Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rùng.

 Thấy được Rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc.Từ đó càng yêu thiên nhiên hơn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Ảnh minh họa bài đọc trong SGK.

- Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Kiểm tra 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà. Trả lời các câu hỏi về bài đọc.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 15 Ngày dạy : 
Bài: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
 Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
 Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rùng.
 Thấy được Rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc.Từ đó càng yêu thiên nhiên hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ảnh minh họa bài đọc trong SGK.
- Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà. Trả lời các câu hỏi về bài đọc.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
9’
7’
v Hoạt động 1:
0 Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hỏi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
0 Cách tiến hành: 
-Yêu cầu HS đọc bài văn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn nối tiếp theo 3 đoạn.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh rừng khộp, kết hợp giúp HS giải nghĩa từ khó cuối bài và có ý thức đọc đúng những từ ngữ dễ viết sai.
- Đọc diễn cảm lại toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu nội dung bài.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS cả lớp đọc thành tiếng- đọc thầm từng đoạn bài, cả bài văn cùng suy nghĩ, trao đổi trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
+ Câu hỏi 1: Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trả lời.
+ Câu hỏi 2; 3; 4: Yêu cầu HS đọc đoạn 2; 3 trả lời.
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm: chú ý thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
+ Đoạn 1: Đọc khoan thai, thể hiện thái độ, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
+ Đoạn 2: Đọc nhanh hơn những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện cả muông thú.
+ Đoạn 3: Đọc thong thả ở những câu cuối.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- 1 HS khá, giỏi đọc.
- Đọc đoạn nối tiếp (2 lượt).
- Quan sát tranh.
- Luyện đọc từ ngữ và giải nghĩa từ khó.
- 2 HS đọc cả bài.
- Theo dõi SGK.
- Cả lớp- cá nhân- nhóm đôi.
- Cá nhân.
- Cá nhân.
- Phát biểu tự do.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Vài HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố: (3’)
- Tác giả đã dùng những giác quan nào để miêu tả vẻ đẹp của rừng?
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà tiếp tục luyện đọc để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn.
- Đọc trước và tìm hiểu bài tập đọc Trước cổng trời.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 36 Ngày dạy : 
Bài: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu:
 Giúp HS nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
 Biết làm các bài tập.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Cho HS sửa bài tập làm thêm tiết trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
15’
v Hoạt động 1: Phát hiện đặc điểm số thập phân khi viết thêm hoặc bỏ chữ số 0 bên phải phần thập phân.
0 Mục tiêu: Biết số thập phân bằng nhau.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận thấy rằng:
 0,9 = 0,90 ; 0,90 = 0,9000
 0,90 = 0,9 ; 0,900 = 0,90
- Yêu cầu HS nêu các nhận xét (dưới dạng các câu khái quát) như trong bài học.
- Hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh họa cho các nhận xét đã nêu ở trên. Chẳng hạn:
8,75 = 8,750 ; 8,750 = 8,7500
8,7500 = 8,750 ; 8,750 = 8,75
12 = 12,0 ; 12,0 = 12,00
12,00 = 12,0 ; 12,0 = 12
- Lưu ý: Số tự nhiên (chẳng hạn 12) được coi là số thập phân đặc biệt (có phần thập phân là 0 hoặc 00; ).
- Kết luân:
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Biết làm các bài tập.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Yêu cầu tự làm bài.
- Lưu ý một số trường hợp có thể nhầm lẫn, chẳng hạn:
 35,020 = 35,02 (không thể bỏ chữ số 0 ở hàng phần mười).
3,0400 = 3,04
* Bài tập 2: Yêu cầu HS tự làm.
* Bài tập 3: Yêu cầu làm bài- sửa.
(Lan, Mĩ đúng vì: 
Hùng viết sai vì: nhưng thực ra ).
- Nhóm đôi- trao đổi- trình bày.
- 2 – 3 HS trình bày.
- Cá nhân tiếp nối phát biểu.
- 1 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào vở.
- 1 HS lên bảng lớp, còn lại làm vào bảng con.
- Cá nhân tiếp nối nhau trả lời.
4. Củng cố: (3’)
- Học sinh nhắc lại phân số thập phân bằng nhau.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Làm bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
CHÍNH TẢ
Tiết: 8 Ngày dạy : 
Bài: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
 Nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài kì diệu rừng xanh.
 Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê/ ya.
 Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ hoặc 2- 3 tờ phiếu khổ to ghi nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra 3 HS lên bảng viết một số tiếng viếng, nghĩa, hiền, điều, liệu.
- Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
20’
7’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe- viết.
0 Mục tiêu: Nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài kì diệu rừng xanh.
0 Cách tiến hành: 
- Đọc toàn bài CT 1 lượt.
- Luyện viết một số từ ngữ dễ viết.
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt.
- Đọc lại toàn bài CT 1 lựợt.
- Chấm sửa 7- 10 bài.
- Nhận xét chung.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập CT.
0 Mục tiêu: Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn
- Ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết
- Nghe- viết vào vở.
- Cặp HS đổi vở soát lỗi.
