Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Tổng hợp)

Toán

LUYỆN TẬP.

I.Mục tiêu:

 Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.(BT1 ýb. BT2 dòng2,3. BT4 ý a)

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ.

II. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định:

2. Bài cũ: + HS làm nháp, 1 HS làm bảng lớp

921 + 898 + 2 079 = ( 2 079 + 291 ) + 898

 = 3 000 + 898 = 3 898.

- HS nhận xét, đánh giá

3. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.

b, Giảng bài:

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 (Tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: 
Ngày soạn : 24 / 10 / 2009
Giảng ngày: Thứ hai 26 /10 / 2009
Chào cờ
 ******************************************
Toán
Luyện tập.
I.Mục tiêu: 
 Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.(BT1 ýb. BT2 dòng2,3. BT4 ý a)
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ: + HS làm nháp, 1 HS làm bảng lớp
921 + 898 + 2 079 = ( 2 079 + 291 ) + 898 
 = 3 000 + 898 = 3 898.
- HS nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài tập 1 ( 46 ) Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bảng con, 3 HS làm bảng lớp
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
+ Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
* Bài tập 2 ( 46) Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
+ Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta làm thế nào?
* Bài tập 3 ( 46 ) Tìm x
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận treo cặp 
- Cho 2 cặp làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
* Bài tập 4 ( 46 )
- Gọi HS đọc bài toán
- Cho HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng lớp
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
* Bài tập 5 ( 46 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm miệng
- Gọi HS nhận xét
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bảng con, 3 bảng lớp.
- Kết quả: 5 078; 49 672
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp
- Kết quả: a. 178; 167; 5 85.
 b. 1 089; 1 094; 1 769.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp, 2 cặp làm bảng phụ.
- Kết quả: a. 810; b. 426
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán
- HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng lớp
Bài giải
Sau hai năm số dân của xã tăng thêm là:.
79 + 71 = 150 ( người )
Sau hai năm số dân của xã là :
5 256 + 150 = 5 406 ( người )
 Đáp số: a, 150 người
 b, 5 406 người
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu miệng
a. P = ( 16 + 12 ) x 2 = 56 ( cm )
b. P = ( 45 + 15 ) x 2 = 120 ( m )
- HS nhận xét
- HS nêu
- HS nêu
 4. Củng cố:
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa
 *********************************************
Tập đọc.
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.(TL được các câu hỏi1,2,4 ;thuộc 1,2 khổ thơ)
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng phụ chép sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định: 
2. Bài cũ: HS đọc bài: ở vương quốc tương lai
+ Những bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng.
b,Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ 
- GV ghi bảng: ngọt lành, phép lạ, trái bom.
 - Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp 
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: 
2. Tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc toàn bài thơ.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
- Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ.
- GV ghi bảng.
+ Em hiểu câu thơ: Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+ Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em thích câu thơ nào của các bạn nhỏ trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
3. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ và tìm ra giọng đọc hay.
- Cho HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Cho HS học thuộc lòng theo cặp
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Cho HS thi HTL cả bài.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS đọc bài
- HS đoc nối tiếp khổ thơ
- HS đoc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- HS đọc toàn bài thơ
- Câu thơ: Nếu chúng lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 hai lần trước khi hết bài.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
- Nói lên một điều ước của bạn nhỏ.
K1. Ước cây mau lớn để có quả ngọt.
K2. Ước trở thành người lớn để làm việc.
K3. Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
K4. Ước không còn chiến tranh.
- HS nhắc lại
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ: Ước không còn mùa đông giá lạnh
- Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn.
- HS tự nêu
- nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- HS đọc nối tiếp khổ thơ
- HS nêu cách đọc
