phá rừng
+Mỗi khổ thơ nói lên điều gì ?
+Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
-Gọi HS nêu lại.
+Em hiểu câu thơ mãi mãi không có mùa đông ý nói gì ?
+Câu thơ Hóa trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì ?
+Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ ? Vì sao ?
-GV nhận xét giáo dục.
 -Bài thơ nói lên điều gì ?
-GV ghi ý chính bài thơ.
-Cho HS nhắc lại.
 c) Đọc diễn cảm.
Tổ chức cho HS đọc diễn cảm cá nhân từng khổ thơ.
Gọi HS lớp nhận xét – tuyên dương.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
-GV nhận xét sửa sai.
-Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp.
-GV tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng toàn bài.
-Bình chọn bạn đọc hay nhất.
-GV nhận xét – sửa sai.
-Lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
-HS tự trả lời.
+Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng múa hát và mơ đến những cánh chim hòa bình, những trái cây thơm ngon, những chiếc kẹo ngọt ngào.
-Nhiều HS nhắc lại.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-04 HS đọc một lượt.
-03 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
-01 HS đọc.
-Lắng nghe và cảm thụ.
*Khuyến khích HS Yếu ,TB trả lời 
-1 HS đọc.
-HS trả lời cá nhân.
+ Nếu chúng mình có phép lạ.
+Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hòa bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.
+Khổ 1 : Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
+Khổ 2 : Ước trở thành người lớn để làm việc.
 +Khổ 3:Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
+Khổ 4 :Ước không còn chiến tranh.
 -1 HS đọc.
+Nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi :
Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai họa nào đe dọa con người.
+Các bạn ước không còn chiến tranh, con người luôn sống trong hòa bình, không còn bom đạn.
-HS tự nêu.
+ Bài thơ nói về những ươc mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
HS đọc.
-4 HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ
-2 HS đọc
-HS thực hiện.
- HS đọc.
 -HS lắng nghe.
*HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3.
GDMT trực tiếp
-Liên hệ trực tiếp ngay Khổ 1
4.Củng cố:
-Hỏi tên bài.Nội dung chính của bài.
-Nếu em có phép lạ em sẽ ước điều gì ? Vì sao?
5.Dặn dò:
-Về nh học thuộc lịng bi thơ.và xem trước bài mới. 
-Nhận xét tiết học. 
 *Điều chỉnh, bổ sung
NGÀY SOẠN 05/10/13 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY..../10/13 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 8 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
-Biết lợi ích của tiết kiệm tiền của.
-Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nướctrong cuộc sống hàng ngày.
**GDMT : Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
 - Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân
 III.CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Tự nhủ
- Thảo luận nhóm
- Đóng vai
- Dự án 
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
GV: -SGK Ñaïo ñöùc 4
 -Moãi HS coù 3 taám bìa maøu: xanh, ñoû, traéng.
HS: SGK, dụng cụ học tập
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1.Ổn định lớp: Cả lớp ht
2.Kiểm tra bài cũ 
+ Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm tiền của?
-Em làm gì để tiết kiệm tiền của
-GV nhận xét tuyên dương.
3.Dạy – học bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
a) Khám phá
Thực hành .Ghi tựa bài
b) Kết nối
*Hoạt động 1 
Gia đình em có tiết kiệm tiền của không 
 -GV cho HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm sẳn ở nhà.
-GV yêu cầu HS đếm xem số việc gia đình đã tiết kiệm là bao nhiêu.
-Yêu cầu HS nêu một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc gia đình mình chưa tiết kiệm.
-GV hướng dẫn cách đánh giá nếu việc chưa tiết kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm thì chứng tỏ gia đình chưa tiết kiệm.
-GV kết luận : Việc tiết kiệm tiền của không phải riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm thì em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người đều thực hiện.
*Hoạt động 2 
Em đã tiết kiệm chưa ?
-GV cho HS làm việc cả lớp bài tập số 4 vào phiếu.
+Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm ?
-Yêu cầu HS đổi phiếu cho nhau và kiểm tra bài bạn và cho nhận xét .
-GV nhận xét sửa sai giáo dục.
*Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm.
*Hoạt động 3 
Em xử lí thế nào ?
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 
-GV yêu cầu mỗi thực hiện xử lí tình huống sau.
