Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Môn: tập đọc

Tiết: 63

I- Mục tiêu:

1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, cửa ải, ỉu xìu, ảo não, hớt hải, sằng sặc

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học về

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung truyện và nhân vật

2. Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: nguy cơ, thân hình, du học

Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Bài: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI 
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết: 63
I- MỤC TIÊU: 
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, cửa ải, ỉu xìu, ảo não, hớt hải, sằng sặc
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học về
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung truyện và nhân vật
2. Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: nguy cơ, thân hình, du học 
Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Khởi động: 
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn bài Con chuồn chuồn nước, 1 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2/ Giới thiệu bài: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
 Dạy bài mới
1/ Hướng dẫn luyện đọc :
 - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài .GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
+ HS 1: Ngày xửa ngày xưa  về môn cười
+ HS 2: Một năm trôi qua  học không vào
+ HS 3: Các quan nghe vậy  ra lệnh
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải và tìm hiểu nghĩa của các từ khó
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
+ Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Ghi ý chính đoạn 1 lên bảng
- Gọi HS phát biểu về kết quả của viên đại thần đi du học.
+ Điều gì xảy ra ở phần cuối của đoạn này?
+ Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó?
- GV kết luận và ghi nhanh lên bảng
+ Phần đầu của truyện vương quốc vắng nụ cười nói lên điều gì?
- GV khẳng định đó cũng là ý chính của bài
- Ghi ý chính lên bảng
3/ Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS đọc truyện theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, nhà vua, viên đại thần, thị vệ. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc.
- Gọi HS đọc phân vai lần 2
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3
- Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 4 HS
- Tổ chức cho HS thi đọc
- Nhận xét , cho điểm từng HS
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối 
- 1 HS đọc thành tiếng, các HS khác đọc thầm
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối 
- 2 HS đọc toàn bài
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
- 2 HS nhắc lại ý chính
- Đọc và tìm giọng đọc
- HS đọc bài trước lớp
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo vai
- HS thi đọc diễn cảm theo vai 
- HS thi đọc toàn đoạn
 3
Nối tiếp:
- Theo em, thiếu tiếng cười cuộc sống sẽ như thế nào?
- Về nhà đọc bài , kể lại phần đầu câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Ngắm trăng, Không đề	
- Nhận xét tiết học.
Bài: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI 
Môn: CHÍNH TẢ 
Tiết: 32
I- MỤC TIÊU: 
- Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn từ Ngày xửa ngày xưa  trên những mái nhà trong bài Vương quốc vắng nụ cười
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Khởi động: 
- Gọi 3 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS viết 5 từ đã tìm được ở bài tập 2a tiết chính tả tuần 31
- Gọi 2 HS dưới lớp đọc lại 2 mẩu tin Băng trôi
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
 2/ Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết đoạn đầu trong bài Vương quốc vắng nụ cười và làm bài tập chính tả phân biệt s/ x 
Dạy bài mới:
1/ Hướng dẫn viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung đoạn thơ
- GV đọc bài viết
+ Đoạn văn kể cho chúng ta nghe điều gì?
+ Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở đây rất tẻ nhạt và buồn chán?
-* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
* Viết chính tả
- GV đọc bài HS viết bài
* Soát lỗi, thu và chấm bài
- GV đọc lại toàn bài , hướng dẫn HS soát lỗi
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : 
- GV chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc mẩu chuyện đã hoàn thành
- Nhận xét, kết luận lời giải đún
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo
- HS luyện đọc và viết các từ: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo, thở dài 
- HS viết bài
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở, gạch dưới những lỗi sai cho bạn, sau đó đổi vở lại HS tự sửa lỗi 
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc yêu cầu của bài trước lớp, cảø lớp đọc thầm.
- HS hoạt động theo nhóm 4
- Đọc bài, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Đáp án: vì sao - năm sau - xứ sở - gắng sức - xin lỗi - sự chậm trễ
- 1 HS đọc lại mẩu chuyện
3
Nối tiếp:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Dặn HS về nhà kể lại các câu chuyện vui Chúc mừng năm mới sau một  thế kỉ hoặc Người không biết cười và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Bài: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH
 VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo) 
Môn: TOÁN 
Tiết: 156
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh ôn tập về: 
- Phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
