Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Tạ Thị Nguyệt Sương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Tạ Thị Nguyệt Sương

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.

 - Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động: (1) Hát.

 2. Bài cũ: (3) Ở Vương quốc Tương Lai.

 - Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI:

 + Nhóm 1: 8 em đọc màn 1, trả lời câu hỏi 2.

 + Nhóm 2: 6 em đọc màn 2, trả lời câu hỏi 3.

 3. Bài mới: (27) Nếu chúng mình có phép lạ.

 a) Giới thiệu bài:

 Vở kịch ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì. Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì. (Cho xem tranh minh họa bài thơ)

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Tạ Thị Nguyệt Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 29 tháng 10 năm 2007 
	 Tuần 8
Đạo đức (tiết 8)
TIếT KIệM TIềN CủA (tt)
I. MụC TIêU:
- Nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi  trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. TàI LIệU Và PHươNG TIệN:
	- SGK.
	- Đồ dùng để chơi đóng vai.
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa: màu đỏ, xanh và trắng.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Tiết kiệm tiền của.
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
 3. Bài mới: (27’) Tiết kiệm tiền của (tt).
 a) Giới thiệu bài: 
	- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
+ Bài tập 4sgk 
*Giúp HS rút ra được kết luận xác đáng qua việc tiết kiệm của bản thân.
- Kết luận: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của; các việc làm còn lại là lãng phí tiền của.
- Nhận xét, khen những em đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những em khác thực hiện việc tiết kiệm nó trong sinh hoạt hàng ngày.
- Mỗi em làm bài tập.
- Một số em chữa bài tập và giải thích.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- Tự liên hệ bản thân.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai.
*Giúp HS biết ứng xử các tình huống qua vai diễn 
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong BT5.
- Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
Nhóm.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Vài nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận lớp:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
 4. Củng cố: (3’)
	- Vài em đọc lại Ghi nhớ SGK.
 5. Dặn dò: (1’)
- Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước  trong cuộc sống hàng ngày.
IV. rút kinh nghiệm:
ấZẫẩZầÄZÃ
TậP ĐọC: (tiết 15)
NếU CHúNG MìNH Có PHéP Lạ
I. MụC TIêU:
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
	- Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
	- Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) ở Vương quốc Tương Lai.
	- Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài ở Vương quốc Tương Lai: 
	+ Nhóm 1: 8 em đọc màn 1, trả lời câu hỏi 2.
	+ Nhóm 2: 6 em đọc màn 2, trả lời câu hỏi 3.
 3. Bài mới: (27’) Nếu chúng mình có phép lạ.
 a) Giới thiệu bài:
	Vở kịch ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì. Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì. (Cho xem tranh minh họa bài thơ)
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Giúp HS đọc đúng bài văn.
- Đọc diễn cảm cả bài.
Nhóm đôi.
- 4 em tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ. Đọc 2 - 3 lượt.
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc, giải nghĩa các từ đó. 
- Luyện đọc theo cặp.
- Vài em đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Giúp HS cảm thụ bài văn.
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ.
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Nhóm.
- Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bài.
- Đọc cả bài.
- Câu: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- Đọc cả bài.
- Khổ 1: Muốn cây mau lớn để cho quả 
- Khổ 2: Trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
- Khổ 3: Trái đất không còn mùa đông.
- Khổ 4: Trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- Đọc lại khổ 3, 4, giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
+ ước không còn mùa đông. (ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người)
+ ước hóa trái bom thành trái ngon. (ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh)
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: ước mơ về một cuộc sống no đủ, được làm việc, không còn thiên tai, thế giới chung sống hòa bình.
- Phát biểu tự do và giải thích vì sao em thích ước mơ đó.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
*Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
*Làm mẫu, giảng giải, thực hành.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 - 3 khổ thơ 
+ Đọc mẫu khổ thơ.