- Lên bảng viết nhanh các tiếng 
 Rừng khuya. Tìm tiếng có chứa yê hoặc ya.
- Lời giải: Khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
* Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa để làm BT.
- Yêu cầu HS đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên.
- Lời giải: Thuyền, thuyền; khuyên.
* Bài tập 4: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh.
- Lời giải:
 Tranh 1: Con yểng
 Tranh 2: Hải yến
 Tranh 3: đỗ quyên ( chim cuốc).
vừa tìm được có chứa yê, ya.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT.
- Quan sát, tự làm bài, ghi câu trả lời vào vở.
- Vài HS
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi yê, ya.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà nhớ các hiện tượng chính tả đã luyện tập để không viết sai chính tả.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KĨ THUẬT
Tiết: 8 Ngày dạy : 
Bài: NẤU CƠM (tt)
I. Mục tiêu:
 HS biết cách nấu cơm.
 Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
 Ham thích lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gạo, nồi nấu cơm, dụng cụ đong gạo.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
10’
v Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
0 Mục tiêu: Biết cách nấu cơm.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1.
- Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- Yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Gọi HS lên thực hiện các thao tác chuẩn bị và các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 2 SGK và hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Kết luận: 
v Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
0 Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học.
0 Cách tiến hành: 
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Cá nhân.
- Trao đổi theo cặp (giống chuẩn bị gạo, rá, chậu vo gạo, các dụng cụ nấu và cung cấp nhiệt nấu cơm).
- Cá nhân nối tiếp phát biểu.
- 2- 3 HS thực hiện.
- Vài HS trả lời.
- Báo cáo kết quả tự đánh giá.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Tìm hiểu và chuẩn bị công việc luộc rau ở gia đình.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 15 Ngày dạy : 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
 Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, làm quen với các thành ngữ, tục ngữ muợn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
 Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
 Sử dụng từ ngữ theo đúng yêu cầu để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển học sinh, hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học.
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
- Một số tờ giấy khổ to để HS làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Cho HS làm bài tập 4 của tiết LTVC trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
11’
15’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 và BT2.
0 Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên. Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Lời giải: Ý b – cả những gì không do con người tạo ra.
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giải thích các từ ngữ, tục ngữ.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 bài tập 4.
0 Mục tiêu: Tìm được những từ ngữ miêu tả không gian sóng  ... ng dạy học:
- Biểu đồ tăng dân số Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
- Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh.
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
15’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số.
0 Mục tiêu: Biết dựa vào bảng số liệu để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi của mục 1 SGK.
- Kết luận: Năm 2004: 82 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á một trong những nước đông dân nhất thế giới.
v Hoạt động 2: Gia tăng dân số.
0 Mục tiêu: Biết được sự gia tăng dân số nhanh và nêu được hậu quả do dân số tăng nhanh.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi mục 2 SGK.
- Kết luận: Dân số tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người (liên hệ thực tế với địa phương)
- Yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh.
-Giảng: Tốc độ tăng dân số giảm dần do thực hiện kế hoạch hóa gia đình và người dân ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để nuôi dạy được tốt.
- Kết luân: Gia đình đông con" thiếu ăn, nhà ở chật chội.
- Trao đổi theo cặp trình bày kết quả.
- Cả lớp lắng nghe sau đó nhắc lại.
- Cá nhân quan sát và trả lời.
- Nhóm 4 trao đổi, trình bày.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Sưu tầm một số tranh ảnh dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi, đô thị của Việt Nam để chuẩn bị tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 16 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu:
 Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
 Hiểu được nghĩa của từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển và mối quan hệ giữa chúng).
 Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm bài tập 3, bài tập 4 của tiết luyện từ và câu trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
8’
10’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn bài tập 1.
0 Mục tiêu: Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS chuẩn bị thề nào là từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- (gợi ý xem xét quan hệ giữa các nghĩa của chúng. Nếu các nghĩa khác nhau hoàn toàn thì đó là từ đồng âm).
v Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập 2.
0 Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ nhiều nghĩa.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn: Nghĩa gốc của từ xuân là chỉ một mùa trong năm, các em đọc kĩ từng câu văn, câu thơ và dựa vào văn cảnh để đoán nghĩa từ xuân. (giảng: Mối liên hệ với nghĩa gốc thể hiện ở chỗ: mùa xuân làm cho cây lá đâm chồi nẩy lộc, vạn vật tươi tốt. Vì vậy có thể dùng từ xuân để chỉ sức sống, sự tươi đẹp, tươi tốt.
- Kết luận: 
v Hoạt động 3: Hướng dẫn bài tập 3.
0 Mục tiêu: Biết đặt câu phân biệt từ nhiều nghĩa là tính từ.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn đề bài cho các tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng.Với mỗi từ trên, em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của chúng (VD: Quả cam này ngọt. Ai mà chẳng ưa nói ngọt).
- Kết luận.
- Cá nhân làm vào vở bài tập (dùng từ điển).
- (ĐA: Chín(1) (3) từ nhiều nghĩa, chín (2) là từ đồng âm với từ chín (1) (3).
- Lắng nghe.
- Cá nhân- VBT.