- HS đọc bài theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm toàn bài
- HS nhận xét, đánh giá
- HTL theo cặp
- Thi đọc thuộc lòng
- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- HS nhận xét, bình chọn.
- HS phát biểu
4. Củng cố:
+ Nếu chúng mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
5. Dặn dò: 
- Nhận xét giờ 
 *****************************************
Chính tả
Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. 
- Làm đúng bài tập 2: Các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/ yên/ iêng để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho.
- GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quí vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a.
- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3a.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Cho HS viếtn bảng con, bảng lớp: trung thực, trợ giúp.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn nghe viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?
* CHTH: Em có trách nhiệm gì với vẻ đẹp của quê hương, đất nước?
- Cho HS viết từ khó ra nháp.
- Gọi HS đọc các từ khó
- Cho HS viết bảng con, bảng lớp: thác nước, phấp phới, nông trường.
- GV đọc bài 
- GV quan sát, uốn nắn
- GV đọc bài
- Chấm chữa bài, nhận xét.
2. Luyện tập:
* Bài tập 2a ( 77 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài tập 3a ( 77 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp 
- Gọi 1 số cặp trình bày trước lớp
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
- 2 HS đọc đoạn viết
- Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện
- Đất nước ta hiện nay đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn
- HS viết từ khó ra nháp
- HS đọc từ khó vừa viết
- HS viết bảng con, bảng lớp
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng lớp
- Đáp án: giắt, roi, dấu, rơi, dấu.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp
- 1 số cặp trình bày trước lớp
- Đáp án: rẻ, danh nhân, giường.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS thi tìm tiếng.
4. Củng cố:
+ Tìm trong bài những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi?
5. Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ 
*******************************************
 Ngày soạn : 24 / 10 / 2009
Giảng ngày: Thứ ba 27 /10 / 2009
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của( Tiết 2)
I. Mục tiêu
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiết của.
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước... trong cuộc sống hàng ngày
 II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ
 - HS: đồ dùng sắm vai
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b, Giảng bài:
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân (bài tập 4, Sgk)
- GV yêu cầu 2 hS chữa bài tập và giải thích 
- GV kết luận
- GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày
* Hoạt động2: Thảo luận nhóm và đóng vai( BT 5, Sgk)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong BT 5
- GV kết luận về cách ứng sử phù hợp trong mỗi tình huống
* kết luận chung
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ
HS làm BT
Cả lớp trao đổi, nhận xét
HS tự liên hệ
Các nhóm thảo luận và CB đóng vai
2 nhóm lên đóng vai
Thảo luận lớp
+ Cách ứng sử như vậy đã phù hợp chưa?
+ Có cách ứng sử nào khác không?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng sử như vậy?
4. Củng cố.
 Những việc làm nào chứng tỏ biết tiết kiệm tiền của?
5. Dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn CB cho giờ sau
 *******************************************
Toán.
 Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 (BT1, 2)
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ Tính bằng cách nhanh nhất: 677 +969 +123 = ( 677 + 123 ) + 969 
 = 800 + 969 = 1 769.
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài toán 1: 
- Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
* GV: Vì bài toán cho biết tổng và cho biết hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
a. Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán.
- Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn.
- Yêu cầu HS suy nghĩ xem đoạn thẳng biểu diễn số bé như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?
- GV vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé.
- Gọi HS lên bảng biểu diễn tổng và hiệu của hai số trên sơ đồ.
b. Hướng dẫn giải bài toán cách 1:
- GV dùng phấn màu gạch chéo của phần hơn của số lớn so với số bé.
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào với s ...  diệu thì Tin – tin đến thăm công xưởng xanh.
- HS nhận xét, đánh giá
- Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kì diệu và ngược lại.
- Thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm
4. Củng cố:
+ Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
+ Những cách đó có gì khác nhau?
5. Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ
* * * ** * * * * * * * * * * * * * * ** * * * * * * *
Thể dục
Động tác vươn thở và tay của bài thể dục
phát triển chung- Trò chơi:
Nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu
 - Bước đầu thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. 
thực hiện cơ bản đúng động tác 
 - Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Còi, phấn trắng, thước dây, cò nhỏ
 - HS : Giày
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
 Hoạt động của thày
Thời gian
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Cho HS khởi động
- Trò chơi : Kết bạn
2. Phần cơ bản
a) Bài TD phát triến chung
* Động tác vươn thở
- Lần 1: GV nêu tên động tác, làm mẫu và phân tích động tác, yêu cầu hS tập theo
- Lần 2: GV hô nhịp chậm và quan sát
- Lần 3: GV hô nhịp, HS tập
- Lần 4: Cán sự hô nhịp, cả lớp tập
* Động tác tay ( GV hướng dẫn HS tập như động tác vươn thở)
b) Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
- GV nhắc cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần. Sau đó cho HS chơi chính thức
3. Phần kết thúc
- Tập 1 số động tác thả lỏng
- GV hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ học
5 phút
1 phút
1 phút
3 phút
25 phút
15 phút
10 phút
5 phút
X x x x
X x x x *
 x
 x x
 x
 x x x x x
 x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
* * * ** * * * * * * * * * * * * * * ** * * * * * * *
Sinh Hoạt lớp- Tuần 8
I. Sơ kết tuần 8
1. Nền nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
- Một số bạn còn nói chuyện riêng: Ly, Hiếu, N.Linh. 
- Một số em vẫn còn thiếu khăn đỏ: Nhung( đeo muộn)
2.Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Uyên, T.Anh, Tùng.
- Trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: Hiên, Mai, Lý.
3.Các hoạt động khác:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt, bàn trực nhật lưu ý trực nhật sạch sẽ đúng giờ.
- Duy trì hoạt động tập thể, tập nghi thức: lưu ý các động tác cá nhân tại chỗ cần thực hiện đúng. Múa cần tập kết hợp cả chân, tay, đúng với lời ca.
- Đại Hội Liên Đội.Tập huấn BCH chi đội. 
- Thực hiện tốt chăm sóc cây, nhổ cỏ bồn cây.
II. Hoạt động, kế hoạch tuần 9:
1. Nền nếp:
- Thực hiện tốt thi đua đợt 1
- ổn định duy trì nền nếp
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần trước.
2. Học tập:
- Tổ 3 cần cố gắng nhiều trong học tập
- Học tốt các môn học, chú ý phân môn kể chuỵện, luyện từ và câu.
- Duy trì lịch luyện viết
- Duy trì các câu lạc bộ “Giải toán trên mạng”, “Viết chữ đẹp”, đôi bạn, nhóm bạn học tốt.
3.Các hoạt động khác 
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.
- Chăm sóc cây vườn trường.
- Tập tốt bài múa
- Duy trì sinh hoạt đội có chất lượng
- Hoàn thành các loại tiền nộp về nhà trường.
****************************************************************
Ngày soạn : 28 / 10 / 2009
Giảng chiều: Thứ sáu 30 /10 / 2009
Kĩ thuật :
Khâu đột thưa (Tiết1)
I. Mục tiêu : 
-HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
-Khâu được các mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
II. Đồ dùng :
- Quy trình khâu đột thưa. Mẫu khâu đột thưa .
 - Vải ,kim ,chỉ ,kéo ,phấn vạch .
III.Các hoạt động dạy -học :
1, ổn định tổ chức :
2, Kiểm tra bài cũ :
+ Kể tên một số cách khâu em đã học ?
3, Dạy bài mới :
a, Giới thiệu bài :
b, Giảng bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động1: Hướng dẫn HS quan sát 
-GT mẫu khâu đột thưa
+ Em có nhận xét gì về mặt phải đường khâu?
+ Em có nhận xét gì về mặt trái đường khâu ? Thế nào là khâu đột thưa ?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GVTreo quy trình 
? Nêu quy trình khâu đột thưa ?
-Hướng dẫn cách khâu .
+Khâu từ phải sang trái lùi 1 tiến 3.Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng 
+Kết thúc đường khâu thì xuống kim kết thúc như đường khâu thường .
+ Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ
-Quan sát 
-Mũi khâu cách đều 
-Mũi sau lấn lên 1/3của mũi trước 
-HS nêu ghi nhớ SGK 
-Quan sát H2,3,4 SGK 
+ Vạch đường dấu .
+Khâu đột thưa theo đường dấu ( khâu từ phải sang trái ) ...
-Nghe ,quan sát 
-2HS đọc mục 2 phần ghi nhớ 
 4, Củng cố:
 Khi thực hiện khâu đột thưa cần chú ý điều gì?
 5, Dặn dò:
 -NX gìơ học .
- BTVN : -Học thuộc ghi nhớ 
 ***********************************************************
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh
I, Mục tiêu : Sau bài học sinh biết :
Nhận biết được người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy : Pha dung dịch ô- rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II, Đồ dùng :
- Chuẩn bị theo nhóm : Một gói ô- rê- dôn, 1 bình nước,1 ít muối, 1 bát
III,Các hoạt động dạy học :
1, Ôn định tổ chức :
2, Kiểm tra bài cũ :
+ Kể tên một số bệnh em đã mắc ?
3, Dạy bài mới :
a, Giới thiệu bài :
b, Giảng bài : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 * Hoạtđộng 1 :Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường.
+ Chia lớp thành các nhóm :
- Nhóm 1 : Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường ?
- Nhóm 2 : Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng ? Tại sao ?
- Nhóm 3 :Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
- GV kết luận.
* Hoạt động 2 :Thực hành pha dung dịch ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
- GV yêu cầu cả lớp quan sát đọc lời thoại trong hình 4,5
- Gọi HS đọc câu trả lời của bác sĩ.
- Bác sĩ khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào ?
- GV yêu cầu HS báo cáo về đồ dùng chuẩn bị.
- Chia nhóm :
+ Nhóm 1,2 : Pha dung dịch ô- rê- dôn
+ Nhóm 3, 4 :Chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối( không yêu cầu nấu).
* Hoạt động 3 :Đóng vai
-GV yêu cầu : Các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ xung.
- HS đọc mục bạn cần biết.
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc
- HS nêu
- Các nhóm làm việc
- Đại diện các nhóm lên thực hành
- Nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét
4, Củng cố :
- HS nêu lại nội dung bài học.
5, Dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
**************************************************
Hướng dẫn tự học:
Kiểm tra viết chữ đẹp: Bài số 2
Kiểm tra theo đề của tổ.
 ***********************************************************
Hướng dẫn tự học:
Hoàn thành bài trong ngày- BD, PĐ Môn toán
Mục tiêu.
Giúp HS củng cố KT trong một ngày học về nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Rèn luyện kĩ năng giải toán, cách đặt tính, thực hiện phép tính.
Phụ đạo HS yếu về kĩ năng nhận biết các góc.
Bồi dưỡng HS khá- Giỏi về thực hành vẽ các góc.
II. Hướng dẫn học.
1, Hoàn thành bài trong ngày.
 - Yêu cầu HS chỉ ra các góc đã
học trong hai hình bên?
- 2HS lên bảng thực hiện.
- Dưới lớp làm bài vào vở.
- Thống nhất kết quả đúng.
2, Hướng dẫn BD- PĐ
HS trung bình- Yếu
HS khá- Giỏi
Bài tập 1: Thực hiện đặt tính rồi tính.
5630 - 2300 = 
7654 – 1234 =
8756 + 1230 =
8679 – 4345 =
Bài tập 2: Tìm x.
 a) x-123 = 206 b)x+ 123= 607
 x= 206+123 x= 607-123
 x=329 x= 830
Bài tập 1: Thực hiện đặt tính rồi tính.
a.85630 - 27357 = 
b.97654 – 19939 =
c. 18756 + 19230 =
 d. 28679 – 4395 =
Bài tập 2: Tìm x.
a) x-123 = 1206 b)x+ 123= 3607
 x= 1206+ 123 x= 3607- 123
 x= 1329 x= 3484
3, Củng cố bài học.
 -GV hệ thống bài trong ngày.
 - Nhận xét giờ học.
*********************************************************************
Khoa học:
 Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh.
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể.
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường.
II. Đồ dùng:
- Hình trang 32.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ Nêu các bệnh lây qua đường tiêu hoá và cách phòng bệnh?
- Tiêu chảy, tả, lị. Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường.
3. Bài mới:
a,Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh.
- Cho HS quan sát tranh ( 32 )
- Cho HS thảo luận nhóm 4 
+ Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm ba tranh thể hiện Hùng lúc khoẻ, lúc bị bệnh, lúc được chữa bệnh.
- Gọi HS nhận xét, nhắc lại
+ Kể một số bệnh mà em đã mắc phải?
+ Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?
+ Khi thấy cơ thể không bình thường em phải làm gì? Tại sao?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Mẹ ơi, con bị ốm”
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4 
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm đóng vai.
+N1. ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
+ N2. Đi học về Bắc thấy hắt hơi sổ mũi, cổ đau.
+ N3. Nga thấy răng bị đau buốt.
+ N4. Linh thấy mỏi, trán nóng
- Gọi các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết cuối bài.
bệnh?
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
+ N1. Câu chuyện 1 gồm tranh 1, 4, 8.
Hùng đi học về, thấy mấy khúc mía mẹ mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để rước mía. Ngày hôm sau cậu thấy đau răng, lợi sưng.
+ N2. Câu chuyện thứ 2 gồm tranh 2,3,5.
Hùng đi bơi, tối hắt hơi sổ mũi, cặp nhiệt độ thấy sốt cao, đi bác sĩ.
+ N3. Câu chuyện thứ 3 gồm tranh 9,7,6.
Hùng tập nặn, ăn quả bằng tay bẩn tối đau bụng dữ dội bị tiêu chảy đi khám bác sĩ.
- HS nhận xét, nhắc lại 
- Viêm họng, tiêu chảy, cảm nắng
- Mệt mỏi, nhạt miệng
- Bảo cho người lớn biết vì người lớn mới biết và cho đi khám.
- HS đọc mục bạn cần biết.
- HS thảo luận nhóm
- HS nhận phiếu học tập
- HS trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- HS đọc mục bạn cần biết cuối bài.
- HS nêu
4. Củng cố:
+ ở lớp chúng ta những bạn nào đã bị
+ Khi bị bệnh em thấy cơ thể như thế nào? Em phải làm gì?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ:
- Học thuộc mục bạn cần biết, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_tong_hop.doc