Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Môn: TẬP ĐỌC

Tiết: 17

I- Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại

(Lời Cương : Lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương :Lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng ).

- Hiểu những từ ngữ mới trong bài.

+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài:

- Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.

- Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém.

- Câu chuyện giúp em hiểu về mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85/SGK.

- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạnvăn cần luyện đọc.

 

doc 41 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2007
Bài THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 17
I- MỤC TIÊU: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại 
(Lời Cương : Lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương :Lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng ).
- Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: 
- Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.
- Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém.
- Câu chuyện giúp em hiểu về mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85/SGK.
- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạnvăn cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp bài ‘Đôi giày ba ta màu xanh”và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn.
- 1HS đọc toàn bài, nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy học bài mới:
1, Giới thiệu bài: - Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những cảnh vẽ trong bức tranh.
- Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ. Bài học hôm nay sẽ cho ta biết điều đó.
2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS .
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
b, Tìm hiểu bài: 
- Gọi HS đọc đoạn 1.
 + Trao đổi và trả lời câu hỏi:
-Từ “Thưa” có nghĩa là gì?
- Cương xin mẹ đi học nghề gì?
- Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
- “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
-Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
- Cương thuyết phục mẹ như thế nào?
- Gọi HS đọc toàn bài .
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4/SGK.
- Gọi HS trả lời và bổ sung.
- Nêu nội dung chính của bài?
- Ghi nội dung chính lên bảng.
c,Luyện đọc:
- Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp với từng nhân vật.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn: “Cương thấy .khi đốt cây bông”.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cách đọc.
C- HOẠT ĐỘNG 3: 
- Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm với mọi người trong mọi tìmh huống.
- Chuẩn bị bài : Điều ước của vua Mi-đát.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 1 HS lên bảng mô tả : Bức tranh vẽ một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn. Ơû đó có những người thợ đang miệt mài làm việc .
- 3 HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
Đoạn 1: Từ ngày phải đi học . kiếm sống.
Đoạn 2: Mẹ Cương.đốt cây bông.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- 3 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc to đoạn 1, cả lớp theo dõi.
+ Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
-“Thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
- Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn .
- Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
- “Kiếm sống” có nghĩa là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
-2 HS đọc đoạn 2.
- Bà ngạc nhiên và phản đối.
- Mẹ Cương cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
- Cương nghèn nghẹn, nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha : Nghề nào cũng đáng trân trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
-1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4/SGK.
- Cách xưng hô : Đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình. Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng.
- Mẹ Cương xưng hô với con rất dịu dàng, âu yếm.
- Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.
- Cử chỉ trong lúc chuyện trò : Thân mật, tình cảm.
- Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ mẹ nêu lí do phản đối.
- HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại nội dung của bài.
- 3 HS đọc phân vai. HS nêu cách đọc hay.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3-5 HS tham gia thi đọc diễn cảm.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
Bài THỢ RÈN
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
Tiết: 09
I- MỤC TIÊU: 
- Nghe –viết đúng chính tả bài “Thợ rèn”.
- Làm đúng bài tập chính tả : Phân biệt: l/n, uôn/uông.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài tập 2a hoặc 2b viết vào giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp.
- HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính tả.
B. HOẠT ĐỘNG: Dạy học bài mới:
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn viết chính tả:
a, Tìm hiểu bài thơ:
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
- Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
- Bài thơ cho em biết điều gì về nghề thợ rèn?
b, Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
c, Viết chính tả.
d, Thu, chấm bài, nhận xét.
3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- GV lựa chọn BT a hoặc b để sửa lỗi chính tả cho HS.
Bài 2 a: 
Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát phiếu, bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS làm trong nhóm. Nhóm nào xong trước lên dán phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào?