+ Sửa chữa, uốn nắn.
Nhóm đôi.
- 4 em đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
+ Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
+ Thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài.
 4. Củng cố: (3’)
	- Hỏi: Bài thơ có ý nghĩa gì? (Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn)
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
IV. rút kinh nghiệm:
ấZẫẩZầÄZÃ
Toán (tiết 36)
LUYệN TậP
I. MụC TIêU:
	- Củng cố về: Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Tính chu vi hình chữ nhật. Giải toán có lời văn.
	- Làm thành thạo các phép tính, tìm đúng thành phần chưa biết và giải toán chính xác.
	- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Phấn màu.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cuừ: (3’) Tính chất kết hợp của phép cộng.
	- Sửa các bài tập về nhà.
 3. Bài mới: (27’) Luyện tập.
 a) Giới thiệu bài: Ghi đề bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố về cách thực hiện phép tính, vận dụng tính chất của phép tính và tìm thành phần chưa biết.
*Giúp HS làm được các bài tập.
*Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng
- Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện
+ Khuyến khích HS giải thích cách làm.
- Bài 3: Tìm x
Hoạt động lớp.
Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài.
a)2814 3925 b) 26 387 54 293
 1429 618 14 075 61 934
 3046 535 9 210 7 652
Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài. 
a)(96 + 4) + 78 b) 789 + (285 + 15)
 67 + (21 + 79) (448 + 58) + 594
 (408 + 92) + 85 (677+123) + 969
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài.
a) x - 306 = 504 
 x = 504 + 306 
 x = 810 
b) x + 254 = 680
 x = 680 - 254 
 x = 426 
Hoạt động 2: Củng cố giải toán và tính chu vi hình chữ nhật.
*Giúp HS làm được các bài tập.
- Bài 4: 
b
a
- Bài 5: 
+ Chú ý: Cho HS tập giải thích về công thức P = (a + b) x 2.
- Tự làm bài rồi chữa bài.
 Giải
a) Sau 2 năm, số dân xã đó tăng thêm:
 79 + 71 = 150 (người)
b) Sau 2 năm, số dân của xã là:
 5256 + 150 = 5406 (người)
 Đáp số: 5406 người
- Tự làm bài rồi chữa bài.
a) Chu vi hình chữ nhật:
 P = (16cm + 12cm) x 2 = 56cm
b) Chu vi hình chữ nhật:
 P = (45cm + 15cm) x 2 = 120cm
4. Củng cố: (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa luyện tập.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Làm các bài tập tiết 36 sách BT.
IV. rút kinh nghiệm:
ấZẫẩZầÄZÃ
Thứ 3 ngày 30 tháng 10 năm 2007 
Chính tả (tiết 8)
TRUNG THU ĐộC LậP
I. MụC TIêU: 
	- Hiểu nội dung bài Trung thu độc lập.
- Nghe - viết đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho. 
	- Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Ba, bốn tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT2 a hoặc b.
	- Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc b + một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Gà Trống và Cáo.
	- Mời 1 em đọc cho hai bạn viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ bắt đầu bằng ch / tr hoặc có vần ươn / ương đã được luyện viết ở BT2 tiết trước.
 3. Bài mới: (27’) Trung thu độc lập.
 a) Giới thiệu bài:
	Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết. 
*Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn.
- Đọc đoạn văn cần viết trong bài Trung thu độc lập.
- Đọc cho HS viết.
- Đọc toàn bài cho HS soát lại.
- Chấm, chữa bài.
- Nêu nhận xét.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
- Viết bài vào vở.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Giúp HS làm đúng các bài tập.
- Bài 2: (lựa chọn)
+ Nêu yêu cầu BT.
+ Phát phiếu riêng cho 3 - 4 em làm.
- Hỏi HS về nội dung truyện vui và đoạn văn.
- Bài 3: (lựa chọn)
+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi tìm từ nhanh:
*Mời 3, 4 em tham gia, mỗi em được phát 3 mẩu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng.
Nhóm.
- Đọc thầm truyện vui hoặc đoạn văn, làm bài vào vở.
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đánh dấu mạn thuyền: Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông, tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì.
- Chú dế sau lò sưởi: Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô -da ao ước trở thành nhạc sĩ. Về sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên.
- Đọc yêu cầu BT, làm bài vào vở, bí mật lời giải.
- 2 em điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên, tính điểm theo các tiêu chuẩn: lời giải đúng / sai, nhanh / chậm.
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng, viết đẹp tiếng Việt.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập.
IV. rút kinh nghiệm:
ấZẫẩZầÄZÃ
Luyện từ và câu (tiết 15)
CáCH VIếT TêN NGườI, TêN ĐịA Lí NướC NGOàI
I. MụC TIêU:
- Nắm quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
