Giáo án Tập làm văn - Luyện từ và câu lớp 4: Tuần 1

Giáo án Tập làm văn - Luyện từ và câu lớp 4: Tuần 1

Tập làm văn THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?

I/ Mục tiêu::

 - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ)

 - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến một hai nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.( Mục III)

II Tài liệu và phương tiện :

 - Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần nhận xét)

III/ Các hoạt động dạy – học:

 

doc 5 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn - Luyện từ và câu lớp 4: Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN? 
I/ Mục tiêu:: 	
	- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ)
	- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến một hai nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.( Mục III)
II Tài liệu và phương tiện :
	- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần nhận xét)
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Bài cũ:GV nêu yêu cầu và cách học tiết tập làm văn . 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: HS hiểu được đặc điểm cơ bản của câu chuyện.
Tìm hiểu nhận xét 1
Cho HS thảo luận .
GV tóm ý như ý một ở sách giáo khoa
Hoạt động 2: Phân biệt được văn kể chuyện với các loại văn khác.(Dành cho HS khá giỏi)
+ Theo em thế nào là kể chuyện ?
HS phát biểu dựa trên kết quả BT1,2
GV kết luận. 
Hoạt động 3: Xây dựng bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn.
 Bài tập 1 :
- GV nhắc HS như sách giáo viên trang 47.
- GV nhận xét 
 Bài tập 2 : 
Liên hệ :Ngoài tình huống trên, em có thể giúp đỡ người khác trong tình huống nào nữa?
*/ Củng cố- dặn dò :
- Thế nào là kể chuyện ? 
- Về nhà đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ
Chuẩn bị bài sau: Nhân vật trong truyện.
HS nghe
HS đọc nội dung bài tập1 của phần nhận xét.
1 HS khá, giỏi kể lại câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”.
- Các nhóm thực hiện 3 yêu cầu của bài
Nêu được bài văn không phải là bài văn kể chuyện .Vì không có nhân vật.
Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi theo nhận xét 2. nhận xét 3.
Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà là giới thiệu về Hồ Ba Bể.
HS đọc phần ghi nhớ SGK – trang 11
HS đọc yêu cầu của bài
- Từng cặp HS tập kể
- Một vài HS thi kể trước lớp
HS đọc yêu cầu BT2
HS nêu được nhân vật trong truyện và ý nghĩa câu chuyện
HS nêu lại phần ghi nhớ
Tập làm văn (Tiết 2) NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I/ Mục tiêu:: 	Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật( Phần ND ghi nhớ)
Nhận biết được tính cách của từng cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện ba anh em)( Bài 1mục III)
	Bước đầu biết kể câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng với tính cách nhân vật ( Bài 2, mục III)
IIĐồ dung dạy học:
Ba tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Bài cũ :
- Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyên ở những điểm nào ?
2. Bài mới :
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu phần nhận xét.
Bài tập 1/13 : 
Y/c HS làm vở bài tập
Bài tập 2/13 : Nhận xét tính cách nhân vật : 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp
GV chốt ý:tính cách nhân vật thể hiện ở hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật đó
+ Gọi 3-4 HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt đ ộng 2: Phần luyện tập:
 Bài tập 1: + Gọi 1 HS đọc nội dung BT 1 SGK
( Đọc cả câu chuyện Ba anh em và từ được giải nghĩa )
- Bài tập 2: + Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
- Gv hướng dẫn HS trao đổi tranh luận các hướng sự việc có thể xảy ra.
+Y/c HS hãy hình dung sự việc và kể tiếp theo một trong hai hướng ở SGV/52.
Liên hệ : Em sẽ làm gì để thể thiện sự quan tâm đến người khác? 
*Củng cố- dặn dò :
Nhắc lại ghi nhớ- GV nhận xét tiết học.
- Viết lại bài em vừa kể vào vở