+Tình huống 1 : Bằng rủ Tuấn xé vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào ?
+Tình huống 2 : Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em ? 
+Tình huống 3 : Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vỡ đang dùng còn nhie6ù giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà ?
+Yêu cầu HS trình bày ý kiến.
-GV nhận xét chốt lại.
**GDMT : Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
*Hoạt động 4 
Dự định tương lai
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
-Yêu cầu HS trao đổi dự định sẽ thực hiện tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình như thế nào ?
-HS thực hiện thảo luận nhóm nhóm đôi.
-GV cho vài nhóm thực hiện trước lớp.
+Theo em sử dụng như thế nào gọi là tiết kiệm?
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời vào phiếu.
+Trả lời : a, b, g, h, k.
-HS nêu.
-HS thực hiện.
+HS trả lời.
-HS lắng nghe.
+HS lắng nghe và thực hiện.
+HS suy nghĩ và trả lời.
+HS lắng nghe.
 -HS thực hiện.
-HS trình bày.
+Là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thải.
+HS lắng nghe và nhắc lại. 
-HS lắng nghe và thực hiện.
4.Củng cố:
-GV nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò:
-Gv yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến bài học và biết cách tiết kiệm tiền của.
*Điều chỉnh, bổ sung
NGÀY SOẠN 05/10/13 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY..../10/13 
TOÁN
TIẾT 36 LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:
 - Tính được tổng của 3 số , vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
1.Ổn định lớp: Cả lớp ht
2.Kiểm tra bài cũ 
-3 HS lên bảng làm bài tập.
-GV Kiểm tra vở bài tập của HS.
-GV nhận xét sửa sai. 
3.Dạy – học bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
a) Giới thiệu bài.
Ghi tựa bài.
b)Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 1: SGK trang 46
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện và thực hiện bài toán.
-HS lên bảng giải.
 Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
-GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
 -GV nhận xét sửa sai.
-Bài 2. SGK trang 46
-GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện 
-GV thực hiện mẫu một ví dụ.
96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78
 = 100 + 78 = 178
-GV cho HS lên bảng thực hiện.
 -GV nhận xét sửa sai.
*Bài 3: SGK trang 46
Yêu cầu HS đọc đề và thực hiện :
-GV yêu cầu HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết.
-GV cho HS nêu và lên thực hiện.
-GV nhận xét sửa sai.
*Bài 4: SGK trang 46
-Yêu cầu 1 Hs đọc đề.
Hỏi:
-Bài tập cho chúng ta biết gì ?
-Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì ?
 -Yêu cầu HS thực hiện.
-GV nhận xét.
+Bài 5. SGK trang 46
-GV yêu cầu HS đọc đề.
+Muốn tính chu vi một hình chữ nhật ta làm thế nào ?
+Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi hình chữ nhật là gì ?
+Gọi chu vi hình chữ nhật là P ta có :
P = (a + b) X 2
 +Đây chính là công thức tổng quát để tính chu vi hình chữ nhật.
-Yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-GV nhận xét sửa sai.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS nêu yêu cầu của bài.
-Đặt tính rồi tính
-Đặt tính, sau đó thực hiện cộng theo thứ tự từ phải sang trái.
- 4HS TB,Y làm trên bảng lớp.
 2 814 3 925 26 387 54 293
+1 429 + 618 +14 075 +61 934
 3 046 535 9 210 7 652
 7 289 5 078 49 672 123 879 
-Nêu miệng.
-01 HS đọc bài.
 -Nêu miệng. 4 HS K,G
-HS thực hiện.
-HS đọc bài.
+Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ. 2 HSTB,Y
 x – 306 = 504
 x = 504 + 306
 x = 810
+Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
 x + 254 = 680
 x = 680 – 254 
 x = 426
-HS đọc đề.
-Nêu miệng.
-HS làm vào vở
Số dân tăng thêm sau 2 năm là
 79 + 71 = 150 (người )
Số dân của xã sau 2 năm là
5 256 +  ... hà 
*Điều chỉnh, bổ sung
NGÀY SOẠN 05/10/13 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY..../10/13 
ĐỊA LÝ
TIẾT 8 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
 CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
* GDMT : Biết yêu quý và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên 
II.CHUẨN BỊ:
-Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.
