Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (soạn ngang)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (soạn ngang)

Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I/ MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc diễm cảm bài thơ với giọng, vui , hồn nhiên.

. Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới đẹp

- Trả lời được câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài.

II/ CHUẨN BỊ:

- Ghi sẵn đoạn HD luyện đọc

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Bài cũ: Hai HS đọc 2 màn kịch của bài tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai

2. Bài mới:

* HĐ1: Luyện đọc:

- HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ 2 lần

- GV theo dõi, sữa lỗi về phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

* HĐ2: Tìm hiểu bài.

HS đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi.

 + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?

 + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?

 + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?

 + Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?

HS nhận xét – GV nhận xét tóm tắt ý. Rút ra nội dung bài

 

doc 18 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
NếU CHúNG MìNH Có PHéP Lạ
I/ MụC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễm cảm bài thơ với giọng, vui , hồn nhiên.
. Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới đẹp
- Trả lời được câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài.
II/ chuẩn bị:
- Ghi sẵn đoạn HD luyện đọc
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
1. Bài cũ: Hai HS đọc 2 màn kịch của bài tập đọc: ở Vương quốc Tương Lai
2. Bài mới:
* HĐ1: Luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ 2 lần
GV theo dõi, sữa lỗi về phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ.
HS luyện đọc theo cặp.
Một HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài.
HS đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi.
 + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
 + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
 + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
 + Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
HS nhận xét – GV nhận xét tóm tắt ý. Rút ra nội dung bài
* HĐ3: Hướng dẫn đọc diễm cảm và HTL bài thơ.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng 1,2 khổ thơ.
* Củng cố dặn dò và nhận xét giờ học.
Toán
T36:LUYệN TậP
I/ MụC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Tính được tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
* HĐ1: Củng cố kiến thức
HS nhắc lại t/c giao hoán và t/c kếp hợp của phép cộng.
* HĐ2: Luyện tập:
HS làm bài tập vào vở (Bài 1b, bài 2 dòng 1,2; bài 4a ).
GV theo dõi, hướng dẫn
Chữa bài.
Bài1b: Kết quả: 49672; 123879
Bài 2: HS lên bảng chữa
a.	96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 100 + 78 = 178
	67 + 21 + 79 = 67 + 100 = 167
b.	789 + 285 + 15 = 789 + 300 = 1089
	448 + 594 + 52 = 448 + 52 + 594 = 1094 
Bài 4a: HS nêu kết quả: 
	Phép tính: 5256 + 79 + 71= 5406 (người)
* GV nhận xét giờ học.
đạo đức 
 tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
A. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày
b. hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Bài cũ:
 + Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của ? Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào ?
II. Bài mới:
a) Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân (BT 4, SGK)
- HS làm bài tập.
- GV mời một số HS trình bày và giải thích.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận: Các việc làm: a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
 Các việc làm : c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
- HS tự liên hệ.
- GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
b) Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai (BT 5, SGK)
- GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống trong BT 5.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Một vài nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận lớp:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào khác không ?.
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy ?