(Lời giải:a) xuân (1) nghĩa gốc xuân (2) nghĩa chuyển.
 b) Xuân dùng với nghĩa chuyển, chỉ tuổi, năm.
- Lắng nghe.
- Cá nhân làm vào vở bài tập.
(VD: An là người cao nhất lớp em.
 Kết quả học tập lớp A cao hơn lớp B).
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Tìm thêm ví dụ về từ đồng âm và từ đồng nghĩa.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 40 Ngày dạy : 
Bài: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn lại:
- Bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau về quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
 Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đợn vị đo khác nhau.
 Ham thích học tập môn toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
15’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
0 Mục tiêu: Ôn bảng đơn vị độ dài và quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS lên bảng đơn vị đo độ dài lần lượt từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét chung (khái quát hóa) về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- Gọi HS nêu quan hệ một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
VD:
1Km = 1000m 
 = 
- Nêu VD1 – Gọi HS nêu cách làm.
- Làm tương tự với VD2.
- Có thể cho HS làm tiếp:
8dm3cm = .. dm
8m23cm = .. m
8m4cm = m
- Kết luận:
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân với đơn vị đo khác nhau.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Yêu cầu HS tự làm bài – sửa.
* Bài tập 2: Hướng dẫn mẫu – tự làm bài – sửa.
* Bài tập 3: Yêu cầu tự làm bài – thống nhất kết quả:
a. 5,302Km ; b. 5,075Km
c. 0,302Km.
- Cá nhân tiếp nối đọc: 
Km, hm, dam, m, dm, cm, mm
- Cá nhân tiếp nối đọc.
1Km = 10hm; 1hm = = 0,1km.
-Trao đổi theo cặp – phát biểu (như SGK).
- Cá nhân tiếp nối nhau.
- Vài HS nêu: 
Vậy: 4dm = 6,4m.
- Cá nhân nêu cách làm:
= 
= 
= 
- 1 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào vở.
- 2 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào vở.
- 2 HS làm trên bảng lớp, còn lại lam vào vở.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ôn bảng đơn vị đo độ dài. Làm bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 16 Ngày day : 
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
(DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI – KẾT BÀI)
I. Mục tiêu:
 Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
 Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh-
 Yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
15’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn bài tập 1, bài tập 2.
0 Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài.
0 Cách tiến hanh:
* Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
- Gọi HS nhắc lại biểu thức đã học về hai kiể mở bài(trực tiếp, gián tiếp).
- Yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn và nêu nhận xét.
(Lời giải: a) Kiểu mở bài trực tiếp. b) Kiểu mở bài gián tiếp )
*Bài tập 2: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng )
 - Gọi HS đọc 2 đoạn văn, nêu nhận xét hai cách kết bài.
- Kết luận:
v Hoạt động 2:
Hướng dẫn làm bài tập 3 .
0 Mục tiêu: Biết cách viết mở bài, kết bài.
0 Cách tiến hành:
Gợi ý: Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương, HS có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình.
- Để viết một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên, các em có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
- Kết luận:
- 1 HS đọc.
- 3 HS phát biểu.
- Cá nhân – đọc thầm- trả lời.
- 2 đến 3 HS tiếp nối nhau.
- Cá nhân- VBT.
- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo yêu cầu.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ hai kiểu mở bài, hai kiểu kết bài trong bài văn tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS viết 2 kiểu mở bài, kết bài chưa đạt về viết lại để giờ sau kiểm tra.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KHOA HỌC
Tiết: 16 Ngày dạy : 
Bài: PHÒNG BỆNH HIV/AIDS
I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
- Giải thích một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì?
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/AIDS.
 Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh thời sự, tranh cổ động và các thông tin về HIV/AIDS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết và trả lời câu hỏi SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
11’
15’
v Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
0 Mục tiêu: Biết giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì? Nêu được các đường lây truyền HIV.
0 Cách tiến hành: 
- Phát cho mỗi nhóm bộ phiếu có nội dung như SGK, yêu cầu nhóm nào tìm được đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc.
- Kết luận:
v Hoạt động 2: Triển lãm tranh, ảnh, thông tin.
0 Mục tiêu: Biết được cách phòng tránh HIV/AIDS. Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu các nhóm sắp xếp trình bày các thông tin, tranh ảnh  đã sưu tầm được và trình bày trong nhóm.
- Yêu cầu bình chọn nhóm làm tốt dựa vào các tiêu chí:
+ Sưu tầm thông tin phong phú về chủng loại.
+ Trình bày đẹp.
- Kết luận: 
- Nhóm 6 – Nhóm nào xong dán sản phẩm của mình lên bảng (ĐA: 1- c; 2- b; 3- d; 4- e; 5a).
- Nhóm 8 – nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn. Mỗi nhóm có cử 1 bạn thuyết minh.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi 1 HS đọc mục Bạn cần biêt.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà tuyên truyền và vận động mọi người cùng phòng tránh HIV.
- Tiếp tục sưu tầm thông tin về HIV/ADS để chuẩn bị cho bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nguyen_thi_xen.doc