-Bản đồ địa lí tự nhiên VN
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
1.Ổn định lớp: Cả lớp ht
2.Kiểm tra bài cũ 
+HS lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ.
+GV nhận xét ghi điểm
3.Dạy – học bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
a) Giới thiệu bài.
Ghi tựa bài.
b) Hoạt động học
*Hoạt động 1 : Trồng cây công nghiệp trên đất badan.
-Yêu cầu HS quan sát hình 1, chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu của Tây Nguyên và giải thích lí do.
* Lồng ghép GDMT: GD HS bảo vệ rừng không chặt cây phá rừng để canh tác. Biết góp phần tồng cây gây rừng ,bảo vệ thiên nhiên
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi
+Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên ? ở tỉnh nào ? có cà phê thơm ngon nổi tiếng ?
+Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì ?
-GV nhận xét sửa sai.
+GV kết luận : Đất đỏ badan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn.
 *Hoạt động 2 : Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.
-Yêu cầu HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.
+Chỉ trên lược đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên.
+Vật nuôi nào có số lượng nhiều hơn ? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển ?
+Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng ? Để làm gì ?
-GV nhận xét sửa sai.
-Lắng nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS quan sát theo dõi.
-HS vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu : Những cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên là cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,
-Lí do : Đó là những cây công nghiệp lâu năm, rất phù hợp với vùng đất đỏ badan, tơi xốp, phì nhiêu.
-HS tiến hành thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm báo cáo.
+cây cà phê với diện tích là 494200 ha. Trong đó nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột.
+có kinh tế rất cao, thông qua việc xuất khẩu các hàng hóa này ra các tỉnh thành và đặc biệt với nước ngoài.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-HS lên thực hiện chỉ và nêu tên các con vật nuôi như bò, trâu, voi. 
-bò, Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt thuận tiện chjo việc phát triển chăn nuôi gia súc.
-còn có nuôi voi, dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch.
-Lắng nghe.
-HS nêu.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
HS khá, giỏi: 
- Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan-trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt-chăn nuôi trâu, bò,...
4.Củng cố:
 -Hỏi tựa bài.
-Nội dung của bài học.
5.Dặn dò:
-Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
NGÀY SOẠN 05/10/13 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY..../10/13 
TOÁN
TIẾT 40 GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I.MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU: 
- Nhận biết được góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt ( bằng trực giác hoặc sử dụng êke )
II.CHUẨN BỊ 
-Thước thẳng, eke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: Cả lớp ht
2.Kiểm tra bài cũ 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy – học bài mới.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Ghi chú
a) Giới thiệu bài.
 -Chúng ta đã được học góc gì ?
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
b.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
*GV giới thiệu góc nhọn.
-GV vẽ góc nhọn lên AOB như phần bài SGKlên bảng.
 A
 O B
-Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
-GV giới thiệu góc này là góc nhọn.
-GV cho HS dùng eke kiểm tra độ lớn của góc AOB và cho biết góc này so với góc vuông.
-GV nêu góc nhọn bé hơn góc vuông.
-Em hãy nêu những vật dụng nào có dạng là góc nhọn.
-GV yêu cầu HS vẽ một góc nhọn.
*Giới thiệu góc tù.
-GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK
 M
 O N
-Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
-GV giới thiệu góc này là góc tù.
-Yêu cầu HS lên thực hiện dùng eke để kiểm tra và đo góc tù.
-GV nêu góc tù lớn hơn góc vuông.
-Em hãy nêu những vật dụng nào có dạng là góc tù.
-GV yêu cầu HS vẽ góc tù.
*Giới thiệu góc bẹt.
 -GV vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc.
 .
 C O D
-GV thực hiện và nêu thầy tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và CD của góc COD thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
-Các em xem các điểm C, O, D như thế nào với nhau.
-Cho HS dùng eke để kiểm tra góc bẹt.
-Yêu cầu HS vẽ góc bẹt.
-Em hãy nêu những vật dụng nào có dạng là góc bẹt.
 c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1 SGK trang 49
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS quan sát và đọc tên các góc.
-GV nhận xét và chữa bài:
 Bài 2 SGK trang 49
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
-GV cho HS sử dụng eke để kiểm tra.