- Các tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Giải bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia các số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Khởi động :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 4/163.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2/ Giới thiệu bài mới: 
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép nhân và phép chia các số tự nhiên.
Dạy bài mới
1/ Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu tự làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 2: Tìm x.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
- Nhắc lại cách tìm số chia 
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài yêu cầu HS áp dụng tính nhẩm hoặc các tính chất đã học của phép nhân, phép chia để giải thích cách điền dấu.
Bài 5:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe giới thiệu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớn làm vào vở.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS lên bảng mỗi em làm một phần, cả lớp làm vào vở.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 3 em lên bảng làm bài mỗi em làm 1 dòng trong SGK, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS lần lượt trả lời.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
3
 Nối tiếp:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức vừa được ôn tập.
- Về nhà làm bài tập 3/163.
- Chuẩn bị bài : Oân tập các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo).
Bài: (Dành cho địa phương)
 MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở 4
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết: 32
I- MỤC TIÊU: 
- HS nắm được những mốc quan trọng và nội dung cơ bản của Công ước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung một số thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
1
2
1/ - Khởi động: 
+ Em hãy kể các việc em đã làm để bảo vệ môi trường ở gia đình, ở trường lớp, ở địa phương?
+ Nhận xét, đánh giá
2/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 
- Dạy bài mới
1/ Những Mốc Quan Trọng
- GV phát cho HS nội dung những mốc quan trọng về Công ước
+ Bản Công ước về quyền trẻ em do ai chuẩn bị và soạn thảo? Trong thời gian bao lâu?
+ Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua ngày tháng năm nào?
+ Tính đến năm 1999 có bao nhiêu nước kí và phê chuẩn Công ước? Nước ta là nước thứ bao nhiêu đã phê chuẩn Công ước?
2/ Nội Dung Cơ Bản Của Công Ước
- GV giải thích: Công ước là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập đến quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng và toàn diện, mang tính pháp lý cao. Nội dung Công ước gồm 54 điều khoản. Với nội dung quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa. 
- GV phát cho HS nội dung cơ bản của Công ước
+ 4 HS kể những việc các em đã làm
- HS nhắc lại đề bài
- HS đọc cho nhau nghe trong nhóm, tìm hiểu những mốc quan trọng cần ghi nh ... ôn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết: 64
I- MỤC TIÊU: 
- Củng cố kiến thức về mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật 
- Thực hành viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà HS đã miêu tả hình dáng và hoạt động để hoàn thành bài văn miêu tả con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to và bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Khởi động:
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật
- Nhận xét, cho điểm từng HS
 2/ Giới thiệu bài: 
-Để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật, tiết học hôm nay, các em cùng thực hành viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả con vật 
DẠY BÀI MỚI
1/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Gọi HS phát biểu
+ Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa?
+ Đoạn mở bài, kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở bài, kết bài nào đã học?
+ Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào?
- Cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng bao giờ cũng sinh động, lôi cuốn người đọc. 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS dán bài lên bảng, đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét
- GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS dán bài lên bảng, đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét
- GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu
- 4 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu luôn con vật định tả
+ Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả
+ Kết bài mở rộng: Nói cảm nghĩ của mình về con vật, lợi ích của con vật, có kèm theo lời bình
+ Kết bài không mở rộng: Nói lợi ích và tình cảm của mình với con vật
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và làm bài
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa
+ Kết bài: Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh
+ Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
+ Mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa
+ Kết bài không mở rộng, bài dừng lại ở câu: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài 
- 2 HS viết bài ra giấy, cả lớp làm bài vào vở
- Theo dõi
- HS đọc đoạn văn của mình
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- 2 HS viết bài ra giấy, cả lớp làm bài vào vở
- Theo dõi
- HS đọc đoạn văn của mình
3
Nối tiếp:
- Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật
- GV nhận xét tiết học.
Bài: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
 Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM 
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết: 33
I- MỤC TIÊU: Học ong bài này, học sinh biết:
- Vùng biển nước ta có nhều hải sản, dầu khi; nước ta đang kha thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam và khai thác cát trăng ven biển.
- Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đền xuất khẩu hải sản của nước ta.
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu kh1, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đổ địa lý tự nhên Việt Nam.	
Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về khai thác dầu khí, khai thac và nuôi trồng hải sản, ô nhiễm môi trương biển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Khởi động:
- Yêu cầu 2 HS lên bàng chỉ trên bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Hạ Long, vịnh Bắc bộ, vịnh Thái Lan và tên một số đảo, quần đảo ở nước ta và nêu được nhữmg giá trị, sản phẩm mà biển Đông mang lại cho đất nước.
- Nhận xét, đánh giá.
2/ giới thiệu bài: với những đặc điểm và những ưu đãi mà biển Đông mang lại, chúng ta sẽ có những hoạt động gì để khai thác những nguồn tài nguyên quí giá đó. Để tìm hiểu rõ điều này, chúng ta cùng học bài ngày hôm nay.
Dạy bài mới
1/ khai thác khoáng sản:
- Yêu cầu 1 HS đọc SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi, (hoàn thành bảng sau). Sau đó tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
- 2 HS lên bảng thực hiện
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm đồng thời quan sát hình 1, 2 SGK.
- Thảo luận, đọc kết quả.
Khoáng sản chủ yếu
Địa điểm khai thác
Phục vụ ngành sản xuất
Dầu mỏ và khí đốt
Cát trắng
- Thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo.
- Ven biển Khánh Hoà và một số đảo ở Quảng Ninh.
- Xăng dầu, khí đốt và nhiên liệu.
- Công nghiệp Thuỷ tinh.
- Nhận xét, đánh giá
- Kết luận: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được hcủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc dầu và chế biến dầu (ở Dung Quất ttỉnh Quảng Ngãi).
- Gọi HS thực hành chỉ bản đồ.
2/ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:
- Gọi HS đọc nôi dung; quan sát tranh ảnh SGK/153 và thảo luận theo gợi ý.
+ Hãy kể tên các sản vật biển của nước ta.
+ Em có nhận xét gì về nguồn Hải sản của nước ta.
+ Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản ở nước ta diễn ra như thế nào, ở những địa điểm nào?
+ Quan sát hình SGK và nêu qui trình khai thác cá biển.
+ Theo em, nguồn hải sản có vô tận không? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó.
+ Em hãy nêu những biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước ta.
- Nhận xét câu trả lới của các nhóm.
- Tổng hợp ý kiến của HS
- Yêu cầu thảo luận theo cặp hoàn thiện bảng kiến thức sau
- HS các nhóm quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe
- 2 HS trình bày lại nội dung bài.
- 2 HS thực hiện, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp quan sát tranh SGK và thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Cá, tôm, mực, sò, ốc, 
- Vô cùng phong phú và đa dạng.
- Hoạt động đánh bắt cá và khai thác hải sản ở nước ta diễn ra khắp vùng biển từ Bắc vào Nam, nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
- Khai thác cá biển , chế biến đông lạnh, đóng gói, chuyên chở, xuất khẩu.
- Nguồn hải sản không phải là vô tận. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn hải sản như: khai thác bừa bãi, không hợp lý, làm ô nhiễm môi trường biển để dầu loang ra biển, vứt rac xuống biển .
- Giữ vệ sinh môi trường biển, không xã rác, dầu xuống biển, đánh bắt, khai thác hải sản đúng qui trình hợp lý  
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp nhận xét bổ sung
Vùng bển nước ta
Đánh bắt và nuô trồng hải sản
Kha thác khoáng sản
Sản phẩm tôm, bào ngư
Sản phẩm cá
Sản phẩm cát trắng
Sản phẩm dầu mỏ và khí đốt
3
Nối tiếp:
Gọi HS đọc ghi nhớ của bài.
GV nhận xét, tổng kết tiết học
Dặn về nhà học bài, xem trước bài sau.
 Bài: LẮP ÔTÔ TẢI (Tiết2)
Môn: KỸ THUẬT 
Tiết: 32
I. MỤC TIÊU : 
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ôtô tải . 
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ôtô tải đúng kĩ thuật, đúng qui trình . 
- Rèn tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện theo tác lắp, tháo các chi tiết của ôtô tải . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Mẫu ôtô tải đã lắp ráp . 
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Giới thiệu bài mới:
Dạy bài mới:
 Học sinh thực hành lắp ôtô tải 
a) Học sinh chọn chi tiết 
Giáo viên kiểm tra học sinh chọn các chi tiết . 
b) Lắp từng bộ phận 
Trước khi học sinh thực hành, giáo viên gọi 1 em đọc phần ghi nhớ, sau đó yêu cầu các em phải quan sát kĩ hình trong sgk và nội dung của từng bước lắp . 
Trong quá trình học sinh thực hành lắp từng bộ phận, giáo viên nhắc các em cần lưu ý một số điểm sau : 
Khi lắp sàn cabin, cần chú ý vị trị trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài . 
Khi lắp cabin, các em chú ý lắp tuần tự theo hình 3a, 3b, 3c, 3d để đảm bảo đúng quy trình . 
Giáo viên luôn theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm học sinh lắp còn lúng túng . 
c) Lắp ráp xe ôtô tải 
Giáo viên nhắc học sinh lưu ý khi lắp các bộ phận phải : 
Chú ý vị trí trong, ngoài của các bộ phận với nhau . (VD : khi lắp thành sau xe vào thùng xe)
Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch. 
Giáo viên theo dõi và uốn nắn kịp thời những học sinh lắp còn lúng túng . 
Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng loại vào nắp hộp . 
1 học sinh đọc .
Học sinh chú ý . 
Học sinh lắp ráp theo các bước trong sgk . 
Học sinh chú ý . 
3
Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép ôtô . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop4 tuan 32 chuan.doc