-Bài sau: Hành động của nhân vật.
2 HS nêu
HS đọc yêu cầu
HS nói tên những truyện các em mới(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể)
Cả lớp làm vở bài tập, một em làm trên bảng.
Lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu bài
HS trao đổi theo cặp ,trình bày
HS nghe
3,4 hS đọc
1 HS đọc
HS làm bài ở vở
HS đọc yêu cầu của bài
HS suy nghĩ thi kể.
Luyện viết Tập làm văn: ÔN thế nào là kể chuyện – nhân vật trong truyện.
Mục tiêu: 
 Giúp học sinh hiểu thế nào là kể chuyện và kể lai được câu chuyện có đầu có cuối.
 Lên lớp: 
 Cho HS nêu lại thế nào là kể chuyện?
 HS trao đổi trong nhóm kể lại câu chuyện em đã giúp một một em bé đi qua đường.
Luyện từ và câu: 	Cấu tạo của tiếng
I.Mục tiêu:
 . Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận )của đơn vị tiếng trong tiếng trong tiếng trong Tiếng Việt.( Phần ND ghi nhớ)
 . Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1Mục III.
 . HS khá giỏi giải được câu đố ở bài tậpở bài tập 2 mục III
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy .
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu:
 c. Phát triển bài:
HĐ 1:Nắm được cấu tạo của đơn vị tiếng, biết nhận diện các bộ phận của tiếng.
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu 1
Cho HS thực hiện yêu cầu 2,3.
Cho HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần ở giấy nháp.
GV ghi lại kết quả vào đã kẻ sẵn bảng .
Tiếp tục cho HS thực hiện yêu cầu 4.
GV cho HS trả lời :
-Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
-Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng 
bầu?
Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
GV kết luận như SGV .
H Đ2:Củng cố cách nhận diện các bộ phận của tiếng.
Bài 1:Cho HS làm bài ở vở chấm và chữa bài.
Bài 2: Dành cho HS khá giỏi
c.Củng cố,dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Bài sau:Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
HS đọc thầm đếm được các tiếng trong câu tục ngữ: dòng 1(6tiếng), dòng (8tiếng)
HS thực hiện.
1số HS trình bày trước lớp.
HS thảo luận nhóm đôi,làm bài :phân tích các tiếng còn lạitrong câu tục ngữ.
Âm đầu,vần, thanh
thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, một, chung, giàn.
Ơi
HS tự làm bài .
Tìm được chữ sao trong câu đố.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/ Mục tiêu: 
 1 Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu vần và thanh) theo bảng mẫu ở bài tập 1. 
 2. Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2 , BT3
 3.HS khá giỏi nhận biết được cặp tiếng bắt vần với nhau, giải được câu đố ( bài 4,5)
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:Cho học sinh cấu tạo tiếng trong câu: Lá lành đùm lá rách.
2. Bài mới:
Giới thiệu:
Phát triển bài:
 HĐ1: Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học
Bài 1: Cho HS đọc nội dung BT1, đọc cả phần ví dụ 
GV chấm bài, nhận xét.
HĐ2: MT: Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau
Bài 2:
Cho HS trả lời miệng.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu
GV nhận xét
HĐ3: Nhận biết được cặp tiếng bắt vần với nhau, giải được câu đố
Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu
Bài 5: Cho đọc đề bài
GV gợi ý cho HS trả lời được đó là chữ bút.
C. Củng cố,dặn dò:
 Tiếng có cấu tạo như thế nào?
 Những bộ phận nào nhất thiết phải có?
Nhận xét tiết học.
Bài sau:Mở rộng vốn từ:Nhân hậu, đoàn kết.
1HS làm bài.
1HS đọc.
Làm bài ở vở bài tập đã kẻ sẵn.
HS đọc yêu cầu.
-ngoài ,hoài
Thảo luận nhóm 2 ,trình bày.
Từ bài tập ,suy nghĩ trả lời được:..là hai tiếng có phần vần giống nhau -giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Ôn luyện từ và câu: Ôn về cấu tạo của tiếng
Mục tiêu: Giúp HS nắm được cấu tạo của tiếng.
 Lên lớp: Cho HS nêu cấu tạo của tiếng 
 Làm bài tập : Phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu thơ sau:
 Có chí thì nên 
 Có công mài sắt có ngày nên kim 

Tài liệu đính kèm:

  • docTLVanLTVCâu1.doc