- Bài thơ “Thu ẩm” nằm trong chùm thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam.
b, Tiến hành tương tự phần a.
Lời giải :Uống nước nhớ nguồn.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
C- HOẠT ĐỘNG: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ thu của Nguyễn Khuyến hoặc các câu ca dao .
- Ôn luyện để chuẩn bị kiểm tra.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
con dao, rao vặt, giao hàng, đắt rẻ, hạt dẻ, cái giẻ, điện thoại, yên ổn, bay liệng, chim yến, biêng biếc,
- 2 HS đọc bài thơ.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.
- Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.
- Bài thơ cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
- Các từ : Trăm nghề, quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch,
- 1 HS đọc yêu cầu .
- Nhận đồ dùng học tập, hoạt động nhóm.
- Dán phiếu.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ chòm khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Đây là cảnh vật nông thôn vào những đêm trăng.
- Sửa bài.
- Lắng nghe.
Bài HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 
Môn: TOÁN
Tiết: 41
I- MỤC TIÊU: 
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau) 
 -Biết tìm trong cuộc sống hình ảnh hai đường thẳng song song 
- HS rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thước thẳng , ê ke – Sách giáo khoa
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: 
Hai đường thẳng vuông góc
- Y/c HS làm lại bài tập 3,4 /50 
 Nhận xét, ghi điểm
B- HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới: 
 a/Giới thiệu hai đường thẳng song song :
- GV vẽ 1 hình chữ nhật (ABCD) lên bảng :Kéo dài về 2 phía hai cạnh đối diện nhau ( chẳng hạn AB và DC)
Tô màu 2 đường kéo dài này và cho HS biết :
 HS trả lời
 Lớp nhận xét 
HS theo dõi bài
Hai đường thẳng AB và CD là 2 đường thẳng song song với nhau.
HS nhắc lại 
 -Tương tự kéo dài 2 cạnh AD và BC về 2 phía ta cũng có A D và BC là 2 đường thẳng song song với nhau 
 GV cho HS nhận thấy :
 HS nhắc lại 
 Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau .
 HS nhắc lại 
- H. dẫn HS liên hệ :Tìm các đường thẳng song song ở xung quanh ta . 
 Nhóm 2 : HS lần lượt nêu 
 Lớp nhận xét 
 - GV vẽ hình ảnh hai đường thẳng song song 
 A B 
 C D 
 2.Thực hành: 
 -Bài tập 1: 
 HS thảo luận nhóm 2 
GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
 A B
 D C
- Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau?
- Quan sát hình.
- Cạnh AD và BC .
- GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ, yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau. 
- GV nhận xét
- Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP.
- Lớp nhận xét 
 -Bài 2: GV vẽ hình lên bảng 
 HS quan sát , nhận xét 
 GV nhận xét 
-Bài 3:
 HS làm việc cá nhân 
 HS lên chỉ 
 Lớp nhận xét 
C- HOẠT ĐỘNG: Củng cố - Dặn dò:
- Nêu đặc điểm của hai đường thẳng son ... CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
 HOẶC ĐƯỢC THAM GIA
Môn: KỂ CHUYỆN
Tiết: 09
I- MỤC TIÊU: 
1. Rèn kĩ năng nói: 
- HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân.Biết
sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
2. Rèn kĩ năng nghe :Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết vắn tắt : Ba hướng xây dựng cốt truyện 
 + Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
 + Những cố gắng để đạt ước mơ
 + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được
- Dàn ý của bài kể chuyện:
+Tên câu chuyện:
+ Mở đầu : Giới thiệu ước mơ của em hay của bạn bè, người thân
+ Diễn biến 
 + Kết thúc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng kể câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện mà bạn vừa kể?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới: 
1, Giới thiệu bài.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 - GV nhận xét.
2, Hướng dẫn kể chuyện: 
a, Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, gạch bằng phấn màu dưới chân các từ: Ước mơ đẹp của em , của bạn bè, của người thân.
- Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
- Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
- Treo bảng phụ.
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào?
- Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b, Kể chuyện trong nhóm: 
- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 em, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe. Trao đổi, thảo luận với bạn về nội dung, ý nghĩa, cách đặt tên cho chuyện.
- Nhắc các em mở đầu câu chuyện phải dùng đại từ em hoặc tôi (Ngôi thứ nhất).
c, Kể chuyện trước lớp: 
- Cho HS thi kể chuyện.
- Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên chuyện, ước mơ trong chuyện.
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
 C. HOẠT ĐỘNG: Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện vừa nghe bạn kể mà em cho là hay nhất.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện “Bàn chân kì diệu”.
- 3 HS lên kể.
- HS dưới lớp nêu ý nghĩa câu chuyện vừa nghe.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên trong tổ.
- 2 HS đọc đề bài.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
-ước mơ có thật.
- em hoặc bạn bè, người thân.
- 3 HS đọc.
- Quan sát: 1 HS đọc nội dung trên bảng phụ (Mẫu).
- Thảo luận, kể chuyện theo nhóm.
- 10 HS thi kể.
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét nội dung chuyện, lời kể của bạn.
- Lắng nghe.
Bài HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 CỦA NGƯỜI DÂNTÂY NGUYÊN