- GV kết luận về cách ứng sử phù hợp trong mỗi tình huống.
GV kết luận chung.
c) Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò
Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện , nớc, ... trong cuộc sống hàng ngày.
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
Chính tả 
Tuần 8
I/ MụC TIÊU:
1. Nghe - Viết đúng, trình bày bài chính tả sạch sẽ.
2. Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d /gi để điền vào ô trống hợp với nghĩa đã cho.
II/ Đồ DùNG DạY HọC:
- Bảng phụ.
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng cùng viết: trợ giúp, họp chợ – HS cả lớp viết vào giấy nháp
- Nhận xét, chữa lỗi (nếu có)
2. Bài mới:
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết.
- GV đọc đoạn văn cần viết trong bài Trung thu độc lập.
- HS đọc thầm lại đoạn văn.
- Viết vào vở nháp 1 số từ: phát điện, phấp phới, nông trường
- GV đọc từng câu, HS viết vào vở.
- Viết xong soát lại bài.
- GV chấm 1 số vở, nhận xét đánh giá.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: HS làm vào vở bài tập, 1 em làm vào bảng phụ 
Chữa bài chốt lời giải đúng.
a, (Đánh dấu mạn thuyền): kiếm giắt - kiếm rơi xuống nước - đánh dấu - kiếm rơi - làm gì - đánh dấu - kiếm rơi - đã đánh dấu.
Bài 3: Tương tự bài 2
a, Các tiếng có mở đầu bằng r, d hoặc gi:
rẻ - danh nhân - giường.
* Nhận xét tiết học và dặn dò.
Toán
TìM HAI Số KHI BIếT TổNG Và HIệU CủA HAI Số Đó
I/ MụC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV nêu bài toán ở SGK 
- GV hướng dẫn HS tóm tắt trên bảng:
?
 ?
 10
70
Số lớn:
Số bé
- HS chỉ 2 lần số bé trên sơ đồ. Từ đó nêu cách tìm hai lần số bé.
(70 - 10 = 60 )
HS tìm số bé: 	60 : 2 = 30.
HS tìm số lớn: 	30 + 10 = 40 (hoặc ) 70 - 30 = 40
Tương tự cho HS giải bằng cách tìm số lớn trước rồi nhận xét cách tìm số lớn.
Gvgiúp học sinh rút ra kết luận: 	 
 Số bé = ( Tổng hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu.
 = Tổng số bé.
 (Hoặc) Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2
Số bé = Tổng số lớn
 = Số lớn hiệu.
* HĐ2: Luyện tập:
HS làm bài tập vào vở ( Bài 1, 2 SGK )
Bài 1: HS nêu yêu cầu đề bài 
HS nêu cách làm
HS làm bài vào vở – 2 em làm trên bảng (mỗi em làm một cách)
Kiểm tra kết quả - Nhận xét chốt lời giải đúng.
(Đáp số: Bố 48 tuổi, con 10 tuổi)
Bài 2: Tương tự bài 1
Giải:
Số HS trai là
(28 + 4) : 2 = 16 (HS)
Số HS gái là
16 – 4 = 12 (HS)
 Đ/S: 16 HS trai, 12 HS gái.
* Củng cố bài và nhận xét tiết học.
Lịch sử
ÔN TậP
I/ MụC TIÊU: 
- Nắm được các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng 700 năm trước công nguyên : Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 trước công nguyên : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng
II/ Chuẩn Bị:
- Vẽ sẵn trục thời gian.
- Một số tranh, ảnh bản đồ về các cuộc khỡi nghĩa giai đoạn buổi dầu dựng nước và giữ nước.
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
- GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu HS ghi vắn tắt nội dung của mỗi giai đoạn (vào bảng nhóm).
- Các nhóm báo cáo sau khi thảo luận.
- Nhận xét tóm tắt ý.
* HĐ2: Làm việc cả lớp.
- GV treo trục thời gian lên bảng.
- HS lên bảng ghi các sự kiện ứng với thời gian có trên trục: Khoảng 700 năm TCN; 179 TCN; 938.
- Nhận xét 
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu HS chuẩn bị theo yêu cầu của mục 3 (SGK).
Một số em báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
GV nhận xét, chốt lại các ý đúng.
* Củng cố dặn dò và nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
CáCH VIếT TÊN NGƯờI, TÊN ĐịA Lí NƯớC NGOàI
I/ MụC TIÊU:
1. Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
2. Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1,2.
II/ chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
1, Bài cũ: nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. 
Một HS viết tên và địa chỉ của mình trên bảng lớp.
Nhận xét, đánh giá
2, Bài mới:
* Nhận xét:
Bài 1:
- GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài.
- HS đọc đồng thanh: Mô - rít xơ Mát téc lích, Hi ma lay a,..
- Ba, bốn HS đọc lại các tên người, tên địa lí nước ngoài.
Bài 2:
Một HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:
 + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
