Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Toán

HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. Mục tiêu:

- Có biểu tượng về 2 đường thẳng song song

- Nhận biết được hai đường thẳng song song

HS làm BT 1,2,3( a ). HS KG làm thêm các BT còn lại.

II. Đồ dùng :

Ê ke ,thước thẳng

III. Hoạt động dạy học.

A. Bài cũ: Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 2, 4 (SGK)

Nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới

1/ Giới thiệu về 2 đường thẳng song song

Vẽ hình chữ nhật ABCD kéo dài 2 cạnh đối diện ra 2 phía. Gv chỉ vào 2 cạnh đối diện đó và nói : đây là 2 đường thẳng song song với nhau :

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I. Mục tiêu:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại 
 - Hiểu ND: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết đẻ mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý ( TL được các CH trong SGK ) .
II. Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra: GV kiểm HS đọc bài “ đôi giày ba ta màu xanh’’ trả lời câu hỏi SGK.
B. Bài mới.
1, Giới thiệu bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
HS nối tiếp đọc đoạn. GV kết hợp giúp HS hiểu ý nghĩa của các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS đọc đúng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b,Tìm hiểu bài:
HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1, trả lời:
? Cương xin mẹ học nghề gì ? Để làm gì ? ( nghề rèn –vì thương mẹ, muốn giúp mẹ )
? Mẹ Cương có ý kiến gì ?
? Vì sao mẹ không đồng ý với Cương ?
? Cương đã thuyết phục mẹ n t n ?
Đọc đoạn Cương thuyết phục mẹ ? Cương phải nói n t n mẹ mới đồng ý ?
? Lời mẹ nói với Cương thì đọc n t n ?
GV cho Hs đọc rồi Hs cả lớp nhận xét cuối cùng đa ra 1 cách đọc đúng nhất
HD Hs đọc phân vai :
Hs được chia ra từng tốp để đọc. Mỗi tốp gồm: Cương, mẹ người dẫn chuyện
3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Ba HS đọc theo vai ( y/c đọc đúng diễn cảm )
Cả lớp theo dõi nhận xét và GV khen ngợi nhóm đọc tốt
III. Củng cố, dặn dò.
Bài văn cho thấy tình cảm của Cương đối với mẹ n t n ? Khi muốn thuyết phục người khác ta cần có giọng nói n t n ?
Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
________________________________
Chính tả ( Nghe –viết)
Thợ rèn
I. Mục đích, yêu cầu
-Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ
 - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/ b
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra:
HS viết hai từ láy có chứa thanh hỏi, hai từ láy có chứa thanh ngã.
Chú ý viết đúng từ có dấu thanh dể lẫn .Cả lớp nhận xét – bổ sung cho bạn .
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. hướng dẫn HS nghe viết, viết đúng
GV nêu yêu cầu của bài, một HS đọc bài, đoạn cần viết
HS đọc thầm đoạn thơ. Ghi nhớ nội dung chú ý những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày. VD: các tiếng sau đây Hs hay sai : quai , giữa , quệt, nhẫy, nghịch
GV chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: yêu cầu HS làm bài tập 2a
Bài 3: HS làm bài 3b
HS lần lợt trình bày kết quả- Nhận xét- bổ sung.
III. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học
______________________________
Toán
Hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về 2 đường thẳng song song 
- Nhận biết được hai đường thẳng song song
HS làm BT 1,2,3( a ). HS KG làm thêm các BT còn lại.
II. Đồ dùng :
Ê ke ,thước thẳng
III. Hoạt động dạy học.
A. Bài cũ: Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 2, 4 (SGK)
Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1/ Giới thiệu về 2 đường thẳng song song