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết: 09
I- MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
Trình bày một số đặc điểmtiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (khai thác sức nước , khai thác rừng )
Nêu quy trình làm ra sản phẩmđồ gỗ 
 - Dựa vào lược đồ ( bản đồ) , tranh ảnh để tìm kiến thức.
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
 - Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
Tranh, ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao Tây Nguyên lại phù hợp với việc trồng cây công nghiệp?
- Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây?
- Những con vật nào được nuôi nhiều ở Tây nguyên?
- Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Khai thác sức nước:
+ Cho HS làm việc theo nhóm với các gợi ý sau:
- Quan sát lược đồ 4, em hãy: 
- Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên.
- Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
- Tại sao các sông ở Tây nguyên lắm thác ghềnh?
- Người dân tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì? 
- Các hồ chứa nước do nhà máy và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
- Chỉ vị trí của nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ 4 và cho biết nó nằm ở con sông nào?
- GV sửa chữa, giúp các em hoàn thiện phần trình bày.
- Gọi HS chỉ 3 con sông (Xê Xan, Ba, Đồng Nai), nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
- Cho HS hoạt động theo cặp.
+ GV yêu cầu HS quan sát hình 6-7 và đọc mục 4 trong sgk, trả lời các câu hỏi sau :
- Tây Nguyên có những loại rừng nào?
- Vì sao tây Nguyên lại có nhiều loại rừng khác nhau?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp , dựa vào quan sát tranh ảnh và các từ gợi ý sau:
- Rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng thường một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng , rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm.
- Yêu cầu HS lập bảng so sánh hai loại rừng: rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp (môi trường và đặc điểm).
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
+Yêu cầu HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong sgk và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau:
- Rừng ở Tây nguyên có giá trị gì?
- Gỗ được dùng để làm gì?
- Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
- Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên.
- Thế nào là du canh du cư ?
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
C. HOẠT ĐỘNG: Củng cố. dặn dò.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, động vật quý hiếm.
- Dặn HS ôn tập , chuẩn bị bài 9: Thành phố Đà Lạt.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động nhóm.
- Quan sát, trả lời câu hỏi theo các gợi ý.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS hoạt động theo cặp.
- Đại diện các cặp trả lời trước lớp.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Bài LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI 
 Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 18
I- MỤC TIÊU: 
Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. 
 Lập được dàn ý (nội dung ) của bài trao đổi đạt mục đích 
 Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái , cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 SGK
Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới: 
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn làm bài: 
a, Tìm hiểu đề bài: 
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng: Nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị) ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
+ Gọi HS đọc gợi ý: 
- Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Nội dung cần trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
- Mục đích trao đổi là để làm gì?
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
- Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
b, Trao đổi trong nhóm: 
- Cho HS hoạt động nhóm 4 em. Yêu cầu HS đóng vai anh ( chị ) của bạn và tiến hành trao đổi, 2 HS còn lại theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
c, Trao đổi trước lớp.
- Cho từng cặp HS trao đổi.
-Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
- Đúng yêu cầu của đề bài không?
- Cuộc trao đổi đạt được mục đích như mong muốn không?
- Lời lẽ, cử chỉ , cử chỉ phù hợp , giàu sức thuyết phục không?
- Bạn thể hiện khéo léo, tự nhiên , mạnh dạn khi trao đổi hay chưa?
C. HOẠT ĐỘNG: Củng cố, dặn dò: 
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở BT, tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- 2HS đọc đề bài trên bảng.
- Quan sát, lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
- Trao đổi, thảo luận theo cặp và trả lời : 
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu của em.
- Đối tượng trao đổi ở đây là em và anh hoặc chị của em.
- làm cho anh hoặc chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh hoặc chị đặt ra, để anh hoặc chị hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng đó.
- Em và bạn đóng vai. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
- Em muốn đi học múa vào các buổi chiều tối.
- Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ bảy và chủ nhật.
- Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- Hoạt động nhóm.
- Dùng giấy khổ to ghi lại những ý kiến đã thống nhất.
-Từng cặp HS trao đổi, các HS khác theo dõi, nhận xét.
- Bình chọn cặp trao đổi hay nhất, đúng chuẩn nhất.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4tuan 9chuan.doc