Tên người gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn xtôi.
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép.
Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn/ xtôi.
Tên địa chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi / ma / lay / a.
LăngĂng- giơ - lét có 2 bộ phận là Lốt vàĂ ng giơ - lét.
 + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào? (Viết hoa).
 + Cách viết hoa từng tiếng trong cùng một bộ phận ntn?
 (Giữa các tiếng trong cùng bộ phận có dấu gạch nối).
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Cách viết số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
GV: Những tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài tập là những tên riêng được phiên âm theo tiếng Hán Việt.
VD: Hi Mã Lạp Sơn là tên phiên ân theo tiếng Hán Việt, còn Hi - ma - lay - a là tên quốc tế, phiên âm trực tiếp từ tiếng Tây Tạng
* Phần Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ, một vài em nhắc lại.Lấy VD minh hoạ.
* Luyện tập.
HS làm bài tập 1, 2 VBT
GV theo dõi, hướng dẫn. Chấm, chữa bài.
Bài 3: Trò chơi du lịch.
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK nắm cách chơi, GV tổ chức cho HS chơi.
* Củng cố bài và nhận xét, đánh giá.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Giáo dục thực hành Vệ SINH RĂNG MIệNG
I/ MụC TIÊU:
- HS năm được tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Biết giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
II/ Đồ DùNG DạY HọC:
Một số tranh, ảnh về cách giữ gìn vệ sinh răng miệng.
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
* HĐ1: GV nêu yêu cầu tiết học.
* HĐ2: Giới thiệu cách đánh răng hợp vệ sinh.
- Chọn bàn chải: Lông bàn chải mềm, đầu thon nhỏ.
- Cách đánh răng: Sau khi cho kem đánh răng vào bàn chải, súc miệng xong, đánh dọc theo kẽ răng. Đ ánh cả hai mặt: mặt trong và mặt ngoài của răng. Sau cùng, súc miệng bằng nước sạch.
* HĐ3: Tìm hiểu cách giữ gìn vệ sinh răng miệng:
- Đánh răng mỗi ngày 2,3 lần, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc nước súc miệng.
- Không ăn những thức ăn nóng quá hoặc uống nước lạnh quá ảnh hưởng đến men răng.
- Không lấy răng cắn những vật quá cứng.
Nhận xét tiết học và dặn dò
Thể dục
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại
Trò chơi : “ném trúng đích”
I/ MụC TIÊU:
Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng.
Thực hiện cơ bản đúng đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại và giữ được khoảng
cách các hàng trong khi đi.
Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi Ném trúng đích. 
II/ chuẩn bi:
- Vệ sinh sân bãi, 1 còi, 4 quả bóng, vật làm đích.
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
1. Phần mở đầu:
Gv nhận lớp nêu yêu cầu tiết học. HS làm một số động tác khởi động.
2. Phần cơ bản:
- Ôn động tác quay sau: 
+ Thực hiện cả lớp dưới sự điều khiển của GV – Uốn nắn và kiểm tra một số HS
- Thực hiện đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại và giữ được khoảng cách các hàng trong khi đi
+ Lần 1,2 ôn cả lớp
+ Lần 3,4 ôn theo tổ ... rên không?
+ Từ lầu trong khổ thơ được dùng theo nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
* HĐ2: Rút ra ghi nhớ
- Gọi 2- HS đọc phần ghi nhớ.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ
* HĐ3: Luyện tập:
HS làm BT vào vở (Bài tập 1, 2, 3 trang 52).
GV theo dõi, hướng dẫn.
Chấm, chữa bài.
Bài 1: Lời giải đúng.
“Em đã dùng gì để giúp đỡ mẹ?..
“Em đã nhiều lần khăn mùi xoa.
Bài 2: Lời giải:
Đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn HS không phải dạng đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng.
Bài 3:
a, tiết kiệm vôi vữa.
b, gọi là đào trường thọ, gọi là trường thọ đổi tên quả ấy là đoản thọ.
* Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng
nặn con vật quen thuộc
A. Mục tiêu
- Hiểu hình dáng, đặc điểm màu sắc của con vật.
- HS biết cách nặn co vật
- Nặn được con vật, vẽ theo ý thích.
B. Chuẩn bị
* HS: Đất nặn. Tranh ảnh một số con vật.
* GV: Tranh ảnh một số con vật. Hình gợi ý cách nặn, đất nặn.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Giới thiệu bài: GV dùng lời để dẫn dắt nội dung bài.
I. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát tranh, đặt câu hỏi:.