	- Biết vận dụng quy tắc đã họ ...  lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
- Đọc yêu cầu BT.
- Ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ.
- Tắc kè xây tổ trên cây, tổ nó nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người.
- Để đề cao giá trị của cái tổ đó. Dấu ngoặc kép lúc này được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
*Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
*Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Nhắc HS học thuộc.
- 2, 3 em đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập.
*Giúp HS làm được các bài tập.
- Bài 1: 
+ Dán 3, 4 tờ phiếu, mời 3, 4 em lên bảng làm bài.
- Bài 2: 
+ Gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không?
- Bài 3: 
+ Gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b rồi đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
Hoạt động lớp.
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Không. Do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng.
- 1 em đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ về yêu cầu của bài.
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng dấu câu tiếng Việt.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ của bài. Đọc trước nội dung bài sau.
IV. rút kinh nghiệm:
ấZẫẩZầÄZÃ
Tập làm văn (tiết 16)
LUYệN TậP PHáT TRIểN CâU CHUYệN (tt)
I. MụC TIêU:
- Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- Thực hiện phát triển được câu chuyện theo thứ tự không gian.
	- Yêu thích việc phát triển câu chuyện.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
	- Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của truyện ở Vương quốc Tương Lai theo 2 cách kể: trình tự thời gian, trình tự không gian.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Luyện tập phát triển câu chuyện.
	- 1 em kể lại truyện ở lớp hôm trước.
	- 1 em trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
 3. Bài mới: (27’) Luyện tập phát triển câu chuyện (tt).
 a) Giới thiệu bài:
	Trong tiết học trước, các em đã luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện từ một trích đoạn kịch theo 2 cách khác nhau: phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể theo thứ tự thời gian.
*Giúp HS kể được truyện theo thứ tự thời gian.
*Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Bài 1: 
+ Dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể.
Nhóm đôi.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- 1 em giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin -tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. 
- Từng cặp đọc trích đoạn ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa, suy nghĩ, tập kể lại theo trình tự thời gian.
- Vài ba em thi kể.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể theo thứ tự không gian. 
*Giúp HS kể được truyện theo thứ tự không gian.
*Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Bài 2: 
+ Hướng dẫn hiểu đúng yêu cầu của bài:
 - Trong BT1, các em đã kể câu chuyện theo trình tự thời gian: việc xảy ra trước được kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
 - BT2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác.
- Nhận xét, chấm điểm.
Nhóm đôi.
- Đọc yêu cầu BT.
- Từng cặp suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Vài ba em thi kể.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 3: So sánh hai cách kể.
*Giúp HS rút ra được những điều cần nhớ về hai cách kể chuyện.
- Bài 3: 
+ Dán tờ phiếu ghi sẵn bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2.
+ Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 - Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công trường xanh trước, Trong khu vườn kì diệu sau hoạc ngược lại.
 - Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 cũng thay đổi theo.
- Đọc yêu cầu BT.
- Nhìn bảng so sánh phát biểu ý kiến.
4. Củng cố: (3’)
	- 1 em nhắc lại sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện: kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian.
 5. Dặn dò: (1’) 
	- Nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở một đoạn văn hoàn chỉnh.
IV. rút kinh nghiệm:
ấZẫẩZầÄZÃ
Toán (tiết 40) 
HAI ĐườNG THẳNG VUôNG GóC
I. MụC TIêU:
	- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
	- Biết dùng ê -ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
	- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- ê-ke, phấn màu.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
	- Sửa các bài tập về nhà.
 3. Bài mới: (27’) Hai đường thẳng vuông góc.
 a) Giới thiệu bài: Ghi đề bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