-GV nhận xét sửa sai.
 -Góc vuông.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
-Góc nhọn AOB.
-HS lên bảng kiểm tra và nêu góc AOB nhỏ hơn góc vuông.
-Đầu mũi của bút chì, mũi tên, 
-1 HS lên bảng vẽ, HS còn lại vẽ vào nháp
-HS quan sát.
-Góc MON có đỉnh O, hai cạnh OM và ON.
-Góc tù MON
-HS lên bảng kiểm tra và nêu góc MON lớn hơn góc vuông.
-Quạt xếp được mở ra, mái nhà, chiếc nón lá,
-1 HS lên bảng vẽ, HS còn lại vẽ vào nháp
-HS quan sát.
+Các điểm C, O, D thẳng hàng với nhau.
-HS lên bảng kiểm tra và nêu góc
COD bằng hai góc vuông.
-1 HS lên bảng vẽ, HS còn lại vẽ vào nháp.
-HS đọc.
+Các góc nhọn là : MAN, UDV.
 +Các góc vuông là : ICK
+Các góc tù là : PBQ, GOH.
+Các góc bẹt là : XEY.
-HSTB,Y đọc.trả lời
+Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
+Hình tam giác DEG có một góc vuông.
+Hình tam giác MNP có một góc tù.
-HSTB,Y đọc.trả lời
Bài 1 
Bài 2 ( chọn 1 trong 3 ý )
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học, 
5.Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
*Điều chỉnh, bổ sung
NGÀY SOẠN 05/10/13 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY..../10/13 
KHOA HỌC
TIẾT 16 ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
-Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. 
-Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
 **GDMT : biết giữ vệ sinh môi trường chung quanh để phòng bệnh
 II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 -Kĩ năng nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường
-Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
-Thảo luận nhóm
-Thực hành
-Đóng vai
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Các hình minh hoạ ở SGK (phóng to nếu có điều kiện).
-Phần ghi sẵn các tình huống.
-Bảng ghi sẳn các câu hỏi thảo luận.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1.Ổn định lớp: Cả lớp ht
2.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi nội dung bài trước :
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy – học bài mới.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Ghi chú
a. Khám phá
 -Em đã làm gì khi người thân bị ốm ?
 -GV giới thiệu: 
 -GV ghi tựa.
b. Kết nối
 * Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm với các câu hỏi:
 + Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ?
 +Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?
 +Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
 +Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ?
 -GV giúp đở những nhóm yếu.
 -Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
 -GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
*GV kết luận.
-GV cho HS đọc mục bạn cần biết.
 * Hoạt động 2 : Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy. 
 -GV treo tranh và yêu cầu HS xem tranh thảo luận nhóm. 
 -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu cách nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn..
 -GV nhận xét sửa sai.
*GV kết luận : Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước . Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nc1 cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
* Hoạt động 3: Trò chơi : Em tập làm bác sĩ. 
 -GV tiến cho HS thi đóng vai.
-GV phát phiếu tình huống cho mỗi nhóm.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm tìm cách giải quyết.
+Tình huống : Ngày chủ nhật bố, mẹ về quê, Minh ở nhà một mình. Đang học Minh thấy đau bụng dữ dội, sau đó đi ngoài liên tục. Minh biết mình đã bị tiêu chảy. Nếu là Minh em sẽ làm gì ?
-GV nhận xét sửa sai, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS tự nêu.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Thảo luận nhóm đôi.
+cho ăn các thức ăn có chứa nhiều chất như: thịt, cá, trứng, sửa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành.
 +cho ăn các thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố.
+ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong ngày.
+vẫn cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm.
 -Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.
-HS nêu.
+Em ra hiệu thuốc gần nhà mua một gói ô-rê-dôn về hòa uống ngay. Đến trưa vẫn ăn cơm bình thường và nấu thêm một nồi cháo bỏ ít muối và ăn.
 -HS lắng nghe.
4. Thực hành 
 **GDMT : Biết giữ vệ sinh môi trường chung quanh để phòng bệnh
 -Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
5.Vận dụng:
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, và có ý tự chăm sóc mình.
 -Nhận xét tiết học.
*Điều chỉnh, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nguyen_thanh_thuan.doc