 + Tên của con vật ?
 + Hình dáng, đặc điểm của mỗi con vật ?
 + Màu sắc của chúng ? 
 + Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số con vật ? 
 + Kể tên hình dáng, màu sắc của một số con vật khác mà em biết ?
 + Em định nặn con nào ? vì sao ? miêu tả về Đ/điểm, màu sắc, HD của nó.
- HS trả lời, GV bổ sung thêm.
II. Hoạt động 2: Cách nặn con vật
- GV hình gợi ý cách nặn và đất nặn để gợi ý cách nặn con vật theo các bước:
 +) Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại..
 +) Nặn con vật với các bộ phận chính gồm thân, đầu, chân, ... từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
- GV lưu ý: Các thao tác khó như: ghép dính các bộ phận, sửa, nắn để tạo dáng cho cho hình con vật sinh động hơn.
III. Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS: Nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật định nặn.
 +) Chuẩn bị đất nặn, giấy lót.
 +) Khuyến khích HS có năng khiếu, biết các nặn nhanh, có thể nặn hai hay nhiều con vật rồi sắp xếp thành " Gia đình con vật ".
- Cho HS nặn theo nhóm và chọn con vật để nặn.
- GV theo dõi, HD, bổ sung, có thể giúp các em tạo dáng và sắp xếp hình nặn thành đề tài.
- HS giữ vệ sinh lớp học. Nặn xong rửa tay, lau tay sạch sẽ.
IV. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm lên bàn theo nhóm bàn.
- GV đến từng bàn gợi ý HS nhận xét và bình chọn một số sản phẩm đạt YC và chưa đạt YC dể nhận xét, rút kinh nghiệm chung cho cả lớp.
- Gợi ý HS xếp loại một số bài và khen ngợi những HS làm bài đẹp.
*. Dặn dò: - Quan sát hoa lá.
Khoa học
ĂN UốNG KHI Bị BệNH
I/ MụC TIÊU: 
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: Pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II/ chuẩn bị: 
- Chuẩn bị theo nhóm: Một gói ô-rê-dôn; một cốc nước có vạch chia, một bình nước hoặc một nắm gạo, một ít muối và 1 chén dùng ăn cơm.
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
A, Bài cũ: 
+ Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao?
B, Bài mới:
*HĐ1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường.
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường?
+ Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loảng? Tại sao?
+ Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thees naod?
- GV kết luận (Như mục: Bạn cần biết SGK trang 35).
*HĐ2: Thực hành pha dung dịch Ô- rê - dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
- HS quan sát và đọc lời đối thoại trong H 4, 5 - SGK trang 35.
- Một HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và 1 HS đọc câu trả lời của bác sĩ.
- GV hỏi: Bác sĩ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống ntn?
- HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ.
* Các nhóm thực hành pha dung dịc ô-rê-dôn hoặc nước cháo loảng.
- GV theo dõi và giúp đỡ.
*HĐ3: Đóng vai.
GV yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những diều đã học vào cuộc sống.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm trình diễn.
- GV theo dõi, nhậnh xét.
* Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn
 LUYệN TậP PHáT TRIểN CÂU CHUYệN
I/ MụC TIÊU:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai – BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2,3).
II/ chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi ví dụ về cách chuyển lời thoại.
III/ HOạT ĐộNG DạY - HọC:
A. Bài cũ: Một HS kể lại câu chuyện Vào nghề.
Một HS trả lời: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian.
B. Bài mới:
*HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Một HS khá giỏi làm mẫu.
- GV nhận xét, treo bảng phụ ghi mẫu chuyển thể.
- Từng cặp HS đọc trích đoạn ở Vương quốc Tương Lai quan sát tranh minh hoạ vở kịch, suy nghĩ, tập thể kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Hai, ba HS thi kể. GV và HS nhận xét.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Từng cặp HS suy nghĩ và kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Thi kể trước lớp – Nhận xét đánh giá
*HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Củng cố: Một HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện.
 Nhận xét tiết học.
Toán
GóC NHọN, GóC Tù, GóC bẹt
I/ MụC TIÊU: 
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê-ke)