*Giúp HS nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Vẽ hình chữ nhật ABCD ở bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- Kéo dài hai cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng, tô màu hai đường thẳng đã kéo dài. Cho HS biết: Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Cho HS nhận xét: Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C. (Kiểm tra lại bằng ê -ke )
- Dùng ê -ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau như SGK.
- Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau: hai đường mép liền nhau của quyển vở; hai cạnh liên tiếp của bảng đen, ô cửa sổ, cửa ra vào ê -ke 
A
B
C
D
- Nêu nhận xét: Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. 
Hoạt động 2: Thực hành.
*Giúp HS làm được các bài tập.
H
I
K
M
P
Q
- Bài 1: 
- Bài 2: 
+ Cho biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
A
B
C
D
A
B
C
D
E
- Bài 3: 
M
N
P
Q
R
D
A
B
C
- Bài 4: 
- Dùng ê -ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không rồi trả lời.
- Nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD. 
- Dùng ê -ke để xác định được trong mỗi hình, góc nào là góc vuông, từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó.
- Nêu được AD, AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau; AD, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Nêu được các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC; BC và CD.
4. Củng cố: (3’)
	- Nêu lại những nội dung vừa học.
5. Dặn dò: (1’)
	- Làm các bài tập tiết 41 sách BT.
IV. rút kinh nghiệm:
ấZẫẩZầÄZÃ
Kĩ thuật (tiết 8) 
KHâU ĐộT THưA
I. MụC TIêU:
	- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
	- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
	- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
	- Mẫu đường khâu đột thưa bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
	+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20 x 30 cm.
	+ Len hoặc sợi khác màu vải.
	+ Kim khâu len, kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tt).
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp.
 3. Bài mới: (27’) Khâu đột thưa.
 a) Giới thiệu bài: 
	- Nêu mục đích bài học.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
* Giúp HS nắm các đặc điểm của mẫu khâu mũi đột thưa.
* Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Giới thiệu mẫu, hướng dẫn quan sát để nêu nhận xét.
- Giải thích thêm: Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một, không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ được 1 lần như khâu thường.
- Gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa.
Hoạt động lớp.
- Mặt phải đường khâu có các mũi khâu cách đều nhau giống như mũi khâu thường. Mặt trái đường khâu có mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- Nêu ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
* Giúp HS nắm cách thực hiện kĩ thuật mũi khâu đột thưa.
* Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
- Treo tranh quy trình ở bảng.
- Hướng dẫn thao tác khâu mũi thứ nhất, thứ hai bằng kim khâu len.
- Nhận xét và hướng dẫn cách kết thúc đường khâu đột thưa.
- Lưu ý:
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Thực hiện mũi khâu theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng.
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như khâu thường.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Quan sát hình 2, 3 , 4 để nêu các bước khâu đột thưa.
- Đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 3 để trả lời các câu hỏi.
- 1 , 2 em thực hiện các mũi tiếp theo.
- Nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa và lên thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đườngkhâu.
- Đọc mục 2 của ghi nhớ SGK.
 4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
	- Dặn về nhà thực hành khâu mũi đột thưa trên giấy bìa.
IV. rút kinh nghiệm:
ấZẫẩZầÄZÃ
Sinh hoạt
TUầN 8
I. MụC TIêU: 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. CHUẩN Bị:
- Kế hoạch tuần 9.
- Báo cáo tuần 8.
III. HOạT ĐộNG TRêN LớP:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Báo cáo công tác tuần qua: (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến.
 3. Triển khai công tác tuần tới: (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích đăng ký tuần học tốt 
-Lên kế hoạch theo thống nhất của đại hội liên đội.
 - Tích cực đọc và làm theo báo Đội.
 - Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội.
 4. Sinh hoạt tập thể: (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới: Rạng ngời trang sử Đội ta.
- Chơi trò chơi: chim sẩy lồng 
 5. Tổng kết: (1’)
- Hát kết thúc.
- Chuẩn bị: Tuần 9.
- Nhận xét tiết.
 6. Rút kinh nghiệm: 
	- ưu điểm: 
...
	- Khuyết điểm: 
...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_ta_thi_nguyet_suong.doc