Vẽ hình chữ nhật ABCD kéo dài 2 cạnh đối diện ra 2 phía. Gv chỉ vào 2 cạnh đối diện đó và nói : đây là 2 đường thẳng song song với nhau :
A B
D C
tương tự nếu kéo dài 2 cạnh còn lại ta được 2 đường thẳng song song với nhau
Các đường thẳng này luôn cách nhau 1 khoảng không đổi nên nó không bao giờ cắt nhau
Hãy tìm xem xung quanh chúng ta có những vật nào có hình ảnh của đường thẳng song song ? (ô cửa sổ ,cạnh bàn , cạnh bảng 
2/ Thực hành :
HS làm BT vào vở
Gv theo dõi HS và uốn nắn nhắc nhở các em làm bài
Gv chấm bài - Củng cố Kt và nhắc nhở Hs làm bài chậm
III. Tổng kết, dặn dò:
Nhận xét chung tiết học.
______________________________
Khoa học
phòng tránh tai nạn đuối nước
I. Mục tiêu
Sau bài học HS có thể :
- Nêu được 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
 - Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh tai nạn đuối nước 
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
? Khi bị bệnh nen ăn uống n t n ?
Nhận xét- ghi điểm.
B, Bài mới
Hoạt động 1:.
bước 1: Làm việc theo nhóm.
Thảo luận về những việc không nên và nên làm để phòng bệnh đuối nước
Hs thảo luận nhóm
Đa ra các ý kiến mà các em cho là đúng - Đại diện nhóm trình bày –Gv chốt ý đúng
Một số nguyên tắc khi đi tập bơi đi bơi :
? thường ngày các em đi tập bơi hay đi bơi ở đâu ?
? trước khi bơi phải làm gì
? Thời gian bơi cho 1 đứa trẻ nh các em là mấy ?
3/ Thực hành tình huống bị đuối nước :
Gv đa ra 1 số tình huống giả định
Rút ra kết luận và dặn Hs cách phòng bệnh đuối nước .
Gv cho Hs đóng vai để các em rèn cách xử lí tình huống
Hs báo cáo tình huống và cách xử lí
Cả lớp nhẫn xét , củng cố bài
Nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò
thường xuyên cảnh giác với bệnh đuối nước
Lu ý HS nhắc nhỡ mọi người trong gia đình phòng tránh tai nạn đuối nước
__________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Thể dục
Động tác “ chân’’
Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi’’
I. Mục tiêu
Thực hiện được động tác vươn thở, tay và bước đầu biết cách thực hiện động tác chân của bài thể dục phát triển chung.
HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: " Kết bạn". 
II. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Cho HS chơi trò chơi " Làm theo hiệu lệnh"
2. Phần cơ bản
a.Ôn đội hình đội ngũ
Ôn tập hợp hàng hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi sai nhịp.
GV điều khiển lớp tập.
Chia tổ luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
GV theo dõi, nhắc nhỡ thêm.
Cả lớp tập một lợt dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
b. Trò chơi vận động
Tổ chức cho HS chơi trò chơi " Kết bạn "
Tập hợp HS theo đội hình chơi, Cho HS nhắc lại luật chơi, cách chơi. Cho một tổ lên chơi thử. Sau đó, cho cả lớp cùng chơi.
GV quan sát, nhận xét.
3. Phần kết thúc
Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
Làm động tác thả lỏng, GV cùng HS hệ thống lại bài.
______________________________________
Toán
vẽ hai đường thẳng vuông góc
I/ Mục tiêu:
- Vẽ được đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước .
-Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
- HS làm BT 1,2. HS KG làm thêm các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy học
Bản phụ đã viết sẵn VD như SGK
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 3 tiết trước (SGK). Một HS tóm tắt, một HS trình bày bài giải.
Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước
trường hợp E nằm trên AB
- Trước hết vẽ đường thẳng ab và điểm E nằm trên AB:
- Đặt đường thẳng trùng với AB và trượt 1 cạnh của êke trên AB , khi đỉnh của ê ke trùng với điểm E thì dừng lại , vạch đường thẳng vuông góc với AB , đi qua E