II/ chuẩn bị:
- Ê ke (GV và HS).
- Bảng phụ vẽ các góc: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. A
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
* HĐ1: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- a, GV treo bảng phụ lên, chỉ vào hình vẽ, nói: 
Đ ây là góc nhọn. Đọc: O B
Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA; OB.
GV vẽ lên bảng 1 góc nhọn 
khác để HS quan sát và đọc: 
đỉnh; cạnh của góc.
- HS nêu VD thực tế về góc nhọn.
- GV áp Ê ke vào góc nhọn để được góc lớn hơn góc nhọn.
M 
O 
N 
HS quan sát và nhận thấy góc nhọn bé hơn góc vuông.
b, Giới thiệu góc tù: 
(Tương tự như trên).
HS nhận biết được: 
Góc bẹt lớn hơn góc vuông.
C 
O 
A 
c, Giới thiệu góc bẹt: 
(Tương tự như trên).
HS nhận biết được góc bẹt
bằng 2 góc vuông.
Lưu ý: Xác định 2 cạnh và đỉnh của góc bẹt.
* HĐ2: Luyện tập: bài1, bài 2 ý 1
HS làm bài tập vào vở 
GV theo dõi, hướng dẫn kết hợp chấm bài.
Chữa bài
Bài 2: HS tả lời miệng – Nhận xét chốt ý đúng.
* Nhận xét tiết học.
Địa lí
HOạT ĐộNG SảN XUấT CủA NGƯờI DÂN ở TÂY NGUYÊN
I/ MụC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nhiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè ...) trên đất ba dan
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
II/ chuẩn bị:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuật.
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
1. Bài cũ: Trình bày đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và cách sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
2. Bài mới: 
* HĐ1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan. 
- Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, thảo luận câu hỏi.
 + Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
 + Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở đây?
 + Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét sữa chữa và kết luận.
- HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- Gọi HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuật trên bản đồ.
 + Các em biết gì về cây cà phê ở Buôn Ma Thuật?
- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuật.
 + Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì?
 + Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
* HĐ2: Chăn nuôi trên đồng cỏ
Dựa vào hình 1, mục 2 SGK, trả lời câu hỏi:
 + Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
 + Con vât nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
 + Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
 + ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
* GV tóm tắt những đặc điểm chính về hoạt động sản xuất của người dân Tây Nguyên.
* Nhận xét tiết học.
Kĩ thuật
KHÂU ĐộT THƯA.
I/ MụC TIÊU:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II/ chuẩn bị:
- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len trên bìa.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng, kích thước 20 cm x 30 cm
+ Len khác màu vải.
+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo thước, phấn vạch.
III/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột thưa ở mặt trái, mặt phải.
- HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa 
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2, 3, 4 ( SGK ) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác khâu - HS thực hành khâu theo một vài mũi khâu.
- GV hướng dẫn cách kết thúc đường khâu.
- HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ.
* Dặn HS chuẩn bị cho giờ sau.
 Sinh hoạt cuối tuần
 Nhận xét công tác tuần
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình của bạn trong tuần qua. Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 9	.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Lớp trưởng điều hành các tổ nhận xét về ưu nhược điểm trong tuần qua của tổ
* Đại diện các tổ nhận xét đánh giá trước lớp về các nội dung sau:
- HS đi học đầy đủ đúng giờ, trang phục sạch sẽ, gọn gàng, vệ sinh ...
- Sinh hoạt 15’ đầu giờ, làm bài và học bài trước khi đến lớp.
* Cán sự lớp nhận xét đánh giá
* Lớp trưởng tổng kết chung
* GV nêu nhiệm vụ học tập của tuần
- Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì I
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 8 CKTKN.doc