I. MỤC TIÊU
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
2. Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/g ( hoặc có vần iên/ yên/iêng) để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
3. Viết chữ đẹp , giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Tuần 8 Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008 Hoạt động tập thể Chào cờ .. Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ I. Mục tiêu 1. Kĩ năng : - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn 2.Kiến thức - Hiểu ý nghĩa của cả bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 3.Thái độ : Luôn luôn ước mơ những ước mơ cao đẹp và có quyết tâm thực hiện những ước mơ cao đẹp đó . II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch ở Vương quốc Tương lai 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài(30 phút) a) Luyện đọc - GV kết hợp sữa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS. Chú ý cách ngắt nhịp thơ. - GV đọc diễn cảm toàn bài b) Tìm hiểu bài. Gợi ý tìm hiểu các câu hỏi: - GV yêu cầu HS nhận xét ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ. Đại ý : Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ có phép lạ để làm cho thế giới trở nen tốt đẹp hơn. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ - GV giúp các em tìm đúng giọng đọc của bài thơ và thể hiện diễn cảm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ theo trình tự đã hướng dẫn. 3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. - HS đọc - 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ- đọc 2, 3 lượt - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - HS đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi:trong SGK - HS nêu - 4HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ. - HS nhẩm HTL bài thơ. HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ. toán Tiết 36: Luyện tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức- Tính tổng các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn. 2. Kĩ năng : - HS giải đúng các loại toán trên II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ . III. các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - KT vở bài tập của HS 2. Dạy bài mới - GV tổ chức cho HS làm bài tập . (30 phút) Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa. Chưa yêu cầu HS giải thích cách làm Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm và chữa bài. Bài 4: Gọi HS lên bảng chữa bài. Bài 5: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 3. Củng cố , dặn dò (4 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : tiết 37 - HS tự làm, kiểm tra chéo - HS giải thích cách làm. Chảng hạn: 96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 178 hoặc: 96 + 78 +4 = 78 + ( 96 + 4 ) = 78 +100 = 178 - Nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong từng phần - HS tự làm bài rồi chữa bài Đáp số: a) 150 người b) 5406 người - HS tập giải thích về công thức: P = ( a + b ) 2. Chẳng hạn, a + b là nửa chu vi hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b. ( a + b ) 2 là chu vi của hình chữ nhật đó. Khoa học Bạn cảm thấy như thế nào khi bị bệnh? i. mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh 2. Kĩ năng - Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường . 3. Thái độ : ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ . ii. đồ dùng học tập - Hình 32, 33 trng SGK iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) ? Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá ? 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Các hạot động Hoạt động 1 : Quan sát hình trong SGK và kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu : Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh . * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc cá nhân - GV yêu cầu từng HS thực iện theo yêu cầu ở mục quan stá và thực hành trang 32 SGK Bước 2 : Làm việc theo nhóm nhỏ - Lần lượt từng HS kể lại với các bạn trong nhóm Bước 3 : Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp . - GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ + Kể tên một số bệnh em đã mắc . + Khi bị bệnh đó em cảm thấy như thế nào ? + Khi nhận thấy cơ thể có nhữngdấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ? Kết luận Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai mẹ ơi, con sốt ! (15 phút) * Mục tiêu : HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường * Cách tiến hành : Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn - GV nêu nhiệm vụ : Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh Bước 2 : Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra . - Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất . Các bạn khác góp ý kiến . Bước 3 : Trình diễn Kết luận 3. Củng cố dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Ăn uống khi bị bệnh . đạo đức Bài 4: Tiết kiệm tiền của (Tiết 2) 1. Mục tiêu -cần phải biết tiết kiệm tiền của ntn?vì sao phải tiết kiệm tiền của Biết đồng tình ủng hộ những hành vi ,việc làm tiết kiệm tiền, không đồng tình với những hành vi làm lãng phí tiền của ii. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài . (1 phút) 2.Các hoạt động (30 phút) Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân 1. HS làm bài tập. 2. GV mời một HS chữa bài tập và giải thích. 3. Gv trao đổi nhận xét. 4. GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của. Các việc làm (c), (d), (e), (i) là lãng phí tiền của. 5. HS tự liên hệ. 6. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai 1. GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5. 2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. 3. Một vài nhóm lên đóng vai. 4. Thảo luận lớp. - Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? - Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 5. GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Kết luận chung GV mời một vài HS lên đọc to phần ghi nhớ trong SGK. 3.Củng cố, dặn dò (4 phút) - GV nhận xét tiết học . -Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,... trong cuộc sống hàng ngày. Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2008 Toán Tiết 37 :Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó . I – Mục tiêu : Giúp HS : -Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách . -Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó . II - Đồ dùng dạy – học . -Bảng phụ , phấn màu . III – Hoạt động dạy – học . Hoạt động dạy T Hoạt động học A – Kiểm tra bài cũ : -Gọi HS chữa bài 1 (a)SGK -Nhận xét cho điểm . B – Bài mới 1- Giới thiệu bài : Ghi bảng . 2 – HD tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó . a) Giới thiệu bài toán . -Gọi HS đoc bài toán SGK . b) HD vẽ sơ đồ bài toán . -GV HD HS vẽ sơ đồ :SGK. +Cách tìm 2 lần số bé (70-10=60) rồi tìm số bé (60:2=30)và số lớn (30+10=40) +Nêu NX cách tìm số bé . *Tương tự cho HS giải bài toán =cách thứ 2 , NX cách tìm số lớn. *Chú ý : Khi giải toán có thể giải bằng 1 trong 2 cách nêu trên . 3- Thực hành *Bài 1 (47) -Gọi HS đọc đề tóm tắt . -Cho HS giải toán . -GV nhận xét . *Bài 2(47) -Gọi HS đọc đề toán . -HS trao đổi làm bài . -Gọi HS chữa bài theo 2 cách. -Nhận xét chữa bài . *Bài 3 (47) -Gọi HS đọc tóm tắt bài . -Gọi HS chữa bài theo 2 cách . -GV chấm chữa bài . C – Củng cố – Dặn dò : - GV tổng kết giờ học . -Cho HS nhắc lại cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu . -BTVN bài 4 (47). 3’ 30’ 2’ -HS chữa bài . -HS nhận xét . -HS đọc đề SGK . -HS tóm tắt đề toán như SGK . -HS chỉ hai lần số bé trên sơ đồ . -NX :Số bé =(tổng –hiệu ): 2 -NX :Số lớn =(tổng +hiệu ):2 -HS đọc tóm tắt ra nháp . Bài giải : Hai lần tuổi con là : 58-38=20(tuổi ) Tuổi con là : 20:2 =10 (tuổi ) Tuổi bố là : 58- 10 = 48( tuổi ) Đáp số : Bố : 48 tuổi Con : 10 tuổi . -HS đọc đề . -2 HS chữa theo 2 cách : Bài giải : Hai lần số HS trai là : 28+4 = 32 (HS) Số HS trai là : 32 : 2 = 16 (HS ) Số HS gái là : 16 – 4 = 12 ( HS ) Đáp số :HS trai :16 HS gái : 12 -HS đọc tóm tắt . Bài giải : Cách 1 : Hai lần số cây của lớp 4B 600+50 =650(cây ) Số cay của lớp 4B là : 650 :2 = 325 (cây ) Số cây của lớp 4A là : 325 – 50 = 275 (cây ) Cách 2 : Hai lần số cây của 4 A là 600 – 50 = 550(cây) Số cây của lớp 4A là : 550 : 2 = 275 ( cây ) Số cây của lớp 4B là : 275 + 50 = 325 (cây ) Đáp số : 4A : 275 cây 4B : 325 cây . Chính tả Nghe - viết :Trung thu độc lập Phân biệt r/d/gi I. Mục tiêu 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. 2. Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/g ( hoặc có vần iên/ yên/iêng) để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho. 3. Viết chữ đẹp , giữ vở sạch. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Gọi 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ ( bắt đầu bằng tr/ch) đã được luyện viết ở BT2 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Hướng dẫn HS nghe- viết (22 phút) - GV nhắc HS chú ý cách trình bày, những từ ngữ mình dễ viết sai. -GV đọc từng câu (từng bộ phận ngắn trong câu) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại toàn bài. GV chấm chữa bài và nêu nhận xét. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (7 phút) Bài tập 2. - Gọi HS trình bày kết quả Bài tập 3 - GV chọn bài tập cho HS. - Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh. Cách chơi: + Mời 3 - 4 HS tham gia, mỗi em được phát ba mẩu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng. + Hai HS điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên, tính điểm theo các tiêu chuẩn: lời giải đúng/ sai, viết chính tả đúng/ sai, giải nhanh/ chậm. Lời giải: Các từ có tiếng ban đầu là r, d hoặc gi: rẻ - danh nhân - giường 3. Củng cố, dặn dò. (3 phút) - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập. ... p chia thành 3, 4 nhóm, tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV. . Thể dục G v bộ môn soạn Mĩ thuật G v bộ môn soạn . Toán tiết 40 :góc nhọn , góc tù , góc bẹt I – Mục tiêu : Giúp HS : -Nhận biết góc tù , góc nhọn , góc bẹt . -Biết sử dụng êke để kiểm tra góc nhọn , góc tù , góc bẹt . II - Đồ dùng dạy – học . -Thớc , ê ke . III – Hoạt động dạy – học . Hoạt động dạy T Hoạt động học A – Kiểm tra bài cũ : -Gọi HS chữa bài 2 (48) -GV nhận xét cho điểm . B – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng . 2 – Giới thiệu góc nhọn , góc tù, góc bẹt . a) Giới thiệu góc nhọn . -GV vẽ 1 góc nhọn và giới thiệu: Đây là góc nhọn , đọc là :Góc nhọn đỉnhO; cạnh OA , OB . -Yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn . +Dùng ê ke kiểm tra xemđộ lớn của góc AOB so với góc vuông ? -KLGóc nhọn bé hơn góc vuông b) Giới thiệu góc tù .(theo các bớc nh trên ) -Yêu cầu HS vẽ 1 góc tù KL:Góc tù lớn hơn góc vuông. c)Giới thiệu góc bẹt (theo các bớc nh trên ) KL: Góc bẹt = hai góc vuông . -GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt . 3 – Luyện tập thực hành . *Bài 1 (49) -GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc , nêu rõ góc đó là góc gì ? *Bài 2 (49) -GVHD HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài -GV nhận xét , yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn , góc vuông hay góc tù ? C – Củng cố – Dặn dò : -GV tổng kết giờ học . -Dặn dò HS học bài . -HD chuẩn bị giờ sau . 3’ 30’ 2’ -HS chữa bài . -HS nhận xét . -HS quan sát hình . -HS vẽ hình -1 HS lên bảng kiểm tra , cả lớp theo dõi , sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông . -1 HS vẽ bảng , HS lớp vẽ ra nháp . -1 HS vẽ bảng , HS lớp vẽ nháp . -HS trả lời : +Các góc nhọn là : MAN, UDV. +Các góc vuông là : ICK +Các góc tù : PBQ, GOH +Các góc bẹt là : XEY -HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả : +Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn +Hình tam giác DEG có 1 góc vuông . +Hình tam giác MNPcó 1 góc tù . -HS trả lời theo yêu cầu . Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu 1. Kĩ năng :- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện 2. Kiến thức:- Sắp xếp các đoạn văn kể ch uyện theo trình tự thời gian. - Viết câu mở đoạn và liên kết các đoạn theo trình tự thời gian. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ III.Các Hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): GV kiểm tra 2, 3 HS đọc bài viết - phát triển câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước.... 2.Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30 phút) Bài tập 1 - GV dán bảng tranh minh hoạ truyện Vào nghề, yêu cầu HS mở SGK, tuần 7, tr.73,74, xem lại nội dung bài tập 2, xem lại bài đã làm trong vở. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2 Bài tập 3 - GV nhấn mạnh yêu cầu của bài: + Các em có thể chọn một chuyện đã học qua các bài TĐ trong sách Tiếng Việt. + Khi kể, các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự nối tiếp nhau của các sự việc. - Cả lớp và GV nhận xét, quan trọng nhất là xem câu chuyện ấy có được kể theo đúng trình tự thời gian không. 3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. - HS đọc - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài - mỗi em đều viết 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn. - HS phát biểu ý kiến. - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. - HS đọc yêu cầu của bài. - Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc. - HS thi kể chuyện. .. Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2008 Toán Tiết 40: Hai đường thẳng vuông góc i. Mục tiêu 1. Kiến thức - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. 2. Kĩ năng - Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không. II. Đồ dùng dạy học - Ê ke III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 3 HS lên bảng vẽ góc tù, góc nhọn, góc bẹt. 2. Dạy bài mới 2.1 Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc : (10phút) - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông. - GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, tô màu hai đường thẳng (đã kéo dài). Cho HS biết "Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau". - GV cho HS nhận xét "Hai đường thẳng Bc và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C" (kiểm tra lại bằng ê ke). - GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rối lại kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (như hình vẽ trong SGK). Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. 