 C
 B
 A
 D
 E
Đó là đường thẳng CD đi qua E vuông góc với AB.
trường hợp điểm E nằm ngoài AB
Gv cho Hs tự vẽ vào giấy nháp, gọi 1 Hs lên bảng thao tác, cả lớp nhận xét
2.đường cao của hình tam giác :
Gv vẽ 3 hình tam giác như BT2 ở sgk ; cho 3 hs vẽ 3 đường cao của 3 hình tam giác đó. Cả lớp nhận xét
? Khi ta vẽ đường cao tam giác là vẽ đường thẳng vuông góc trong trường hợp nào ? ( điểm E nằm ngoài đường thẳng cho trước )
Luyện tập :
Hs làm bt vào vở
Gv theo dõi và HD thêm cho các Hs còn lúng túng
Chấm, chữa bài
III. Củng cố, dặn dò
Cho HS nêu các ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ
a + b; a - b; m x n...
Nhận xét giờ học.
_______________________________
Đạo đức
tiết kiệm thì giờ (tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
- Nêu được VD về tiết kiệm thời giờ
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,.. hằng ngày một cách hợp lí.
II. Hoạt động dạy học.
a. Kiểm tra bài cũ:
Hai HS nêu phần ghi nhớ tiết trước.
b. Bài mới:
Giới thiệu bài
HĐ1: Thảo luận nhóm( các thông tin trang 14, SGK)
1. GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các thông tin trong SGK.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận.
4. GV kết luận: Tiết kiệm thời gian là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ ( bài tập 1SGK)
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1; yêu cầu bày tỏ thái độ theo các phiếu màu quy ước như HĐ3 Tiết 1, bài 3.
2. GV đề nghị HS giải thích lí do lựa chọn của mình.
3. Cả lớp trao đổi thảo luận.
4. GV kết luận:
Nếu là Hs đi thi đế muộn sẽ kh. được vào phòng thi hoặc ảnh hưởng đến KQ thi
Hành khách đến muộn thì sẽ nhỡ tàu 
Người bệnh đến muộn thì kh. Kịp cấp cứu có thể nguy hiểm đến tính mạng
HĐ3: Thảo luận nhóm bài tập SGK.
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
2. Các nhóm thảo luận và liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm thời gian
3. Đại diện từng nhóm trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
4 GV kết luận.
5. HS tự liên hệ
GV yêu cầu 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động nối tiếp
1. Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời gian
2.Tự liên hệ sự tiết kiệm thời gian của bản thân mình, để có thời gian làm việc khác .
____________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Uớc mơ
 I.Mục tiêu: 
Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm: “Trên đôi cánh ước mơ’’; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bát đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ((BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó( BT 3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ( BT 4); hiẻu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm ( BT 5a, c)
Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập, sử dụng các từ bổ trợ và tìm VD minh hoạ
 Hiểu ý nghĩa 1 số câu tục ngữ thuộc chủ điểm
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
Gọi hai HS lên bảng trả lời câu hỏi:
Gọi HS nối tiếp nhau đặt câu với các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự hào, tự ái.
HS đọc lại bài tập 1 đã điền từ.
	Đặt câu với một từ ở bài tập 3 ( tiết trước )
GV nhận xét - ghi điểm.
B. Bài mới
1: Giới thiệu.
2. Tìm hiểu ví dụ
Gv cho Hs đọc VD
Hỏi và Hs trả lời
3. Ghi nhớ
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
4. Luyện tập :
Nhận xét, bổ sung.
Treo bản đồ hành chính địa phương
Gọi HS đọc tên các quận huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương.
Nhận xét, biểu dương một số em.
III. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ.
____________________________
Lịch sử
đinh bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Nắm được những nét chính về sự k ...  hình học cần sử dụng
B
A
II. Hoạt động dạy học :
Củng cố kiến thức:
? Nêu và vẽ các góc đã học mà em biết ?
? Khi nói góc nhọn, em biết nó lớn hay bé hơn 1 góc vuông?
O
? Có ngời nói : góc tù và góc vuông bằng nhau, 
D
C
có đúng không ? vì sao ? ( góc tù > 1 góc vuông)	 A 
Bài tập luyện tập: 
- GV cho HS làm BT 1- 2( SGK).
- Bài tập luyện tập thêm:
a. Hình bên có ... góc vuông. Đó là các góc. 
b. Hình bên có ... Góc nhọn. Đó là các góc. 
c. Hình bên có ... góc tù. Đó là các góc. 	 
- HS làm bài- GV theo dõi chấm chữa bài.
 III. Tổng kết- nhận xét giờ học.
------------000------------- 
Hướng dẫn tự học
Tập đọc : Thưa chuyện với mẹ
I. Mục tiêu :
Củng cố kỉ năng đọc bài tập đọc có ND thuyết phục .
Giáo dục Hs thái độ tôn trọng bậc cha mẹ hoặc những ngời lớn, ngời có trách nhiệm Gdục mình và lựa chọn điều hay lẽ phải
II. Hoạt động dạy học :
Củng cố KT :
? . Bạn Cương trong câu chuyện " Tha chuyện với mẹ " có nguyện vọng gì ?
? . Bạn ấy đã thực hiện điều đó cha ? Vì sao ?
? Theo em khi muốn đi đâu, làm gì ta phải làm gì trước? Khi đó ta phải nói với giọng nói đồng thời thái độ ta phải n t n ?
? Nếu không được chấp thuận thì ta phải làm sao để người lớn hiểu ?
? Trong bài tập đọc này ta phải đọc n t n cho phù hợp ?
Thực hành :
Gv cho 1 Hs khá đọc mẫu
Chia nhóm đọc theo nhóm đôi
Gv theo dõi để HD cho những Hs đọc còn non
Hs thi đọc ( có thể cho thi biểu diễn thái độ bằng cách đóng vai Mẹ- Con để diễn tả t/c và thái độ
Nhóm nào diễn đạt tốt Gv khen ngợi và y/c Hs thi đua đóng vai luyện đọc .
Củng cố :
Gv chọn cặp Hs đọc tốt nhất đọc lần cuối để Hs ghi nhớ.
Hs luyện đọc ở nhà .
------------------000 ------------------------------------000 ------------------
Buổi chiều
Hướng dẫn tự học
hoàn thành bài tập Toán :
vẽ hai đường thẳng thẳng vuông góc
I.Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS các kiến thức về hai đường thẳng vuông góc 
- Biết dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc .
-Biết vẽ đường cao của tam giác .
II. Hoạt động dạy - học
1 gv nêu Y/c ND tiết học 
- Củng cố kiến thức:?Hai đường thẳng vuông góc tạo thành mấy góc vuông? (tạo thành 4 góc vuông)	A	E	B
2 hướng dẫn HS hoàn thành BT 3
	D	G	C
+ Nêu tên các hình chữ nhật : ABCD,AEGD,EBCG.
+ Các cạnh vuông góc với EG là AB và DC
+ Các cạnh AB và DC song song với nhau.
+ Các cạnh vuông góc với AB là AD,EG,BC.
+ Các cạnh AD,EG,BC. song song với nhau.
Bài tập luyện thêm: Dùng ê ke để kiểm tra các hình sau, hình nào có 2 đường thẳng vuông góc, hình nào có 2 đường thẳng không vuông góc.
	Y	 A
P
	C	 O	 D	 	
 X Q	 B
HS làm bài, GV chấm chữ bài.
III. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------000-------------
Luyện thể dục
Ôn 2 động tác vươn thở và tay 
của bài thể dục phát triển chung.
I. Mục tiêu: Tiếp tục ôn luyện cho HS 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung ( Đã học ở bài 16 ).
- HS tập đúng đều đẹp.
II. Hoạt động dạy - học : 
1. HS ra sân, GV nêu y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập
a. GV điều khiển chung cả lớp tập 2 động tác thể dục vươn thở và tay ( tập 4 -5 lần ) chú ý sửa động tác sai cho HS.
b. HS luyện tập theo tổ : Tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi.
c. Tổ chức trò chơi ( bịt mắt bắt dê )
III. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------000-------------
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tập múa hát sân trường.
I. Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn luyện lại các bài ca múa hát tập thể mà các em đã được tập chung ở toàn trường.
- HS làm bài đúng động tác, hát đúng, múa đúng nhịp.
II. Hình thức tổ chức:
- HS ra sân tập hợp theo đội ngũ tổ
- GV nêu y/c nội dung tập luyện.
- HD HS tập luyện từng bài, lớp trưởng điều khiển. Gv theo dõi sửa sai.
III. Nhận xét - dặn dò.
Thể dục
động tác : lưng bụng.
Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”
I. Mục tiêu
- Ôn động tác : vươn thở , tay , chân;
Học động tác :lưng-bụng ;y/c thực hiện động tác đúng
- Trò chơi : "con cóc là cậu ông trời": y/c biết cách chơi , tham gia chơi nhiệt tình
II. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Cho HS tập một số động tác khởi động.
Chạy nhẹ nhàng một vòng trên sân.
2. Phần cơ bản
a, Ôn động tác : vươn thở, tay, chân . ( 2 lần, mỗi lần 8 nhịp )
Tổ chức cho HS ôn các động tác theo nhóm .
Sau mỗi động tác Gv cho Hs nhận xét , bổ sung
GV hướng dẫn điều khiển cả lớp luyện tập ôn tập
Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển.
Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.
GV theo dõi hướng dẫn thêm- biểu dương các tổ thi đua luyện tập tốt.
b. Học động tác : "lưng-bụng"
- Gv làm mẫu cho Hs thấy: vừa tập vừa phân tích động tác
Gọi 2Hs lên tập lần 1 Gv bổ sung thêm và y/c cả lớp tập
Cả lớp tập dưới sự điều khiển của cán sự lớp -Gv bổ cứu chổ cần thiết .
b, Trò chơi " Con cóc là cậu ông trời "
Tập hợp HS theo đội hình chơi, Nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi, luật chơi. rồi cho HS chơi thử. sau đó cho cả lớp cùng chơi.
GV quan sát nhận xét, bổ sung.
3. Phần kết thúc
Cho HS tập động tác thả lỏng.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi " Diệt các con vật có hại"
GV nhận xét giờ học.
------------------000 ------------------
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
- Biết cách chuyển thể từ lời đối thoại trực tiếp sang lời văn kể chuyện.
- Dựa vào đoạn kịch :Yết Kiêu để kể lại câu chuyện theo trình tự không gian - Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể hấp dẫn, sinh động
II.Đồ dùng :
Viết sẵn cốt truyện vào tờ giấy lớn hoặc bảng lớp
III. Hoạt động dạy học.
A. Bài cũ:
Ba HS kể lại truyện "ở vương quốc Tương Lai" của tiết học trước, mỗi em kể một đoạn.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
Một HS đọc phân vai cốt truyện : "Yết Kiêu", cả lớp theo dõi SGK
Yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên.
Cha con Yết Kiêu bàn nhau đánh giặc
Nhà vua gặp cha con Yết Kiêu
Cha Yết Kiêu đang ở trong h/c n t n ? (ốm đau, tàn tật )
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
HS đọc thầm tự lựa chọn để hoàn chỉnh một đoạn viết vào vở bài tập. Cho HS khá giỏi có thể hoàn chỉnh hai đoạn.
GV theo dõi hướng dẫn thêm.
HS trình bày bài làm, nhận xét bổ sung thêm.
Lưu ý HS mỗi đoạn văn cần có:
*- Mở đầu.
- Diễn biến
- Kết thúc
*. Gv lưu ý Hs : Cần thêm thắt vào những lời lẽ hoa văn cho câu chuyện hấp dẫn
Khi chuyển đoạn cần có câu liên kết để câu chuyện chặt chẽ .
GV chấm một số bài.
Gv dùng đoạn mẫu để cho Hs học tập
IV. Củng cố, dặn dò
Dặn HS về nhà xem lại đoạn văn.
------------------000 ------------------
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật
I. Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ, ê ke để vẽ được 1 hình chữ nhật biết độ dài 2 cạnh cho trước
II Đồ dùng dạy học:
Thước kẻ và ê ke
III. Hoạt động dạy học:
Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm , chiều rộng 2cm
Gv vừa vẽ mẫu cho Hs nhận thấy từng bước như SGK đã dẫn :
* B1: Vẽ đoạn thẳng CD = 4cm
* B2: Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại D , lấy AD = 2cm
* Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy CB = 2cm
* Nối Avới B ta được AB = 4cm . Đó chính là hình chữ nhật ABCD cần vẽ:
A
B
C
D
Luyện tập thực hành :
Hs làm Bt ở vở Bt
-Gv theo dõi và Hd cho Hs cha vẽ chính xác hoặc còn lúng túng.
3. Củng cố dặn dò:
Hs luyện tập vẽ hình chính xác, thành thạo .
------------------000 ------------------
Luyện từ và câu :
động từ
I.Mục tiêu:
Nắm được ý nghĩa của động từ là : chỉ hoạt động, trạng thái của con người, sự vật, hiện tượng
Nhận biết được động từ trong câu .
II. Hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ :
? 2 Hs làm Bt 4 SGK( bài MRVT : ước mơ )
? Thế nào là danh từ chung, thế nào là danh từ riêng ? Tìm các danh từ trong BTđó
Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2.Phần nhận xét :
- Gv cho Hs đọc nối tiếp BT1, 2
Thảo luận nhóm và tìm ra câu trả lời:
( Các từ chỉ hđ gồm : anh ca sĩ: nhìn, nghĩ.
Thiếu nhi : thấy
Chỉ trạng thái của các sự vật : đỗ, bay
Gv chốt ý : các từ chỉ HĐ, trạng thái của ngời, sự vật,. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì ?
Hs trả lời và nêu ghi nhớ ? Nêu VD?
	3. Ghi nhớ :
(Hs đọc ghi nhớ và làm Bt thực hành )
4. Luyện tập, thực hành
a. Hs đọc nối tiếp y/c Bt 1,sau đó cho hs trả lời vào vở Bt :
Đáp án đúng : (đánh, rửa, tập, cho ụ chăn vịt ụ nhặt đãi, đu nụà)
b.Bài tập 2:
Hs làm Bt vào vở và đối chiếu đáp án với bạn trong nhóm
Gv y/c Hs nhận xét bài làm của nhau .
c. Bài tập 3: T/c trò chơi : ( HĐ theo nhóm )
Chia lớp thành 3 nhóm , cử trọng tài ,
Luật chơi : *. Mỗi nhóm cử lần lượt từng bạn lên chơi : Hành động của bạn đó là biểu diễn kịch câm
*. Nhóm đôi diện phải tìm ra đáp án đúng . Nếu không, đội đó sẽ thua cuộc
*. Nội dung:- Hoạt động ở lớp,
- HĐ ở nhà vào sáng sớm
- HĐ ở trên sân trường giờ ra chơi
Mỗi HĐ được đáp lại kết quả đúng, cả lớp vỗ tay động viên
Củng cố dặn dò :
? Thế nào là động từ ?
? Các HĐ của nhân vật nhân hoá được coi là động từ không ? ( Đó là HĐ của người được gắn vào loài vật )
Hs hoàn thành Bt
------------------000 ------------------
------------000-------------
Luyện tiếng việt
Luyện tập : Động từ
I.Mục tiêu: Luyện tập củng cố cho HS các kiến thức về động từ.
- HS biết tìm các động từ trong thực tế và tìm động từ được thể hiện trong câu văn.
II. Hoạt động dạy - học 
1. GV nêu y/c nội dung giờ luyện tập.
2. Hoạt động luyện tập 
HĐ1: Củng cố kiến thức : Gọi HS nêu ghi nhớ về động từ.
Nêu một số ví dụ về động từ ( Chỉ hoạt động, trạng thái )
HĐ2: Luyện tập 
a. HS thực hiện y/c BT3 ( Tiết 18 ).
- Gọi từng nhóm HS lên bảng thực hiện ( một nhóm cử 1 người )
- Một bạn của 1 nhóm thực hiện hoạt động, trạng thái. Bạn ở nhóm khác nêu tên hoạt động hoặc trạng thái bạn vừa làm.
HS quan sát tranh ( SGK) để thực hiện cho đúng.
( Luân phiên nhau để tất cả các HS đều được chơi ).
b. Bài tập : HS làm vào vở ô li, GV theo dõi.
BT1: Nêu các việc em đã làm trong 1 tiết học ( nghe giảng, phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi, làm bài tập, chữa bài tập )
BT2: Gạch chân dưới các từ làm động từ.
"...con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con...con muốn học một nghề để kiếm sống. Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động xoa đầu Cương ..."
- HS làm bài - GV theo dõi - chấm chữa bài.
3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------000-------------
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt Đội sao.
( GV phụ trách Đội chủ trì )
------------000-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_ban_tich_hop_chuan_kien_thuc.doc