2.3. Thực hành : (20phút) Bài 1 : Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. Bài 2 : Cho biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau, yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD. Bài 3: Trước hết, HS dùng ê ke để xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó. Bài 4 : Yêu cầu HS : a. Nêu được AD, AB là là một cặp cạnh vuông góc với nhau; AD, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau. b. Nêu được các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là : AB và BC; BC và CD. 3. Củng cố dặn dò (3phút) - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Vẽ hai đường thắng vuông góc Luyện từ và câu Dấu ngoặc kép I. Mục tiêu 1. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép. 2. Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép khi viết. 3. GD học sinh ý thức viết đúng qui tắc chính tả II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài: (1phút): 2.2. Phần nhận xét (10phút): Bài tập 1 -GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: + Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? + Những từ ngữ và câu đó là lời của ai? + Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? - GV kết luận Bài tập 2 - Khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng phối hợp với dấu hai chấm? Bài tập 3 - Gv nói về con tắc kè.Hỏi HS: + Từ lầu chỉ cái gì? + Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? + Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì? 2.3. Phần ghi nhớ (5 phút). - Cho 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong nội dung bài đọc trong SGK. - Gv nhắc HS học thuộc nội dung phần ghi nhớ. 2.4. Phần luyện tập (15 phút). Bài tập 1 - Gọi HS lên bảng: gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn. - Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Bài tập 2 - GV gợi ý. Bài tập 3 - Gv gợi ý HS tìm những từ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b và đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS học thuộc nội dung đoạn ghi nhớ của bài. - Viết 2 tên người, 1 tên địa lí nước ngoài. - HS đọc yêu cầu của bài. - TRả lời câu hỏi - HS đọc yêu cầu của đầu bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS nêu - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Một HS đọc yêu cầu của BT3. Cả lớp đọc tầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài. . Thể dục G v bộ môn soạn . tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu 1. Kĩ năng : - Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện 2. Kiến thức - Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian. - Viết câu mở đoạn và liên kết các đoạn theo trình tự thời gian. II.Các Hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5phút): GV kiểm tra 2, 3 HS đọc bài viết - phát triển câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước.... 2. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1phút) 2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30phút) Bài tập 1 - GV yêu cầu HS mở SGK, tuần 7, tr.73,74, xem lại nội dung bài tập 2, xem lại bài đã làm trong vở. . GV gọi HS đọc, nhận xét Bài tập 2 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 3 - GV nhấn mạnh yêu cầu của bài: + Các em có thể chọn một chuyện đã học qua các bài TĐ trong sách Tiếng Việt. + Khi kể, các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự nối tiếp nhau của các sự việc. - Cả lớp và GV nhận xét, quan trọng nhất là xem câu chuyện ấy có được kể theo đúng trình tự thời gian không. 3. Củng cố, dặn dò (3phút) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. - HS đọc - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài - mỗi em đều viết 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn. - HS phát biểu ý kiến - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - HS đọc yêu cầu của bài. - Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc. - HS thi kể chuyện .. hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp tuần 8 I. Mục tiêu : - Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần. - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới II. Nội dung : 1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần. 2. GV nhận xét. a. Ưu điểm - Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu. - Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Nhung ,Hà...) - Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ. b. Tồn tại : - Bên cạnh đó vẫn còn một số HS ý thức chưa cao. Việc thực hiện Tập thể dục giữa giờ chưa tốt Nam, Thành...) - Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như : Lâm Thắng 3. Phương hướng hoạt động tuần tới - Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được. - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Thi đua học tập và rèn luyện chào mừng ngày Nhà giáo VN. ..
Tài liệu đính kèm: